29
Hay
Hot 2 năm trước
vietcetera.com
Tại sao người trẻ lại không cúng?
(2463 clicks)
Loan tin
chantroiviet
KBietJ
và 5 người nữa
Tin cùng kênh Khác
- 1Hay
Bác nào xài techcom cho e hỏi phí QLTK này với ạ
Lúc e làm thẻ thì kêu miễn phí, thu phí thì ko thấy thông báo qua app hay sms luôn
soskhanh đã gửi
- 1Hay
Sôi động lễ hội Thanh niên nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn 26.3
Còn bạn nào vẫn sinh hoạt Đoàn không? :D
-Những người theo công giáo họ vẫn tới nhà thờ ngày chủ nhật.
-Người đạo hồi vẫn lạy đức allah vào mỗi giờ nhất định (nhiều dòng còn ngày 3 lần)
-Người theo đạo phật họ vẫn ăn chay
-Người theo đạo Hindu...
=>Tại sao theo đạo mẫu , phong tục tập quán lại là mê tín ?
=>Tại sao ta phải cố chứng minh mình văn minh khi chê "cúng bái" là mê tín ?
=>Ai tín kệ họ , bạn không tín cũng có ai chê bạn đẩu nhỉ ?
=> Chắc gì người vô thần đã văn minh và nhân văn hơn người có tín ngưỡng ? (Cái này có nhiều bài nghiên cứu rồi nhé)
=
Hổi chuyển nhà, bà già mình hỏi "mày mượn thầy cũng chưa?" Mình trử lời "con đã mời được thầy cực đẳng cấp, lát đến". Đến giờ, mình ngồi xuống bảo "thầy đây" rồi mở google đọc ~ 1 phút.
Sau giải thích với bà già, mấy ông thầy cúng toàn chân đất mắt toét, dân thất nghiệp hoặc lôm côm đi học lỏm rồi hành nghề, ngoài ra quan trọng người cúng phải có tâm mới truyền thông điệp đến thần linh, ông bà. Bà già mình gật gù cho là phải.
Mình không tin thờ cúng, hồi trẻ thì phản đối/phê phán dữ lắm nhưng giờ thấy ông bà cũng nhiều tuổi rồi, mình không cần phải chứng minh, chứng tỏ điều gì nữa. Hiện giờ thì sắp xếp ở mức đủ để cân bằng:
- Coi thắp hương là để tưởng nhớ người thân đã khuất, như 1 phút mặc niệm, tuyệt nhiên không cầu khấn gì. Cũng không bao giờ mua/đốt vàng mã.
- Lúc làm tủ bếp thì còn dư 1 khoảng trống trên nóc tủ lạnh nên đóng thành 1 ngăn có thể thờ được, trông vẫn đồng nhất style chứ không bị nặng nề, không quan tâm tới hướng.
- Thi thoảng ông bà đến chơi và ở lại thì vẫn có chỗ hoạt động tâm linh nếu muốn.
- Lễ Tết có thắp nén hương cho thơm nhà, cũng để duy trì truyền thống từ nhỏ và nhắc cho bọn trẻ con biết hôm nay là ngày gì.
Nói chung mình duy trì hoạt động này ở mức tối giản như 1 sợi dây kết nối với thế hệ trước. Giữ cho gia đình hài hòa, có chuyện để nói, có việc chung để cùng làm là vui rồi.
@KiuPit
Những câu hỏi của bạn đặt ra, nếu để dành cho những người vô thần không cúng bái, thì lại chưa hợp lý lắm.
=>Tại sao theo đạo mẫu, phong tục tập quán lại là mê tín?
Nếu theo đạo mẫu không mê tín, phải chăng các đạo kia là mê tín? Nói chung theo một đạo, thì về cơ bản các đạo khác là mê tín. Mình đã từng xem một clip một gia đình theo đạo gì đó ném bát hương tổ tiên ra ngoài và thay vào bàn thờ Chúa và nói đó là mê tín.
=>Tại sao ta phải cố chứng minh mình văn minh khi chê "cúng bái" là mê tín ?
Tôi chưa thấy ai cố chứng minh cả. Hầu hết những người không cúng bái vì không tin, thế thôi. Họ về quê thì vẫn nhập gia tuỳ tục, thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên. Không phải vì tin vào linh hồn, mà vì để tưởng nhớ.
=>Ai tín kệ họ , bạn không tín cũng có ai chê bạn đẩu nhỉ ?
Đấy là bạn chưa nghiệm thôi, nhiều tình huống oái oăm. Ví dụ đôi yêu nhau về bố mẹ bắt bỏ vì thầy bói bảo thế chẳng hạn.
=> Chắc gì người vô thần đã văn minh và nhân văn hơn người có tín ngưỡng ? (Cái này có nhiều bài nghiên cứu rồi nhé)
Bài nghiên cứu nào thế? Mình thì không cho là vô thần thì dẫn đến văn minh. Nhưng chiều ngược lại thì có vẻ. Bằng chứng là tỷ lệ vô thần ở các quốc gia có chỉ số HDI cao như Bắc Âu tăng lên. Các quốc gia này cách đây chỉ hơn thế kỷ thì đạo Tin Lành gần như 100%. Giờ thì tỉ lệ vô thần chắc cỡ 1 nửa. Còn cá nhân mình trải nghiệm ở Na Uy thì chỉ chưa quen ai người Na Uy sùng tín cả. Nói chung khi cuộc sống con người đầy đủ và giáo dục không bị nhồi sọ từ bé, thì nhu cầu bấu víu vào tôn giáo sẽ giảm. Con người sinh ra vốn vô thần, đồng ý không?
Em năm nay 33 tuổi, cũng chưa bao giờ cúng cả. Nếu thắp hương thì cũng chỉ đốt lên rồi cắm vào thôi.
Em năm nay 33 tuổi, cũng chưa bao giờ cúng cả. Nếu thắp hương thì cũng chỉ đốt lên rồi cắm vào thôi.
Mệt mỏi với mấy vụ cúng.
Mình có hỏi người lớn (ba mẹ, cô chú) trong nhà “mọi người có tin việc đốt giấy áo vàng mã là cho ông bà ở dưới xài được không?”. Tất cả đều trả lời là ko, chỉ đốt vì trước giờ ông bà thế hệ trước vẫn làm thế, tức là theo tập tục thôi chứ ko có ý nghĩa gì cả. Vì vậy ko ai bắt mình phải cũng hay đốt vàng mã theo được.
@VincenteNam nhà mình thì cả nội cả ngoại đều tin. Mấy trường công lập giữa lòng HN hs thi tốt nghiệp Hiệu trưởng đều làm lễ cúng đấy.
Ba mẹ mình thì nói mai mốt nằm xuống sợ nhà không còn bàn thờ để cúng nữa.
Hổi chuyển nhà, bà già mình hỏi "mày mượn thầy cũng chưa?" Mình trử lời "con đã mời được thầy cực đẳng cấp, lát đến". Đến giờ, mình ngồi xuống bảo "thầy đây" rồi mở google đọc ~ 1 phút.
