24 Bình luận
  • vnn95
    Sợ quá! Hết thiên tai thì lại nhân tai rồi lại thiên tai. Biết bao giờ cho hết.
  • Nhanai
    Làm thuỷ điện, lợi nhuận thì ăn, lũ lụt thì xả, dân lãnh đủ.
  • NChinh
    Mọi đập thủy điện đều có lợi ích hết. Nếu ko có đập mưa về lũ còn lên nhanh khủng khiếp hơn nữa. Còn việc xả lũ và thông báo trễ là lỗi ở con người. Bạn nào cứ lên mạng tìm video về lũ quét thì sẽ hiểu
  • haitotbung
    Bác nào thông não hộ em là việc xả lũ của thủy điện có gì mà mọi người cứ kêu vậy ạ

    Theo em hiểu đơn giản là ngày xưa không có thủy điện thì nước ở thượng nguồn cứ chảy hết về hạ nguồn. Có cái hồ thì nó giữ nước lại, lũ không xuống nữa. Nước cao quá thì nó xả dần theo lưu lượng khống chế được. Không cho nó xả thì nước nó tràn ra vẫn là lũ rồi vỡ đập. Ngập lụt là do mưa; thủy điện nó có tạo ra nước đâu nhỉ?

    Vậy nếu bỏ hết thủy điện thì tình trạng lũ lụt của dân ta có bớt không?
    • phonglk
      @haitotbung mấy thằng phản đối là mấy thằng dở hơi, không biết gì, làm sao chúng nó giải thích cho bác được.
      Cơ bản dân chúng bất mãn + ngu dốt nên cần gì đấy để đổ lỗi
      Có trách thì trách hệ thống thôn tin liên lạc, quy trình làm sao để hạn chế thấp nhất. Chứ nước đầy không cho xả, vỡ đập xem có ăn chửi không. Toàn đem đi chửi thuỷ điện xả lũ, ơ hay, uống nước nhiều không xả thì có vỡ bàng quang không.
      P/S: Em hơi bức xúc tí
    • _shine_
      @haitotbung Đại khái là xả lũ nước ào về nên phản đối thủy điện . Logic cũng đơn giản mà
    • kophaithach1
      @haitotbung Ví dụ như thế này cho bạn dễ hình dung:
      Lượng nước lũ đổ về là 10m3/s, nếu thủy điện vơi thì thủy điện khi qua thủy điện sẽ đc giữ lại 1 phần còn là 10-m3/s, lượng nc chênh lệch kia sẽ đc sả khi lưu lượng nc về giảm, còn nếu thủy điện đã đầy thì lượng nc sả sẽ là 10+ m3/s để giữ an toàn cho thủy điện.
    • netresource
      @haitotbung Đơn giản là nếu ko có thuỷ điện, nước từ trên nguồn cứ thong thả chảy ra biển, có thời gian ngấm xuống đất, giữ lại một phần ở các hệ sinh thái hạ du, và nếu mưa nhiều và lớn thì nước dân từ từ và ở mức vừa phải vì ko có kiểu thời tiết nào mà mưa liên tục 300-500ml (ví dụ vậy).

      Giờ có thuỷ điện, thuỷ điện giữ lại hoặc xã rất ít (trong khi lúc này có thời gian để nước thoát xuống hạ du, ra biển thì nước rất ít). Đến khi mưa nhiều thuỷ điện đã ăn no thì bắt đầu xã tấp nập (xã đáy, xã tràng các kiểu). Lúc này thời gian để lượng nước lớn này ra biển sao kịp nên lũ lụt lên rất nhanh. Nôm na giống nhu bạn hứng nước mưa vào thùng cho nó đầy thùng rồi bạn đỗ cái ào vậy đó, nếu bạn ko hứng thì thời gian để đầy thùng nước cũng đã chảy đi được rất nhiều rồi).
    • netresource
      @haitotbung Mình ở hạ du sông Vu Gia mình biết, ngày xưa chưa có thuỷ điện, mùa mưa nước sông lên báo động 1,2 thường xuyên. Giờ rất ít báo động 1, 2, đùng phát là trên báo động 3 luôn. Vì sao đùng phát trên báo động 3 thì bạn hiểu rồi chứ.

