Nước Nga vốn rất đa dạng về văn hóa và ngay cả ngày tết của xứ sở Bạch Dương cũng có một lịch sử cực kỳ thú vị. Cùng khám phá nào.
Lịch sử phong tục chào đón năm mới của người Nga
Người đã hướng nước Nga hội nhập với thế giới phương Tây, trong đó có cả việc đón tết dương lịch,đó chính là Piot Đại đế - một vị vua nổi tiếng anh minh trong lịch sử của xứ sở Bạch Dương. Vị vua này đã dành khoảng thời gian từ năm 1697 đến năm 1698 để đi khắp châu Âu, tìm hiểu văn hóa và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài mỗi khi đưa ra quyết định về một vấn đề lớn nào đó. Chính vì thế, dưới sự trị vì của Piot Đại đế, nước Nga đã có những sự phát triển vượt bậc về kinh tế, nghị viện được thành lập và lực lượng hải quân ra đời. Chẳng có gì lạ khi mà xứ sở Bạch Dương trở tành một đế chế hùng mạnh khắp thế giới.

Trước thế kỷ XVIII, nước Nga đón tết vào ngày 1/9 và mọi người gọi đây là Lễ Mùa thu. Theo phong tục từ xa xưa, người Nga tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày mùng 7,8,9 của tháng đầu tiên của năm. Và trước đó, tất cả đều ăn chay trong vòng 40 ngày với những quy định nghiêm ngặt. Từ việc không được phép ăn thịt, trứng, sữa, mỡ động vật cho đến không được ăn cá, uống rượu vào các ngày thứ 2,4,6 trong tuần. Trong ngày cuối cùng của lễ ăn chay, mọi người đốt đống lửa lớn để bắt đầu năm mới với hi vọng mùa màng bội thu và theo quan niệm đó là cách giúp linh hồn người đã khuất bớt lạnh lẽo hơn. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi Piot Đại đế bắt đầu thay đổi phong tục chào đón năm mới của người Nga, cụ thể là ngày đón năm mới và trừng phạt nặng đối với những người "hoài cổ".
Trước thế kỷ XIX, rượu Champagne được coi là thứ ma mị, một loại nước của quỷ thế nhưng chỉ 3 năm sau khi biết đến loại thức uống có cồn này, người Nga đã trở thành khách hàng lớn nhất, thậm chí vượt cả Pháp - quê hương của Champagne. Dần dần, nó trở thành thứ đồ uống không thể thiếu trên bàn ăn của người dân nơi đây.
Tìm kiếm cơ hội đến Nga với giá vé máy bay đi Moscow
Những nét mới trong phong tục chào đón năm mới
So với những nét truyền thống của hơn 300 năm về trước, phong tục chào đón năm mới của người Nga đã có nhiều sự thay đổi đáng kể. Thay vì sử dụng những cành tùng như ngày xưa, giờ đây người dân xứ sở Bạch Dương còn lựa chọn thêm cả cành thông để trang trí cho căn nhà của mình.

Những năm gần đây lễ đón năm mới được trang hoàng bằng hai màu chính “xanh” và “đỏ”. Xuất hiện thêm nhiều đồ trang trí có nguồn gốc từ châu Âu như: dây chuông lấp lành, vòng hoa năm mới. Bên cạnh đó cũng có những truyền thống được giữ từ thời Xô Viết: uống Sampanh, chiêu đãi mọi người món salat Olive nổi tiếng, đốt pháo sáng.
Ngày 31 tháng 12 là ngày chuẩn bị chính. Vào ngày này mọi người đều cố gắng hoàn thành tất cả công việc còn dang dở, don dẹp nhà cửa, trang trí cây thông. Người ta cho rằng nếu năm mới mà bạn không hoàn thành tất cả việc trong năm cũ, những điều tồi tệ có thể sẽ đến. “ Bạn đón năm mới như thế nào – thì năm đó sẽ diễn ra như vậy”. Nhiều gia đình cho rằng trang trí cây thông là truyền thống quan trọng. Do đó, tất cả thành viên trong gia đình sẽ tham gia vào công việc này.
Lễ đón năm mới được bắt đầu bằng lễ tiễn biệt năm cũ. Đến 22:00 mọi người quây quần bên nhau. Mọi người cùng nhau ôn lại những chuyện trong năm cũ. Những món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn ăn trong năm mới – salat Oliver, salat cá muối củ cải đỏ, bắp cải cuộn thịt… Bàn ăn năm mới rất phong phú, đa dạng các món ăn. Vì theo quan niệm bàn ăn đầy thức ăn tượng trưng cho sự sung túc đầy đủ cho năm mới.

Đúng 00:00 khi tiếng chuông chào mừng năm mới vang lên mọi người cùng bật champagne, và chúc mừng nhau. Mọi người tin rằng nếu ước nguyện vào thời điểm này thì mong ước của bạn sẽ thành thực hiện. Nhiều người ghi mong ước của mình ra giấy, đốt nó và hòa vào uống cùng rượu champagne. Họ tin rằng cách này sẽ khiến những mong muốn của bạn nhanh chóng thành hiện thực. Tiếng pháo hoa rộn rang, mọi người ùa ra đường chúc mừng nhau, hát vang các bài hát chúc mừng năm mới. Người ta tin rằng nếu bạn ngủ vào thời điểm này năm mới của bạn sẽ rất chậm chạp và nhàm chán, bởi vậy mà mọi người đều ra đường vui chơi tới tận sáng.
Phong tục chào đón năm mới của người Nga thật tuyệt vời phải không? Nếu có cơ hội đến nước Nga vào thời điểm này thì chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên trong cuộc đời này.
Tìm hiểu thêm: