20
Hay
Hot 1 năm trước
vnexpress.net
Bố mẹ EQ thấp âm thầm 'hủy hoại' con trẻ
Nhiều ông bố bà mẹ ra rả rao giảng cho con đủ thứ nhưng không biết là từng hành vi của mình sẽ tác động to lớn đến sự định hình suy nghĩ và tu tưởng của trẻ
(1782 clicks) Tin cùng kênh Khoa giáo
- 1Hay
Dịch vụ viết thuê tiểu luận giá rẻ ở TpHCM, tư vấn miễn phí
Đơn vị viết thuê tiểu luận uy tín, giá rẻ tại Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội....
beebee đã gửi
- 4Hay
VnE có cái công cụ tính nồng độ cồn trong máu và bao nhiêu giờ thì hết để còn lái xe
ai vừa nhậu hôm qua vào check xem đã hết cồn chưaBình luận Loan tin - 16Hay
Kinh tế Trung Quốc từng được dự báo sẽ sớm vượt Mỹ, nhưng giờ viễn cảnh đó ngày càng xa
Hoặc có thể sẽ không bao giờ xảy ra19 Bình luận Loan tin huuduc_123569 CONGTM09 và 1 người nữa
Bản thân mình khi nuôi và dậy con luôn quan niệm:
- Mọi hành động của trẻ đều có lý do, phải cố gắng hiểu trẻ trước khi có bất cứ hành động gì
- Không được áp dụng tiêu chuẩn của người lớn với trẻ con mà cố gắn hướng dẫn (điều chỉnh hành vi) để bé nhận biết đúng-sai, nên và không nên, tốt - xấu dựa trên tiêu chuẩn chung tối thiểu của XH.
- Trải nghiệm thực tế luôn là cách giáo dục tốt nhất, nên hãy để bé được tự do trải nghiệm trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn tối thiểu (không nên và không được an toàn tuyệt đối)
- Làm bạn, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để thấu hiểu và chia sẽ với trẻ
- Tạo không gian và cơ hội cho trẻ được tự lập (từ việc nhỏ đến việc lớn). Chỉ giúp trẻ khi trẻ nhờ vả hoặc nhận thấy vấn đề vượt tầm kiểm soát của trẻ
- Cung cấp vừa đủ nhu cầu, Khuyến khích trẻ khám phá và khai phá khả năng bản thân để bù đắp vào sự thiếu hụt
- Xem trẻ thật sự là 1 thành viên trong gia đình và tôn trọng tiếng nói của trẻ. Tuy nhiên phải giúp trẻ hiểu được vai trò, trách nhiệm và giới hạn của mình trong gia đình.
- Nhẹ nhàng nhưng dứt khoát,Thể hiện sự nhất quán trong các quyết định của mình với trẻ (Nhiều cha mẹ dễ đi đến thỏa hiệp khi trẻ ăn vạ, đòi hỏi quá đáng...tạo thói quen không tốt cho trẻ)
- Đặt biệt gia đình phải nhất quán trọng cách giáo dục con từ cha mẹ đến ông bà. Tránh kiểu cha phạt, me binh, hay ông bà la mắng cha mẹ để bảo vệ cháu khi cha mẹ phạt...
Thật sự nuôi con đã khó mà dạy con còn khó hơn. Cần rất nhiều kỹ năng, kiến thức và sự bình tĩnh, thấu hiểu. VC mình may mắn khi thống nhất được với nhau cách dậy con nên mọi việc cũng tương đối nhà hạ. Hơn nữa bé cũng khá hợp tác nên lúc nào cũng vui vẻ
Cái này là phải lưu tâm này các bác, em cg phải thay đổi cách chăm sóc con mình!
Sửa dịch thuật chút. People please hàm ý là người muốn làm hài lòng người khác, dịch theo nghĩa trong bài gây hiểu sai.
@TanNg Vâng, đúng đó bác. Mà "people pleaser" thì còn đúng hơn.
@beebee Còn cái này nữa, giá mà các nhà quản lý kinh tế hiểu được cần đối xử với thị trường theo cách này
@TanNg chắc dịch là người xun xoe là OK ạ.
@ChepMiph e nghĩ dịch là “người cả nể”. Người xun xoe thì chắc là “ass kisser” 😂
@chuongtheman hihi, cảm ơn bác, dịch "cả nể" chính xác hơn đấy.
