58 Bình luận
  • qsilk
    "Đó là cú đánh cuối cùng từ những người già. Họ nhận được việc làm tại chính phủ với mức lương đảm bảo tăng cùng trợ cấp về hưu và được hưởng lợi từ bất động sản trước đây mua được với giá rẻ. Họ qua cầu rút ván bằng cách xoá bỏ những gì đã đem lại thịnh vượng cho họ. Và đây là hành động cuối cùng của họ - đốt cháy nền kinh tế trước khi chết."

    Ở VN đi bỏ phiếu mình éo biết ông nào với ông nào, bỏ bừa nhưng mà các boss đã sắp xếp sẵn rồi nên không bao giờ sợ sai. Như thế hóa ra lại lành, chẳng bao giờ bị sốc. Ở nước bạn dân chủ quá, đi bỏ phiếu xong về nhà giật mình thon thót vì biết mình vừa lỡ tay bóp d.ái....
  • swanica
    @ohisee chỉ chứng minh được là một nước dân trí cao vẫn có quá bán là dân trí thấp thôi
  • Lucky_Luke
    Tỷ giá đồng Bảng Anh giảm sâu thì chỉ có dân du học là vui ra mặt thôi
  • qsilk
    "Đó là cú đánh cuối cùng từ những người già. Họ nhận được việc làm tại chính phủ với mức lương đảm bảo tăng cùng trợ cấp về hưu và được hưởng lợi từ bất động sản trước đây mua được với giá rẻ. Họ qua cầu rút ván bằng cách xoá bỏ những gì đã đem lại thịnh vượng cho họ. Và đây là hành động cuối cùng của họ - đốt cháy nền kinh tế trước khi chết."

    Ở VN đi bỏ phiếu mình éo biết ông nào với ông nào, bỏ bừa nhưng mà các boss đã sắp xếp sẵn rồi nên không bao giờ sợ sai. Như thế hóa ra lại lành, chẳng bao giờ bị sốc. Ở nước bạn dân chủ quá, đi bỏ phiếu xong về nhà giật mình thon thót vì biết mình vừa lỡ tay bóp d.ái....
  • SuperZaiross
    Giới trẻ ở Anh dân trí thấp nhỉ ???
    • reddom
      @superzaiross là mid age nhé
    • Ivaldi
      @superzaiross Thực tế thì tỉ lệ "ngu dân" ở các nước phát triển cũng cao và như nhau. Ở Việt Nam thì tỉ lệ này cao hơn nữa. Thực sự thì những người "làm chủ" đất nước không nhiều. Đa phần công dân của một quốc gia chỉ là người lao động đóng góp sức lực phát triển đất nước thôi chứ họ chẳng biết gì về đường lối hết vì đã có người khác lo.

      Ngay cả ở trên linkhay này. Mọi người thấy ai cũng bàn về những thứ vĩ mô, những thứ về chính trị, xã hội, văn hóa... rồi nghĩ là ai cũng ở cái tầm hiểu biết như thế nhưng không. Có cả đống tài khoản linkhay lập ra chỉ để đó cũng như có những con người đọc báo chỉ để biết vậy.

