40 Bình luận
  • KISS6789

    Link k vào được nhỉ? Bài chốt lại là nên tiêm hay ko vậy @soskhanh

    • TanNg

      @KISS6789 Báo Tây thì khỏi cần đọc, kết luận là có

    • KISS6789

      @TanNg Trưa qua em vừa chở vợ bầu đi tiêm xong,vợ chồng cũng đắn đo mãi mới đi, may tiêm về k mệt k sốt,coi tiktok thử cho cái thìa inox vào bên cánh tay tiêm nó dính luôn k rơi, lạ thiệt

    • TanNg

      @KISS6789 Tiêm loại gì thế bạn?

    • soskhanh

      @KISS6789 nhà bác là bầu mấy tháng rồi ạ? Em cũng khá phân vân đoạn tiêm. Có lẽ chờ sinh xong rồi mới tiêm cho chắc.

    • KISS6789

      @TanNg Tiêm pfizer bác ạ, đến bv kiểm tra rồi tiêm.


      @soskhanh Bầu gần hơn 7 tháng rồi, trong chỗ mình đang ở người già trên 65t và bà bầu được tiêm pfizer,đang cho con bú tiêm moderna. Ban đầu vợ chồng mình cũng tính còn 2 tháng cẩn thận ở trong nhà k đi đâu,cứ đẻ xong rồi tính.

      Nhưng cũng sợ rủi ro khi đi đẻ ở bv đông người dễ lây covid mà lúc đó sức đề kháng của bà bầu kém nhất,đằng nào cũng tiêm, đánh liều đi tiêm luôn tránh rủi ro sau này, được cái tiêm pfizer là thuốc ít phản ứng tác dụng phụ nhất nên cũng an tâm phần nào.Tiêm được mũi giờ ổn định cũng nhẹ người.

      Vợ cậu cũng đang bầu à, mấy tháng rồi?

    • TanNg

      @KISS6789 Pfizer thì êm lắm, nhưng liều 2 thường sẽ nặng hơn liều 1 đấy nên chú ý lúc đó kỹ hơn.

    • TanNg

      @soskhanh Hạ Long thì cũng không quá gấp gáp, nhưng lưu ý là dịch bùng rất nhanh mà thời gian chờ mũi 2 mất 1 tháng, xong trong lúc đó còn lại phải đi lại khá nhiều (đợt rồi anh cũng hay phải vào viện nên cũng biết độ phức tạp). Ngoài ra lúc mới đẻ xong cơ thể thường yếu nên sẽ phải chờ phục hồi xong mới tiêm được. Cân nhắc thêm mấy yếu tố đó nữa nhé.

    • soskhanh

      @KISS6789 nhà em tháng sau là sinh ạ. Giờ mà tiêm giữa chừng cũng lo. Nguy cơ trong tỉnh cũng có vẻ thấp nên chờ sinh xong hơn

    • quanhv

      @TanNg em tiêm mũi 2 Pfizer chỉ có cảm giác đau chút khi tiêm là hơn so với mũi 1. Sau đó về nhà có đau tay khoảng 1 ngày, ko thấy sốt ạ!

      TanNg bình luận -
      @KISS6789 Pfizer thì êm lắm, nhưng liều 2 thường sẽ nặng hơn liều 1 đấy nên chú ý lúc đó kỹ hơn.
    • pat123

      @soskhanh sang tháng nếu ở HN thì chắc bác sĩ cũng không khuyến nghị tiêm đâu @.@ đợi sinh xong rồi tiêm cũng đc

    • Jacky19

      @KISS6789 Vợ em mới bầu hơn tháng rưỡi mới lo đây bác ạ. Chắc chắn h chưa dám tiêm rồi, nhưng mấy nữa mà mở cửa hết mà chưa được tiêm thì sợ lắm. Haizz

    • vuht007

      @quanhv bác tiêm hay bầu tiêm ạh, vợ mình bầu 30t, tuần sau tiêm mũi 2 Pfizer cũng lo sốt.

