69 Bình luận
  • dungbeou
    Mình ủng hộ trường chuyên, ủng hộ cơ chế những học sinh giỏi được quan tâm hơn những học sinh khác. Những đứa học sinh ấy lớn lên sẽ có cơ hội trở thành nhà khoa học, bác sĩ, những người tạo ra đột phá cho đất nước, cho nhân loại.
    Thử tưởng tượng những người đang nghiên cứu phương pháp chống lại bệnh ung thư bị cắt kinh phí cái rẹt, để chia đều cho những người khác thì xã hội này sẽ ra sao? Để nghiên cứu khoa học thì quá trình chuẩn bị kiến thức phải bắt đầu từ rất sớm, khi ngồi trên ghế nhà trường. Trường chuyên, theo mình nghĩ là cách đầu tư tập trung nhất, tiết kiệm nhất để khoa học được tiến xa hơn.
  • TanNg
    Trường Ams có tạo ra nhân tài quái đâu nên nhiều người đang tranh luận nhầm, trường Ams cũng không đại diện cho hệ thống trường chuyên. Học sinh và phụ huynh trường Ams cơ bản là những người có đầu óc, có điều kiện và đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn --> đa phần họ học cái gì mà có tương lai giầu có, địa vị tốt đẹp chứ không theo hướng học đam mê và trở thành thiên tài chuyên môni. Ông nào ở trên nhắc Ngô Bảo Châu, ổng không từ Ams ra mà từ chuyên toán tổng hợp.

    Vậy nên quan điểm của mình như sau:

    - Lấy ví dụ về trường Ams để nói về hệ thống trường chuyên công lập là hoàn toàn sai lầm
    - Phụ huynh trường Ams là người có điều kiện kinh tế, nhắm tới làm kinh tế, nhắm tới đời sống tốt đẹp cho bản thân nên họ đủ sức đóng góp tài chính và cũng có đủ lý do để đóng góp tài chính --> Trường Ams không nên sử dụng ngân sách nữa mà nên thu thẳng từ phụ huynh, tuy vậy nhà nước phải mở cơ chế cho mô hình này.
  • motbit
    Mọi học sinh trên toàn Việt nam đều công bằng, Còn học sinh trường Ams và các trường chuyên khác thì công bằng gấp 2-3 lần những học sinh khác thôi mà
  • vadaihiep
    Bởi vì đã có rất rất nhiều trường tư để cha mẹ học sinh đầu tư tiền vào mong tự mình thúc đẩy môi trường học tập cho con cái, nên biến trường Ams thành 1 ngôi trường tư nhân là thừa thãi.

    Có lẽ bạn chưa hiểu ý của tác giả, ý ông này là trường Ams đang là trường công nhưng ngân sách đổ vào lại nhiều hơn những trường công khác → Không công bằng giữa các trường công với nhau

    Ngoài ra, khi tranh luận giữa các quan điểm với nhau thì bạn hãy tập trung vào quan điểm chứ đừng công kích cá nhân như này:
    Học từ Ams ra, trẻ, cũng có tý gọi là oách mà viết bài như này
  • dezal
    Học từ Ams ra, trẻ, cũng có tý gọi là oách mà viết bài như này Có phải là để minh chứng hùng hồn cho câu Chi tiền cho "nhân tài" làm gì? không ?
    Bởi vì đã có rất rất nhiều trường tư để cha mẹ học sinh đầu tư tiền vào mong tự mình thúc đẩy môi trường học tập cho con cái, nên biến trường Ams thành 1 ngôi trường tư nhân là thừa thãi.
    Trường chuyên là chỗ cho những em có khả năng vượt trội nhưng cha mẹ không có điều kiện đầu tư tiền của vào các trường tư nhân, nói cách khác chính là chỗ san bằng phần nào sự chênh lệch về gia cảnh, giúp những học sinh giỏi nhưng không dư dả được hưởng điều kiện dạy và học tốt hơn.

