Chúng ta sợ gì Covid?
(1173 clicks)Hiểu về miễn dịch cộng đồng
Các ví dụ dưới đây đều được đưa ra với điều kiện tuyệt đối và rất sơ sài để giải thích nhanh nhất về miễn dịch cộng đồng.
Ví dụ 1: Có 1 ông bị nhiễm Covid chủng gốc (chủng đầu tiên) ông này gọi là ông A, con Covid này yếu xìu, không tự bay được trong không khí, chu kỳ phát triển trong người thì lâu (7 ngày), mật độ virus trong họng không cao. Ông A hắt hơi mãi mới lây được cho 4 người khác. Vậy là sau 7 ngày, từ 1 người nhiễm ta có 4 người nhiễm (ông A sau 7 ngày hết bệnh không tính nữa). Sau 1 tháng (28 ngày) có 4 chu kỳ lây bệnh, có 4^4 = 256 người mắc bệnh, dịch lan rộng.
Giờ trong cộng đồng 5 người của ông A, có 3 ông đã tiêm vắc xin và miễn nhiễm, sau 7 ngày hắt hơi cật lực ông A chỉ còn lây cho 1 người duy nhất là ông B, từ 1 người nhiễm ta có thêm 1 người nhiễm. Sau 1 tháng ta có 1^4=1 người nhiễm bệnh, dịch không tự lan rộng. Như vậy với tỷ lệ tiêm vắc xin 3/5 = 60%, dịch không lan rộng.
Giờ xét trên mẫu lớn hơn với cộng đồng 500 người, có 100 người nhiễm bệnh, có 310 người đã tiêm (tỷ lệ 310/500 = 62%), số người bị nhiễm sau 1 chu kỳ 7 ngày sẽ chỉ còn 90 người, nếu tiếp tục có miễn nhiễm 62%, 90 người mới nhiễm sau 7 ngày sẽ chỉ lây được cho 81 người, số này nhỏ dần, sau 9 chu kỳ lây nhiễm, người mắc bệnh chỉ còn 1, dịch tự biến mất. Đây là định nghĩa về miễn dịch cộng đồng.
Như vậy, với chủng Covid gốc, tỷ lệ tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng là trên 60%
Ví dụ 2: Giờ vẫn là ông A, lần này ông nhiễm biến chủng Delta, chủng này khỏe hơn chủng gốc, bay vè vè trong không khí, chui cả vào điều hòa, chủng này phát triển trong cơ thể nhanh hơn (4 ngày), mật độ virus trong họng cao hơn. Ông A giờ không phải mệt công hắt hơi nữa, ông chỉ cần thở thôi, trong 4 ngày ông đã lây lây được cho 9 người trong cộng đồng 10 người (gồm cả ông). Sau 1 tháng (28 ngày) có 7 chu kỳ lây bệnh, mỗi người lây cho 9 người. 9^7=4,782,969 người mắc bệnh. Dịch lan rất rộng, cả thành phố ốm.
Giờ cộng đồng 10 người của ông A có 8 ông đã được tiêm vắc xin, sau 4 ngày thở ông A chỉ còn lây được cho 1 người. Sau 1 tháng 7 chu kỳ lây có 1^7=1 người nhiễm, dịch không tự lan rộng. Như vậy với tỷ lệ tiêm vắc xin 8/10 = 80% đảm bảo biến chủng Delta không lan rộng, và với tỷ lệ miễn nhiễm 81% như ví dụ trước, dịch sẽ tự co lại và biến mất.
Với chủng Delta mới, tỷ lệ tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng là trên 80%
Tỷ lệ miễn nhiễm để đạt miễn dịch cộng đồng tùy thuộc vào đặc tính của virus, vi khuẩn gây bệnh, khả năng lây càng cao thì tỷ lệ miễn nhiễm phải cao lên tương ứng. Miễn nhiễm có thể đạt được bằng tiêm vắc xin hoặc để người ốm tự khỏi. Đó là lý do tại sao dịch hạch trong thế kỷ 13 vẫn tự kết thúc dù không có vắc xin.
