chú thích: IMA là viết tắt của I'm a, một dạng bài hỏi đáp thắc mắc tâm sinh lý tuổi mới lớn đã từng phổ biến tại linkhay nhiều năm trước đây. Chủ thớt sẽ đứng ra trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến cá nhân ví dụ như "một ngày thớt quay tay bao nhiêu lần" hay đại loại vậy. Tuy nhiên để tập trung vào vấn đề chính em sẽ chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến bán hàng online ở mức độ sát nhất mà em có thể chia sẻ.
Em sẽ trả lời cho đến lúc không còn câu hỏi nào nữa thì thôi, tuy nhiên với các câu hỏi có nội dung tương đồng em sẽ tag các bác vào cùng một câu trả lời.
Thôi giờ ta bắt đầu:
Ngày 19/6/2019 (tầm 9 tháng trước) em có lên linkhay này viết một bài than thở về cái shop đang giãy chết và nhờ anh em mua ủng hộ giúp mấy cái áo ế trên Shopee.
Với em thời điểm đó thì đẩy hàng bán lên Shopee (hoặc là sàn tmdt nào đó) là lựa chọn duy nhất do 2 hình thức kinh doanh khác là bán trực tiếp tại cửa hàng và quảng cáo bán qua mạng xã hội (Facebook hay zalo) đều không mang lại hiệu quả (và đã lỗ sml).
Với hiểu biết về các sàn TMDT gần như là con số 0, em cũng không chọn học một khóa học làm giàu từ TMDT của siêu nhân nào hay cũng chưa bao giờ tham gia bất kỳ buổi phổ biến kiến thức trực tuyến nào của Shopee (mà họ chịu khó làm ra phết). Thông tin duy nhất em dùng là gọi thẳng lên tổng đài hỗ trợ của họ. Em nhớ là em có cái sim ít dùng (mà đăng ký shop bằng cái sim đó), thế là em nạp 500k vào, có việc gì là bốc máy lên hỏi, không đăng được bài - hỏi, ảnh sai dung lượng - hỏi, video đăng lên hơi mờ - hỏi . Cũng phải khen Shopee vì hệ thống tổng đài hỗ trợ của họ làm việc rất chuyên nghiệp, luôn luôn có người bắt máy và trả lời khá cặn kẽ các câu hỏi (trong khi cả đời em chưa bao giờ gọi được tổng đài GHTK).
Sau khoảng 1 tháng tiêu hết 500k tiền điện thoại gọi tổng đài hỗ trợ, em cũng dần dần hiểu được nguyên lý hoạt động của sàn, điều chỉnh shop mình cho hợp lý hơn theo kiểu nhập gia tùy tục. Hiểu được cách xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến vận hành shop và làm thế nào để sống được ở trên môi trường này.
Hai tháng đầu tiên khá lẹt đẹt, mỗi ngày 1-2 đơn hàng dù đã thúc quảng cáo ác liệt nên cảm giác “thất bại” lại ùa đến, lãi hàng bán chỉ đủ trả tiền quảng cáo, nhưng mà vì đã có kinh nghiệm dùng lãi nuôi facebook suốt mấy năm nên em vẫn kiên trì bám trụ, coi như là nuôi cho sản phẩm nó béo lên.
Bắt đầu từ tháng thứ 3 mọi chuyện tốt hơn một tẹo, có lãi tí xíu và cuối tháng nhận được thông báo của Shopee là đã đạt đủ tiêu chí của shop yêu thích (một dạng như shop uy tín hay shop gì gì của các sàn khác). Mừng như phát khóc và em đã hi vọng lên lon lên số đầy đủ thì tháng 4 sẽ có gì bùng nổ. Nhưng mà hóa ra méo có gì khác cả, tháng thứ 4 cũng vẫn vậy, lẹt đẹt như tháng trước. Kể lể để các bác thấy buôn bán nó cũng không thẳng tuột mà lên một lèo, nó cũng nhảy lên nhảy xuống như gì.
Đến giờ sau 9 tháng thì shop em đang đứng top ngành hàng quần áo nam, và đây không phải là em tự “cảm thấy”, bác nào có shop đứng top ngành hàng các bác đều biết, sẽ có nhân viên Shopee hỗ trợ riêng, nó sẽ ngồi mặc cả với bác là “anh ơi hôm tới để cho em 100 cái áo em làm flash sale nhé” xong bác sẽ bảo nó là “100 cái giá ấy có chết anh à, giá ấy anh chỉ để cho em 3 chục cái thôi” kiểu đại loại vậy.