    Ông viết bài này sử dụng cụm từ "có người nói" khá nhiều, không biết là ai nói ? Hay lại lên MXH đọc dăm ba cái bình luận rồi mang ra phân tích như thể đấy là ý nghĩa tất lẽ của trường chuyên ? Chỉ rõ ra là ai nói, rồi tranh luận đàng hoàng với người ta chứ.
    Tôi nghĩ rằng những học sinh muốn vào Ams chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình mà tiền học thì lại thấp. Như vậy, mục đích “đào tạo nhân tài” theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại, cũng chưa bao giờ được thực hiện.


    ??? Thực sự là bác này học Ams ra ấy hả ? Học sinh muốn học ở 1 môi trường có chất lượng giáo dục cao và tiền học thấp là chuyện thiên kinh địa nghĩa, mà nó có mâu thuẫn gì với mục đích "đào tạo nhân tài" hả ? Chọn lọc người tài thì bằng điểm đầu vào, bằng đề thi các thứ chứ chọn lọc bằng cách bắt họ phải thích trường đắt chứ không được chọn trường rẻ à.

    Trường chuyên là cách san bằng khoảng cách về kinh tế giữa các tầng lớp hs, giúp những em học giỏi được học trong môi trường tốt hơn , với 1 chi phí mà gia đình các em có thể chi trả được, chính là ngôi trường để tạo ra sự công bằng đấy, thế mà ông này phán "Tôi thấy đó là điều không công bằng và muốn điều ấy chấm dứt."


    Tôi thấy cả bài này có câu này bác viết có lý này :
    Trường Ams đã không đạt được mục đích nào trong số các mục đích nêu trên khi đào tạo tôi.
  • vadaihiep
    Phân tích hợp lý.
    • tieuthuHathanh
      @vadaihiep chủ đề này hiện có mấy bài, có ý kiến cùng chiều, có ý kiến trái chiều, phải có nhiều ý kiến tranh luận thì mọi người sẽ thấy rõ cái ưu cái khuyết hơn.
  • motbit
    Mọi học sinh trên toàn Việt nam đều công bằng, Còn học sinh trường Ams và các trường chuyên khác thì công bằng gấp 2-3 lần những học sinh khác thôi mà
  • Rantanplan
    Đây là ý kiến của mình:

    01. Welcome các ý tưởng, trao đổi, thảo luận mới, dù trái chiều, miễn sao lịch sự, văn minh

    02. Người từng học ở Ams, có con học ở Ams, dân học chuyên, dân học bình thường... mỗi người có một quan điểm từ góc nhìn của họ. Hiểu được hoàn cảnh ấy mới dễ trao đổi.

    Ai không thấy tự hào và trân trọng mái trường cũ thì khá là tệ. Còn đóng góp và cống hiến như nào thì bàn tiếp.

    03. Giáo dục rất quan trọng, mọi người đều quan tâm và sốt sắng. Đó là điều cốt yếu để cải cách và phát triển.
  • HansNam
    trước vẫn quan niệm mấy trường chuyên là để tạo môi trường cho những đứa giỏi hơn học với nhau, tránh giao du với các thể loại chơi bời để hư theo. Nhưng từ khi thấy các trường mở ra hệ "chất lượng cao" mà thực chất là thu tiền cao hơn để nhận học sinh bình thường vào thì đống ý với tác giả. em chẳng thấy có lý do gì để đây là trường công cả
  • dungbeou
    Mình ủng hộ trường chuyên, ủng hộ cơ chế những học sinh giỏi được quan tâm hơn những học sinh khác. Những đứa học sinh ấy lớn lên sẽ có cơ hội trở thành nhà khoa học, bác sĩ, những người tạo ra đột phá cho đất nước, cho nhân loại.
    Thử tưởng tượng những người đang nghiên cứu phương pháp chống lại bệnh ung thư bị cắt kinh phí cái rẹt, để chia đều cho những người khác thì xã hội này sẽ ra sao? Để nghiên cứu khoa học thì quá trình chuẩn bị kiến thức phải bắt đầu từ rất sớm, khi ngồi trên ghế nhà trường. Trường chuyên, theo mình nghĩ là cách đầu tư tập trung nhất, tiết kiệm nhất để khoa học được tiến xa hơn.
    • Rantanplan
      @dungbeou đồng quan điểm với bạn,