Không thể đạt miễn dịch cộng đồng với biến chủng Delta
Tỷ lệ miễn nhiễm với biến chủng Delta sau 2 liều: Astra 67%, Pfizer 88%
https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2108891
Trong một cộng đồng tuyệt đối, nếu 100% số người được tiêm 2 liều Pfizer, tỷ lệ miễn nhiễm 88% (xem lại ví dụ trước, với tỷ lệ miễn nhiễm trên 80% dịch sẽ tự mất) thì miễn dịch cộng đồng là khả thi.
Trong thế giới thực tế, việc tiêm chủng không bao giờ đạt được tới 80% dân số. Ngay cả với các nước đã đạt 65% tỷ lệ tiêm chủng, với khả năng miễn nhiễm 88%, vẫn còn có tới 42% dân số có khả năng nhiễm Covid.
Vậy nên trước mắt, với khả năng lây 1 ăn 9, không có cách nào để triệt để loại bỏ biến chủng Delta. Trong tương lai, nếu có một loại vắc xin hiệu quả cao hơn, và số lượng người trong cộng đồng đã nhiễm virus cao hơn, dịch bệnh sẽ từ từ thu gọn, nhưng cũng giống như các loại bệnh dịch khác đã từng từng hoành hành, việc này phải kéo dài vài năm đến vài chục năm.
Chiến thuật Zero Covid đã thất bại
Chiến thuật làm sạch, không còn virus trong cộng đồng được áp dụng thành công năm 2002 khi chúng ta loại bỏ được virus Sars mà không cần bào chế vắc xin. Chiến thuật được tiến hành bằng cách khoanh vùng, tìm, chặn nguồn lây bằng các biện pháp tay chân, cơ giới.
Với Covid, các nước Đông Nam Á đã thành công với biến chủng gốc trong năm 2020, nhưng với biến chủng Delta mới, các biện pháp phòng dịch thành công trước đó đã không mang lại hiệu quả. Vì thế dù không muốn, phải thừa nhận là không thể hoàn toàn kiểm soát và loại sạch virus ra khỏi lãnh thổ Việt Nam như đã làm trước đây.
Với 2 nhận định
- Không thể đạt miễn dịch cộng đồng
- Không thể loại sạch Covid
Ta đi đến kết luận quan trọng: Chấp nhận sống chung với Covid trong cộng đồng trong tương lai và tìm cách giảm thiểu rủi ro nó mang lại.
Vắc xin nào xịn hơn?
Quay lại ví dụ 2 với ông A nhiễm biến thể Delta 1 lây 9 ở thành phố như Sài Gòn:
Sau 1 tháng (28 ngày) có 7 chu kỳ lây bệnh, mỗi người lây cho 9 người. 9^7=4,782,969 người mắc bệnh. Trong số mắc bệnh có 85% tự khỏi, 15% nhập viện, 5% ca nặng và 1% chết. Số người nhập viện là: 713,000, số ca nặng 240,000 và số người chết là 47,800. Với gần 10% dân số phải nhập viện trong 1 tháng, đây là thảm họa với y tế thành phố.
Giờ thành phố tiêm vắc xin Pfizer cho 70% dân (2 mũi).
Trong cộng đồng 10 người của ông A đã có 7 người tiêm vắc xin, tỷ lệ hiệu quả 88% nghĩa là có 6 người miễn nhiễm. Ông A thay vì 9 giờ chỉ còn lây được cho 3 người. Sau 1 tháng (28 ngày) có 7 chu kỳ lây bệnh, mỗi người lây cho 3 người. 3^7=2,187 người mắc bệnh, trong đó chỉ có 382 người nhập viện, 109 ca nặng và 21 người chết. Đây là con số mà y tế thành phố có thể thoải mái chấp nhận và không gây khó khăn gì cho hệ thống.
Giờ thành phố không có Pfizer mà chỉ có Sinopharm tiêm cho 70% dân (2 mũi) tỷ lệ miễn nhiễm 60%.
Cộng đồng 10 người của ông A có 7 người tiêm, 60%x7 = 4 người miễn nhiễm. Ông A thay vì 9 giờ chỉ còn lây được cho 5 người. Sau 1 tháng (28 ngày) có 7 chu kỳ lây bệnh, mỗi người lây cho 5 người. 5^7 = 78,125 người mắc bệnh, trong đó có 11,700 người nhập viện, 3,900 ca nặng và 780 người chết. Con số này thành phố vẫn cần hỗ trợ nhân lực, vẫn căng thẳng nhưng hệ thống y tế vẫn có khả năng cắn răng tiếp nhận.