Sau giải thích với bà già, mấy ông thầy cúng toàn chân đất mắt toét, dân thất nghiệp hoặc lôm côm đi học lỏm rồi hành nghề, ngoài ra quan trọng người cúng phải có tâm mới truyền thông điệp đến thần linh, ông bà. Bà già mình gật gù cho là phải.
Nhà em thị mẹ em cúng hết. Lúc nào em phải cúng thì search gg xong in ra cúng
Em ghét cúng bái và mê tín. Thường mở hàng họ em cũng chẳng xem ngày. Nhưng cũng vẫn lập bàn thần tài, nhưng bàn thần tài nhà em, hễ thắp hương là gặp chuyện xui xẻo, không hiểu tại sao???
@Applegriin Vậy có khi thần tài nhà bác Thần tài đểu 😂
Sáng nào em thắp nén nhang bàn thần tài là thấy công việc trôi chảy, hôm nào quên là khá dặt dẹo
ko mê tín nhưng có cái để có niềm tin 
@K2T2 em cũng không rõ nữa, có khi phải đi xem phát. Bỏ không thắp thì công việc tốt lắm, thắp hương cái là... Như tết này, chả nhẽ k thắp. Thắp xong cái toang luôn
@K2T2 mình kinh doanh tại nhà, cứ chăm chỉ làm có tâm, ko cúng bái gì hết, mọi việc đều ổn
@cristiano2 Thì tôi cũng nói để cũng cố thêm niềm tin thôi chứ vẫn phải làm chăm chỉ mới có kết quả
Mình thì thấy ai làm ăn buôn bán đều chăm chỉ khoản cúng kiếng, bất kể già trẻ. Nói chung thấy ai có nhiều thứ để mất như tiền tài, chức tước đều quan tâm đến cúng bái tâm linh, chùa chiền miếu mạo không trượt phát nào. Có thể khấn vái theo bài như các cụ thì không bằng, nhưng cúng lễ thì có khi nhiều hơn, đa dạng hơn
Ông bà: lúc sống thì không chăm tao tử tế, chết rồi cúng cúng vái vái có tác dụng chi?
@hoangdang223 có người lại bảo, lúc sống đã ko chăm tao tử tế, chết rồi cũng chả thèm thắp hương
Méo thích, đơn giản thế thôi, lý giải dài dòng mà sai.
Hồi mua nhà, chuyển vào ở mình hối tiếc nhất 1 điều là ko mạnh dạn bỏ cái bàn thờ thần linh đi cho đỡ chật, nếu là gia tiên thì sẽ để.
@taoaman Mẹ mình thờ Phật, nếu là mình chắc chỉ thờ gia tiên. Nhà mình k có ban thờ thần tài
@Jennyhp ban nhà mình ko phải thần tài, thần linh thổ địa gì đó mình cũng chả biết là thần gì. Giao thừa mình cũng chả khấn gì, vợ bảo khấn cũng chỉ vái xong vợ xuống hóa vàng
tín ngưỡng tôn giáo & khoa học, ai yêu khoa học sẽ bài trừ mê tín.
tôn giáo & tín ngưỡng ngày 1 phai nhạt do không chứng minh được qua thời gian và chỉ là fake news
@minister vậy mà rất nhiều người lại đi tin cái fake đó mới chết. Mẹ vợ em cứ đêm là ra ngồi cúng. Ngủ thì không ngủ. Suốt ngày bệnh tật
@minister còn lâu mới phai nhạt, khi không còn con ng nữa thì tôn giáo và tín ngưỡng mới mất
@farmero phai nhạt chứ ko mất nhé bác.
@somong1 ok
@minister Bữa có ông giáo sư vật lý nói Khoa học là về các quy luật vũ trụ, tôn giáo hướng dẫn về mặt đạo đức, nhưng ông nào cũng muốn áp cái của mình cho cả ông kia nên mới đánh nhau. Mình thấy cũng có lý.
Mình thì vô thần
@Jennyhp Vật lý mới là quy luật vũ trụ, các ngành khoa học khác thì còn tùy.
@TanNg vật lý là theo đuổi quy lụaat vũ trụ chứ ạ?
@TKM nói nôm vắn tắt thôi mà.
@Jennyhp Vô thần về bản chất cũng là 1 loại tín ngưỡng mà thôi.
@Jennyhp đạo đức cũng là khái niệm tương đối ở thời hiện tại.
XH hiện quá phức tạp để nói về đạo đức, đạo đức so với ai, với loài nào, thể chế nào, thời kỳ nào ... VD 1 ông đức cha vẫn có thể giảng đạo nhưng vẫn có thể làm giàu nhờ việc mua stock của các công ty tàn phá môi trường.
hay Úc có thể tận diệt hàng triệu con mèo hoang để cứu loài khác, CQ Úc không khác gì Thanos của loài mèo
khó có thể nói đó là có đạo đức hay k khi ko có hệ quy chiếu.
nên tôn giáo là guideline về mặt đạo đức có lẽ cũng là ko ổn lắm, hệ thống luật pháp mới là kim chỉ nam để định đoạt.
@1caiten vô thần (atheism) vs thế tục (secularism) là 2 khái niệm # nhau.
atheism là 1 tín ngưỡng, secularism là học thuyết. em yêu khoa học là secularism.
Mỗi lần mình về quê, là thấy ko biết bao nhiêu là phong tục hình thức cúng bái, khấn vái, thưa cụ này cụ nọ 5-6 đời trước, ôi nhức cả đầu -_-
Sau này nếu mình tiếp quản mấy cái lễ nghi này của họ nhà mình, có lẽ mình sẽ lược bớt cho con cháu đỡ nhức đầu, ví dụ như chỉ cần cúng tới đời ông bà của mình, và ông tổ khai sáng ra dòng họ (chỉ là ví dụ thôi), chứ ko càng về sau thì cái nghi thức nó càng dài ra.
Aizz, ko biết có bác nào về quê có giống như mình không...
Vợ em quan niệm đức năng thắng số, 20 năm nay giao thừa toàn ngủ khì khì để em cúng ú ớ, vào linkhay chờ tàn hương rồi đi ngủ.
@tuanha2000vn Mình vô thần nhưng vẫn thích giao thừa, một thời khắc cho những hy vọng và dự định mới
Mình vẫn cúng, nhưng không nhiều thủ tục, không đốt gì hết. Lúc cúng thì khấn thành tâm thôi
Công nghệ phát triển, niềm tin khoa học phổ cập nên niềm tin tâm linh ít đi hoặc thậm chí không còn. Dẫn theo XH ngày càng sống xa rời các bản chất tốt đẹp của con người. XH hiện đại con người chủ yếu chạy theo lối sống nhanh, sống gấp, hạnh phúc ít đi, trầm cảm tăng cao, ung thư nhiều, tỉ lệ tội phạm cũng tăng cao. Nhưng xét cho cùng, sẽ đến giai đoạn điều chỉnh. Một lúc nào đó con người sẽ lại quay về tìm lại những giá trị truyền thống, giống như trào lưu bỏ phố về rừng bây giờ.