      hãy làm cách nào đó để ra được công dân chất lượng, làm được các việc quan trọng, giàu giá trị như nhà khoa học, sáng chế, nghệ sĩ...
    • quangcof
      @dungbeou Đường lên đỉnh Olympia đấy
      Australia got talent thôi
    • soul20290
      @dungbeou em nghĩ việc đó nên để đại học làm thì tốt hơn, khi mà ngta được học nghề nghiệp trong tương lai. Lúc đó bơm vào cho tinh túy là tốt nhất
    • aumi
      @dungbeou . "Thế nhưng, tôi vẫn được hưởng một sự giáo dục rất tốt với chi phí cao do người khác – những người có con không học trường Ams - chi trả.

      Tôi thấy đó là điều không công bằng và muốn điều ấy chấm dứt. Tôi nghĩ đây là cách tôi trả ơn những người đã tài trợ cho tôi trong những năm tháng đẹp đẽ học ở trường này.
      "

      Mục đích cốt lõi là ở chổ này mình đồng ý với ý tưởng trường chuyên như phải công bằng với những người khác chỉ cần có chính sách phù hợp là xong
    • Jennyhp
      @aumi Trường chuyên là cơ hội để các bạn nhà nghèo học giỏi vẫn được đầu tư.
    • aumi
      @jennyhp Thì có thể xét diện học em nào nghèo thì đóng ít tiền hay miễn gì đó còn lại thì phụ huynh thêm nhiều bao nhiều % so với các trường khác. Mà ko biết dc đầu tư nhiều hơn 2,5-2,7 ngân sách nhiều hơn đó dùng vào những khoảng nào nhỉ
    • inthenowhere
      @dungbeou Tôi thì không ủng hộ trường chuyên, nhà nước nên dành kinh phí đào tạo ở mức phổ thông cho xã hội, đặc biệt vùng sâu xa. Những yêu cầu cao cấp, riêng biệt hãy để tư nhân làm và phục vụ theo nhu cầu cũng như kinh phí của các bậc phụ huynh.
    • dungbeou
      @inthenowhere Học sinh miền núi được ăn học miễn phí rồi bạn ạ, đi học còn có tiền mang về. Nhưng trên đó nhiều vấn đề lắm, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế gia đình, khoảng cách xa xôi v.v...chứ không phải nhà nước ít đầu tư. Bạn có thể tham khảo bài này: https://ltus.me/Cz7
    • inthenowhere
      @dungbeou ý mình nói là kéo giáo dục các vùng sâu xa lên bằng mức trung bình bằng cách đầu tư hơn kinh phí cho các vùng đó, các vùng khác cũng đào tạo ở mức phổ thông đại trà theo điều kiện ngân sách. Riêng các yêu cầu cao cấp, chuyên biệt thì phụ huynh tự bỏ kinh phí theo nhu cầu, việc này tương đối phù hợp với kinh tế thị trường
  • dezal
    Học từ Ams ra, trẻ, cũng có tý gọi là oách mà viết bài như này Có phải là để minh chứng hùng hồn cho câu Chi tiền cho "nhân tài" làm gì? không ?
    Bởi vì đã có rất rất nhiều trường tư để cha mẹ học sinh đầu tư tiền vào mong tự mình thúc đẩy môi trường học tập cho con cái, nên biến trường Ams thành 1 ngôi trường tư nhân là thừa thãi.
    Trường chuyên là chỗ cho những em có khả năng vượt trội nhưng cha mẹ không có điều kiện đầu tư tiền của vào các trường tư nhân, nói cách khác chính là chỗ san bằng phần nào sự chênh lệch về gia cảnh, giúp những học sinh giỏi nhưng không dư dả được hưởng điều kiện dạy và học tốt hơn.