3,900 ca nặng và 780 người chết xem ra thì nhiều so với số bệnh và chết của Pfizer, nhưng so với 240,000 và 47,000 người chết nếu không tiêm thì đó vẫn là một con số quá khả quan, quá đáng để tiến hành.
Chỉ có có điều tiêm rồi mà vẫn bị nhiễm đến 78 nghìn người, và chết 780 người thì chắc chắn có nhiều bạn chửi “đã bảo vắc xin Tàu vô dụng mà không nghe”.
Với Sài Gòn, việc kén cá chọn vắc xin ở thời điểm này giống như một ông đang cháy nhà nhưng lại yêu cầu cứu hỏa phải chữa cháy bằng nước RO tinh khiết.
Chúng ta sợ gì Covid?
Ngay từ đầu, Covid đáng sợ nhất ở khả năng lây nhiễm cao đột biến, ngay cả với chủng gốc ban đầu, tỷ lệ lây là 2,9 là một con số cao kinh ngạc vì tỷ lệ lây cúm thường chỉ là 1,8-2. Lây nhanh, nhiều người bệnh cùng lúc, quá tải hệ thống y tế dẫn tới không chăm sóc kịp cho bệnh nhân, làm nhiều người chết hơn (vì nhiễm virus và vì các bệnh khác).
Tất cả các loại vắc xin hiện nay được cấp phép, ngay cả với loại dỏm nhất là Sinovac, hiệu quả với bệnh nặng và tử vong vẫn là 100%. Nghĩa là tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid, vẫn có thể phải vào viện nhưng có thể yên tâm không chuyển nặng và chết.
https://healthpolicy-watch.news/are-chinese-vaccines-underperforming-a-dearth-of-real-life-studies-on-covid-vaccine-performance-leaves-question-unanswered/
Nên dù dùng vắc xin nào, nếu tiêm nhanh - hiệu quả cho các đối tượng có nguy cơ chết cao, ta vẫn có thể rất nhanh giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong xuống, giảm tải cho hệ thống y tế.
Nếu vắc xin giảm được số người chết, và chúng ta chấp nhận sự tồn tại của Covid, chấp nhận việc dù tiêm vắc xin vẫn ốm do Covid như một thực tế bình thường thì chúng ta còn sợ gì Covid?
Are Chinese COVID Vaccines Underperforming? A Dearth Of Real-Life Studies Leaves Unanswered Questions - Health Policy Watch
Tin cùng kênh Thời sự
- 4Hay
Bất ngờ một khảo sát của Mỹ: 40% người Mỹ không có 400 USD khi cần
Những con robot cắm mặt cày trả bill cho những nhà tài phiệt đến cuối đời12 Bình luận Loan tin - 4Hay
Trung Quốc, Ấn Độ mua hàng triệu thùng dầu Nga giá rẻ trong một tuần
E hỏi ngu phát là như vậy châu âu hay nga chịu thiệt nhiều hơn vậy các bác - 5Hay
Viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraina tăng vọt, kho vũ khí ở Mỹ bị nguy cơ thiếu hụt
Thiếu hụt lương thực, phụ nữ ucr bị hãm hiếp, lạm phát tăng vọt… cái nhìn khá khái quát!
downfall đã gửi
- 13Hay
Mỹ có thể sẽ duyệt gửi HIMARS cho U trong tuần tới
Himars là hệ thống phóng rocket tầm trung 70km, xa hơn pháo, ngắn hơn tên lửa52 Bình luận Loan tin SuperSliver kunboi256 - 13Hay
Tổng thống Putin đi gặp thương binh, thật tình cờ đây lại là người công nhân ông đã gặp ở nhà máy nọ từ 5 năm trước
Cuộc đời thật là nhiều sự trùng hợp dễ thương65 Bình luận Loan tin ruoitrau2105 cuong205a và 2 người nữa - 12Hay
Hết nạc vạc đến xương, đoàn tàu chở các cụ về hưu T62 của Nga ra chiến trường
Cỡ này là dùng hết tồn kho T72 chưa?33 Bình luận Loan tin SuperSliver
Khâm phục bác @downfall vô cùng. Bác có thể chia sẻ làm cách nào mà kiến thức của bác rộng đến vậy?