    • KISS6789

      @Jacky19 Theo khuyến cáo BYT trên 13 tuần là tiêm được, nếu sợ và vợ bác công việc chỉ ở nhà thì đợi sinh xong rồi tiêm cũng được, còn công việc đi lại, tiếp xúc nhiều thì nên tiêm, nhất là nơi vùng dịch đang căng thẳng, bầu thì được tiêm vacxin loại tốt nhất nên cũng an tâm phần nào.

    • quanhv

      @vuht007 em tiêm 2 mũi Pfizer. Vợ em đang cho con nhỏ (gần 1 tuổi) bú thì tiêm mũi 1 Astra rồi, về thấy hơi mệt thôi ko sốt bác ạ!

    • vuht007

      @soskhanh vợ em 30 tuần, và bạn bầu tiêm mũi 1 Pfizer sau 2 tuần thì chỉ đau tay ngày đầu tiên, còn lại bình thường hết nha bác. Thông tin thực tế để bác tham khảo ạh

    • ndk

      @KISS6789 nhà bác đăng ký tiêm như nào mà được tiêm nhanh thế, đọc báo thì thấy có người còn nói đk cả tháng nay rồi, nhà mình cũng đang muốn đi tiêm mà chưa biết đăng ký ở đâu

    • KISS6789

      @ndk Phường mình đứng top 4 ca mắc covid trong thành phố Biên hòa, nên được ưu tiên tiêm bạn ơi, chỗ bạn ở có muốn được ưu tiên ko chỉ cần 2 tháng tầm 1000 ca là được gọi đi chích liền