    Ông viết bài này sử dụng cụm từ "có người nói" khá nhiều, không biết là ai nói ? Hay lại lên MXH đọc dăm ba cái bình luận rồi mang ra phân tích như thể đấy là ý nghĩa tất lẽ của trường chuyên ? Chỉ rõ ra là ai nói, rồi tranh luận đàng hoàng với người ta chứ.
    Tôi nghĩ rằng những học sinh muốn vào Ams chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình mà tiền học thì lại thấp. Như vậy, mục đích “đào tạo nhân tài” theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại, cũng chưa bao giờ được thực hiện.


    ??? Thực sự là bác này học Ams ra ấy hả ? Học sinh muốn học ở 1 môi trường có chất lượng giáo dục cao và tiền học thấp là chuyện thiên kinh địa nghĩa, mà nó có mâu thuẫn gì với mục đích "đào tạo nhân tài" hả ? Chọn lọc người tài thì bằng điểm đầu vào, bằng đề thi các thứ chứ chọn lọc bằng cách bắt họ phải thích trường đắt chứ không được chọn trường rẻ à.

    Trường chuyên là cách san bằng khoảng cách về kinh tế giữa các tầng lớp hs, giúp những em học giỏi được học trong môi trường tốt hơn , với 1 chi phí mà gia đình các em có thể chi trả được, chính là ngôi trường để tạo ra sự công bằng đấy, thế mà ông này phán "Tôi thấy đó là điều không công bằng và muốn điều ấy chấm dứt."


    Tôi thấy cả bài này có câu này bác viết có lý này :
    Trường Ams đã không đạt được mục đích nào trong số các mục đích nêu trên khi đào tạo tôi.
    • BinhNQ84
      @dezal tôi cũng công nhận câu cuối chuẩn. Đúng là có những thằng ko thể dạy nổi Ngu giời dạy
  • vadaihiep
    Bởi vì đã có rất rất nhiều trường tư để cha mẹ học sinh đầu tư tiền vào mong tự mình thúc đẩy môi trường học tập cho con cái, nên biến trường Ams thành 1 ngôi trường tư nhân là thừa thãi.

    Có lẽ bạn chưa hiểu ý của tác giả, ý ông này là trường Ams đang là trường công nhưng ngân sách đổ vào lại nhiều hơn những trường công khác → Không công bằng giữa các trường công với nhau

    Ngoài ra, khi tranh luận giữa các quan điểm với nhau thì bạn hãy tập trung vào quan điểm chứ đừng công kích cá nhân như này:
    Học từ Ams ra, trẻ, cũng có tý gọi là oách mà viết bài như này
    • kedienro
      @vadaihiep ngân sách giáo dục có hạn, không thể đầu tư dàn trải thì đầu tư vô vài nơi chủ chốt thôi.
    • dezal
      @vadaihiep Bạn ơi, mình chỉ ra quan điểm ở bên dưới đó. Vì mình thấy viết đặc sệt cảm tính, phân tích thì câu trước đá câu sau, thu thập được ý kiến của người khác nhưng không trực tiếp tranh luận với người nêu ra ý kiến mà mang ý kiến về tự biên ra bài viết không cho họ có cơ hội phản biện đến cùng, thì mình nói là "viết bài như này" mình thấy là khá nhẹ nhàng đấy.