@bienpham1986 theo mình chắc nhờ đợt này cách ly ở nhà với vợ hơi lâu
Khâm phục bác @downfall vô cùng. Bác có thể chia sẻ làm cách nào mà kiến thức của bác rộng đến vậy?
@bienpham1986 theo mình chắc nhờ đợt này cách ly ở nhà với vợ hơi lâu
@bienpham1986 Chắc là do bác ý ở nhà hơi lâu nên chắc có đột biến.. ý lộn đột phá
@manu_mapu có vẻ chuẩn ạ, dấu hiệu bất thường về tâm sinh lý.
Xử lý vụ Covid này đúng là phải theo tính toán của bộ não, số liệu, khoa học.
Cứ theo con tim nghe có vẻ hợp lý, nhưng kết quả chưa thấy đâu, chỉ thấy loạn cả lên và thay đổi xoành xoạch.
Bài rất đáng đọc ! Cảm ơn bác !
Khâm phục quá. Mời bác show giấy chứng nhận đã tiêm sinopharm ạ. Còn ko thì bác chỉ tương đương thằng chaien thôi
Túm lại là ông nào xung phong tiêm hàng tàu cho cả gia đình, còn nói miệng ko thì: "éo tin thằng l...nào"
"Với 2 nhận định
- Không thể đạt miễn dịch cộng đồng
- Không thể loại sạch Covid
Ta đi đến kết luận quan trọng: Chấp nhận sống chung với Covid trong cộng đồng trong tương lai và tìm cách giảm thiểu rủi ro nó mang lại."
Cảm ơn bác vì bài viết phân tích chi tiết. Cá nhân mình không cần tính toán chi li như bác cũng đã có thể tự kết luận như vậy được rồi (kiểu nó là mặc khải với mình), hihi. Muốn nghe gợi ý của bác về việc "giảm thiểu rủi ro" của Covid, gồm cả giảm thiểu các rủi ro, hậu quả liên quan đến Covid nữa.
Quan điểm của mình vẫn luôn là bỏ phong toả, cách ly điều trị F0 không triệu chứng, bị nhẹ ở nhà và tăng cường sức khoẻ toàn dân.
@ChepMiph em có cha mẹ già nên nếu làm như bác thì e phải đào sẵn 2 cái hố trước
. Để giảm thiểu theo em giờ nên tiêm cho tuổi cao/bệnh nền trước, xong mới mở được. Kịch bản dễ thấy là covid sẽ lan ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc khi bỏ phong toả, nên cũng phải tiêm xong cho nhóm nguy hiểm ở tất cả các vùng rồi mới bỏ phong toả được.
Có thể phải tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nữa, sợ mang thai và mắc covid sẽ mang lại hậu quả khó lường. Tóm lại là vẫn phải tiêm cho khoảng 40-50% dân số rồi mới dỡ phong toả được.
Trong y khoa có một cái gọi là "hiệu ứng giả dược" (placebo effect) trong đó rất nhiều bệnh nhân được cho uống thuốc giả dược tuy nhiên họ có phản ứng với giả dược y hệt như với thuốc thật (theo mình nhớ là khoảng 30-40%). Thế nên thật ra tâm lý đóng vai trò cực kì quan trọng trong điều trị bệnh nhân. Bác tích cực lên ạ, đừng để chưa chết vì Covid đã chết vì sợ nó. Hihi.
@ChepMiph trước khi tiêm vacccin thì ko có cách nào ngoài việc phong toả để hạn chế dịch bệnh, bác thanh niên đề khàng tốt, tỉ lệ tèo thấp, nhưng sẽ cõng virut cho ông bà bố mẹ vợ con. Và thực tế cho thấy có gia đình các cụ rụng 1 loạt về cội nguồn. Cái này đơn giản nhưng các bác ko lưu ý thôi.
@ChepMiph yên tâm là em ko bi quan đâu bác. Chẳng qua phản biện lại cái bỏ phong toả luôn của bác.
kể cả đạt tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 116% như quốc đảo Gibraltar vẫn đang bùng dịch nhé nên ngắn gọn luôn là dựa vào vắc xin để có cái "miễn dịch cộng đồng" là bất khả thi
https://ourworldindata.org/covid-vaccinat...