Bản thân mình khi nuôi và dậy con luôn quan niệm:
- Mọi hành động của trẻ đều có lý do, phải cố gắng hiểu trẻ trước khi có bất cứ hành động gì
- Không được áp dụng tiêu chuẩn của người lớn với trẻ con mà cố gắn hướng dẫn (điều chỉnh hành vi) để bé nhận biết đúng-sai, nên và không nên, tốt - xấu dựa trên tiêu chuẩn chung tối thiểu của XH.
- Trải nghiệm thực tế luôn là cách giáo dục tốt nhất, nên hãy để bé được tự do trải nghiệm trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn tối thiểu (không nên và không được an toàn tuyệt đối)
- Làm bạn, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để thấu hiểu và chia sẽ với trẻ
- Tạo không gian và cơ hội cho trẻ được tự lập (từ việc nhỏ đến việc lớn). Chỉ giúp trẻ khi trẻ nhờ vả hoặc nhận thấy vấn đề vượt tầm kiểm soát của trẻ
- Cung cấp vừa đủ nhu cầu, Khuyến khích trẻ khám phá và khai phá khả năng bản thân để bù đắp vào sự thiếu hụt
- Xem trẻ thật sự là 1 thành viên trong gia đình và tôn trọng tiếng nói của trẻ. Tuy nhiên phải giúp trẻ hiểu được vai trò, trách nhiệm và giới hạn của mình trong gia đình.
- Nhẹ nhàng nhưng dứt khoát,Thể hiện sự nhất quán trong các quyết định của mình với trẻ (Nhiều cha mẹ dễ đi đến thỏa hiệp khi trẻ ăn vạ, đòi hỏi quá đáng...tạo thói quen không tốt cho trẻ)
- Đặt biệt gia đình phải nhất quán trọng cách giáo dục con từ cha mẹ đến ông bà. Tránh kiểu cha phạt, me binh, hay ông bà la mắng cha mẹ để bảo vệ cháu khi cha mẹ phạt...
Thật sự nuôi con đã khó mà dạy con còn khó hơn. Cần rất nhiều kỹ năng, kiến thức và sự bình tĩnh, thấu hiểu. VC mình may mắn khi thống nhất được với nhau cách dậy con nên mọi việc cũng tương đối nhà hạ. Hơn nữa bé cũng khá hợp tác nên lúc nào cũng vui vẻ
@minhsong sống với ông bà để áp dụng thế này thì cũng phải đấu tranh mệt phết bác ạ, nhất là các ông bà ở nông thôn quen chiều cháu và nuôi con cháu theo bản năng
@Lazy_Girl ôb thành phố thậm chí làm ngành y và đi nc ngoái như bố mẹ mình còn đấu tranh hết hơi.
Cũng hơi khó hiểu tại sao ôb lại gò bố mẹ vào khuôn khổ "con ng ta" nhưng các cháu lại "nó còn bé thik thì cho nó đi"
@Lazy_Girl mình thể hiện quan điểm và dứt khoát ngay từ đầu. Cũng đã bị ba mẹ vợ la, lườm các kiểu nhưng mình cương quyết và thể hiện rõ quan điểm nên ông bà cũng chấp nhận. Rồi dần đần ông bà thấy con thật sự ngoan và phát triển tốt nên ông bà vui vẻ chấp nhận luôn.
@kurana quan niệm con nít còn nhỏ không biết gì là nguyên nhận của nhiều vấn đề, đặc biệt làm cho bản thân trẻ lúc nào cũng nghĩ mình còn nhỏ và không muốn lớn để lúc nhận được các đặc quyền do đó làm chậm sự trưởng thành của trẻ.
Mình bắt đầu dạy con từ rất sớm và chưa bao giờ cho trẻ có suy nghĩ những đắc ân mà trẻ có là vì nó còn nhỏ. Trẻ có thể sai nhưng chắc chắn phải điều chỉnh chứ ko làm lơ cho qua dù bất cứ lý do gì.
Dậy dỗ và điều chỉnh hành vi càng sớm thì quá trình càng nhẹ nhàng. Nó là quá trình dài, ngày qua ngày, từng chút từng chút một
vất vả nhưng thú vị
@minhsong Sao bác biết được trẻ con không phải là không biết gì, mà bác lại viết là "cố gắn hướng dẫn (điều chỉnh hành vi) để bé nhận biết đúng-sai, nên và không nên, tốt - xấu dựa trên tiêu chuẩn chung tối thiểu của XH."?! Quả thật rất khó hiểu.