    • ndk

      @KISS6789 hóa ra vậy, cứ nghỉ bạn ở HN 😁

  • soskhanh

    Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, người hiện đang trong nhóm nghiên cứu vaccine Covid-19 của Trung tâm nghiên cứu ung thư City of Hope tại California, Hoa Kỳ, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu trên nhóm đối tượng bà mẹ mang thai và cho con bú - vốn được coi là nhạy cảm này.Do đó, việc tiêm hay không tiêm vẫn là mối băn khoăn của nhiều bà mẹ mang thai tại Việt Nam. Nhiều câu hỏi được đặt ra là kể cả nếu quyết định tiêm thì nên tiêm ở giai đoạn thai kỳ nào? Chọn loại vaccine nào? Đối tượng nào không nên tiêm?Theo TS Vũ, so với các bà mẹ cho con bú, nhóm phụ nữ mang thai cần cẩn trọng hơn vì quá trình phát triển của thai nhi rất phức tạp và nhạy cảm. Liên quan đến các nguy cơ của phụ nữ mang thai, người ta thường quan tâm đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh, tử vong sơ sinh, v.v…Nên tiêm giai đoạn nào của thai kỳ?Theo các chuyên gia, hiện chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh nào chứng minh rõ ràng ảnh hưởng của vaccine Covid-19 lên phụ nữ mang thai.QUẢNG CÁOTuy nhiên, các kết quả cho đến hiện nay dựa trên các thử nghiệm động vật và những dữ liệu thu thập từ người mang thai đã chích ngừa cho thấy việc tiêm vaccine Covid-19 cho bà mẹ mang thai là khá an toàn. Và việc chích ngừa ở giai đoạn sau của thai kỳ (ít nhất sau 3 tháng đầu) thì sẽ an tâm hơn.Chụp lại video,Không muốn tiêm vaccine Trung Quốc, từ chối có bị xử phạt?Trao đổi với BBC News Tiếng Việt từ California, TS Nguyễn Hồng Vũ nêu ví dụ một nghiên cứu gần đây tại Mỹ trên 3958 bà mẹ mang thai đã chích vaccine Covid-19 cho kết quả như sau: 12.6% bị sẩy thai, 9.4% sinh non, 3.2% sinh con có kích thước nhỏ, 0.1% thai chết lưu.Kết quả này khá tương tự với kết quả của các khảo sát trước đó đối với các bà mẹ mang thai nói chung. Nghĩa là vẫn nằm trong giới hạn thông thường của các tỷ lệ nguy cơ trong giai đoạn mang thai.Trong số những phụ nữ sinh con thành công (vẫn thuộc nghiên cứu này), đa số (98,3%) đã chích vaccine Covid-19 trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba.Chụp lại video,Covid-19: Bán phở và hát tình ca để vượt qua đại dịchTrong số những người sinh con có dị tật, không ai đã tiêm vaccine trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất hoặc giai đoạn thai nghén.TS Vũ nhấn mạnh rằng các nghiên cứu cho tới nay chưa cho phép hiểu rõ liệu có 'nguy cơ nhỏ' nào nếu tiêm vaccine Covid-19 trong giai đoạn mang thai hay không vì hầu hết các nghiên cứu chỉ so sánh dựa trên các nhóm đối chứng sẵn có trước đó chứ không phải nhóm đối chứng trực tiếp được lập ra với các đặc điểm tương đồng như trong một thí nghiệm lâm sàng."Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy rằng lợi ích của việc tiêm vaccine Covid-19 vẫn cao hơn không tiêm rất nhiều," TS Vũ khẳng định.Ông Vũ giải thích: "Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi. Tử cung ngày càng lớn, đẩy lên trên làm giảm dung tích phổi, hệ thống miễn dịch bị ức chế một phần để không gây hại cho em bé. Điều này khiến phụ nữ mang thai nếu mắc Covid-19 sẽ trầm trọng hơn phụ nữ cùng tuổi không mang thai."Nếu mắc Covid-19 và phải nhập viện, phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non dao động từ 10% đến 25%, với tỷ lệ cao nhất là 60% khi bệnh trở nặng."Với bà mẹ có con bú thì sao?Đối với bà mẹ cho con bú, các số liệu nghiên cứu hiện cũng khá hạn chế, dẫn đến sự lưỡng lự trong thời gian qua của các tổ chức y tế trong việc quyết định có nên chích ngừa vaccine Covid-19 cho nhóm này.Cũng theo TS Nguyễn Hồng Vũ, trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng pha 3 của các loại vaccine Covid-19 hiện nay, không có nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, cho đến hiện nay đã có một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ cho con bú nên được chích vaccine Covid-19 vì những lợi ích của nó mang lại."Các vaccine Covid-19 đang được sử dụng hiện nay cho thấy khá an toàn với bà mẹ cho con bú. Vaccine sử dụng mRNA như Pfizer/BioNTech hoặc Moderna cho thấy rất an toàn vì mRNA là phân tử không bền, rất dễ bị phân hủy sau khi đưa vào người và trình diện kháng nguyên S cho tế bào miễn dịch," TS Vũ nói.Chụp lại video,Mức độ hiệu quả và an toàn của vaccine Sinopharm (Trung Quốc)TS Vũ đưa ra ví dụ về nghiên cứu của nhóm Golan ở đại học California ở San Francisco, trong đó sử dụng kỹ thuật RT-PCR để kiểm tra lượng mRNA có trong sữa từ người mẹ được chích ngừa vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna (sau khoảng 4-48 giờ). Kết quả là không thấy được bất cứ lượng mRNA nào từ vaccine trong sữa mẹ.Ngoài ra, những loại vaccine được làm từ Adenovirus như AstraZeneca hoặc Jassen (Johnson & Johnson) cho đến hiện nay cũng cho thấy khá an toàn vì chúng đã được biến đổi gen để không thể sinh sản trong cơ thể người và cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng có thể truyền qua sữa mẹ qua con bằng đường chích ngừa.Bên cạnh lợi ích phòng ngừa nhiễm Covid-19 cho bà mẹ thì việc chích ngừa vaccine Covid-19 còn có thể mang lại lợi ích cho em bé đang bú sữa mẹ.Theo TS Vũ, các nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy kháng thể được tạo ra từ người mẹ sau khi chích vaccine Covid-19 có thể được truyền qua dòng sữa này để đến được đứa con.Kháng thể trong sữa này có thể ổn định trong suốt thời gian vaccine có hiệu lực và khá tương đồng với lượng kháng thể có trong máu của người được chích ngừa."Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học ở đại học Washington ở St. Louis cho thấy những các kháng thể IgG, IgA kháng SARS-COV-2 có thể tìm thấy trong sữa mẹ của những người đã chích vaccine của Pfizer/BioNTech là đến 8 tháng."Một nghiên cứu khác ở Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) cũng cho thấy kết quả tương tự trên vaccine mRNA của Moderna."Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời không sản xuất được các kháng thể để chống lại vi khuẩn và virus có hại một cách hiệu quả cho đến khi chúng đạt 3 hoặc 6 tháng tuổi."Do vậy, việc cho con bú sữa mẹ trong giai đoạn này ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn giúp cung cấp các kháng thể để tạo một hệ miễn dịch thụ động cho bé chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn.""Trong đại dịch Covid-19, dựa trên các số liệu hiện có cho đến nay, chúng ta thấy rằng hều hết trẻ em (dưới 18 tuổi) nhiễm Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, trong nhóm này thì trẻ dưới 2 tuổi có tỉ lệ nhập viện cao hơn, có thể do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh."Do vậy, các nhà khoa học hy vọng rằng việc truyền kháng thể từ mẹ đã được chích ngừa sang cho con sẽ giúp cải thiện tỉ lệ bệnh nặng ở trẻ sơ sinh""Tóm lại, các tổ chức y tế trên thế giới hiện vẫn đang khuyến khích bà mẹ cho con bú nên chích ngừa vaccine Covid-19 và không cần phải dừng cho con bú sữa sau khi chích vaccine."