      Trở lại nước Anh, sự "ngu dân" không phải là vì họ ngu. Dân trí của họ cao nhưng trí tuệ đó chỉ dùng vào việc mà họ muốn thôi. Thực chất việc điều hành Quốc gia mang tính như kiểu một ngành nghề nhiều hơn là một cái gì đó chung trong tiềm thức của người dân. Cứ hình dung như kiểu tôi thích kinh doanh, tối thích làm vận động viên thể thao, tôi thích làm bác sĩ nhưng tôi không thích làm chính trị gia nên chẳng việc gì phải quan tâm tới việc rời hay không rời EU cả. Đại đa số dân chúng chỉ đơn giản là muốn sống, muốn phát triển, muốn thỏa mãn bản thân trong cái xã hội đó mà không biết và cũng không quan tâm những việc đó bị chi phối bởi "những cái to tác" (chính trị, bỏ phiếu...) kia.
  • AndyDoan
    Thoát ra được cái khối toàn phải đi cấp tiền cứu mấy thằng nghiện dặt dẹo, rồi chống đỡ mấy thằng nhập cư ồ ạt không biết tương lai nó thành thế nào là vui rồi, kêu cái gì.
    Như bên này muốn thoát ra khỏi thằng to xác nó đè đầu, hãm hiếp suốt mấy nghìn năm mà không làm được đây này. Như thế mới là khổ.
    "Nghèo mà yên bình còn hơn là giầu mà không an toàn". Nhá!
    • swanica
      @andydoan ra khỏi khối nhưng có thoát được bọn nó không thì lại là chuyện khác. Ra xong lại năn nỉ bọn nó ký hiệp định thương mại ko có toàn dân chết đói thì cũng... chả hơn mẹ gì
    • AndyDoan
      @swanica Trước khi thành lập liên minh Châu Âu thì nước Anh đã là một nước thịnh vượng. Nếu mà mọi quyết định đưa ra đều suôn sẻ thì câu: "biết vậy làm từ trước" sẽ trở thành một câu cửa miệng rồi. Đầy thằng nó chẳng thuộc liên minh mà nó vẫn sống khỏe. Liên minh lập ra như 1 cái câu lạc bộ để Swing với nhau cho sướng thôi. Cái nửa vời mới là cái làm chia rẽ dân tộc, kìm hãm sự phát triển.
    • AndyDoan
      @swanica chỉ trông chờ với hiệp định thương mại mà không biết phải chơi cùng với thằng khác nữa thì thằng Nga nó chết lâu rồi.
    • swanica
      @andydoan sống 1 mình từ đầu thì chả sao, nhưng mà đang trong nhóm, nhóm đang có vấn đề thì bỏ đi nó sẽ khác nhiều đấy. Hậu quả thấy ngay là GBP cắm đầu đỏ lòm mấy hôm nay.

      Chả nhẽ Anh lại muốn có 1 nền kinh tế dặt dẹo như Nga? Nên nhớ nguồn lực thiên nhiên của Anh không nên so với Nga ngố làm gì .
    • AndyDoan
      @swanica
      Vậy theo bác ở lại sẽ đem lại điều gì tốt hơn và tươi sáng hơn cho Anh?
      Em sẽ không tranh luận với bác về chuyện Anh dặt dẹo như Nga, vì như vậy sẽ chẳng đi đến đâu (Vị trí, vị thế, kinh tế, chính trị khác nhau).
    • swanica
      @andydoan việc gì tốt hơn và tươi sáng hơn cho Anh thì phải dân xứ Anh điên lựa chọn, em chọn hộ làm sao được . Chỉ là bác đưa ra ý nó sẽ tốt lên vì thoát được mấy cục nợ thì em thấy nó có vẻ không được như mong đợi thôi khi cái giá phải trả rất cao và khả năng thoát được rất thấp
    • AndyDoan
      @swanica Em nói phía trên rồi: "Cái nửa vời mới là cái làm chia rẽ dân tộc, kìm hãm sự phát triển."
      Còn mới một ngày mà bác đã đưa ra kết luận rồi thì em cũng thấy hoang mang cho cả nền kinh tế thế giới ý chứ ạ.
    • swanica
      @andydoan nền kinh tế thế giới mấy nay ảnh hưởng nhiều chứ, đặc biệt là lĩnh vực liên quan đến tài chính, dân tình xốn xang lắm
  • linhmarian
    Nói làm sao nhỉ nói chi tiết vi hay vĩ mình cũng không đủ tầm.

    Nhưng có thể khẳng định già trâu hay trẻ trâu đều là trâu cả. Trâu ở Anh có thể khác màu da nhưng vẫn là trâu giống VN thôi .

    Có vào thì có ra. Hy vọng mọi thứ sẽ ổn với vương quốc Anh.
  • ohisee
    qua chuyện này chứng minh là dân trí thấp vẫn lên tư bản được, vẫn thực hiện dân chủ được
    • swanica
      @ohisee chỉ chứng minh được là một nước dân trí cao vẫn có quá bán là dân trí thấp thôi
    • ohisee
      @swanica uh ý là quá bán, còn gần 100% chắc chưa đủ
    • TanNg
      @ohisee Dân trí nửa vời mới khó lên đó bác.
    • tttue
      @ohisee lên XHCN mới khó chứ TBCN thì vẫn là đơn giản thôi
    • Ivaldi
      @ohisee Dân trí thấp hay dân trí cao mình nghĩ không liên quan tới quyết định rời EU của Anh Có lẽ nên nói là "Qua chuyện này chứng minh là một quốc gia có tỉ lệ công dân thiếu hiểu biết và thiếu quan tâm tới vận mệnh quốc gia dù người đó có dân trí cao thì vẫn ăn tàn phá hoại công lao của 5% những người lãnh đạo đất nước thực sự như thường"