      Có lẽ bạn chưa hiểu ý của tác giả, ý ông này là trường Ams đang là trường công nhưng ngân sách đổ vào lại nhiều hơn những trường công khác → Không công bằng giữa các trường công với nhau


      Còn về chuyện trường đào tạo chuyên sâu và phân ban thì chất lượng trường lớp, giáo viên, trang thiết bị thực hành và chi phí nó khác hẳn các trường áp dụng phương pháp giảng dạy cũ. Trước mình học chương trình Anh cải cách mà đã phải học phòng máy , đeo tai nghe, máy vi tính và bộ đĩa bài riêng, bộ sách hoàn toàn mới. Đòi 1 trường chuyên phải sử dụng ngân sách như 1 trường bình thường là không thể.

      Đòi công bằng bằng cách san ngân sách cho bằng nhau thì chính là bỏ trường chuyên đi đấy Còn nếu không bỏ thì khoản chi phí vượt trội sẽ phải do hs chi trả, thế không phải biến thành trường tư sao
    • dezal
      @vadaihiep À mà mình rõ ràng công kích bài viết và đi sâu vào phân tích chứng minh chứ không công kích cá nhân không thôi nhé. Viết dở thì chê dở, nhưng chất lượng bài văn của chú viết bài có liên hệ trực tiếp đến chất lượng giảng dạy môn Ngữ Văn của trường Ams mà Chưa kể chú khẳng định bên dưới như này
      Trường Ams đã không đạt được mục đích nào trong số các mục đích nêu trên khi đào tạo tôi.
    • linpack08
      @vadaihiep Sự so sánh tiền vào trường là khập khiễng, vì đây là tiền đầu tư vào học sinh, chênh lệch là do thành phố đầu tư cho 1 số ít khoảng 2% học sinh thể hiện 1 khả năng nhất định thông qua kỳ thi đầu vào.
      Tôi thấy đầu tư nhiều 1 chút cho những học sinh đã nỗ lực và có tí năng lực cũng là hợp lý.
      Ý nghĩa của trường chuyên là gom các học sinh thích học và giáo viên dạy giỏi vào với nhau, phù hợp với năng lực học tập (lưu ý là thuần túy năng lực học tập, không phải năng lực lãnh đạo, kiếm tiền, dẫn dắt, ...).
    • wikihow
      bác phản biện thì tóm tắt ra 3 luận điểm mà ông tác giả viết r phản biện từng cái 1, chứ nói cảm tính ntn chả có ý nghĩa gì
  • taymonkhanh
    Năm nay mình có con thi cấp 3 thì cũng tìm hiểu 1 vòng quanh HN & trường Ams như mình biết chỉ có 1 vài lớp chọn là xuất sắc ôn luyện theo kiểu gà nòi & những bạn học lớp thường phải cover cho mấy lớp chọn đó ???? cuối cùng mình hướng cho con thi Việt đức & Thăng long vì sức học & gần nhà hơn!
  • kedienro
    Học sinh giỏi ( giàu hoặc nghèo ) --> trường chuyên
    Học sinh giàu --> trường tư nhân, quốc tế
    Học sinh nhà bình thường --> Trường công.
    Em thấy phân loại như vậy cũng hợp lý rồi. Vào học trường chuyên là cơ hội để các bạn học sinh giỏi không có điều kiện tốt có thể đổi đời.
    • teu_tk21
      @kedienro Ý ông TS là mức đầu tư ngân sách của nhà nước cho trường chuyên gấp tầm 2,5 lần trường công bình thường, Vậy nên sẽ không công bằng với các em học sinh ở trường công bình thường! Nếu đầu tư ngân sách cho trường chuyên ngang bằng các trường công kia, và để chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng, cơ sở thì các phụ huynh trường chuyên cần đóng góp bù vào!
    • linpack08
      @teu_tk21 các em học sinh trường công thường được tự do giải trí vui chơi luyện tập chuyên môn khác không phải luyện thi để vượt qua kỳ thi vào trường chuyên/clc.
    • kedienro
      @teu_tk21 Ngân sách có hạn, nên đầu tư tập trung cho trường chuyên vậy là hiệu quả nhất rồi. Trung bình mỗi tỉnh có 2 trường chuyên và khoảng 100 trường công. Bớt ngân sách đầu tư của 2 trường chuyên này rải cho 100 trường công còn lại để cào bằng thì có hiệu quả gì ko ? Còn muốn đòi nhà nước phải bơm tiền cho 100 trường công bằng với 2 trường chuyên thì tiền đâu mà làm.
  • thanngocphong
    Có nhiều bác cứ muốn tiến tới công bằng cho toàn nhân loại. Mình là dân chuyên và mình học chuyên đơn giản là mình thích môn chuyên hơn, khi học mình thấy hứng thú hơn. Các bác bảo bỏ trường chuyên, năng khiếu để đi tới cái cào bằng, giáo dục nửa vời thì tụt lùi luôn rồi. Xã hội là phải có phân hóa, và càng phân hóa được sớm trong giáo dục càng tốt cho định hướng. Có chăng chúng ta cần nhân rộng và sâu hơn nữa học chuyên. Tôi lấy ví dụ: không thể bắt một anh ko có năng khiếu gì âm nhạc đi học đàn hát ... cũng như không thể bắt một anh hiếu động ưa thể thao suốt ngày ngồi nhà học toán ... . Tôi chả thấy luận điểm của ông TS này có gì hay, còn về mô hình công hay tư thì là vấn đề hoàn toàn khác chả liên quan đến chuyên, năng khiếu hay thường.
    • soul20290
      @thanngocphong ý bác là không học trường chuyên thì sẽ không được say mê môn học mà mình yêu thích?
    • nguyen8888
      @thanngocphong ông này đá đểu chế độ ấy mà.
    • Jennyhp
      @soul20290 Có môi trường nó khác bác ạ. 1 đứa thầy chưa giảng nó đã hiểu cứ phải ngồi chơi để thầy dạy cho các bạn khác là phí phạm.
      Đồng ý là nó có thể tự học nhưng rõ ràng có thày giỏi vẫn hơn
    • TanNg
      Ý bạn kia thì không rõ, chứ ý mình chính là như vậy đó. Học trường tầm phào thì những môn đó trở nên quá dễ, không học cũng 10 điểm thì còn gì hứng thú nữa, còn những môn không hợp mình thì phải cày bừa lấy thành tích cho thầy cô, nhà trường.