Link shop của em: shopee.vn/hoangtusomi
Shop của em cũng chưa phải loại khủng khiếp gì trên ấy, nhưng cũng đủ to để em biết trên mình có ai, quy mô (của hàng quần áo nam) của cái chợ ấy là thể nào, đủ to để bắt đầu cảm thấy “chật” vì thấy quy mô nó cũng chỉ có thế, chỗ nào đánh chiếm mình cũng đánh chiếm cả rồi, giờ muốn phát triển chỉ có 2 cách - thêm sản phẩm mới hoặc là chờ chợ nó to lên theo quy mô chung của Shopee.
Tuy nhiên với bản tính thích soi mói, luôn hiểu mọi thứ nhiều hơn mức cần thiết, em nghĩ là em hiểu về Shopee (dưới góc độ người bán) không thua gì các bậc lão thành đã kinh doanh ở đây nhiều năm.
Vậy nên mạn phép (nhân dịp đang rảnh vì dịch - và shop có khả năng phải mở cửa he hé để hoạt động - các bác đừng báo dân phố nha-) nhận trả lời tất cả các câu hỏi của các bác có quan tâm về mọi vấn đề của Shopee ở mức độ có thể chia sẻ được (những hạm mục như: quảng cáo, giao hàng, dòng tiền, quy mô thị trường, sản phẩm, quản lý kho, kế toán v.v…) ví dụ như:
- Sản phẩm nào nên bán ở Shopee (hoặc các sàn tmdt nói chung) sản phẩm nào không?
- Sản phẩm cần bao lâu để "nổi" và bắt đầu có doanh số tốt.
- Chạy quảng cáo 1 tháng bao tiền?
- Vốn cần có để chạy 1 cái shop "sương sương" trên đó là bao nhiêu?
Đoán là trên này có nhiều bác cũng đang bị nhốt ở nhà vì dịch nên cũng sẽ rảnh để quan tâm, nhiều bác cũng đang có ý định kinh doanh gì đó, bán cái gì đó chắc chắn sẽ quan tâm. Em cũng đã định viết bài này dài hơn với một vài những ý kiến cá nhân, nhưng có lẽ nên để đó chờ phần hỏi đáp thì trình bày sẽ ổn hơn.
Cũng mong được sự góp ý chỉ đạo của các bạn có kinh doanh trên các sàn TMDT để định hình hướng hoàn thiện mọi thứ trong thời gian tới.
Tin cùng kênh Kinh doanh
- 3Hay
Hà Nội được giao 50.000 tỉ đầu tư công nhưng 'tiêu rất vất vả'
nghe các thầy ở HN bảo lại đang lật vỉa hè - 5Hay
downfall đã gửi
- 35Hay
Vợ em
Ngoài ra không có thông điệp phụ38 Bình luận Loan tin a9thorns tomtraan và 7 người nữa - 2Hay
[cân nhắc xem] Một tù binh Nga bị bắt với cánh tay toàn giòi
Tuy nhiên các bác đừng tin, toàn là U cà dàn dựng bôi nhọ cả, bọn giòi cũng là diễn viên được thuê hết á.8 Bình luận Loan tin ruoitrau2105 - 22Hay
20 năm trước ai nghĩ Hà Nội trông thế này
2002 thì chỗ trong ảnh chỉ toàn ao với ruộng rau muống36 Bình luận Loan tin hoidulich anhpndnet và 2 người nữa
Nếu sp của bác tốt hơn, thì vấn đề ảnh chụp, miêu tả bác phải thể hiện được sản phẩm của bác hơn hẳn so với sản phẩm kia. Như vậy thì ok.
Nếu hai sản phẩm giống hệt nhau thì bác nên xem lại nguồn nhập, làm sao chúng nó nhập được hàng rẻ hơn bác.
Bán giá cao vẫn ok ở Shopee nếu dịch vụ bán hàng của bác tốt. Như bác HansNam nói, review tốt vẫn bán được.
Chi phí bán hàng ở Shopee cũng rẻ hơn fb (ở khoản chạy quảng cáo) nên bác cũng có thể cân nhắc giảm giá bán mà vẫn có lợi nhuận hợp lý. Shopee nó có đảm bảo giao dịch nên khách dễ ra quyết định mua hàng hơn.
Cuối cùng là bác có thể cân nhắc ra một thương hiệu riêng, lúc đó bác thích bán giá nào thì bán. Quy trình đăng ký thương hiệu tại Shopee khá đơn giản, em cũng đã đăng ký thương hiệu HTSM trên Shopee.
Do đó các sản phẩm ít thay đổi mẫu mã, có nguồn hàng ổn định lâu dài sẽ có lợi thế : ví dụ như bỉm, sữa, kem đánh răng v.v...
Hàng mà mẫu mã thay đổi liên tục theo mùa và số lượng theo đợt như quần áo nữ (loại diêm dúa kiểu cách) không thích hợp để bán Shopee.