@ChepMiph Mình vô thần nhưng tin vào tình yêu và những điều tốt đẹp.
Bạn nhầm lẫn rằng bây giờ tệ hơn hồi xưa do ít tin vào tôn giáo. Bạn thử nhìn lại quá khứ châu Âu, khi tôn giáo thống trị, người ta giết nhau dã man gấp mấy lần bây giờ. Hay những nước sùng đạo nhất hiện nay là mấy nước Iran, Arab Saudi, hay Brazil, Ba Lan, Argentina, liệu bạn có thích sống ở mấy nước đó?
-Những người theo công giáo họ vẫn tới nhà thờ ngày chủ nhật.
-Người đạo hồi vẫn lạy đức allah vào mỗi giờ nhất định (nhiều dòng còn ngày 3 lần)
-Người theo đạo phật họ vẫn ăn chay
-Người theo đạo Hindu...
=>Tại sao theo đạo mẫu , phong tục tập quán lại là mê tín ?
=>Tại sao ta phải cố chứng minh mình văn minh khi chê "cúng bái" là mê tín ?
=>Ai tín kệ họ , bạn không tín cũng có ai chê bạn đẩu nhỉ ?
=> Chắc gì người vô thần đã văn minh và nhân văn hơn người có tín ngưỡng ? (Cái này có nhiều bài nghiên cứu rồi nhé)
=
@KiuPit
Những câu hỏi của bạn đặt ra, nếu để dành cho những người vô thần không cúng bái, thì lại chưa hợp lý lắm.
=>Tại sao theo đạo mẫu, phong tục tập quán lại là mê tín?
Nếu theo đạo mẫu không mê tín, phải chăng các đạo kia là mê tín? Nói chung theo một đạo, thì về cơ bản các đạo khác là mê tín. Mình đã từng xem một clip một gia đình theo đạo gì đó ném bát hương tổ tiên ra ngoài và thay vào bàn thờ Chúa và nói đó là mê tín.
=>Tại sao ta phải cố chứng minh mình văn minh khi chê "cúng bái" là mê tín ?
Tôi chưa thấy ai cố chứng minh cả. Hầu hết những người không cúng bái vì không tin, thế thôi. Họ về quê thì vẫn nhập gia tuỳ tục, thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên. Không phải vì tin vào linh hồn, mà vì để tưởng nhớ.
=>Ai tín kệ họ , bạn không tín cũng có ai chê bạn đẩu nhỉ ?
Đấy là bạn chưa nghiệm thôi, nhiều tình huống oái oăm. Ví dụ đôi yêu nhau về bố mẹ bắt bỏ vì thầy bói bảo thế chẳng hạn.
=> Chắc gì người vô thần đã văn minh và nhân văn hơn người có tín ngưỡng ? (Cái này có nhiều bài nghiên cứu rồi nhé)
Bài nghiên cứu nào thế? Mình thì không cho là vô thần thì dẫn đến văn minh. Nhưng chiều ngược lại thì có vẻ. Bằng chứng là tỷ lệ vô thần ở các quốc gia có chỉ số HDI cao như Bắc Âu tăng lên. Các quốc gia này cách đây chỉ hơn thế kỷ thì đạo Tin Lành gần như 100%. Giờ thì tỉ lệ vô thần chắc cỡ 1 nửa. Còn cá nhân mình trải nghiệm ở Na Uy thì chỉ chưa quen ai người Na Uy sùng tín cả. Nói chung khi cuộc sống con người đầy đủ và giáo dục không bị nhồi sọ từ bé, thì nhu cầu bấu víu vào tôn giáo sẽ giảm. Con người sinh ra vốn vô thần, đồng ý không?
@goldensea80 chắc "Văn" của tôi ko hay nên bạn không hiểu và comments lạc đề thì phải
Cơ mà lạc đề nhưng văn của bạn mâu thuẫn quá
@KiuPit Tôi chỉ bàn về các câu hỏi của bạn-chứ không phải trả lời. Còn mẫu thuẫn ra sao xin bạn chỉ giáo.
@goldensea80 Ý tưởng rằng có 1 ai đó luôn lắng nghe và yêu thương bạn, chỉ lối dẫn đường bất kể khi nào bạn khó khăn thật là quyến rũ. Tuy nhiên rất buồn là tui k thấy bằng chứng xác đáng nào về việc đó
@goldensea80 Thôi , năm mới mình không có time tranh luận kỹ , mình chỉ có vài điểm để nói thế này .
1-Đọc văn thì hiểu theo tổng quát , đừng cắt ý từng đoạn bình luận giống nhà báo nó sẽ ra ý khác.
2-Mình đang bảo vệ văn hóa phi vật thể và yêu cầu tôn trọng chứ không phải bắc bỏ nó , vì trong các lễ nghĩa tôn giáo thì việc thờ cúng của vn mất ít thời gian nhất rồi (1 tháng có 2 lần , mỗi lần nửa tiếng ,1 năm 24 lần thêm 2-3 lần giỗ lễ nữa) trong khi các tôn giáo khác còn tốn nhiều thời gian theo tuần và ngày.
3-Mình bảo vệ ở đây là các hình thức cúng bái lễ nghĩa chính thống chứ không phải các giáo phái phạm pháp , bói toán buôn thần bán thánh như bạn nói, bọn đấy bị bắt và sẽ bị bắt.
4-Đồng ý thắp hương là sự liên kết lễ nghĩa , tưởng nhớ ,mình thấy nhiều bạn bắc bỏ cả việc lập bàn thờ , hương nhan, vàng mã (vàng mã cũng là một nét truyền thống, nhưng vừa đủ ko bị quá đà) , vì vậy mói có chuyện để nói.
5-nghiên cứu về tôn giáo có rất nhiều , thậm chí có nghiên cứu trong 3 đời giữa những gia đình có tôn giáo và không , người ta thấy tỷ lẹ con cái thành công ở gia đình có tôn giáo cao hơn (mình đọc lâu rồi khi nào rảnh mình sẽ search lại)."Tôn giáo chính thống"nó ko phải cầu xin mà là giúp con người yêu thương có trách nhiệm, kỷ luật hơn.
Thân
@KiuPit Hình như bạn lẫn lộn các khái niệm tôn giáo. Thờ cúng theo ý bạn chắc là Đạo thờ ông bà tổ tiên. Cái này tôi thấy hiếm ai phản đối vì nó là 1 hình thức hiếu kính nhớ ơn cha mẹ, đã ăn sâu vào người VN như bài học đạo đức.
Đốt vàng mã du nhập từ đạo giáo, k liên quan đến tục thờ tổ tiên của người VN hay đạo Phật.