Giờ sợ nhất là trẻ nhỏ ko có vaccin
bài viết dễ hiểu, tuy nhiên bị nhầm ở chỗ tỷ lệ hiệu quả và tỷ lệ miễn nhiễm.
Tỷ lệ miễn nhiễm với biến chủng Delta sau 2 liều: Astra 67%, Pfizer 88% => cái này là tỷ lệ hiệu quả (Effectiveness) mà.
Ví dụ thằng Sinopharm Bắc Kinh (loại mà TPHCM mới mua 1 triệu liều), tỷ lệ hiệu quả là 78% có nghĩa là trong số những bệnh nhân thử nghiệm lâm sàng những người được tiêm vắc-xin có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 78% so với nhóm sử dụng giả dược. cái này là người ta so sánh số trường hợp mắc bệnh trong nhóm được tiêm chủng so với nhóm dùng giả dược. Hiệu lực 78% không có nghĩa là trong 100 người có 22 người nhóm tiêm chủng sẽ bị bệnh và 78 người ko bị bệnh.
Hà Nội chưa có gì đáng kể mà giành hết phần viện trợ Pfizer Moderna thì sao sao không nói? Chỉ tin lời những ai đã tiêm hàng tàu, đừng làm trò lừa gà
@tammttg Bớt bớt đi cái, qua đến nay bao bài nói về vấn đề này mà ko chịu đọc, hay đọc mà cố tình ko hiểu vậy
@tammttg Tìm hiểu lại thông tin đi bạn ơi. Lướt fb ít thôi
@tammttg Từ lỗ nào chui ra thế? Đọc lại các ttin phân bổ vaccin đi hẵng nói. Các cụ vẫn bảo "chó quay ba vòng mới nằm, người uốn lưỡi bảy lần mới nói" cũng có nhẽ của nó.
@tammttg
https://thanhnien.vn/thoi-su/phan-b...
https://thanhnien.vn/thoi-su/phan-b...
Đọc đi má. Vaccine nào chả dồn cho HCM nhiều hơn. Tất nhiên là HN cũng phải tiêm, chứ ko giờ HN cũng bùng mà lực lượng y bác sĩ thì đang chi viện miền Nam thì biết chống sao?
@khotabit vài tuần nữa lô viện trợ khác về thì các cụ lại bảo vaccine cho tphcm đủ rồi, để dành cho chỗ khác. Lạ gì
@TKM miến cơm chính được phân bổ 50 thì chỗ TW cũng giành lại 49 để xài, sai chỗ nào
@tammttg không hiểu ông nói cái gì luôn. Mỗi đợt vaccine về thì tp hcm luôn được nhiều nhất, tw giành chỗ nào?
@TKM chỗ yên bình nhất mà lại được phân bổ thứ nhì đấy thôi
@TKM Ý bác ấy là HN lèo tèo ngày vài chục ca thì không cần phải tiêm, cứ để đấy dồn hết vào trỏng tiêm cho dứt điểm.
@tammttg Không biết bác có biết không, 1 nửa bác sĩ và nhân viên y tế ở Hà Nội đã vào trỏng chống dịch rồi. Ngoài này bọn em không cần nhiều, chỉ cần 300 ca 1 ngày thôi là đào hố chôn nhau chứ không có bác sĩ chữa bệnh nữa bác ạ. Nên bọn em sợ lắm.
@cuong1971 xoá, em ko muốn gây căng thẳng sr bác ^^
@downfall em cũng nói ý đó rồi mà người ta có đọc đâu. Y bác sĩ thì đi hết vào trỏng rồi, vaccine thì đầu tiên kêu giành hết, xong lại xoay qua thứ nhì. Mà thôi, em mà ở trong vùng dịch có khi em cũng chửi lung tung cho đỡ ức chế
.
