Tin cùng kênh Văn hóa
- 2Hay
Cuộc đời này chỉ có một lần để sống - Đạo diễn, Tác giả sách, Nhà sáng lập Lotus Gallery Xuân Phượng
Không thể tin bà đã 93 tuổi - 1Hay
[read ebook] Joao Felix (Football Rising Stars) Full[Acces]
KINDLE, DOWNLOAD,<br /> PDF, EBOOK, FREE, EPUB
ohisee đã gửi
- 18Hay
Thầy giáo Nhật Bản hơn 70 tuổi đi lạc 20km trên đại lộ Thăng Long (cỡ 4,5h đi bộ liên tục dưới trời nắng nóng)
chắc thầy cố tình đi bộ để rèn sức khỏe hoặc thầy anti-grab :p17 Bình luận Loan tin honglamsg sosk - 2Hay
Bạn nghĩ tắt cookie thì sẽ tránh được quảng cáo? Bạn đã lầm to
tắt cả mạng còn ko tránh được ấy chứ, tắt cúc ki là cái zềBình luận Loan tin
+ Xưa kia mình vẫn gọi là Thầy cô, xưng em, giờ bị sửa thành Con
+ Ở nhà bố mẹ vẫn gọi ông bà là cậu mợ, xưng em, giờ cũng bị sửa thành Con
+ Ở 1 số tài liệu cũ vẫn còn xuất hiện những câu xưng EM như "em xin ông. Nhà em đau yếu, ông tha cho" (Tắt đèn)
....
tóm lại, từ quan điểm cá nhân thì từ "EM" là từ khiêm nhường của Tôi, ko nhất thiết là người ngang đời dưới tuổi như cách dùng đại trà bây giờ.
ngoài lề, tìm mãi ko thấy tài liệu gì nghiên cứu về tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ trong tiếng Việt. Xã hội loạn lạc cãi nhau từ "con với em", "anh với chú", "các bạn vói quý vị", ... gần chục năm nay ko dứt, thi thoảng lại được bới lên rồi lại để đấy. Có mỗi việc chốt được 1 cách xưng hô trung dung như tiếng Anh tiếng Nhật mà mãi ko làm được.
Thằng tây nó chỉ có you với I thế là xong hết chả phải gặp vấn đề như mình
Mình gọi không chỉ căn cứ vào tuổi mà vì lịch sự, văn hóa ứng xử và tâm lý (tạo sự thoải mái).
Các tình huống bác đặt ra cứ phải căn cứ vào mối quan hệ và hoàn cảnh.
1: Căn cứ theo mối quan hệ họ hàng (cái này thường thấy, không phải nói thêm).
2: Căn cứ vào người mà mình quan hệ. Bác chơi với bố mẹ thì cứ xưng với nó theo ngôi mà bác gọi với bố mẹ so với con cái. Bác gọi bố mẹ là anh thì nên gọi con của người đó là cháu.
3: Các hoàn cảnh khó gọi, thì có thể gọi theo tên và xưng tên lại.
4: Trong trường hợp thấy khó gọi quá thì nên điều chỉnh cách gọi với người trên theo ngôi cao hơn - tôn trọng hơn, nếu mối quan hệ không quá thân thiết và thường xuyên gặp gỡ. Còn thường xuyên gặp gỡ, thân thiết thì đối tượng bậc dưới cũng sẽ hiểu và lịch sự để gọi lại mình theo ngôi cao. Còn gặp đối tượng không hiểu điều đó thì áp dụng cách 3
Gọi anh sếp 55 tuổi là anh.. Khi về nhà anh ấy chơi thì gọi con anh ấy là anh tiếp vì con anh ấy 35 tuổi???
Trình bày ban đầu của mình chỉ mới là suy nghĩ ban đầu chưa xét kỹ về việc vì sao xuất hiện cách gọi như thế và chỉ đi vào nêu cách gọi luôn nên nhiều người vẫn băn khoăn.
Nay suy nghĩ thêm và xin giải thích thêm:
Cái cách gọi của mình nó có 2 cái, một là thứ bậc họ hàng căn theo quan hệ sinh thành phụ thuộc, 2 là thứ bậc xã hội căn theo tuổi tác, ngôn ngữ VN không phân biệt 2 cách gọi đó nên nhiều khi nhầm lẫn (trong khi đó Tây thì nó có phân biệt hơn thế nên nó dễ gọi).
Về cách gọi thứ bậc họ hàng thì cứ thế mà gọi (đôi khi, VD như bố mẹ em, cùng 1 làng lấy nhau, dây mơ rễ má nên có người thì bố phải gọi là bậc Ông, nhưng với mẹ là cùng bậc, thì nhà em quyết định gọi theo mối quan hệ bên nào gần mình hơn hoặc theo mức độ thân thiết, cứ chọn lấy 1 cách sao cho cả 2 thoải mái là được).
Cách gọi thứ bậc xã hội căn theo tuổi tác và mối quan hệ xã hội thì gặp tình huống như bác vừa trình bày, thì gọi theo như em đã nói ở trên và nó là thứ bậc xã hội nên không quá chi li và cứ coi rằng gọi Chú, Bác có nghĩa là người trên cùng người sinh ra mình, mà nên hiểu đó là cách gọi lịch sự vì người được gọi lớn tuổi hơn nhiều....tầm 15 - 20 tuổi trở lên còn không gọi anh bình thường. Ví dụ như các cụ từ 60 trở lên thường vẫn gọi nhau và xưng nhau là cụ và tôi, không có nghĩa là người kia ngang bậc cụ của người này như trong cách xưng hô quan hệ họ hàng.