Còn ý bạn bên trên nói là các tôn giáo khác, như Thiên chúa giáo, Phật giáo ( k phải ở khía cạnh 1 học thuyết), Hồi giáo...
Thật tình cờ là các nước giàu và văn minh nhất hiện nay là các nước tỷ lệ vô thần nhiều, các nước sùng đạo nhất thì hoặc nghèo hoặc bị coi kém văn minh. Nên tôi thật nghi ngờ kết quả nghiên cứu ba đời bạn nói.
Tôi cũng thấy rằng các tôn giáo phần lớn hướng con người tới cái thiện, nhưng đáng tiếc thường bị lợi dụng vặn vẹo vì mục đích riêng, và hay ghen tị với tôn giáo khác
@KiuPit Tôi có thắc mắc nữa là tại sao những người vô thần k thể sống tử tế và có trách nhiệm?
@Jennyhp Mình vô thần, không cúng bái, lễ lạt, có thắp hương tổ tiên theo phong tục thôi. Nhưng từ 25 năm nay kể từ khi tiếp xúc với người thiên chúa giáo và phật giáo thì quan sát thấy hầu hết người mình biết theo tôn giáo đều trở nên tốt đẹp hơn. Vậy nên mình nghĩ bạn Kupit đúng.
Tất nhiên trong tôn giáo cũng có người nọ người kia, cũng như người vô thần thì có người tử tế, kẻ sát nhân,. nên đánh giá ở mức mặt bằng chung thôi chứ không nói từng ca riêng lẻ.
@TanNg cố tình bắt lú câu chữ đó anh
@KiuPit
Cái "đại ý" của bạn toát ra có vẻ là kỷ thị người vô thần chứ tôi không thấy ý nào là bảo vệ văn hoá phi vật thể như bạn nói.
Tiếp theo ý của anh Tân, mình cũng có nhiều người quen theo công giáo và chịu ơn nhiều người. Nhưng quan điểm là tôn giáo giống như ngọn roi trong dạy con cái. Nhiều người Việt vẫn coi roi vọt là cần thiết để con khỏi hư. Và đa phần họ không sai, trong một môi trường nhiều trẻ hư thì một gia đình sử dụng cái roi tôi có thể có tác dụng. Nhưng trong môi trường lành mạnh hơn, khi bố mẹ và nhà trẻ dạy con một cách khoa học, thì ngon roi không còn cần thiết.
Vô thần không sinh ra văn minh. Ngược lại, văn minh là mầm mống của vô thần. Còn ở Việt Nam thì tôn giáo còn cần không? Mình cho là vẫn cần, chẳng hạn những hoạt động cho trẻ đến chùa tập tu nghe sư thầy giảng đạo đức, hay các bài giảng cha xứ hàng chủ nhật. Nhưng không nên phó mặc cho tôn giáo mà cần chủ động tìm hiểu về giáo dục trẻ.
@KiuPit Kiểu tranh luận của bạn rất chán. Người ta có thể không ý kiến với ý tổng thể của bạn, nhưng không đồng ý với 1 số ý nhỏ bên trong đó, đưa phản biện với những ý nhỏ đó. Thì bạn giãy nảy lên, kêu là cắt ý với cố ý bắt lú câu chữ.
@goldensea80 cảm ơn, đầy đủ!
Do tâm lý thôi,nhiều người tín thì ko nói làm gì nhưng đa phần là bán tín bán nghi kiểu có thờ có thiêng có kiêng có lành.ko cúng thì thấy thiếu thiếu nên cúng bái cho yên tâm. Nhiều người ra hầu thánh cũng chỉ là theo phong trào, hoặc đôi lúc mất niềm tin vào bản thân nên cậy nhờ chốn thánh thần che chở độ trì
@Duongphan84_HN đúng rồi, kiểu như vợ em vì nhà cũng làm ăn nên lười thắp hương cúng bái nhưng vẫn tin lắm, nhất là khi có chuyện xấu gì xảy ra thì càng tin, hoặc lúc chăm chỉ cúng bái hương khấn mà làm ăn thuận lợi thì lại cho là đc phù hộ
Về vụ này ngưỡng mộ người Nhật. Họ gìn giữ truyền thống khá ổn.(Bản thân mình không tin vào việc cúng kiếng)
Mình không tin thờ cúng, hồi trẻ thì phản đối/phê phán dữ lắm nhưng giờ thấy ông bà cũng nhiều tuổi rồi, mình không cần phải chứng minh, chứng tỏ điều gì nữa. Hiện giờ thì sắp xếp ở mức đủ để cân bằng:
- Coi thắp hương là để tưởng nhớ người thân đã khuất, như 1 phút mặc niệm, tuyệt nhiên không cầu khấn gì. Cũng không bao giờ mua/đốt vàng mã.
- Lúc làm tủ bếp thì còn dư 1 khoảng trống trên nóc tủ lạnh nên đóng thành 1 ngăn có thể thờ được, trông vẫn đồng nhất style chứ không bị nặng nề, không quan tâm tới hướng.
- Thi thoảng ông bà đến chơi và ở lại thì vẫn có chỗ hoạt động tâm linh nếu muốn.
- Lễ Tết có thắp nén hương cho thơm nhà, cũng để duy trì truyền thống từ nhỏ và nhắc cho bọn trẻ con biết hôm nay là ngày gì.
Nói chung mình duy trì hoạt động này ở mức tối giản như 1 sợi dây kết nối với thế hệ trước. Giữ cho gia đình hài hòa, có chuyện để nói, có việc chung để cùng làm là vui rồi.
@tungns Giống mình. Mình ở nước ngoài không dùng hương nhưng thắp nến.
Đang ở trọ có cái bàn thờ của nhà chủ để lại mà 1 15 hàng tháng vẫn thắp hương khấn vái vài câu. Không vàng mã gì
nhà mình cũng chỉ thắp hương bình thường, chả thuộc bài cúng nào. Thành tâm là chính. Đôi khi nghĩ chỉ là nghi thức để mình cầu chúc cho gia đình, người thân khoẻ mạnh, mọi việc thuận lợi thôi.
Lúc vợ nó lắm mồm , quang quác ... Là e thắp 3 nén hương , thỉnh một hồi chuông >>> đầu bên kia tự khắc im (bác nào hay nhậu áp dụng hơi bị đc của nó)
Mình vô thần. Nhưng vẫn chuyện thắp hương ngày tết là một phong tục đẹp để tưởng nhớ tổ tiên cội nguồn. Cũng như tục tắm lá thơm (cây rau mùi).
Lúc trẻ đôi mươi mình ko tin chuyện cúng bái, thần linh lắm. Nhưng càng lớn càng tin và cũng có xu hướng hướng phật, muốn đi chùa chiền nhiều hơn. Xã hội phát triển, thấy văn hóa tâm linh cũng phát triển theo, chứ mai một đi là thấy xh đang đi xuống ấy chứ
Mình chắc là người cúng kiếng nhiều nhất trên linkhay quá.