@cuong1971 con số thì toàn số láo, người ta không tin là có lý do cả chứ có phải tự nhiên người ta không tin đâu? Bác coi bài phân tích về Vaccine tàu chưa? Số mà kiểu đó tôi làm cũng đc
Có khía cạnh nữa là tiêm rồi mà chẳng may dính covid thì hướng xử lý thế nào, và trẻ con giờ chưa tiêm mà mắc thì cũng xử lý thế nào? Em hóng mãi chưa thấy bộ y tế ra hướng dẫn chi tiết 😒
Tức là tiêm đủ liều xong có thể coi Covid-19 như cúm mùa được rồi à!? Thế thì sợ méo gì mà phải xoắn,tiêm hết cho dân rồi mở toang cửa thôi. Cúm vài ngày rồi tự khỏi mà. Trừ phi đoạn trên sai bét 🤔🤔🤔
@khotabit Phải tiêm nhắc nhé. Hình như với cúm thì 1 năm 1 lần ,còn cái này thì chưa rõ thời gian.
@khotabit Đó là chưa tính đến chuyện con này có khả năng tự phát triển rất nhanh, vacxin phải chạy đua theo nó.
Lý thuyết chỉ đúng ở thời điểm công bố. Ở Mã và Indo dù tiêm 2 mũi vẫn tèo và lây lan như thường.
Hay.
Tiêm xong giữ mạng lần đầu. Xong quay về đi kiếm tiền. Rồi quay vòng tiêm tiếp. Đợi thế giới bơi trong vacine
Mấy đoạn này sai cơ bản về toán học, từ việc lấy ví dụ 1 người lây cho 4 người không có cơ sở gì mà kết luận tiêm 60% đạt miễn dịch cộng là sai. Cùng ví dụ trên, 500 người, 310 người tiêm, nhưng 1 người mắc rồi lây cho 4, 16... 189... thì vẫn là tăng chứ không phải là giảm.
Số chỉ đúng nếu có cơ sở nghiên cứu 1 người trong 1 chu kỳ lây nhiễm trung bình tiếp xúc và lây được cho bao nhiêu người, chứ không phải là VÍ DỤ
@cdcmclgt việc 1 người lây cho 4 người của em là ví dụ cho dễ hiểu, ví dụ cũng không xa so với thực tế lắm. Tỷ lệ này của virus gọi là reproduction number (ký hiệu R). Thực tế R của virus Vũ Hán là 2.4-2.6, biến thể Delta mới là 5-8 tuỳ vùng. Cái này có thống kê cả rồi ạ.
@downfall Ví dụ thì không có vấn đề, vấn đề là bác dùng cái ví dụ đó tính ra số 60%, 80%, xong tiếp tục dùng các số % đó và các số % thực tế (67%, 88%) tính toán tùm lum làm cơ sở cho các lập luận thì làm thay đổi bản chất vấn đề.
Mà cách tính cũng sai luôn:
Chả có cơ sở nào cho số 5 ở đây ngoài việc bác lấy đại một số ví dụ. Thế nếu cộng động ông A có 20 người, muốn chỉ 1 người lây 1 người nhiễm thì 18 người phải tiêm, vậy tỉ lệ sẽ là 90% à?
@cdcmclgt Định like comment của bác rồi bỏ qua nhưng mà ngứa tay quá lại phải viết nốt. Số 5 em lấy không phải là đại một ví dụ. Số 5 đó lấy theo R giả định là 4 thì mẫu cộng đồng tính là R+1=5. Tỷ lệ miễn dịch được quyết định bằng số R theo công thức:
miễn dịch cộng đồng = (R-1)/(R+1).
Giờ em tính nghiêm túc với số R theo chuẩn cho bác xem nhé.
Với virus Vũ Hán R=2,6, tỷ lệ miễn nhiễm để đạt miễn dịch cộng đồng = (2,6-1)/(2,6+1) = 44%.
Với chủng Alpha R = 5, tỷ lệ miễn nhiễm để đạt miễn dịch cộng đồng = (5-1)/(5+1) = 67%
Với chủng Delta R = 8, tỷ lệ miễn nhiễm để đạt miễn dịch cộng đồng = (8-1)/(8+1) = 78%
Tỷ lệ này phụ thuộc vào hệ số R của virus thôi.
Em ngày xưa học chuyên toán, thi đại học toán được 9 điểm, em phải ngồi nghĩ lòi mắt mới ra được ví dụ sinh động cụ thể mà lại đúng bản chất đấy, bác cứ yên tâm.
@downfall Em cũng học toán nên thấy cách tính toán em cũng ngứa ngáy lắm. Em vẫn thấy công thức của bác sai.