Người ta hay nói một doanh nghiệp thương mại lý tưởng khi có vòng quay vốn trên năm là 12, tức là mỗi tháng quay hết 1 vòng tồn kho. Tuy nhiên em cũng đã rất cố nhưng với bản thân em, những tháng bán rất căng tỷ lệ này vẫn chỉ là 85% còn trung bình là khoảng 60-70%. Lấy mức vòng quay trung bình 65% thì để có doanh số 230tr mỗi tháng bác cần chuẩn bị tồn kho 230/65%= 360tr (số em làm tròn).
Ngoài ra với quy trình thanh toán của Shopee, tối đa là 10 ngày và tối thiểu là 1 ngày hàng đi đường, nhưng trung bình em gặp sẽ rơi vào 5 ngày hàng đi đường (cho đến lúc tiền lại lộn vào ví bác), như vậy bác cần chuẩn bị thêm: 5*230/30 = 38tr tiền hàng trên đường.
Như vậy để có mức lợi nhuận 50tr/tháng với sản phẩm có biên lợi nhuận 30% trong các điều kiện trung bình lý tưởng bác cần có khoảng 398tr tiền vốn ạ.
Vậy là em biết kế hoạch đi teo, em cũng biết là nếu không tự sản xuất được, mà chỉ nhập buôn lại theo kiểu F1 F2 thì cơ hội bán được hàng trên Shopee là 0.
Quay lại về khái niệm dropship, công nghệ giờ đã quá dễ để tiếp cận và các nhà sản xuất có thể thoắt cái thay áo biến thành nhà bán lẻ trong 1 nốt nhạc. Phần bị cắt ở trong chuỗi cung ứng không phải là sản xuất hay vận chuyển mà chính là cái khâu marketing, chăm sóc khách hàng hay các loại đứng giữa ăn %.
Thương mại điện tử đang bóc trần và lột bớt những diêm dúa của thương mại truyền thống, cạnh tranh giờ đây chỉ còn máu chứ không có hoa hồng. Mọi thứ tươi đẹp vẽ ra về việc kinh doanh mà không cần vốn, kho bãi hay sản xuất đều chỉ để lừa gà thôi.
Đó là ý kiến cá nhân của em. Easy in, easy out, cái gì cảm thấy dễ làm như ăn cháo sẽ là khâu đầu tiên bị loại bỏ trong chuỗi cung ứng.
Khen ở trên rồi, giờ em hỏi luôn ạ
Em đang bán phụ kiện thời trang cho teen, giá tầm 30-50k 1 sản phẩm, hiện chỉ bán fb là chính, em cũng muốn lên shopee lâu rồi mà ngại khoản các shop trên đó bán phá giá kinh khủng, có sp tầm 50k em bán thì trên đó bán 25k ( rẻ gần ngang giá em nhập, em nhập từ bên nước lạ)! Bán trên fb thì đơn cũng ổn, phí quảng cáo của em hiện tương đối rẻ, nhưng khách vẫn hỏi có shopee ko, với em cũng muốn mở rộng sang bên đó xem thử nhưng chưa có thời gian tìm hiểu và bắt tay làm!
Em muốn hỏi đúng mấy câu hỏi của bác đá viết cuối bài ấy, liệu sp các shop nó bán phá giá như vậy thì mình bán lên đó có ăn thua không?
Nếu sp của bác tốt hơn, thì vấn đề ảnh chụp, miêu tả bác phải thể hiện được sản phẩm của bác hơn hẳn so với sản phẩm kia. Như vậy thì ok.
Nếu hai sản phẩm giống hệt nhau thì bác nên xem lại nguồn nhập, làm sao chúng nó nhập được hàng rẻ hơn bác.
Bán giá cao vẫn ok ở Shopee nếu dịch vụ bán hàng của bác tốt. Như bác HansNam nói, review tốt vẫn bán được.
Chi phí bán hàng ở Shopee cũng rẻ hơn fb (ở khoản chạy quảng cáo) nên bác cũng có thể cân nhắc giảm giá bán mà vẫn có lợi nhuận hợp lý. Shopee nó có đảm bảo giao dịch nên khách dễ ra quyết định mua hàng hơn.
Cuối cùng là bác có thể cân nhắc ra một thương hiệu riêng, lúc đó bác thích bán giá nào thì bán. Quy trình đăng ký thương hiệu tại Shopee khá đơn giản, em cũng đã đăng ký thương hiệu HTSM trên Shopee.
Nhưng về dài hạn làm vậy không ổn, thứ nhất là không thể quản lý một lúc quá nhiều tài khoản (dù Shopee có hỗ trợ), các sản phẩm nhỏ đều yếu và sau một thời gian được boost hiển thị sau tạo, nếu không tạo ra doanh số sẽ ngấm ngầm bị dìm chết.