      P/S: Cho bác nào chưa hiểu ý em :v Một quốc gia thịnh vượng như Anh không thể có tỉ lệ dân trí thấp nhiều được. Dân trí của họ rất cao nhưng họ không quan tâm tới những thư cao siêu để mà quyết định đúng đắn. "Dân trí" theo nghĩa ta thường hay hiểu là trình độ học vấn, trình độ hiểu biết. Nhưng "Dân trí" theo nghĩa hiện đại nên hiểu là trình độ nhận thức, phân tích, suy luận từ đó chọn ra hướng đi đúng. Nhưng "Dân trí" theo cách hiểu đó vẫn phải dựa trên một sự việc cụ thể. Ví dụ một ông Giám đốc có khả năng phân tích tình hình kinh doanh, đưa ra hướng đi khiến công ty phát triển, doanh thu tăng vọt. Nhưng khi bình luận bóng đá thì ông chẳng hiểu gì cả. Nhưng người đó vẫn là một dân trí cao, ai cũng phải công nhận. Chúng ta chỉ có thể nói là "Dân anh dân trí cao nhưng ít quan tâm tới chính trị hoặc ít quan tâm tới những thứ như kiểu lãnh đạo đất nước" chứ không thể nói họ dân trí thấp được. :v
    • ohisee
      @ivaldi nói ngắn gọn là thiếu chuyên môn , nên chữa bệnh thì nghe bác sĩ hoặc là các bác sĩ hội chẩn với nhau chứ chả ai lại gọi cả y tá hoặc toàn bộ thế giới vote phương pháp chữa cả
    • Ivaldi
      @ohisee Bởi vậy bản thân mình luôn nghĩ một quốc gia chỉ nên có khoảng 5% công dân làm chủ thôi. 95% còn lại đừng bỏ phiếu bậy :v Tuy nhiên 5% ông đó cũng xin đừng "giống nhau" :v
    • Marissa
      @Ivaldi đây chính là "dân chủ tập trung" mà một số quốc gia đang thực hiện.
    • caaac
      @ohisee chắc gì cái bài này đã là phản ánh toàn dân Anh hối tiếc, vài ba ông hối thì có gì lạ
    • ohisee
      @caaac cũng còn đỡ hơn vài ông nông dân hội chẩn thay cho bác sĩ
  • dvq
    bài báo phiến diện, người Anh họ không làm theo cảm tính, mà cũng không thiếu kiến thức đến mức đấy đâu, nhất là người già tích luỹ kinh nghiệm nhiều, ở pháp có 1 câu là người anh có không thích thì chưa chắc họ đã phản đối, vì họ nghĩ đến lợi ích về sau, người pháp không quan tâm, cứ ra đường biểu tình trước đã
    • TanNg
      @dvq Pháp lợn bốc đồng, được cái lãng mạn
    • ntvim88
      @dvq Pháp - quốc gia 1 năm có 300 cuộc cách mạng, biểu tình, bãi công
      Hoặc Pháp Quốc - Đất nước có cuộc "cách mạng" dài nhất thế giới, từ 1789 tới giờ chưa xong
    • ohisee
      @ntvim88 thế mà vẫn giầu mới hay

      p/s: trong khi đó, có những đất nước ko hề biểu tình thậm chí ko thể gửi được tin nhắn có chữ biểu tình
    • swanica
      @ohisee bác ko biết là phải làm cách mạng mới giàu à
    • Quanph
      @ohisee ơ thế bác tưởng bao năm Pháp với Anh nó chinh phạt Đông Tây chiếm thuộc địa, lột trụi tài nguyên bao quốc gia để làm thương hiệu thôi à
    • ohisee
      @quanph thế bác tưởng là nó dân trí thấp thật rồi vẫn chinh phạt khắp nơi được à , ngay Mông Cổ khoa học của nó cũng phát triển so với đương thời đấy
    • Quanph
      @ohisee à em ko bàn chỗ dân trí, chỉ đang nói chỗ này: "thế mà vẫn giầu mới hay". ý là của cải nó tích luỹ lâu lắm rồi, giờ cứ mài ra mà ăn thôi
    • ohisee
      @quanph bác nói như đùa, đến cả các cụ mình dân trí thấp cũng có câu "miệng ăn núi lở" đó bác, bác lại định hơn cả tiền nhân à , đành rằng nhà giàu là lợi thế, nhưng mà nhà giàu rồi con cái thành nghiện hoặc chả ra sao em cũng gặp gặp nhiều.