Nếu R là hệ số lây, V là tỉ lệ % người trong cộng đồng đã miễn dịch.
Nếu chưa có ai tiêm thì 1 người lây cho R người
Nếu có V% tiêm thì 1 người lây cho R*(1-V)
Để không lây lan thì R*(1-V) phải nhỏ hơn 1
R*(1-v) 1-V V > 1 - 1/R
Vậy R = 2.6 thì Vmin = 61%, R=5 thì V = 80%, R=8 thì V = 87.5%
@cdcmclgt ok bác, em sai rồi. Công thức của bác chuẩn hơn v > (R-1) /R là chuẩn. Em tính v>(R-1) /(R+1) là tính cả ông đã nhiễm rồi vào mẫu số. Nếu tính nguy cơ cho đám còn lại thì phải bỏ ông nhiễm rồi ra.
@downfall cho m hỏi con covid delta này bay trong không khí và chỉ cần thở thôi là nó đã bay ra rồi đấy à?
@kwml Phải thổi thì nó mới bay ra nha bạn
. Đùa thôi nhé !
@oanhsan vậy là sao, giờ này còn đùa đc à
((
Em luôn theo dõi bài viết của bác @downfall và khâm phục về kiến thức của bác. Tuy nhiên trong bài viết này có một số ý ủng hộ vaccine Tàu, gần như mặc định vaccine Tàu có tác dụng dù ko có số liệu của thằng này mập mờ ko khẳng định được sự hiệu quả của nó. Nếu bác cho rằng tiêm vaccine Tàu bảo vệ được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thì cần xem thêm nó có hại gì không? Cùng lắm như tiêm nước cất, không mất gì thì mình cứ tiêm?
@fKun_Ariz về việc vắc xin verocell khác với loại được who cấp phép bạn xem lại nhé, theo mình biết thì chỉ có 1 loại và Việt Nam không bao giờ cấp phép dùng vắc xin chưa được who cấp phép.
Quan điểm cá nhân mình thì vắc xin nào cũng như nhau, tiêm gì cũng được miễn là không chết. Còn về tác dụng phụ như... ví dụ gần đây có tin đồn tiêm xong bị yếu sinh lý thì mình không để tâm.
Mình thấy vấn đề vắc xin loại nào đang bị mọi người tranh cãi quá mức cần thiết. Viết bài này để chia sẻ quan điểm chính: với điều kiện không có giải pháp nào tốt hơn, chúng ta cứ chọn giải pháp ít xấu nhất.
Mình có 2 con, từ lúc nó bé đưa đi tiêm không biết bao nhiêu lần, đến tiêm trung tâm họ báo hết vắc xin A, đề xuất thay bằng vắc xin B. Mấy chuyện ấy bình thường như cơm, chưa bao giờ mình hỏi kiểu: vắc xin này so với loại kia hiệu quả chênh bao nhiêu %, tác dụng phụ thế nào, đã được cấp phép chưa v.v...
Tiêm cho trẻ con đầy loại dùng vắc xin nội mà có khi chỉ được cấp phép trong nước chứ chưa được who cấp phép.
Túm lại vắc xin chỉ là vắc xin, với mình tác dụng của nó là để ta lại được đi ngồi cà phê, đi uống bia các thứ thôi.
@downfall vụ Verocell được cấp phép em xin phép chỉnh lại vì thông tin chưa rõ. Về vaccine Covid 19, đây là vaccine được phát triển khá nhanh theo tình hình dịch bệnh nguy cấp, nên việc so sánh với các loại vaccine đã phát triển lâu năm và thử nghiệm đầy đủ thì có vẻ khập khiễng. Tranh cãi về vaccine ở đây chủ yếu về mặt số liệu của nó mập mờ, ngay cả tiêu chí của bác - tiêm không chết - cũng không có số liệu đầy đủ để chứng minh. Tóm lại, em đồng ý với bác việc chọn giải pháp ít xấu nhất, nhưng ít nhất phải làm cho người ta tin tưởng nó là một giải pháp.
miễn dịch cộng đồng = cách cả trăm ngàn người chết hay j ?
Bác phân tích khá hay, FB bác là gì em kết bạn được k
@thanhluong868 Em âm lịch không dùng fb bác ạ
Cần gì bác cứ réo em trên này là được mà 