      @thanngocphong ý bác là không học trường chuyên thì sẽ không được say mê môn học mà mình yêu thích?
    • thanngocphong
      @soul20290 say mê nhưng bạn phải có môi trường cùng với những người cùng sở thích, đam mê. Nó vừa là động lực, vừa là nơi ta so sánh cạnh tranh, vừa là nơi giúp đỡ nhau vươn lên vì sở thích.
    • thanngocphong
      @nguyen8888 câu nào tôi đá đểu chế độ?
    • nguyen8888
      @thanngocphong sorry, không nói ông,nói tay TS kia.
  • linhb
    https://ltus.me/Fbp
    Chỗ ông Thành này tranh luận. Mọi người có thể tham khảo quan điểm do chính ông này thể hiện, thay vì đọc qua báo tam sao thất bản.
  • phieu_lang
    Không có trường chuyên không có Ngô Bảo Châu. Mấy ông tầm thường lấy suy nghĩ tầm thường ra để áp vào suy nghĩ thiên tài là hỏng rồi
    • phieu_lang
      @doivuithe Ngô Bảo Châu để lại di sản cống hiến cho nhân loại bạn ạ. Và Ngô Bảo Châu được lịch sử nhân loại ghi danh. Ở Việt Nam được mấy ai như thế?
      Theo bạn ở xứ lừa ai lừa giỏi kiếm nhiều tiền thì được vinh danh?
  • DuyBlue
    Bỏ đi mà làm người
  • TanNg
    Trường Ams có tạo ra nhân tài quái đâu nên nhiều người đang tranh luận nhầm, trường Ams cũng không đại diện cho hệ thống trường chuyên. Học sinh và phụ huynh trường Ams cơ bản là những người có đầu óc, có điều kiện và đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn --> đa phần họ học cái gì mà có tương lai giầu có, địa vị tốt đẹp chứ không theo hướng học đam mê và trở thành thiên tài chuyên môni. Ông nào ở trên nhắc Ngô Bảo Châu, ổng không từ Ams ra mà từ chuyên toán tổng hợp.