Cách lâu dài em nhận thấy là phải chơi theo luật của Shopee, bán hàng có trả phí, bỏ tiền chạy quảng cáo và tập trung vào 1 shop, một vài sản phẩm thế mạnh duy nhất.
Em chỉ có 1 tài khoản Shopee.
Nhưng nếu nhìn hàng quen thì bác có thể biết shop nào bán đồ uy tín, và sàn nào cũng có shop như vậy. Cạnh tranh của tmdt rất khốc liệt, làm vớ vẩn không trụ được.
Xem đánh giá chung, nên có vài trăm đánh giá nếu trung bình đánh giá khoảng 4.8 trở lên thì mua được, 4.7 trở xuống thì phải cân nhắc. Cuối cùng là thời gian chuẩn bị hàng trung bình bắt buộc phải trong 1 ngày chứng tỏ nó sẵn hàng, không phải loại có đơn mới đi nhập về bán.
Ví dụ em mua các mặt hàng cồng kềnh hoặc nặng như thùng các tông hoặc giấy in nhiệt em đều báo shop đó ship xe máy đến chứ không đặt qua Shopee vì phí ship rất đắt.
Giao dịch ngoài thì khách hàng sẽ chịu thiệt ở chỗ nếu có lỗi sp thì không yêu cầu trả hàng hoàn tiền được.
Shop để giao dịch ngoài thì sẽ thiệt ở chỗ không được ghi nhận doanh số, không được đánh giá sản phẩm v.v...
Shopee cho phép ghi note cho người bán, cho phép thay đổi địa chỉ nhận hàng sau khi đặt đơn, cho shop ghi note vào đơn hàng để quản lý nội bộ v.v... Nói chung bọn nó vẫn tiếp tục cải tiến mọi thứ khá nhanh và thực tế.
Do đó các sản phẩm ít thay đổi mẫu mã, có nguồn hàng ổn định lâu dài sẽ có lợi thế : ví dụ như bỉm, sữa, kem đánh răng v.v...
Hàng mà mẫu mã thay đổi liên tục theo mùa và số lượng theo đợt như quần áo nữ (loại diêm dúa kiểu cách) không thích hợp để bán Shopee.
Về trung hạn: là dịch vụ bán hàng, nhân viên tư vấn, đóng gói hàng hoá chuyên nghiệp. Cơ chế đổi trả hàng linh hoạt (khách không thích trả lại hàng mình trả lại tiền) làm vậy sẽ hạn chế được các đánh giá tiêu cực vào sản phẩm.
Dài hạn thì nguồn hàng là quan trọng nhất. Không nắm được nguồn hàng là cái gốc thì những cái chiến lược bán hàng, dịch vụ hoa lá cành ở bên trên cũng sẽ rụng hết.
Anh mà bán mấy áo hơi hướng cho bọn trẻ chill cũng được đó
Loại áo nhiều mẫu, khách đặt rồi bác phải lên lệnh in, chờ sản xuất rồi đóng phát hàng lúc nhiều đơn lên bác sẽ bị loạn. Em thì thấy không khả thi lắm.
Còn loại in áo thuê số lượng lớn làm áo đồng phục thì Shopee có nhiều rồi.
Em vừa vào xem shop bác. Thấy 2k đánh giá mà toàn 5 sao.
Bác mua đánh giá hay người dùng vote cho bác thế.
Mới đặt con quần âu vải nhân dịp flashsale mà phải đổi size nhưng shop hỗ trợ cực kỳ nhiệt tình, phản hồi siêu nhanh, nhắn tin cái rep luôn.
Mọi thứ đều theo quy trình và tự động, em gọi đó là "tận tình một cách công nghiệp"
Nhân viên nó có lượng mana hữu hạn thôi, bắt nó tận tình cũng được nhưng lúc nhiều đơn nhiều khách nó mệt sẽ dẫn đến sai hỏng ở các khâu khác. Thế nên quy chuẩn hoá sự tận tình đó thành các bước A B C D, làm quen rồi thậm chí không cần phải nghĩ trong đầu luôn.
Khách hàng cần nhận được sự tôn trọng, tương tác giữa shop và khách giữa người với người dù ít nhưng sẽ tạo được sự bền lâu trong quan hệ.
Em yêu cầu nhân viên tuân thủ 3 bước : khi khách đặt hàng - nhắn tin xác nhận đơn và báo giờ giao hàng với khách, khi phát hàng đi - nhắn tin báo khách, khi khách nhận được hàng - nhắn tin hỏi xem có hài lòng không.
Nếu khách phàn nàn hàng giao muộn, có quy trình xử lý giục giao hàng.