Văn hóa Việt Nam nó khá hay ở cái này. Lớp trẻ ngày nay không tìm hiểu, song các cụ ngày xưa hình như cũng có cái nguyên tắc nào đó về cách xưng hô này!
trường hợp nữa là chị họ kém mình gần 2 chục tuổi nhưng KHÔNG muốn mình gọi là chị
hoặc mình muốn được gọi là a, b nhưng cứ bị bọn có chính kiến nó gọi hoặc ép người khác gọi là c, d
Vậy mình và đứa con thứ 2 đó xưng hô thế nào
ps ối lỡ nhấn nhầm nút report ad đừng ban e
- Tình huống 2: Nhìn xem vợ chồng đó ngoại hình còn trẻ không, nếu vẫn trẻ nhìn không chênh lệch với mình nhiêu thì cứ chủ động gọi họ là anh chị hết. Trường hợp này nên xét về ngoại hình có trẻ không hơn là khỏang cách tuổi tác. Đặc biệt đã thống nhất gọi cô chú hay anh chị thì chỉ 1, chứ gọi cô và anh thì coi chừng mích lòng nặng. Tương tự như trên, nếu con họ không nhỏ hơn mình quá nhiều tuổi thì vẫn cứ gọi là em.
- Tình huống 3: Gọi sếp 55 tuổi là anh, con sếp 35 tuổi vẫn lớn hơn mình thì vẫn cứ gọi là anh luôn.
Nhà mình vai anh chị em họ, cứ ai lớn là anh là chị, không phân biệt vai vế của ba mẹ với nhau. Hàng cô chú dì cậu mà nhỏ tuổi hơn thì xưng tên, còn nếu đã lớn hơn chỉ 1 tuổi thôi thì kêu cô chú dì cậu bình thường.
+ Xưa kia mình vẫn gọi là Thầy cô, xưng em, giờ bị sửa thành Con
+ Ở nhà bố mẹ vẫn gọi ông bà là cậu mợ, xưng em, giờ cũng bị sửa thành Con
+ Ở 1 số tài liệu cũ vẫn còn xuất hiện những câu xưng EM như "em xin ông. Nhà em đau yếu, ông tha cho" (Tắt đèn)
....
tóm lại, từ quan điểm cá nhân thì từ "EM" là từ khiêm nhường của Tôi, ko nhất thiết là người ngang đời dưới tuổi như cách dùng đại trà bây giờ.
ngoài lề, tìm mãi ko thấy tài liệu gì nghiên cứu về tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ trong tiếng Việt. Xã hội loạn lạc cãi nhau từ "con với em", "anh với chú", "các bạn vói quý vị", ... gần chục năm nay ko dứt, thi thoảng lại được bới lên rồi lại để đấy. Có mỗi việc chốt được 1 cách xưng hô trung dung như tiếng Anh tiếng Nhật mà mãi ko làm được.
Ông này tên Long hơn mình 12 tuổi. Kém mẹ mình 12 tuổi.
Ông lấy vợ từ năm 18 tuổi, có 1 thằng con trai, nó kém mình 9 tuổi.
Ông bỏ vợ, lấy cô vợ 2 kém ông tận 16 tuổi ( kém mình 4 tuổi )
Giờ mình gặp ông, gọi ông là "Anh", gặp vợ ông thì mình là "anh", gặp thằng con trai thì mình cũng "anh" nốt
Bên nhà ổng thì ổng xưng anh với mình, gặp bà già thì ổng xưng "em", vợ ông thì gọi bà già bằng "cô". Con ông thì gọi bà già bằng "bác".
Đấy, cứ đơn giản như vậy thôi, tuổi của mình phù hợp làm gì thì cứ gọi như thế.
Nếu ko có họ hàng gì thì thí thích sao thì gọi vậy, miễn làm sao cả 2 bên vui vẻ là được, còn cảm thấy ko vui vẻ, thì éo nói chuyện với nhau nữa là xong. Tính em là vậy, em thích gọi gì thì em gọi, em kính trọng người ta, hơn e tầm 14 15 tuổi em cũng gọi là chú, nhưng nếu mình thấy người không hơn mình nhiều thứ lắm, nói chung là cũng tàng tàng, và nhất là chỉ quen biết kiểu làm ăn, thì 14 15 vẫn là anh thôi.
cơ bản là xưng hô ntn cho cả 2 bên đều thấy thoải mái, đừng quá quan trọng cái vai vế, ở Vn nhiều thành phần cứ thích vai to. to để làm gì, già nhanh thì chóng chết chứ đc cái lợi lộc gì đâu.
Ngoài xã hội thì cứ căn cứ theo độ tuổi mà xưng, và bố con thằng đó chả liên quan đến cách gọi của mình. Tức là gọi bố nó là anh và gọi nó cũng là anh là hết sức bình thường, vì cả 2 người đó đều là người ngoài xã hội với mình