Tiêu chuẩn chung của XH là cái vứt đi, sao lại bắt trẻ con phải điều chỉnh theo tiêu chuẩn của XH? Kích thích óc quan sát, tư duy nhận biết của trẻ là đúng nhưng đừng điều chỉnh, gán ghép hay áp đặt bất kì một tiêu chuẩn nào lên trẻ cả. Đứa trẻ như vậy vô hình khác nào sống trong cũi cả tuổi thơ, và lớn lên sẽ không thể bứt phá ra được lối mòn của XH là học 1 trường tốt, ra trường kiếm việc tốt, lương cao, hoặc lập 1 công ty, có gia đình (chủ yếu kết hôn có khi cũng dựa trên tiêu chuẩn XH), có con và một vòng quay lặp lại nhưng cực kì bó buộc và vô vị, trống rỗng, hoặc tự giả mình làm cho nó thú vị cũng chính bằng những sản phẩm của XH như tích luỹ nhiều tiền tài, của cải, vật chất, danh vọng, quyền lực, địa vị hơn.
@ChepMiph Bác chắc chưa hiểu hết ý của mình. Mình chỉ hướng đến tiêu chuẩn TỐI THIÊU của XH chứ không nhắm đến một tiêu chuẩn cụ thể bào cả. Các tiêu chuẩn đó rất đơn giản như: chào hỏi, cảm ơn, vâng dạ, không đánh l, cắn bạn, thể hiện tình cảm….
Trẻ từ khi sinh ra đã có nhận thức và khả năng suy nghĩ độc lập rồi. Tuỳ thuộc vào khả năng quan sát, sự tinh tế của cha mẹ mà có nhận ra và giao tiếp với trẻ không mà thôi. Bác nhận ra càng sớm thì bác càng dễ dàng giao tiếp và điều chỉnh hành vi cho trẻ.
việc dạy con không phải đánh đòn, quát mắn, bắt con nghe lời đạo lý cao siêu mà là từ các hành động, lời nói, thái độ, ánh mắt của cha mẹ thể hiện trực tiếp với trẻ hay gián tiếp để trẻ thấy được. Từ đó trẻ sẽ quan dát và học hỏi, điều chỉnh theo những gì nó thấy và cảm nhận được.
@minhsong Như cái bác nói, với mình mấy cái đó không phải là tiêu chuẩn XH mà là "hành vi tối thiểu của con người". Vì tiêu chuẩn XH thì mỗi XH lại mỗi khác, ví dụ như ở Nhật, dù có làm gái mại dâm cũng không phải là cái đáng chê cười lắm.
Mình nhận ra không quan trọng bằng con trẻ mình tự nhận ra nó muốn gì, thích gì, và tự đưa ra quyết định. Mình nhận ra rồi cũng chẳng phải là để điều chỉnh cái gì cả, mà chính nó phải tự điều chỉnh theo suy nghĩ của nó. Ví dụ, nó thích trèo cây, mình thấy nó thích nhưng trèo cây nguy hiểm và có thể cảnh báo nó là nguy hiểm, nhưng nó vẫn thích trèo cây và vẫn trèo. Vậy trong TH này bác làm gì?
@ChepMiph Đừng lệ thuộc vào tiêu chuẩn chung quá thôi, chứ kiểu gì cũng phải có tiêu chuẩn theo một cách nào đó.
@TanNg Em đang nói phá bỏ các tiêu chuẩn đi thì anh lại vào bảo là vẫn phải có tiêu chuẩn theo một cách nào đó... Như vậy là gò con trẻ theo một cái khuôn ạ? Bất kì ai khi bị gò vào khuôn cũng đều không vui. Khi bị gò lâu rồi có thể sẽ quen, nhưng đồng nghĩa là các cảm xúc (vui/buồn) cũng chết theo.
@ChepMiph Thì đừng gò, đừng tự ép mình quá theo các tiêu chuẩn, chứ ví dụ đơn giản là không nên đánh người khác cũng là một loại tiêu chuẩn, chả lẽ nên bỏ đi. Hoặc con cái thì nên tôn trọng bố mẹ, tôn trọng thầy cô chẳng nhẽ cũng bỏ đi.
Vậy nên theo mình vẫn phải có các tiêu chuẩn, chỉ có là mình tự ép buộc mình đến đâu, nhiều lúc dám bước qua nó, nhiều lúc dám bác bỏ nó, nhiều lúc chấp nhận theo nó một cách vui vẻ (dù mình không đồng tình) và có đủ trí tuệ cũng như lòng nhân từ để quyết định lúc nào nên làm gì.