      Bác nói cũng có ý đúng mà phải phủ định bác vì bác phủ định em 100%
    • Quanph
      @ohisee ừ bác góp ý thế em xin lưu ý
  • kedienro
    Qua chuyện này mới cho mọi người thấy được sự yếu kém của hình thức phổ thông đầu phiếu. Khi lá phiếu của thằng ăn xin cũng có giá trị ngang với lá phiếu của thằng tỷ phú. Nếu lá phiếu được quy ra thành điểm số. Lá phiếu của thằng ăn xin có giá trị là 1 điểm, của tiến sĩ có giá trị là 1000 điểm, của thằng tỷ phú của giá trị là 1.000.000 điểm thì kết quả sẽ khác.
    • caaac
      @kedienro qui tắc phổ thông đầu phiếu nó vậy, vì bình đẳng luôn là chuẩn mực đầu tiên của xã hội dân chủ. Nó giúp anh không chỉ lo cho anh mà còn phải nghĩ tới các tầng lớp khác. Chứ đến lúc anh giàu nhưng người khác bất mãn thì xã hội vẫn loạn
    • kedienro
      @caaac đó không phải công bằng mà là cào bằng. Giá trị phiếu bầu của một thằng 1 năm đọc cả trăm cuốn sách, 1 ngày ngủ 4 tiếng, làm việc quần quật lại ngang với thằng cả ngày chỉ ăn rồi coi xxx rồi quay tay. Bác không thấy như vậy bất công à.
    • TanNg
      @kedienro Tỷ phú còn các kênh ảnh hưởng khác, với người nông dân thì đây là kênh duy nhất để gây ảnh hưởng. Hệ thống hay cơ chế nào cũng có nhược điểm hết, nhưng hiện tại đang không có cơ chế nào tốt hơn.
    • kedienro
      @tanng nếu thêm hệ số K vào giá trị lá phiếu thì anh nghĩ có tốt hơn không ? Ví dụ giá trị lá phiếu của nông dân có hệ số K=1, tỷ phú K=100.
    • TanNg
      @kedienro Không, còn các lý do khác khiến phổ thông đầu phiếu có ích cho nền dân chủ , nhưng nói hơi dài, với lại người Việt chưa sẵn sàng nghe lắm, chưa vội nói.
  • hongtuc_danang
    Em thì em nghĩ ở lại tốt chứ ạ. Tất nhiên là có nhiều phiền toái. Nhưng nói về kinh tế thì các doanh nghiệp Anh có cả một thị trường rộng lớn thay vì chỉ coa 30 triệu. Vấn đề việc làm, đi lại, du lich của người dân lợi hơn nhiều... vv. Chốt lại là tại nước bạn không có ban dân vận như như nước ta, nên giờ cứ phải đi ra đi vào. Hoặc có thì công tác dân vận của chính phủ tt tony ble không tốt nên mới để xảy ra sự hối tiếc của cử tri như bây giờ. Bla..bla
  • WolfR
    Thực ra thì chỉ là cú sốc sau đổi mới mà thôi. Lúc nào cũng vậy, sau khi có một sự thay đổi mang tính bước ngoặt thì luôn xuất hiện những hâu quả nặng nề bởi sự nhạy cảm của toàn cầu hoá. Chưa kể ẩn sau đó còn có thể là sự trả đũa gián tiếp của các nước trong khối bằng cách thao túng thị trường chứng khoán và cách ứng xử với các hiệp định thương mại nay đã bị bãi bỏ. Còn phải kể thêm về thái độ của báo chí có đang bị thao túng bởi các ý chí nào. Qua đây cũng thấy ngay cả người dân của nước có dân trí cao thì cũng mang tính ba phải, dễ bị lung lay lập trường khi phải đối mặt với các hậu quả nhất thời.
    • hieutran
      @wolfr bác nói đúng, dân tình dù có dân trí cao đến mấy cũng đa phần không thoát được tư duy cảm tính. Cái tư duy cảm tính này làm đề tài của bao nhiêu cuốn sách best seller rồi cơ mà có lẽ còn lâu mới thay đổi được
    • TanNg
      @hieutran