Khách yêu cầu đổi size quần áo, có quy trình trả lời, hướng dẫn khách.
Tất cả đều là tin nhắn soạn sẵn, chỉ cần biết click chuột là làm được.
Ngoài ra khi có bất kỳ vấn đề gì ngoài quy trình thì dừng chat, bốc máy gọi điện trực tiếp cho khách để xử lý nhanh nhất.
Nói chung em tối đa tương tác giữa shop và khách hàng.
Em có thằng bạn, lấy vợ rồi làm công trình. Xong thấy nó nghỉ việc ở nhà chăm con. Lý do vì không bõ đi làm, vợ nó bán mỹ phẩm nhập từ Anh, cũng bán Shopee luôn, em đã xem thử app, ngày sale cao điểm doanh số khoảng 200tr/ngày.
Theo như bác nhận định thì mình nên hướng tới những sản phẩm như nào ạ.
Đơn giản như shop em đó, em có những sản phẩm giá không thể tin nổi, nhưng em vẫn bán (thậm chí còn có lãi, kể cả để bác giá 45 nghìn).
Các shop mỹ phẩm ở trên Shopee em không nghĩ họ bán hàng nhái hay giả vì các mẹ bỉm sữa tinh lắm, vớ vẩn là ăn một rổ mắm tôm của các mẹ luôn. Còn lý do họ bán giá thấp vậy em không biết, chỉ hàng quần áo ngành của em em biết thôi.
Hàng Nhật nên bán các loại đồ gia dụng thông minh, ống đũa thông minh, thớt thông minh, mắc áo v.v... Loại đó Việt Nam còn ít và hiếm người bán.
Tư duy đúng thì nên là: Có một nguồn hàng chất lượng, giá cả và năng lực sản xuất đủ mạnh + lâu dài. Bắt đầu nghĩ xem sản phẩm đó nên bán ở đâu, đã có thị trường ở đó chưa, cách tạo ra thị trường như thế nào, đó là việc của bọn marketing và bán hàng.
Thế nên giờ có ai gọi em đi cafe mà bắt đầu với nội dung đại loại là: "anh có sản phẩm này hay lắm, mày xem có bán được không" thì em sẽ quay sang nói về nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3, quan hệ thương mại Mỹ Trung hay xu hướng của kỳ đại hội đảng các cấp
Shopee để shop tự đóng hàng nên mỗi thứ một kiểu, lung tung lộm nhộm sai sót nhiều. Nhưng mô hình flexible hơn, người bán người mua ở mọi nơi đều có thể tham gia.
Về mô hình thì Shopee theo kiểu dễ tính nhất có thể, phủ rộng ngoạm bánh trước, lau mồm sau.
Tiki ăn miếng nào xong là lau mồm, xỉa răng rồi mới ăn miếng tiếp theo.
Ngoài cách chạy quảng cáo ra em không thấy có cách nào khác để quảng cáo trên Shopee trong giai đoạn đầu của sản phẩm cả.
Quảng cáo nó không xịn sò và chuyên nghiệp như fb hay google ads nhưng dùng cũng được.
Đến lúc sản phẩm nó nổi lên lềnh phềnh rồi bác có thể dừng hoặc chạy quảng cáo cầm chừng cho vui.
Dù vậy qc Shopee nó tiết kiệm hơn qc Facebook nhiều, bác cứ thoải mái vung vít.
Giờ muốn bán thêm kênh shopee ổn không ạ?
Các bước đơn giản để bán hàng hiệu quả như thế nào ạ?
Các bước cơ bản thì nên xem xét từ nguồn hàng, có đủ và chuẩn không, có chấp nhận sửa áo theo số đo của khách trước khi giao hay không (vì áo dài em nghĩ nó khá phức tạp về kích thước), khách mặc không vừa đổi trả ra sao, hàng hoàn về shop bị nhăn bị thấm nước có cách xử lý không v.v...
Mấy việc đó cần cân nhắc trước khi bán Shopee ạ.
Kiếm 1 đứa mẫu về chụp, đăng sản phẩm "áo dài cắt may theo số đo" . Khách đặt hàng thì lấy số, hoặc thậm chí chat zalo bảo khách đứng quay 1 vòng vợ bác biết số đo của khách rồi.
Áo dài em nghĩ chỉ khó phần ngực, nách và cửa tay, mấy đường may đó chừa lại bao giờ có số đo thì đi nốt rồi phát hàng cho khách vào ngày hôm sau.
Vậy là xong. Chỉ 1 mẫu duy nhất, phổ thông nhất trước đã.
Vậy là em biết kế hoạch đi teo, em cũng biết là nếu không tự sản xuất được, mà chỉ nhập buôn lại theo kiểu F1 F2 thì cơ hội bán được hàng trên Shopee là 0.