@TanNg À hihi, mấy cái đó đối với em không phải là tiêu chuẩn, mà đơn thuần là từ sự quan sát của trẻ chính nó sẽ tự nhận ra các lời nói, hành vi đúng đắn ở thời điểm đó là gì (mà không cần mình chỉ), thế nó mới ngây thơ và tự nhiên, nhiều lúc còn làm mình bất ngờ. Còn mình người lớn do bị bố mẹ rèn từ bé là phải thương ông bà, bố mẹ, nhiều lúc cứ chào hỏi, hôn hít như cái máy mà thiếu hẳn cảm xúc hay sự hồn nhiên trong đó đi. Lớn rồi thấy đó là trách nhiệm, trong khi đấy là cái gốc của cảm xúc và yêu thương thì thiếu.
@ChepMiph Có thể bạn dùng từ với hàm ý khác. Thế "tiêu chuẩn" của bạn có nghĩa là gì?
Cá nhân mà nói mình là người tương đối bất chấp các tiêu chuẩn nên mình hiểu sự tự do và những lợi ích nó mang lại, nhưng cũng hiểu tác hại của nó cho bản thân, cho mọi người.
@TanNg Dạ chắc em nói không rõ ạ, có thể anh coi những thứ trên là tiêu chuẩn và mong muốn hướng tới một cái khung/sườn nhất định khi dạy con. Còn em vứt hết mấy cái đó và không đặt ra bất kì một tiêu chuẩn, một mong muốn nào khi dạy con. Ví dụ con mè nheo và khóc đòi đồ giống bạn trong khi mình muốn con ngoan, nói năng rõ ràng con muốn gì thì em kệ cho con khóc, mè nheo, chỉ hỏi han để con tự nhận ra cái tiêu chuẩn hành vi của riêng nó - tức là nó phải tự tư duy, tự nhìn được toàn cảnh và tự giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, thông minh chứ không phải là bị chi phối vì nó bị bảo là "Khi con muốn gì, con không được khóc, mà phải nói rõ ràng thì bố/mẹ mới biết được". Có thể nó sẽ không làm theo cách mình muốn là nói năng rõ ràng, mà ngồi im một góc một lúc rồi mới viết vào một tờ giấy rồi lén đưa cho mình chẳng hạn (ví dụ nếu con biết chữ rồi), nhưng đây đúng là cách của nó và nó thấy thoải mái nhất.
@ChepMiph "chỉ hỏi han để con tự nhận ra cái tiêu chuẩn hành vi của riêng nó "
Là hỏi như nào bác?
@TKM Dạ, kiểu hỏi như Bụt là "vì sao con khóc?" ấy ạ
Đợi nó đỡ mè nheo, bình tĩnh hơn rồi mới hỏi (cũng đòi hỏi cá nhân mình phải cực bình tĩnh và phát hiện thời điểm thích hợp để trò chuyện cùng con). Rồi hỏi ví dụ như, ở lớp có bao giờ con thấy các bạn khóc không? Khi bạn đó khóc, con có hiểu tại sao bạn khóc không? Theo con, ngoài khóc ra còn cách nào khác để người khác hiểu cái mình muốn không? Khóc xong con thấy thế nào? v.v.. nhiều lắm bác ạ, tuỳ từng hôm, và mỗi lần chỉ hỏi 1-2-3 câu thôi. Tạo môi trường con trẻ có thể đối thoại thoải mái, ngôn ngữ phong phú nữa thì những lúc như vậy mới dễ hỏi.
@ChepMiph Ví dụ, nó thích trèo cây, mình thấy nó thích nhưng trèo cây nguy hiểm và có thể cảnh báo nó là nguy hiểm, nhưng nó vẫn thích trèo cây và vẫn trèo. Vậy trong TH này bác làm gì?
Thế TH này b làm gì?
@ChepMiph với bác có recommend nguồn sách hay tài liệu nào về pp này không ạ? Keyword để e tự tìm cũng được. Thanks bác.
@TKM Ở đây chẳng có phương pháp nào cả bác ạ, là tư duy của mình tự nhận ra thôi. Con bác sẽ khác con mình và hoàn cảnh là vô vàn, phong phú, biến thiên đủ loại nên nếu bác cứng nhắc áp dụng phương pháp thì có thể sẽ phản tác dụng, ra phiên bản lỗi ạ. Trẻ con khóc cũng có 5 bảy kiểu đấy ạ, muốn đòi cái này cái kia là một kiểu thôi ạ.