  • Fej

    Dạo này hà nội tiêm một loạt astra, đau hết cả đầu

    • natarius

      @Fej bà bầu người ta ưu tiên tiêm vaccine mRNA đấy bạn, muốn chắc hơn mua gói đẻ tại các viện tư đều có dịch vụ tiêm vaccine, thường là các viện đấy có khả năng ngoại giao để lấy vaccine mRNA về tiêm cho các bà bầu đc

  • weworkvn

    COVID-19 và thai nghén

    Nghiên cứu tại Thụy Điển công bố năm 2021 tổng hợp các ca đẻ trong vòng 10 tháng từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021. Nghiên cứu cho thấy những trẻ sơ sinh của những bà mẹ dương tính với covid-19 bị tăng nhẹ tỷ lệ suy hô hấp so với những trẻ của những bà mẹ không bị covid-19 (2,8% so với 2%). Tỷ lệ đẻ non cũng tăng nhẹ (8,8% so với 5,5%). Tuy nhiên nghiên cứu bị thiếu dữ liệu về độ nặng của covid-19 của mẹ. Nghiên cứu cũng quan sát thấy ở 84 phụ nữ có thai, 31 bà mẹ cho con bú và 16 phụ nữ không có thai cùng tiêm vacxin thì hiệu giá kháng thể cao hơn ở nhóm phụ nữ có thai. Kháng thể chống covid-19 do vacxin tạo ra cũng xuất hiện ở máu cuống rốn và trong sữa mẹ. Mặc dù cỡ mẫu nghiên cứu không lớn nhưng cũng có giá trị ban đầu trong việc khuyến cáo nên tiêm vacxin cho phụ nữ có thai và cho con bú.