Quay lại về khái niệm dropship, công nghệ giờ đã quá dễ để tiếp cận và các nhà sản xuất có thể thoắt cái thay áo biến thành nhà bán lẻ trong 1 nốt nhạc. Phần bị cắt ở trong chuỗi cung ứng không phải là sản xuất hay vận chuyển mà chính là cái khâu marketing, chăm sóc khách hàng hay các loại đứng giữa ăn %.
Thương mại điện tử đang bóc trần và lột bớt những diêm dúa của thương mại truyền thống, cạnh tranh giờ đây chỉ còn máu chứ không có hoa hồng. Mọi thứ tươi đẹp vẽ ra về việc kinh doanh mà không cần vốn, kho bãi hay sản xuất đều chỉ để lừa gà thôi.
Đó là ý kiến cá nhân của em. Easy in, easy out, cái gì cảm thấy dễ làm như ăn cháo sẽ là khâu đầu tiên bị loại bỏ trong chuỗi cung ứng.
https://ltus.me/Dxb
Đảm bảo với khách hàng về đóng gói sản phẩm, hỗ trợ phí ship, chính sách 1 đổi 1 khi có rơi vỡ xảy ra trong quá trình vận chuyển v.v... vì hàng của bác nặng và dễ vỡ.
Khách mua chậu nhưng họ cần không phải là cái chậu mà là màu xanh ở góc làm việc hay trong nhà, nên giải quyết được nhu cầu đó bằng cách tặng kèm cây (một cái cây rẻ dễ sống), thêm một tờ giấy hướng dẫn quy trình chăm sóc cây ở trong hộp sản phẩm (ví dụ 3 giờ cho cây uống nước, 5h rửa lá cho cây v.v..) để khách có cảm giác như cái cây ấy quý lắm, làm bằng vàng, không chăm được sẽ là nhục nhã...
Nói chung là vậy ạ.
Shop em có 1 cái 1* và 2 cái 2*, toàn là lỗi của em cả
1. E thấy bán tmdt rất cạnh tranh về giá bán. Nếu bán mặt hàng ở phân khúc giá cao có được ko? Vd e bán sơ mi tơ tằm chẳng hạn? Giá nó sẽ gấp 5-6 lần sơ mi của bác.
2. Có phải chạy traffict ngoài nhiều ko? Hoặc phải làm brand gì ko bác?
Tks bác
Chạy traffic ngoài hiệu quả nếu bác có page mạnh, bác lên bài chèn link Shopee và chạy quảng cáo fb đè lên tập khách đã like page với mức giá tốt hơn bình thường để kéo views về sản phẩm mới là được. Không cần nhiều tiền, vài trăm nghìn là xong. Sau đó là chạy quảng cáo Shopee.
2. Lượng KH của bạn, lẻ và sỉ chiếm tỉ lệ ntn bạn?
3. Hơi tế nhị chút mình có thể biết lợi nhuận của bạn hiện tại(sau khi trừ mọi chi phí) nằm trong khoảng nào đc ko?(dưới 100M, 100M đến 200M, trên 200M)
Em không có khách hàng sỉ, nghĩa là em không có khách bán buôn, tất cả đều là khách hàng lẻ. Đây là một quyết định liên quan đến định hướng lâu dài của thương hiệu nên em chấp nhận thiệt hại trước mắt về việc không có khách sỉ.
3. Trừ tất cả chi phí lợi nhuận hàng tháng đang ở dưới 50
Bỉm đó hàng nội địa Nhật ở Shopee chỉ 330k, có hôm chúng nó còn kéo xuống 319k em hay đặt 4 bịch đủ cho con dùng khoảng 1 tháng, lại còn free ship đến tận nhà.
Bác có trẻ con nên mua bỉm sữa nước giặt đảm bảo sẽ hài lòng
Ví dụ: bác lên chợ Đồng Xuân (nếu bác ở Hà Nội) vào quầy bán cà vạt, lấy loại tươm tươm khoảng 20 nghìn 1 cái, lấy 6 màu, mỗi màu 1 chục, kèm 2 chục cái hộp 5 nghìn. Tổng vốn 1.3tr. Bác mang về cuốn hộp chụp ảnh thật đẹp, video quay nét, up lên Shopee. Giá bán 40k (bao hộp) giá vốn 25k. Cà vạt rất ít người bán trên Shopee, sản phẩm đứng đầu đang chính là cái mã cà vạt đó, 1 shop họ bán 45k, mỗi tháng đi gần trăm cái. Bác bán 40 là đủ cạnh tranh về giá. Bác tạo quảng cáo từ khoá trên Shopee, mỗi ngày 20k.