    Vậy nên quan điểm của mình như sau:

    - Lấy ví dụ về trường Ams để nói về hệ thống trường chuyên công lập là hoàn toàn sai lầm
    - Phụ huynh trường Ams là người có điều kiện kinh tế, nhắm tới làm kinh tế, nhắm tới đời sống tốt đẹp cho bản thân nên họ đủ sức đóng góp tài chính và cũng có đủ lý do để đóng góp tài chính --> Trường Ams không nên sử dụng ngân sách nữa mà nên thu thẳng từ phụ huynh, tuy vậy nhà nước phải mở cơ chế cho mô hình này.
    • SuperSliver
      @tanng
      - Phụ huynh trường Ams là người có điều kiện kinh tế, nhắm tới làm kinh tế, nhắm tới đời sống tốt đẹp cho bản thân nên họ đủ sức đóng góp tài chính và cũng có đủ lý do để đóng góp tài chính --> Trường Ams không nên sử dụng ngân sách nữa mà nên thu thẳng từ phụ huynh, tuy vậy nhà nước phải mở cơ chế cho mô hình này.

      Chuẩn cơm mẹ nấu!
    • tsonega
      @tanng đâu phải phụ huynh Ams nào cũng có tiềm lực kinh tế đâu bác. Tuy rằng hiện tại các trường chuyên duy trì hầu như vì thành tích. Nhưng không thể phủ nhận trong đó nó cũng đào tạo được rất nhiều nhân tài.
      Theo ý bác có vẻ chỉ những người theo hướng học đam mê, trở thành thiên tài chuyên môn mới là "nhân tài" còn những người vào trường vì một tương lai giàu có , địa vị thì không là "nhân tài" ạ.?! Hơi hẹp nhỉ
    • TanNg
      @tsonega Ý mình không giống gì bạn nói.
    • tuong_bi
      @tsonega vấn đề là nhân tài cho ai. Việt Nam mình không nên đầu tư đào tạo nhân tài phục vụ các nước Âu Mỹ
    • tsonega
      @tuong_bi thì mình nói rồi đó. Cái đó là cần sự thay đổi của bộ máy nhà nước. Ai sẽ phục vụ cho bạn khi mà lương thì ba cọc ba đồng, khi mà muốn làm khoa học phải vượt qua đủ loại rào cản quan liêu??
    • tuong_bi
      @tsonega lý luận kiểu đổ lỗi, nạn nhân kiểu này thì dễ quá. Nhân tài đào tạo ra không dùng được thì có nên định nghĩa là nhân tài không. Lý luận dễ dãi như bạn thì mình ngồi 1 lúc ra đầy. Ví dụ: sao không nghĩ ngược lại, giả sử 100% học sinh giỏi đều vào nhà nước, sau 1 2 thế hệ, sự quan liêu, ngu dốt liệu có còn được không? (Tôi không bảo ý tôi là đúng, tôi chỉ ví dụ về việc tư duy dễ dãi)
    • thanngocphong
      @tuong_bi năng khiếu, chuyên là đào tạo cho Mỹ??? Chúng ta không biết sử dụng nguồn nhân lực giỏi chuyên môn nên mới chảy máu chất xám.
    • thanngocphong
      @tuong_bi ai bảo bạn là học thường thì không tài năng đâu, có rất nhiều dạng tài năng, và cũng có tài năng sớm, muộn hay rất sớm mình hay gọi là thiên tài ý. Vậy bạn thấy người ta có tài sớm thì bạn phải vun vén, chăm lo tạo môi trường cho người ta thúc đẩy tài năng làm lợi cho xã hội chứ. Còn những tài năng muộn, tài năng tổng hợp từ nhiều thứ (ví như tài năng chính trị), hay tài năng tích lũy do quá trình sống, lao động ... thì hãy cứ để họ phát triển bình thường.