Mỗi năm nhà có khoảng 13 cái đám giỗ. Thêm cúng rằm hàng tháng vài chỗ nên mình soạn đồ cúng chuyên nghiệp. Theo quan điểm cá nhân thì việc thờ cúng ông bà cũng giống như là báo hiếu.
Trước đây thì mình chẳng quan tâm gì đến cúng kính hay chuyện ông bà, thần linh gì cả. Từ lúc bản thân trải nghiệm thực tế những chuyện tâm linh (có bệnh thì vái tứ phương). Thì tự nhiên hướng đạo.
Hiện tại thì mình ăn chay tháng 10 ngày, có ngồi thiền, tụng kinh, gõ mõ (Tụng kinh gõ mõ từ khi 25 tuổi). Tuy nhiên mình không đi chùa, cũng không thích tham gia các hoạt động trong tôn giáo. Tới chùa thì lạy phật, tới nhà thờ thì tuân thủ theo đúng lễ nghi. Nhập gia tùy tục
.
@vutranart bác y hệt em, trước em dạng vô thần. Sau này khi trưởng thành hơn, biết và trải nghiệm nhiều hơn thì quan niệm thay đổi hoàn toàn. Và cũng thấy thoải mái hơn với các phong tục truyền thống.
Nếu cúng thì cúng cho thành tâm, hiểu rõ vì sao mình nên cúng, chứ ko nên thấy cha mẹ cúng, mọi người cúng nên mình cũng phải làm theo. Tín ngưỡng quan trọng nhất niềm tin, nếu ko tin thì đừng làm.
Xã hội kém phát triển, thiếu minh bạch và công bằng thì càng mê tín. Với mình thì chỉ cúng để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, sống thật lương thiên vậy là đủ
nghe đồn ông Jesu cấm được quỳ lạy thờ phụng ai ngoài ổng
Điều răn số 1
)
@Ufodanger Mình cũng rất lă tăn cái này, mà chưa biết kiếm ai để hỏi 🤔
Tôi ko hiểu cái icon mặt cười cuối cùng trong dòng bình luận trên có ý nghĩa giải thích rằng bạn đang đùa hay ko? Nhưng bạn nên lưu ý là khi nói về tôn giáo, điều tối kỵ là cấm đùa giỡn với nó, vì như thế sẽ rất dễ gây ra "chiến tranh".
Giờ tôi giả thiết là bạn không đùa giỡn. Và như thế, tôi xin đính chính lại là bạn đã nói sai 3 điều trong câu nói đó như sau:
1. Mười (10) điều răn Đức Chúa Trời lá do Thiên Chúa phán truyền lại cho ông Môsê xảy ra vào thời Cựu Ước. Những gì xảy ra kễ từ sau khi Chúa Giêsu ra đời vào năm thứ 0 trước/sau Công Nguyên (cứ giả sử là Chúa Giêsu sinh vào khoảng đấy, do hiện nay chả có ai chứng minh Ngài được sinh cụ thể vào năm nào) thì được tính là "Tân Ước". Vì vậy nếu cho rằng 1 người được sinh ra ở tương lai(Tân Ước) lại có thể đi "cấm" 1 vấn đề nào đó từng được qui định trong quá khứ(Cựu Ước) thì nghe nó có vẻ chói tai!!!
Thật ra thì nếu nói như thế (Chúa Giêsu "cấm"
cũng có phần tương đối (hoặc gián tiếp) đúng mà thôi. Bởi vì đạo Công Giáo coi Thiên Chúa gồm có 3 ngôi, mà trong đó ngôi thứ 2 lại chính là Chúa Giêsu.
2. Dùng từ "cấm" là cách dùng từ hoàn toàn sai. Nếu gọi răn thì nghe còn có lý. Bởi vì theo tín lý của đạo Công Giáo (cụ thể hơn là ở sách Sáng Thế), Thiên Chúa Cha (Đấng tạo dụng trời đất và vũ trụ, con người); khi Ngài sáng tạo ra loài người, Ngàu đã hứa là sẽ để cho loài người có toàn quyền TỰ DO (làm theo ý muốn lựa chọn) cho mình. Thành ra nếu bạn tin vào bói toán, đốt vàng mã... thì cứ việc (tự do mà làm), nhưng nếu bạn đã tuyên thệ là bạn sẽ đi theo "tui", thì bạn ko thể phản bội tui được. Nó cũng giống y như khi bạn gia nhập vào Đoàn, vào Đảng CSVN thì bạn cũng phải tuyên thệ là bạn sẽ trung thành với cái tập thể ấy vậy. Tổ chức nào nó cũng có nội qui riêng của nó mà.
Nếu bạn để ý kỹ, sẽ thấy 1 người có đạo Công giáo, khi đi viếng đám ma của 1 gia đình bên Phật giáo, mà lúc ấy có bàn thờ Phật để ngay trước cửa, thì hành động của họ đa số sẽ như sau:
2.1. Nếu là 1 người theo đạo Phật(hoặc đạo khác ngoài Thiên Chúa giáo) đa số họ sẽ thắp nhang ở bàn thờ Phật trước, sau đó họ sẽ thắp nhang trước linh cửu người chết sau.
2.2. Nếu là 1 người có đạo Công giáo, họ sẽ đi ngang bàn thờ Phật mà "vờ" (như không thấy). Hoặc bất quá, họ chỉ chấp tay xá ở bàn thờ Phật mà thôi. Họ hầu như sẽ ko thắp nhang và vái lạy bàn thồ Phật như 2.1 (nếu có làm điều đó, họ buộc phải đi xưng tội). Nhưng mà điều đồng nhất sau đó, là họ vẫn sẽ thắp nhang và vái lạy trước linh cửu người chết.
3. Nếu bạn đã biết nói đến điều thứ 1, ắt hẳn sẽ biết luôn nội dung của điều thứ 4 chứ?
Và tôi cần nhắc cho bạn biết rằng, ngoài mục 2.2 như đã nói ở trên, thì 1 người có đạo Công giáo vẫn có thể quỳ lạy thờ phụng tổ tiên ông bà cha mẹ của mình như thường. Có điều là họ không làm đám giỗ như đa số người Việt khác. Thay thế cho hành động tưởng nhớ ông bà tổ tiên thì họ sẽ làm cách khác, đó là họ sẽ "xin lễ".
Nhân tiện đây, tôi cũng muốn nói rõ cho những ai ko thể phân biệt, rằng đạo Công Giáo (có cùng chung 1 Hội Thánh tại Vatican) chỉ là 1 nhánh của Thiên Chúa giáo. Hoặc là Hồi Giáo cũng là 1 nhánh của Thiên Chúa giáo (vì tất cả họ đều thờ chung 1 Thiên Chúa). Thành ra muốn gọi tên 1 cái đạo cụ thể nào, thì trước hết cần phải hiểu và phân biệt được chúng. Ở trên có 1 số bình luận gọi tên là Thiên Chúa giáo nhưng lại hàm ý nói về đạo Công giáo!