Bác không bán được mang đây em nhập lại
Em nhìn thấy cà vạt bán được nhưng thị trường nhỏ quá em không rảnh.
Bác thử xem.
Người ta hay nói một doanh nghiệp thương mại lý tưởng khi có vòng quay vốn trên năm là 12, tức là mỗi tháng quay hết 1 vòng tồn kho. Tuy nhiên em cũng đã rất cố nhưng với bản thân em, những tháng bán rất căng tỷ lệ này vẫn chỉ là 85% còn trung bình là khoảng 60-70%. Lấy mức vòng quay trung bình 65% thì để có doanh số 230tr mỗi tháng bác cần chuẩn bị tồn kho 230/65%= 360tr (số em làm tròn).
Ngoài ra với quy trình thanh toán của Shopee, tối đa là 10 ngày và tối thiểu là 1 ngày hàng đi đường, nhưng trung bình em gặp sẽ rơi vào 5 ngày hàng đi đường (cho đến lúc tiền lại lộn vào ví bác), như vậy bác cần chuẩn bị thêm: 5*230/30 = 38tr tiền hàng trên đường.
Như vậy để có mức lợi nhuận 50tr/tháng với sản phẩm có biên lợi nhuận 30% trong các điều kiện trung bình lý tưởng bác cần có khoảng 398tr tiền vốn ạ.
Bác cho em hỏi thêm câu hỏi số 1 luôn nhé:
- Sản phẩm nào nên bán ở Shopee (hoặc các sàn tmdt nói chung) sản phẩm nào không?
- Trường hợp ngon nhất với Shopee: khi bác mua của em 1 đơn hàng trị giá khoảng 300k và bác ở nội thành Hà Nội, phí ship của bác là 16,500d, em phải trả cho Shopee 5,5%*300 = 16,500d nghĩa là em đã trả toàn bộ phí ship cho bác.
- Trường hợp tệ nhất với Shopee là bác ở Phú Quốc - Kiên Giang và mua hàng của em 1 đơn 300 nghìn thì phí ship khoảng 60 nghìn và em vẫn chỉ chịu 16,500d, phần còn lại 43,500d Shopee sẽ chịu.
- Trường hợp thông thường hay xảy ra: bác ở đâu quanh một huyện nào đó ở miền Bắc, bác chỉ mua 1 đơn hàng của em tối thiểu 99k, em phải trả 5,5k, phí ship đến chỗ bác 40k, shopee hỗ trợ bác 20k, bác phải tự trả 20k ship, Shopee họ chịu 14,500d .
Nhưng một vấn đề nữa là Shopee theo em biết sở hữu 95% cổ phần của GHTK, và phần lớn hàng của Shopee đều được phát bằng GHTK, nghĩa là cái khoản 43,500 hay 14,500 mà em vừa nói là Shopee phải chịu kia biến thành doanh thu của một công ty con của họ, từ tay phải chui sang tay trái thôi.
Nếu bác đặt vào giờ đỏ lúc 9h sáng, 10h em phát hàng đi, chiều cùng ngày đến kho Hạ Long, sáng hôm sau hàng sẽ đến tay bác.
Lý do thứ 2 là GHTK hồi tết họ vỡ trận vì không đủ nhân lực giao hàng (em cũng chịu khoảng 20 đơn mất, thất lạc đâu đó) nên ra tết em nghe nói họ đã tăng gấp đôi lực lượng giao hàng. Từ đấy đến giờ em thấy hàng toàn hôm trước đến hôm sau là khách nhận được .
Đơn nhanh nhất là ship nội thành, 10h sáng phát đến chiều khách báo nhận hàng hết rồi
...
Thôi giờ không nghe mấy ông nhân viên chém gió nữa...
Em thấy shopee bán cái freeship 20k, ở mô tả nó bảo là thu thêm 5,5% doanh thu?
Tuy nhiên nếu bán các mặt hàng giá trị cao ví dụ ví da 4-500k thì lại ngon, vì 5,5% tối đa 11k, nghĩa là sản phẩm có giá từ 200k đến 20tr nó cũng chỉ thu 11k cho mỗi đơn. Nên cân nhắc nếu bán hàng giá trị thấp thì cẩn thận, hàng giá cao biên lợi nhuận lớn thì chả đáng là bao. Như hàng quần áo của anh chủ yếu dưới 200k thì 1 đơn là trả đủ tiền luôn.
