4 Bình luận
  • Summoner131
    Giải thích ngắn gọn (chi tiết cụ thể xin tìm đọc sách Ngàn Năm Áo Mũ của tác giả Trần Quang Đức):

    Các loại trang phục người Việt phổ biến từ xưa đến hết thời Lê là áo giao lĩnh (hai vạt áo bắt chéo nhau) và áo viên lĩnh (cơ bản giống áo dài thời Nguyễn nhưng cổ may tròn và không có cổ đứng). Áo cổ đứng (lập lĩnh/thụ lĩnh) có xuất hiện từ thời Lê do ảnh hưởng từ nước Minh, nhưng không phổ biến ở Đàng Ngoài, chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Đồng thời kiểu tóc phổ biến thời Lê là tóc dài để xoã. Ngoài ra cũng còn áo trực lĩnh là loại áo dài hai vạt không cài mà để suông thẳng.

    Sau khi nhà Nguyễn lập, chính sách về văn hoá của triều đình là ép dân Đàng Ngoài bỏ hết các loại trang phục cổ và mặc áo cổ đứng và khăn đóng theo tục lệ Đàng Trong để thống nhất về trang phục trong cả nước. Chính vì vậy mà ngày nay chúng ta chỉ quen với hình ảnh ông cha mặc áo dài cổ đứng và đội khăn đóng. Nhưng thực chất bộ y phục này có niên đại muộn. Bản thân cố đứng cũng được phát minh ra từ thời Minh và nước ta học theo. Tóm lại nghĩa là không có chuyện người Việt từ xa xưa như thời Lý - Trần ..v.v.. mặc áo dài cổ đứng và khăn đóng giống như ta vẫn hình dung.
  • SamSam
    Em kia trông dễ thương nhỉ, nhìn em này mình lại thấy giống nhân vật Hoàng Dung trong Thần Điêu đại hiệp
Website liên kết