    • tuong_bi
      @thanngocphong không ai cấm các bạn vun vén, đầu tư bằng nguồn lực xã hội. Còn thuế là của chung, tại sao những người có ít trí thông minh hơn lại phải hi sinh quyền lợi của mình (số đông) để dành cho một số ít người hưởng, và thành quả thì chưa chắc số đông đã được hưởng. Tóm lại, vấn đề cốt yếu vẫn là thuế, là của chung. Còn nếu không dùng ngân sách, muốn đầu tư thế nào cũng được
    • thanngocphong
      @tuong_bi tóm lại ý bạn là cứ để xã hội càng ít người thông minh càng tốt? Chúng ta đừng nên có đột phá gì cả, chúng ta hãy cứ cấy trên cánh đồng của mình và đập lúa về ăn? Bạn nên nhớ bạn đang được hưởng cuộc sống như ngày nay bạn là do rất nhiều tài năng, thiên tài ngày trước đấy, trong đó có rất người không cùng huyết thống, thậm chí mầu da với bạn. Nếu họ ai cũng chỉ nghĩ như bạn thì giờ bạn vẫn đang sống trong hang đấy. Có rất nhiều bạn giờ lý luận gì cũng lôi thuế ra để bàn? Thuế cũng có người đóng nhiều, có người đóng ít chứ?
    • TanNg
      @thanngocphong Ý của người ta thế nào để người ta nói, không cần ai xuyên tạc hộ.
    • tuong_bi
      @tanng ???? em đầu hàng
  • Laughing
    Ams đâu có chuyên gì mấy hả, như hồi xưa thi olympic thì em ngán bán Lam Sơn Thanh Hóa
  • linhan
    Theo em việc giữ lại chuyên Cấp 3 là điều nên làm, cấp 3 chủ yếu tuyển qua kì thi đầu vào, thể hiện sự tích lũy kiến thức cả 9 năm học, em nào dốt giỏi cũng phân đc kha khá rồi.
    Chỉ nên bỏ Ams c2 thôi, hoặc bỏ cách tuyển Ams c2 qua học bạ toàn 10 cực kì dối trá như hiện nay.
  • anhpt_92
    tội lỗi quá, em đọc nhanh thiếu chữ đền làm thành ...
  • tuanbh
    ams thì k biết chớ ngày xưa dc học vs ông thầy dạy Hóa ở Nguyễn Trãi Hải Dương mà tình yêu hóa được nhân lên, dù mình chả dc học chuyên nhưng dc học thêm vs thầy mà khá hẳn lên, chính nhờ có học sinh giỏi mà giáo viên cũng giỏi lên đấy
  • hiepbui
    Bữa đọc cuốn "những kẻ xuất chúng" người ta phân tích thì hầu hết mấy đồng chí chuyên chọn sau này thì đa phần về cơ bản là có công ăn việc làm ổn định: Luật sư, bác sĩ, tiến sĩ,vv.. Nhưng duy có 1 điều là người nổi tiếng, nhà khoa học xuất sắc , người cải cách xã hội lại không ở trong nhóm đó. Theo em nghĩ tốt nhất là nên học nước mỹ, cho học nhẩy cấp nếu có khả năng, mô hình chuyên chọn vô tình đưa những đứa có IQ la lá nhau vào 1 lớp, trong 1 tập thể như vậy thì việc trội lên rất khó. Đợt rồi coi báo thì việt nam có mấy nhà khoa học trẻ xuất sắc được thế giới công nhận thì ngoài mấy cái trường lớn thì những trường như thăng long, hoa sen, tôn đức thắng cũng góp phần
Website liên kết