Ngày xưa tôi cũng là 1 thằng vô thần, lúc đó tôi chỉ tin vào khoa học. Bởi vì tôi thấy khoa học muốn nói 1 điều gì ra, thỉ điều CHỨNG MINH là nó đúng. Nhưng bằng những trải nghiệm sống xuyên suốt mấy chục năm trời, tôi nghiệm ra rằng, ko phãi thứ gì trên đời này cũng có thể đem ra để CHỨNG MINH được. Có những điều mà mình cần TIN là nó đúng (nhưng ko thể nào CHỨNG MINH được nó). Vì chỉ là TIN, cho nên có thể dẫn đến chuyện sẽ tranh cải, rằng NIỀM TIN của tôi thì sẽ đúng hơn NIỀM TIN của bạn. Vì lẻ đó, tôn giáo là 1 trong 3 chủ đề mà lúc nào đem nó ra tranh cải, cũng ko bao giờ có thế nói dứt hết được (do ai cúng nói đạo của tôi mới là đúng). Ba chủ đề đó là chính trị (thí dụ như Công hòa vs Dân Chủ), tôn giáo và địa phương vủng miền (Bắc Kỳ với lại Nam Bộ).Tuy nhiên, ở riêng tôi, tuy tôi đang bảo vệ tín lý của đạo mà tôi đang theo, tôi vẫn ko hề đùa cợt mỉa mai hay nói xấu đạo khác. Tôi cũng ko công khai chê trách tín lý của các đạo khác là sai lầm mê tín gì cả.
@sinau Tôi chỉ muốn tìm hiểu nên bạn coi như 1 câu hỏi cần trả lời chứ k phê phán hay chê trách. Tôi k hiểu “anh theo tui thì k thể phản bội tui” là có ý gì. Việc gia nhập 2 hội cùng 1 lúc vì tui thấy 2 hội đều có cái hay tui muốn học hỏi thì sao gọi là phản bội?
Tui luôn cho rằng Chúa là đấng cao cả, mấy đảng phái có thể bè cánh hẹp hòi chứ Chúa thì k
À câu hỏi của bạn lại dễ dàng trả lời hơn. Với lại tôi có thể cảm nhận 1 cách rõ ràng, ai là người hỏi tri thức thật tình. Còn ai là người mỉa mai châm biếm.
1. Như đã nói ở trên, bất cứ 1 tổ chức nào cũng có nội qui riêng của nó cả (giống như điều lệ đảng chẳng hạn). Nếu bạn chấp nhận nội qui ấy thì bạn hãy đồng ý tuyên thệ gia nhập. Nói thí dụ nhé, bạn là người chỉ thích ăn thịt, còn khi ăn rau thì đầu nhức như búa bổ. Nhưng khi bạn chấp nhận qui y để vào cửa Phật, nếu bạn nhắm là mình có thể ăn chay trường quanh năm suốt tháng thì hãy qui y, nếu ko thì thôi.
Nói đến đây có lẻ sẽ có thêm nhiều người thắc mắc, ủa lúc mới vừa sinh ra, còn ẵm ngữa đỏ hỏn, thì tui được ba mẹ xách tui đến nhà thờ để rửa rội. Lúc ấy thì làm sao mà tui có ý thức để gọi là "tuyên thệ". Thì xin trả lời rằng, con nít sau khi đi học giáo lý để tìm hiểu về tín lý của đạo, mà đã hoán tất chương trình học, đạt đủ tuổi để hiểu biết, sẽ phải tuyên thệ đi theo Chúa trong 1 Lễ Thêm Sức khác. Khi ấy đứa trẻ đã đủ nhận thức rằng mình sẽ nên "theo" hay là không.
Vì vậy ở "nội qui" thứ nhất, Thiên Chúa đã răn ko được làm tôi mà thờ 2 vua, thì mình cứ căng theo nội qui ấy mà làm.
2. Các tổ chức/thập thể thì có hằng hà sa số. Nhưng mà có khi thì chúng bổ trợ cho nhau, nhưng cũng có khi là chúng đối đầu nhau. Thí dụ tôi có thể vừa tham gia Hội Phụ nữ người cao tuổi, Hội Chữ Thập Đỏ và Hội các bà mẹ Công giáo. Cái đó ko ai cấm. Nhưng mà bạn ko thể vừa gia nhập hôi đàn ông chưa vợ, mà cũng vừa ở hội con gái đang đi tìm bạch mã hoàng tử. Dĩ nhiên là bạn có thể lén lút tham gia cả 2 bên, nhưng khi họ phát hiện ra giới tính thật của bạn thì họ sẽ khai trừ bạn ở 1 bên nào đấy.
Hay là mình nói về chuyện "chiêu hồi" ở trước năm 1975 đi. Khi gia nhập ĐCSVN, thì bạn đã tuyên thệ là mình sẽ trung thành với đảng. Ko lý gì bây giờ mình lại quay về trùm bao bố đi chỉ mặt đồng đội của mình khi trước.
3. Giờ thì tôi quay về câu hỏi chính của bạn. Cũng nhân tiện nói về tên của các tôn giáo, như đã nói ở trên, cho mọi người hiểu chính xác hơn.
3.1 Có 1 tôn giáo rất lớn được gọi là Thiên Chúa giáo. Họ duy trì tín lý của độc thần giáo. Có nghĩa là họ chỉ tin duy nhất có 1 vị thần là Thiên Chúa, là Đấng tạo hóa, Người tạo thành trời đất mà thôi.
Các tôn giáo đi theo tín ngưỡng như vầy gồm có Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo.
Nhánh Kitô giáo thì tin rằng, Thiên Chúa ở ngôi 2, là Chúa Giêsu Kitô (Christ), xuống trần làm người, để cứu độ cho chúng sinh. Vì lúc ấy vẫn chưa có "con đường" đi đúng (theo ý Thiên Chúa Cha) để giải thoát cho các linh hồn thoát khỏi tội lỗi, sau khi họ đã chết.
Nhánh Kitô giáo thì cũng chia làm nhiều nhánh con tiếp tục, gồm có (và có thể còn có nhiều nhánh phụ khác ko kể ra):
3.1.1 Công giáo La Mã : đặt Tòa Thánh ở Vatican. Đây được coi là Hội Thánh tông truyền, vì do vị Thánh Tông Đồ đứng đầu là Thánh Phêrô sáng lập.
3.1.2: Chính thống giáo: ly giáo ở khoảng thế kỷ 11. Đây là tôn giáo mà thủ thành Đặng Văn Lâm đang theo. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy Văn Lâm, khi làm dấu Thánh giá đến đoạn Chúa Thánh Thần, sẽ đưa tay qua vai phải trước và trái sau (còn Công giáo thì làm ngược lại). Do ở Nga, đa số dân chúng đều theo Chính Thống giáo.
