Pic 1: Người mẹ
1. Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi.
Thần Đêm Tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen, bảo bà :
- Thần Chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người đã cướp đi đâu.
Bà mẹ khẩn khoản cầu xin Thần chỉ đường cho mình đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.
2. Đến một ngã ba đường, bà mẹ không biết phải đi lối nào. Nơi đó có một bụi gai băng tuyết bám đầy. Bụi gai bảo :
- Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu bà ủ ấm tôi.
Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bụi gai đâm chồi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. Bụi gai chỉ đường cho bà.
3. Bà đến một hồ lớn. Không có một bóng thuyền. Nước hồ quá sâu. Nhưng bà nhất định vượt qua hồ để tìm con. Hồ bảo :
- Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt. Hãy khóc đi, cho đến khi đôi mắt rơi xuống !
Bà mẹ khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã, đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.
4. Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi :
- Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?
Bà mẹ trả lời :
- Vì tôi là mẹ. Hãy trả con cho tôi !
Pic 2: Người đi săn và con vượn
1. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
Người đi săn đứng im chờ kết quả...
3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào vào đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
Pic 3: Ê-mi-li, con
Ê - mi - li, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc ...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô - tô - mác
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.
Giôn - xơn! Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B52
Những napan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa?
Ê - mi - li con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha vui đi, xin mẹ đừng buồn!
Oa - sinh - tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.
Pic 4: Lượm
Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
– “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”
Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
– “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…
Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.
Ra thế,
Lượm ơi!
Một hôm nào đó,
Như bao hôm nào,
Chú đồng chí nhỏ,
Bỏ thư vào bao,
Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!
Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng…
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…
Từ ngày biết tới Luyện quên mất tuổi thơ mình có Lượm.
tác phẩm em thích nhất ở trên là truyện "người đi săn và con vượn"
@themask dạy trẻ con nên bỏ hết mấy bài có yếu tố chính trị ra
@themask Lượm tại sao không hay nhỉ? Cái mình thấy là chú bé hồn nhiên, hăm hở giúp đỡ ng lớn bằng việc đưa thư và hi sinh vì chiến tranh không đáng có. Cái này phê phán chiến tranh là chủ yếu.
@DQV từ 1 góc nhìn khác: sử dụng trẻ con vào việc người lớn.
@DQV cái dở ko phải bài thơ, cái dở là cách mà nó được đem ra giảng dạy 1 cách rập khuôn: Lượm hồn nhiên, Lượm dũng cảm, rồi đau xót vì Lượm hi sinh...nhưng tuyệt nhiên ko hề dạy cho học sinh về việc có nên để trẻ em phải làm những việc đó không
sách bây giờ còn những bài này không nhỉ, kì lạ là mình vẫn nhớ từng bài trong này
@haiyannotme Lượm giờ đưa vào SGK thì tổng đài 111 cháy máy
@mivivn tại người lớn cứ tiêm nhiễm vào đầu chúng nó phải liên quan đến giặc mĩ, súng đạn các thứ đấy chứ, sgk giờ chuyện thì khó hiểu mà nhiều từ em đánh vần vẹo cả hàm cũng không yên
Không hiểu ý chủ thớt. Thấy các câu chuyện không liên quan tới nhau.Nhất là 2 truyện cuối,e được học từ thời phổ thông,giờ đọc lại không thấy cảm xúc gì.
@dandong Em không phải post theo chủ đề tình mẫu tử, mà là về nội dung và ý nghĩa của những tác phẩm khiến độc giả còn nhớ mãi
truyện đầu là truyện của Andersen, nhưng truyện gốc người ta dài dòng văn hoa hay ho cảm động bao nhiêu, cả đoạn kết cũng rất ý nghĩa nữa, đi "tóm tắt" thành 1 mẩu cụt ngủn thế này em chả thấy cảm xúc gì
@setzer truyện Andersen khó gặm đối với trẻ con. Người lớn hay người già mỗi lần đọc đều thấy một điều mới. Tóm tắt như vậy để giới thiệu cho các em cũng được rồi.
câu chuyện thứ 1 và thứ 2 không có kết quả ạ?
@adsdqwdc chuyện 2 đủ rồi mà. Chuyện 1 hình như kết quả khá buồn, bạn google xem. Chú ý tìm bản gốc vì có thể có nhiều dị bản.
nhớ thời cấp 3 ghê ~~~
"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay
Tiếng lích chích chim sâu trong lá
Con chìa vôi vừa hót vừa bay..."
Bài thơ "Nói với em" rất hay nay cũng đã bị lược bỏ trong sgk mới thật sự đáng tiếc!