22 Bình luận
  • Scouter

    Tầm này còn việc làm là mừng rồi

  • tfmn00

    chuẩn mịa r, về làm quần quật, làm suốt k hết việc, tối làm tới 11h, sáng nào cũng kêu họp. Khổ hơn cả lên công ty nữa

  • englih

    Chuyển từ daily report sang hourly report

  • hoangdanhhuu

    Đúng là sếp sai khi yêu cầu làm việc mọi lúc, nhưng có lẽ bạn viết tâm thư nên đặt mình thêm ở 2 góc nhìn khác:

    1. Chính bản thân nhân viên:

    - Mình có đang giảm thiểu time di chuyển, chuẩn bị đồ đạc và dành time cho gia đình nhiều hơn không (tổng time trong ngày).

    - Sếp giao việc yêu cầu mình làm liên tục 8 tiếng/ngày xong rồi giờ nghỉ còn giao thêm hay là trong time hành chính đó mình không phải làm việc liên tục, vẫn có thời gian chơi với con, chăm sóc gia đình. Giả định ngày nào bạn cũng phải làm việc liên tục 8 tiếng mà sếp vẫn giao liên tục thì ta qua góc nhìn thứ 2, nếu công việc nó không liên tục, mình được nghỉ ngơi ngắt quảng thì việc làm các nhiệm vụ ngoài giờ có phải là quá đáng không.

    2. Góc nhìn của người sếp, rộng hơn là công ty:

    - Công ty không tăng lương cho nhân viên, nhưng có giảm lương của nhân viên khi WFH không, nếu có mà yêu cầu làm nhiều hơn thì phải thảo luận rõ với công ty là vì sao giảm, điều đó có đạt được thoả thuận với nhân viên không.

    - Trường hợp công ty không tăng lương, mà vẫn giữ lương, sẽ có 2 trường hợp, nhất là bạn này làm ở bộ phận kinh doanh sẽ dễ dàng nắm đc:

    + TH 1: Doanh số, Lợi nhuận của cty đạt kế hoạch dù có đang WFH. Vậy thì thảo luận với sếp về việc các chính sách cho nhân viên, thưởng cho nv kinh doanh theo KPI là điều nên.

    + TH 2: Cty bị ảnh hưởng nặng về doanh số và lợi nhuận, trong lúc vẫn duy trì mức lương, thu nhập cho nhân viên không bị giảm: Vậy, trương cương vị người lao động, đặc biệt là bộ phận kinh doanh, nhân viên có nên thể hiện thái độ cống hiến hơn không. Vì mối quan hệ lao động là win - win mà, rồi ai cũng chỉ muốn làm cho đến 17:30 dù có WFH trong lúc cty rơi vào khó khăn thì tháng sau nữa mình còn việc để làm không.

    - Đặt cương vị người sếp: Bình thường sếp có hay giao việc kiểu này không, hay chỉ lúc dịch bệnh này, sếp có chịu áp lực doanh số, lợi nhuận không, nếu có, hãy đồng cảm.

    Còn trên cương vị người sếp, cấp quản lý cần minh bạch thông tin, truyền động lực cho nhân viên cùng cố gắng, đôi lúc cứ cứng nhắc chỉ thị sẽ khiến hoạt động công ty càng khó khăn khi nhân sự làm việc không thoải mái, nên:

    - Nêu rõ lý do tại sao WFH, vì dịch bệnh, vì gì...

    - Nêu rõ các yêu cầu cơ bản của nhân sự trong time WFH,

    - Chia sẽ minh bạch kết quả kinh doanh của cty, đội nhóm mà mình quản lý vào time hiện tại và xu hướng, cũng như những áp lực mà đội nhóm mình đang gặp phải, từ đó đề xuất công khai các hoạt động mà người sếp mong muốn khi xảy ra đột xuất sẽ có thể liên hệ với nhân viên ngoài giờ làm việc.

    Hãy tích cực hoá vấn đề, đặt vị trí của mình cho sếp, sếp đặt vị trí của mình cho nhân sự để cùng nhau làm tốt WFH!

    Chúc mọi người mùa dịch an lành!

  • dn91

    Mấy sếp hiểu được nỗi niềm này ....

  • lysa6789

    Nỗi niềm bức xúc của em, có những hôm phải làm đêm, rồi chênh múi giờ, có hôm mới sáng sớm còn chưa tỉnh đã thấy điện thoại nheo nhéo rồi

  • aumi

    Mấy người này kém. Mình mà làm nhà hết giờ làm việc là off, ai nt mail mốc gì kệ

  • howto

    Ok thế đồng ý để sếp cài phần mềm theo dõi màn hình 8 tiếng làm việc đi.

    • marypham

      @howto Có thể là 1 biện pháp. nhưng nếu ko đủ 8 tiếng ko biết có bị trừ lương trên toàn nhân viên không?

    • tttue

      @howto dân kinh doanh mà. Đội này là đá đít ra đường lăn lê ấy chứ.

  • HansNam

    Đi uống bia với sếp sẽ tốt cho sự nghiệp của bạn hơn là ngồi làm OT

  • cristiano2

    Làm được thì làm, không làm được thì nghỉ làm việc khác, đôi khi chỉ đơn giản là vậy thôi

  • leonacky

    WFH có làm việc 100% không! Đếu tin!

    • marypham

      @leonacky nếu tình theo hiệu suất công việc sẽ biết được có làm hay ko thôi.

      Công việc có deadline cả mà.

Website liên kết