3.1.3 Anh Giáo: do vua Henry VIII muốn lấy vợ 2, nên ly giáo vào khoảng thế kỷ 16.
3.1.4 Tin Lành: do tu sĩ Martin Luther sáng lập khoảng thế kỷ thứ 16.
Vì đi theo hệ tư tưởng của độc thần giáo, cho nên tín đồ của Thiên Chúa giáo sẽ ko chấp nhận có một vị Thần thứ 2 khác xuất hiện trong tín ngưỡng của mình.
@sinau Mình đã đọc qua 1 số sách tôn giáo nên cũng đã có những hiểu biết nhất định.
Thiên chúa giáo là tín ngưỡng độc thần, họ cho rằng Chúa là tuyệt nhất và k chấp nhận những ai nghĩ khác vào hội. Cái này hiểu được vì họ là con người, có quyền dung nạp những ai giống mình hay k.
Nhưng 10 điều răn của Chúa là điều Chúa nói ra. Và điều đầu tiên ngài nói rằng ai theo ta thì k được theo người khác. Mỗi quy định đều có ý nghĩa. Tất nhiên ai muốn tham gia thì phải theo rồi, nhưng tại sao Chúa lại nói như vậy? Ví dụ Phật ăn chay vì k muốn sát sinh, vậy lý do ẩn sau lời răn của Chúa là gì?
Ta có thể yêu cả bố và mẹ, yêu người này k có nghĩa là phản bội người kia
@Jennyhp Vì khi ai đó “theo” Chúa nghĩa là họ phải vâng theo lề luật và giáo lý của Ngài. Nếu “theo” người khác thì có nghĩa người đó đang tin vào giáo lý của bên kia hơn. Điều đó có nghĩa là người đó ko tin vào Đấng nào cả mà đang đi tìm cái hay cái đẹp để học tập.
Bạn có thể yêu bố mẹ, vợ con, bạn bè. Nhưng bạn không thể cùng lúc yêu 2 vợ vì bạn thấy 1 cô làm tình giỏi 1 cô chăm gia đình giỏi, cũng ko thể cùng lúc theo Đảng Cộng Hoà mà lại gia nhập thêm Đảng Cộng Sản vì bạn thấy cả hai đều hay.
@VincenteNam Chúng ta k thể lấy 2 cô vì tình yêu nam nữ là tình cảm hẹp hòi, nên mới có ghen tuông phản bội. Đảng phái cũng vậy.
Tình yêu con người dành cho Chúa có thể hẹp hòi, nhưng Chúa thì k thể hẹp hòi
@Jennyhpnếu nói về tâm linh, con người có thể hay có quyền phán xét hay có đủ trí tuệ để phán xét Thiên Chúa hay Đức Phật ko?
@VincenteNam Nếu nói như vậy, diễn giải thẳng ra có nghĩa các Ngài ấy là chân lý, nếu cái gì sai là do con người dốt k hiểu. Vậy còn cần gì thắc mắc chi cho mệt.
Và nói người ta mê muội cuồng tín cũng đúng luôn.
Tại sao chúng ta không được phán xét Chúa hay Phật mà lại được phán xét các giáo phái mới nổi? Đừng nói đây là tôn giáo chính thống kia là tà giáo, nếu chỉ được tin không nghi ngờ thì đâu biết cái nào chính cái nào tà?
@Jennyhp @sinau
Nói chuyện ngoài lề tý, theo Yuval Noah Harari toàn bộ nền văn minh loàn người được phát triển và xây dựng dựa trên những niềm tin vào các huyền thoại, mà tôn giáo chỉ là một phần trong đó. Sức mạnh gắn kết của nó gắn kết và giúp chiến thắng các bộ tộc có niềm tin yếu hơn, hoặc đẩy cả loài người Neanderthal vào tuyệt chủng, mặc dù họ có nhiều điểm vượt trội về thể lực. Thế nên xét về tiến hoá xã hội, đức tin (vào huyền thoại) là có ích. Nên theo mình, sự thôi thúc phải tin vào cái gì đó lớn hơn bản thân là đặc trưng chung của con người. Ở VN, chắc 90% ghi vào lý lịch tôn giáo: Không, nhưng đều tín vào cái gì đó cả.
Nói chung mình ít khi tranh luận sâu về tôn giáo với các bạn theo đạo, bởi mình tôn trọng niềm tin ấy. Hoặc có những người trong hoàn cảnh bất hạnh chỉ có niềm tin tôn giáo là thứ an ủi tốt nhất, thì càng không nên. Để là người vô thần, mình tự thấy phải là người may mắn. Mình thường chỉ tranh luận nếu ai đó định convert mình, hoặc ai đó thực sự cởi mở, hoặc niềm tin của ai đó dẫn đến hành động ảnh hưởng đến mình.
@Jennyhp có một lý thuyết thế này là " We are one " tức là tất cả mọi sinh linh khi đi đến cuối cùng trên hành trình qua hàng ngàn kiếp sống, học hết tất cả bài học, sẽ hợp nhất lại vs tất cả ( kể cả với Chúa ), lúc này thì chúng ta là Chúa, là Phật là blah blah... ở trạng thái đạt tới chân lý này thì ko còn gì khác để kinh nghiệm, thế nên bạn có thể hiểu điều răn đấy là ngoài Ta ra thì KO CÒN GÌ KHÁC để theo ( vì lúc này mọi thứ chúng ta theo đều quy về 1 mối r )
@sinau Giải thích rõ ràng đầy đủ và đúng thứ e tìm kiếm.
@Jennyhp bạn nên google kỹ trước xem tôn giáo là gì, giáo lý của Đức Jesus, Đức Phật như thế nào rồi hay tranh luận và thắc mắc. Còn nói như bạn thì ko ai giải thích hết cho bạn được đâu.
Người trẻ thường không cúng vì lý do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc thờ cúng.
Khi còn trẻ mình ghét đi chùa vì coi đó là mê tín dị đoan, k thờ cúng vì k quan tâm. Theo bố mẹ đi chùa nhưng luôn đứng ở bên ngoài, không thắp hương, không khấn vái, hay cầu xin. Đơn giản không tín.
Khi bắt đầu đi làm, có thời gian chán nản với công việc và cuộc sống, có lên chùa tập tu khoảng nửa tháng. Trong nửa tháng ấy, đọc qua nhiều sách nhà Phật đồng thời được các sư thầy giảng dậy cho 1 số bài pháp. Sau khi hết khóa về, mình nhận ra 1 số điều, Phật pháp hay bất cứ đạo nào cũng hướng con người đến điều thiện.
Việc cúng bái theo Phật giáo cũng là để con người tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã sinh ra và có ơn với chúng ta.
Mình là 1 người theo quan điểm vô thần, là 1 người nghiên cứu khoa học nên k nặng nề về tín ngưỡng. Với việc cúng bái vẫn duy trì như 1 truyền thống, nhưng thay vì cúng gà xôi thì cũng thể cúng pizza hay mì ý còn món tiền vàng có thể miễn. Lên chùa mục đích để vãn cảnh, để tịnh tâm, để tự nhắc nhở mình phải luôn hướng thiện: dù có khó khăn k được tuyệt vọng mà hãy nghĩ hướng đến điều tích cực và quan trọng nhất dù thế nào cũng k đc làm điều ác.