      Ngày xưa nước lũ về báo động 1,2 nên rất nhiều phù sa, giờ phù sa nằm lại hết ở thuỷ điện, nên nước lũ giờ ở hạ du nước rất trong, rất ít phù sa.
    • AvanSutoLatsu
      @kophaithach1 10+ 10- là sao bác? Lưu lượng vào bao nhiêu thì lưu lượng xả ra bấy nhiêu là được mà, sao phải tăng lên làm gì? Mấy cái nhà máy thuỷ điện này đáng chửi là việc tận thu rừng đầu nguồn lúc xây đập rồi không chịu trồng lại, chứ lưu lượng nước thì chỉ nhỏ hơn hoặc bằng thôi chứ?
    • VuonChuoi
      @avansutolatsu bác thử chơi trò này. Bác mở cái vòi nước ra và bịt nó lại, sau đó căng quá thì thả tay ra, cùng 1 dòng nước nhưng cường độ mạnh hơn rất nhiều đúng không
    • kophaithach1
      @avansutolatsu Nếu hồ thủy điện vơi thì lúc đó lưu lượng xả sẽ nhỏ hơn lưu lượng vào để giảm tác động đến hạ lưu. Còn nếu hồ đầy thì hồ sẽ phải xả lớn hơn lưu lượng vào để đảm bảo an toàn cho hồ bác ạ!
    • AvanSutoLatsu
      @vuonchuoi cường độ nước chảy ra ở đầu vòi phụ thuộc áp suất nước chứ trước hay sau lúc bịt có khác gì nhau đâu
      @kophaithach1 em nghĩ họ có từng khoảng cố định và khoảng này không chênh lệch với lưu lượng vào quá nhiều. Nói chung lũ về là do mưa nhiều rừng ít chứ không phải do xả đập. Trước khi có đập mà mưa lớn là vẫn có lũ như thường, nay làm thuỷ điện họ đốn rừng nên lũ mạnh hơn thôi.
  • bibo13
    Chẳng hiểu sao ở đây một số bạn vẫn hay chửi thủy điện. Thủy điện về mặt lợi ích là rất lớn, đầu tiên là cung cấp điện thứ hai là chống lũ.
    Cung cấp điện, thủy điện là biện pháp sạch và rẻ rất. Không tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, không thải ô nhiễm (so với nhiệt điện, hạt nhân), còn về rẻ, các loại khác như mặt trời, hay gió chi phí cho thiết bị hiện tại vẫn ở mức cao, quan trọng hơn là chưa có cách thức để lưu trữ lớn (các hồ đập thủy điện vốn dĩ đã là nguồn dự trữ năng lượng tạo ra điện cực lớn)
    Còn về chống lũ, các bạn hay chửi tại sao lại xả lũ lúc đang có lũ thì cần thủy điện làm gì. Vấn đề là 1 năm có bao nhiêu trận lũ, hầu như các đợt lũ nhỏ hơn đã được các thủy điện chặn lại nhưng có ai biết. các đợt lũ lớn như đợt này là đột biến và bất thường nên bắt buộc phải xả để đảm bảo an toàn.
    Vấn đề ở mình hiện tại là cần cải thiện hoạt động quản lý và nâng cao năng lực dự báo để tích nước hoặc xả nước một cách hợp lý nhất.
    • ne0ltv
      @bibo13 nếu thuỷ điện đc xây quy hoạch hợp lý, làm ĐTM tử tế thì đâu đến nỗi. Thuỷ điện thì xây tràn lan, trên 1 dòng sông mà 3,4 cái. Mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa thì thi nhau xả, thích thì xả
  • kophaithach1
    Nhiều DLV vào lập lờ đánh tráo khái niệm quá!
    1. Không ai chửi thủy điện. Ng ta chửi thằng vận hành nhà máy thủy điện
    2. Cái lý luận "không xả để vỡ thì còn nguy hiểm hơn" là 1 cái lý luận ngu xuẩn và ngụy biện.
    Thế nào là điều tiết nước? Là mùa khô, hạn hán thì xả nước để cung cấp nước phục vụ đời sống. Khi có lũ về thủy điện là nơi giữ nước, giảm thiểu lượng nước đổ về hạ du 1 cách ồ ạt.
  • 9Storm
    Nhiều bác đọc báo chí, tin tức liên quan đến vấn đề nào đó mà trong đầu đã có sẵn định kiến xấu về vấn đề đó thì quả là chán biết bao
  • baotrungbmt
    Nhà máy thủy điện hoạt động như thế nào và tại sao phải “xả lũ”?

    Một là, phải có cái Đập nước (Dam) - tất nhiên– Cái đập sẽ ngăn dòng, tạo ra một hồ chứa khổng lồ để tích nước, cái này là túi tiền của thủy điện, nước quý như máu.

    Hai là, Ống dẫn nước (Penstock) – nước trong cái hồ chứa Anh Ba nói ở trên sẽ chảy qua các đường ống chịu áp. Đường ống dẫn nước đến tuabin quay vù vù.

    Xem thêm tại bài này: https://ltus.me/BGN
    ---------------
    Mình lướt FB tình cờ thấy được bài này nên share cho mọi người tham khảo nắm thêm thông tin. Bản thân mình tự thấy không đủ kiến thức về cái này (chả biết quái gì cả), nên mình chỉ im lặng theo dõi và tự đánh giá thôi, không bật chế độ Auto chửi hay Auto ủng hộ
Website liên kết