      Dạo này cụm từ "tư duy cảm tính" tràn ngập miệng các triết gia trẻ Việt Nam như kiểu là cái gì sai lắm, ngu ngốc lắm. Cho đánh chứng khoán 1 tháng lỗ hết vốn sẽ hiểu "tư duy cảm tính" quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Nông cạn, nhưng lại tưởng mình rất sâu là vậy đó.
    • ohisee
      @hieutran cuốn nào thế
    • hieutran
      @tanng bác cứ việc cãi với Daniel Kahneman với Dan Ariely, bác cứ thoải mái chém các ông ấy nông cạn. Tâm lý học hành vi không phải chuyên ngành của em và em đoán bác cũng thế nên em không cãi nhau với bác. Quan điểm của em sau khi đọc sách của các ông ấy là em thấy các ông ấy nói rất đúng về tư duy cảm tính
      @ohisee sách của 2 ông trên ấy bác ạ
    • TanNg
      @hieutran Không biết cách đọc sách ạ. Bất cứ quyển sách nào cũng chỉ là bộ quần áo, tùy người tùy hoàn cảnh mà mặc vừa hay không. Người giỏi biết sách nào hợp với hoàn cảnh nào, người biết một chút thường tưởng sách mình đọc áp dụng mọi nơi, mọi lúc.

      Mấy chú trống choai thường hay mang sách ra doạ người khác, anh gặp chuyện này 20 năm nay trên mạng rồi, hồi anh còn trống choai cũng mang sách doạ người khác suốt.
    • hieutran
      @tanng cám ơn bác, em tự biết về mảng tâm lý học này em chỉ là con ếch ngồi dưới đáy giếng, vẫn đang trong quá trình học hỏi . Những quyển sách em đọc của 2 ông kia cũng là kiến thức đại chúng chứ chẳng phải chuyên ngành cao siêu gì cả. Rảnh bác có thể đọc cho vui, biết đâu lại thấy có điều gì đó hay ho .

      Bác có 20 năm kinh nghiệm trên mạng, cơ mà có vẻ bác vẫn sân si gớm . Việc gì mà phải công kích cá nhân em kinh thế . Bác có biết là việc em lôi sách ra dọa với việc bác lôi 20 năm kinh nghiệm ra lòe cũng chả hơn nhau là mấy không?
    • TanNg
      @hieutran Anh có cái tật thấy dốt là hay ngứa mồm. Thôi kệ chú dốt ở đó anh té.

      P/s. Mà chú vẫn chưa hiểu anh nói gì đâu.
    • hieutran
      @tanng bác thấy em dốt bác góp ý thì em ghi nhận và cảm ơn , thôi thì bác chém cho nốt ý đi vì có lẽ em vẫn chưa hiểu huyền cơ sâu xa trong câu nói của bác thật
    • TanNg
      @hieutran

      Mọi quyển sách, mọi mô hình, mọi lý thuyết đều chỉ áp dụng tốt để phân tích sự vật, hiện tượng từ MỘT khía cạnh của vấn đề. Và một sự vật, hiện tượng có thể áp dụng nhiều mô hình khác nhau, nhiều lý thuyết khác nhau để phân tích. Đầu tiên phải hiểu các mô hình, nhưng quan trọng hơn là phải hiểu cùng lúc nhiều mô hình, biết mô hình nào phù hợp với vấn đề gì, nhìn vấn đề bằng nhiều mô hình. Có những lúc tư duy logic, tư duy lý lẽ đúng, có những lúc tư duy cảm tính mới là đúng hơn, nó đúng ngay cả khi người ta chưa thể hiểu được tại sao nó đúng. Ví dụ điển hình là chứng khoán, cảm tính bảo là người khác bán thì mình cũng phải bán ngay, tư duy cảm tính, bầy đàn trong trường hợp này giúp người ta chạy thoát, những anh nào còn ngồi lại phân tích đều là những anh mắc kẹt lại vì chờ hiểu vấn đề mới tháo chạy, tới lúc muốn tháo chạy thì đã chết rồi.

      Như vậy ở đây không phải tư duy cảm tính đúng hay tư duy logic/lý lẽ cái nào đúng hơn, mà chỉ là cái nào áp dụng tốt hơn trong trường hợp nào. Sẽ còn khó hơn nữa nếu có những thứ đúng mà chúng ta chưa hề biết tới, chưa hề giải thích được. Lúc đó cứ ôm lấy đống sách cũ (dù nó từng đúng tới đâu) để giải thích sự vật là chỉ có sai lầm.
    • hieutran
      @tanng điều bác nói cũng được nhắc đến bởi Daniel Kahneman, cả 2 loại tư duy đều quan trọng và cái quan trọng nhất là làm sao biết cách sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, cân bằng, hợp lý. Ví dụ trong những trường hợp khẩn cấp thì chắc chắn cảm tính phải làm chủ, trong những trường hợp như việc trưng cầu dân ý này thì hoàn toàn đủ thời gian và mức độ quan trọng để sử dụng tư duy lý trí. Chứ bầu theo ý thích xong mới google xem xét lại thì quả thực là không hay chút nào .