@TKM Bạn setup 1 tình huấn tế an toàn để cảnh báo cho trẻ, tạo điều kiện để bé trải nghiệm sự nguy hiểm, đâu và nỗi sợ. một lần té đâu không ngăn bé trèo lần sau tuy nhiên bé sẽ biết thế nào là nguy hiểm, hậu quả nếu té sẽ như thế nào. Đã có trải nghiệm té đâu thì lần sau khi bạn cảnh báo bé sẽ hiểu.
@ChepMiph tư duy kém mới phải kiếm nguồn học bác ơi
.
@minhsong @TKM Có câu trả lời của bác @minhsong ở đây rồi nên mình trả lời luôn ở TH trên cách mình xử lý là gì nhé. Mình cũng không dạy con theo cách là nuôi dưỡng các nỗi sợ hãi trong con, vì XH thường dùng cách này để quản lý người dân, cả trường học cũng thế nên mới áp dụng luật lệ, luật pháp các kiểu. Cuộc sống bị xây dựng dựa trên (tiêu chuẩn, khuôn mẫu hay luật lệ của) XH cùng các nỗi sợ hãi sẽ khiến con bị mất tự do, phải nhìn trước ngó sau, kiềm chế bản thân mình, kìm nén việc phát triển những tố chất thực sự của con. Nếu con thích trèo cây, mình sẽ không hề cấm đoán con không được leo trèo. Mình thà để con bị ngã rồi tự đứng dậy còn hơn là bao bọc con rồi cứ sống trong vỏ bọc an toàn (nhưng rất giả tạo). Khi con ngã, nó sẽ tự học được những bài học của riêng nó. Quan trọng là sau khi nó ngã và khóc lóc chán chê xong, mình sẽ phải ngồi hỏi nó để cùng phân tích nguyên nhân tại sao ngã, đặc biệt khuyến khích con thấy rằng ngã không có gì là quá ghê gớm, chỉ đơn giản là biết cách nhận ra và học hỏi từ những bước ngã. Nếu có thể, hãy mời người trèo cây giỏi nhất mà bạn có thể tìm được, cái người mà sinh ra chỉ để trèo cây thôi ấy đến và dạy cho con bạn cách trèo (kiểu chọn cành nào để bám vào v.v...), lúc đó con sẽ vừa được tự tư duy và vừa được khám phá thế giới theo cách nó thích và vẫn tự bảo vệ được bản thân (vì được người giỏi nhất dạy cho rồi, tất nhiên không thể đảm bảo hết mọi trường hợp).
Thật ra ngay kể cả bản thân mình, khi thích làm một cái gì, rất thích đến độ không còn nghĩ ấy, sẽ không bao giờ sợ hãi hay gì cả, nên mình luôn muốn con mình giữ được tâm hồn trong sáng đó. Lúc nào, bị nhiều nỗi sợ hãi chi phối thì tâm tối, mệt mỏi, u ám lắm.
Bonk trẻ nó là cái gương phản chiếu của người lớn. Thấy con hấp thụ tính xấu của mình mà lòng đau như cắt, bất lực vì k sửa dc bản thân.
Nhà có 2 đứa bé 2 vs 4 tuổi mà thấy chúng nó đã biết quát nhau. Chứ k nhẹ nhàng vs nhau.
@cryptovn Thấy đau như cắt là có động lực để sửa rồi bác,
@cryptovn chuẩn rồi bác. Dạy con mà mình cũng trưởng thành và hoàn thiện lên nhiều đấy
em có đứa con gái 2 tuổi thôi, bắt đầu có nhận thức, biết hờn dỗi rồi vòi vĩnh. Mỗi ngày lại phải tự kiểm điểm xem mình ứng xử với con đã hợp lý chưa. Em có lần giận quá, đánh con 1 cái vào mông, thấy nó khóc rồi ngẫm lại thấy mình thật ích kỷ và kém cỏi. Từ đó cố gắng ko bao giờ đánh con mà chỉ dùng lời nói. Qua 1 thời gian ngắn em thấy con bắt đầu hiểu được giới hạn, còn mình thì rõ ràng đã kiểm soát cảm xúc tốt hơn (ở nhà lẫn công ty).
@hhuong Chuẩn rồi đấy ạ, mà cách dạy trẻ tốt nhất là để nó tự dạy nó (vì nói thật nó phải tự hiểu bản thân mình trước rồi mới làm gì thì làm cho đời được, đằng này rất nhiều đứa trẻ hiểu bố mẹ hoặc XH muốn gì ở nó mà mù tịt bản thân nó muốn gì - bi kịch). Mình ở cạnh hỗ trợ, chăm nó như chăm một cái cây thôi. Quên luôn mình là bố là mẹ nó đi thì càng tốt.