Ngày xưa thì khi đóng gói và bấm nút "chuẩn bị hàng" trên Shopee nó sẽ liên kết với máy chủ của GHTK, máy chủ đó sẽ trả về một chuỗi chữ số gọi là "mã vận đơn" của đơn đó. Chuỗi đó nó có dạng kiểu "454072015" với chuỗi số này cả người bán và người mua đều có thể dùng để tra cứu trạng thái đơn (đi đến đâu, ai đang cầm v.v...) . À thế nên là ngày xưa thì anh chỉ đóng hàng rồi ghi cái chuỗi đó lên bao hàng bằng tay, sau đó ông shiper của GHTK sẽ đến lấy, người ta đối chiếu và in cho gói hàng đó 1 cái mã vạch, dán vào là xong. Từ đấy GHTK nó chỉ làm việc với mã vạch chứ không quan tâm địa chỉ hay người nào gửi nữa.
Tuy nhiên đợt tết vừa rồi thì bị dính khá nhiều đơn ông ship dán nhầm (tem đơn nọ dán cho đơn kia) nên cuối cùng anh quyết định tự dán tại shop, ông ship chỉ nhận, quyét và mang đi thôi.
Shopee nó có cái fom vận đơn khá đẹp và đủ thông tin, đầu tiên anh định in bằng giấy dán luôn (giấy in mã vạch) nhưng mà tính lại thì giấy in mã vạch đắt quá, 1 cái miếng bằng bàn tay đủ in vận đơn phải vào 600d thế nên cuối cùng quyết định in vận đơn này bằng máy in hóa đơn bình thường ở shop, giấy in nhiệt thì rẻ hơn cả giấy vệ sinh
Bao giờ các brand lớn như zara hay uni họ mở mạnh bán online thì may ra đội xách tay mới tèo.
- Tỷ lệ CTR hơi thấp, và dù có bỏ nhiều tiền cũng không tiêu hết được (vì số click không nhiều). Như Facebook thì cứ đẩy tiền vào nhiều thì nó tiếp cận nhiều, còn shopee nạp tiền nó vẫn tiêu dè xẻn cho mình.
- Một số khác nếu có click kha khá thì cũng chưa ra được đơn hàng. Cái này có thể do đặc tính sản phẩm và có thể sản phẩm mình chưa cạnh tranh được với các shop khác.
Thanks bác.
Mình ví dụ thế này: sản phẩm của bạn đang chạy từ khoá X với giá 1500đ và vị trí trung bình của nó là thứ 25 và số lượt hiển thị là 500 lượt/ngày. Mình đề xuất 2 việc, 1 là chuyển từ khoá đó sang dạng từ khoá mở rộng. 2 là đẩy tiền lên 2500đ, bạn sẽ thấy lượt hiển thị lên đến 1500/ngày ngay. Vấn đề "không cắn tiền" có nhiều lý do nhưng lý do chính là bạn chưa đưa sản phẩm lên vị trí hợp lý.
Vấn đề tiếp theo là tỷ lệ click, khách click vào sản phẩm Shopee nó mới cắn tiền, tuy nhiên bạn nói sản phẩm đã có click nên mình không nghĩ đây là vấn đề.
Click vào không mua là chuyện ....bình thường
Sản phẩm nó cũng giống như virus vậy, kiên trì quăng ra sẽ có thằng dính. Sau khi có khách mua, có đánh giá, sản phẩm sẽ vào điểm bùng phát khi người dùng sẽ chọn mua nhiều hơn và cuối cùng là đến điểm cân bằng khi nó đạt đến giới hạn của thị trường (thường sẽ sau 2 tháng, giống hệt virus luôn).
Và đây sẽ là lúc bạn phải quan tâm đến hiệu quả của quảng cáo. Nếu sau đợt "bùng phát" mà doanh số vẫn không đạt kỳ vọng của bạn thì nên cân nhắc giảm quảng cáo vì sản phẩm đó nội tại nó không đủ.
Xin phép hỏi chủ thớt việc giảm giá % cho sản phẩm trên shopee có bị giớ hạn ko.? Thấy shop của chủ thớt có sp giảm đến 38% nhưng riêng shop của mình thì bị lỗi, chỉ cho phép dưới 20% ạ.! Xin cảm ơn.!
@dabofashion Chào bạn, vụ giới hạn giảm giá này lần đầu tiên mình nghe thấy. Việc giảm giá được Shopee khuyến khích, nhiều chiến dịch bắt buộc phải giảm trên 30% thì mới được tham gia (dù đôi khi việc giảm này chỉ là hình thức). Nhiều chiến dịch sale khô máu đôi khi còn bị ép giảm đến 51%, mình đã từng giảm đến mức đó rồi và cũng chưa bị hạn chế gì.
Về việc shop bạn không giảm được giá mình không dám chém ẩu, tốt nhất bạn gọi tổng đài Shopee, gọi đúng bằng số điện thoại bạn đăng ký shop, đọc số điện thoại đó cho nhân viên hỗ trợ để họ check shop, họ sẽ báo ngay với bạn lý do và cách khắc phục.
cảm ơn bạn nhiều.!