Mình thi thoảng bảo bọn Tây nó có thờ cúng gì đâu mà vẫn ăn lên làm ra, khỏe mạnh ... Thế là bị chửi SML
@NhinChiRuaChu "Nước ngoài" họ nhiều tôn giáo lắm , sao bạn biết nó ko thờ cúng gì ?
Nổi tiếng là Tom cruise công khai theo Scientology .
Công giáo , tin lành , công giáo roma maria, kito , hindu , hồi giáo...
Họ đi cầu nguyện còn hơn mình cúng bái nhé.
@KiuPit Bọn Tây nói chung là theo Thiên chúa giáo đấy bro. Thờ cúng ở đây đơn giản là thắp hương lễ bái, xin thần xin phật thôi. Mấy cái tôn giáo thiểu số kia thì không quan tâm nhé.
Vô thần hay có thần thì đều là tín ngưỡng mà thôi.
7 năm trước tôi cũng nghĩ mình là người vô thần. Cho đến khi có duyên gặp phải 2 việc mà nó khiến tôi tin vào việc có thần linh.
Tuy nhiên tôi lại ko chắc rằng việc thờ cúng hay đi nhà thờ nó lại mang ý nghĩa là một mối liên kết nào với thánh thần hay tổ tiên.
Linkhay
https://vietcetera.com/vn/ai-la-ai-la...
E cũng thuộc dạng cực kỳ ít thờ cúng hay quan tâm tới các nghi lễ tâm linh, thờ tự vì nghĩ mình thuộc tuýp người không mê tín dị đoan, có làm cũng chỉ làm qua qua đại khái. Mọi năm toàn bố e lo moi thứ từ a-z, năm ngoái bố e mất nên tết năm nay phải tự tay làm từ a-z, từ sắm sửa, vệ sinh, dọn dẹp ban thờ, tỉa chân hương....... mà trước đó mình lại chẳng mấy khi xem bố làm nên coi như là chẳng biết gì, lúc đấy mới nhận ra sao trước kia mình không giúp bố làm rồi học hỏi nhỉ. Từ đó e mới nhận thấy rằng việc thờ cúng, lễ bái về cơ bản nó không phải là hình thức mê tín dị đoan. Theo e nó là một hình thức kết nối truyền thống, tưởng nhớ về công ơn sinh thành của ông, bà, cha, mẹ. Từ đó khi ta thực hiện các nghi thức thờ cúng ta nhớ về những người đã khuất, nhớ tới cội nguồn, gốc rễ của mình.
Tiếp nữa là mỗi khi ta khấn vái thường nói lên những mong ước, ý niệm của mình, mong sự bình an tới với những người thân của mình, rồi những thăng tiến trong sự nghiệp, trong kinh doanh, đó chính là mong muốn của mình rồi từ đó mà người ta có thể cố gắng, phấn đấu, luôn nhắc nhở trong đầu...
Sau này con e lớn lên e sẽ dần dần dạy dỗ nó những nghi thức cơ bản chứ không để nó như e ko biết một cái gì dc. E tin một đứa trẻ mà hiểu dc giá trị đạo lý của việc biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của ông, bà, cha, mẹ... qua những nghi thức thờ cúng vẫn tốt hơn là chỉ biết học hành, chơi đùa chẳng quan tâm gì tới những thứ đó làm mai một đi những net văn hóa truyền thống.
@iloveyouso Vậy là bạn chỉ theo tín ngưỡng Thờ cúng ông bà tổ tiên. Cái này là tín ngưỡng gốc của người Việt, lẩn khuất trộn lẫn cùng các tín ngưỡng khác nhưng có lẽ đã ăn sâu vào máu của người mình nên dù với ai hay tôn giáo nào nó vẫn tồn tại. Nếu tìm hiểu thêm để hiểu tại sao mình cúng thế này hay thế kia, việc làm này có ý nghĩa gì thì càng hay hơn nữa.
Mình thì quan niệm thế này: Chừng nào còn nhiều người mua vé số thì vẫn còn nhiều người tin tưởng tâm linh hay mê tín.
Em thì có thờ cúng ông bà thôi, cha mẹ còn sống. Thần thánh thì không. Tùy mỗi người, ko tranh luận. Ai tâm linh đụng chạm mệt lắm.
Kiểu như có bệnh đi nhờ thầy lang chữa...
thật ra cái quan niệm về tâm linh hay nhất tôi thấy là tâm linh của Phật giáo thời kỳ đầu, nó quan niệm rằng:
Không cần biết những điều như tướng số, ngày tốt ngày xấu, vận mạng là có thật hay không không có thật, thì hãy luôn tập trung vào việc tích cóp những việc làm thiện một cách chậm rãi nhưng chắc chắn để mang lại một kết quả chắc chắn viên mãn. Kiểu như thay vì anh đi lừa người ta, anh tìm cách làm giàu từ đề đóm, thì anh buôn bán nhỏ lẻ, tuy nó ít lợi nhuận hơn nhưng chắc chắn có lợi nhuận, tích tiểu thành đại, còn cái việc trúng mánh kia dù cho trúng thật thì sau đó có mấy ai biết cách để giữ của? Đó là lí do thầy chùa chân chính không bao giờ khuyến khích việc thờ cúng theo kiểu mê tín dị đoan bói toán, họ đi theo con đường tích cóp chính trực.
Điều thứ hai là, nó rất đề cao bản lãnh, vào năng lực cố gắng thực sự của bản thân mỗi người: đức Phật trước khi chết đã nói, mọi thứ đã được nói hết rồi, con đường đã có, mỗi người phải tự đốt đuốc lên theo đó mà đi, không ai đi hộ được.
Tuy nhiên dòng quan niệm tâm linh này lại có phần không phù hợp với người Việt vốn có nhiều nét văn hóa tương đồng với trung quốc từ lâu đời, mà họ lại thích cái Phật giáo cải biên, trộn lẫn nhiều loại đạo từ trung quốc, thờ thêm nhiều loại phật, loại thần, ai cũng có những quyền năng ban phát giống như thần tài thần đèn, khiến cho cái việc thờ cúng ở việt nam nó nằm ở cái lằn ranh rất mong manh giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan, không chịu đề cao năng lực cải thiện ở chính bản thân mình.
Ai tin thì làm ai không tin thì không làm, nói chung là ai thích làm sao thì làm vậy, có gì đâu mà hỏi tại sao! Mình ghét nhất những người thích dạy người khác phải làm gì, giống mình mở công ty cũng có mấy đứa hỏi sao không cúng, không sợ bị phá bla bla hả, tới nhà mình không thấy bàn thờ ông công ông táo, thần tài thổ địa... hay gì hết cũng hỏi kêu cúng. Haizz