      Trong các tác phẩm của 2 ông này không phủ nhận tầm quan trọng của cảm tính nhưng đều có rất nhiều các thí nghiệm chứng minh phần đông con người thường có xu hướng rất lười tư duy lý trí và thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi cảm tính khi phải đưa ra các quyết định; nói cách khác là lạm dụng tư duy cảm tính.

      Ví dụ chứng khoán của bác rất hay, có lẽ em sẽ tìm hiểu thêm. Em thì không chơi chứng, em chỉ ngọ ngoạy tí hối chắc cũng gần tương tự. Không biết chứng thế nào chứ forex thì tâm lý giao dịch là yếu tố cốt lõi để có lợi nhuận, đặt lệnh theo cảm xúc thường sẽ vỡ mồm. Em đoán rằng chứng cũng như hối, việc đầu tư vào một mã dựa vào cảm tình của bản thân với mã đó mà không suy xét đến các yếu tố kỹ thuật khác thì không an toàn một chút nào.
    • TanNg
      @hieutran Trường hợp khẩn cấp của chứng khoán là ví dụ mạnh để bạn dễ chấp nhận rằng cảm tính có giá trị trong các tình huống nhất định thôi. Còn rất nhiều trường hợp khác sâu sắc và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều.

      Ví dụ đơn giản nhất là con người ngày càng tốt lên, ngày càng văn minh lên là nhờ cảm tính chứ không phải nhờ lý lẽ.

      Cảm xúc, cảm tính nó giúp người ta break-out ra khỏi sự luẩn quẩn, bó hẹp của lý lẽ, giúp người ta cởi trói khỏi các sợi dây tư duy định kiến. Hồi xưa cụ Hồ dẫn cả dân tộc làm cách mạng là dựa trên cảm xúc, lôi kéo cảm tính của những người khao khát tự do, đánh thức mong muốn độc lập trong những con người. Còn nếu cứ bám vào lý lẽ, lập luận bị giới hạn trong nhận thức của thời đại đó thì không thể có break-out.

      Các phong trào đối xử tốt với người đồng tính, với động vật, với thiên nhiên thì nguồn gốc đầu tiên là cảm xúc, cảm tính. Có trái tim làm động lực để mạnh mẽ break-out ra khỏi cái cũ và tự tin bước tới với cái tốt, lý lẽ là cái giúp người ta break-out một cách khôn ngoan và hiệu quả hơn.

      Con người hơn trí tuệ nhân tạo ở chính chỗ đó, chỗ nó có trái tim, có cảm xúc, có cảm tính để dẫn người ta tới cái đúng mà các bạn lại đi tỏ vẻ coi thường nó. Mình đọc thấy ngứa mắt nên ở trên chửi vài câu, chứ còn có cãi thắng hay thua bạn thì địa vị mình đâu tăng lên hay giảm đi chút nào mà phải ăn thua.
    • hieutran
      @tanng em không coi thường tư duy cảm tính vì tầm quan trọng của nó không thể bàn cãi. Em chỉ đồng quan điểm với 2 ông em kể trên, con người phần đông đang lạm dụng tư duy cảm tính. Cảm tính là thứ mà các loài động vật đều có, con người có một xã hội hơn các loài động vật khác vì lý tính phát triển.

      Việc xác định cái gì đúng, cái gì sai, "right thing to do" thuộc phạm vi của lý tính. Đối xử tốt với người đồng tính em nghĩ là kết quả của lý tính vì nếu theo cảm tính thì cộng đồng chắc chắn sẽ có xu hướng những thứ trái với họ. Ở các nước dân trí cao, các giá trị nhân văn thường được bảo đảm do hành vi của họ có sử dụng lý tính để tạo ra các chuẩn mực xã hội. Trái lại với các nước dân trí thấp, dễ thấy các giá trị nhân văn ít được đảm bảo do các hành vi phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc.

      Em cũng không thích ăn thua, rảnh thì chém gió cho vui vì biết đâu may mắn vỡ ra được nhiều điều. Bác ngứa mắt cứ chửi, em không câu nệ
Website liên kết