    Nghiên cứu quan sát ở Mỹ trên 35.691 phụ nữ đi tiêm vacxin được xác định là có thai, tác dụng phụ hay gặp nhất là đau tại vị trí tiêm, gặp nhiều hơn ở người không có thai. Trong khi đó, các tác dụng phụ khác như đau đầu, đau cơ, sốt và gai rét lại ít gặp hơn so với nhóm không có thai. Trong số này, 827 phụ nữ có thai tiêm vacxin được theo dõi cho đến khi kết thúc thai kỳ cho thấy 115 (9,4%) trường hợp hỏng thai và 712 (86,1%) trường hợp trẻ sinh sống. Mặc dù không có nhóm đối chứng trong nghiên cứu này nhưng tỷ lệ này cũng tương đương với những báo cáo về thai kỳ trước khi có dịch covid-19

    Như vậy, những nghiên cứu ban đầu cho thấy khi mẹ bị covid-19 thì trẻ sơ sinh tăng nhẹ những bất lợi khi sinh và nếu tiêm vacxin covid-19 cho phụ nữ có thai thì chưa thấy tác dụng phụ gì trên thai kỳ. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu dài hơn với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định chắc chắn những nhận định này.

    • tieubao12

      @weworkvn "Trong số này, 827 phụ nữ có thai tiêm vacxin được theo dõi cho đến khi kết thúc thai kỳ cho thấy 115 (9,4%) trường hợp hỏng thai và 712 (86,1%) trường hợp trẻ sinh sống. Mặc dù không có nhóm đối chứng trong nghiên cứu này nhưng tỷ lệ này cũng tương đương với những báo cáo về thai kỳ trước khi có dịch covid-19"

      Tỷ lệ sẩy thai của Mỹ cao vậy à bác (9.4%); mà nếu 115 trường hợp trên 827 theo dõi thì phải là 13.9% cơ ạ

  • Lazy_Girl

    Em hơn 5 tháng, đã đăng ký nhưng vẫn phân vân vì thấy bạn bè bị vc vật cũng nhiều. Chỉ sợ nó vật rồi lại phải thuốc vào thôi.

    • natarius

      @Lazy_Girl theo mình nên tiêm bạn nhé, trừ khi bạn ở 1 mình và có quá ít khả năng bị lây nhiễm.

      Mình trước cũng băn khoăn lắm nên cũng tìm đọc đủ các nguồn về chủ để vaccine và phụ nữ mang bầu của CDC mỹ, anh, úc...chốt lại là vợ mình đã tiêm đc mũi 1 Pfizer. Tạm thời thấy k vấn đề gì. Kể cả có đc bảo vệ 1 mũi khi nhiễm covid cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhập viện và tử vong cao.

    • vuht007

      @Lazy_Girl xung quanh mình tiêm Pfizer thì mũi 1 chỉ đau tay như tiêm vx uống ván thôi nha. Còn mũi 2 chưa thấy phản hồi nhiều ạh.

    • KISS6789

      @Lazy_Girl Nhanh nhỉ, đứa 2 hay 3 rồi . Chích mũi cho an tâm đi đẻ

    • Lazy_Girl

      @KISS6789 2 thôi bác, đâu ra mà 3. Đứa đầu cũng 4 tuổi rồi .

  • natarius

    Mình và vợ không chờ được gói tiêm nhà nước nên đã mua gói đẻ từ tuần 22 của viện Hồng Ngọc. Gói đấy có dịch vụ tiêm miễn phí vaccine cho bà bầu. Vợ mình được tiêm Pfizer mũi 1 khoảng gần chục ngày rồi, cơ bản thấy k có vấn đề gì

  • Auzeze

    chỉ riêng khoản này đã mông lung, không biết nghe ai rồi.

    VNVC bảo không, BYT bảo có

    Vợ e cho con bú cuối cùng cũng dky tiêm AZZ.

  • huyhoiham

    Nếu ko quá rủi ro gặp covid thì tốt nhất ko tiêm khi mang bầu các bác ạ. Thêm rủi ro tác dụng phụ lên thai nhi. Chạ ai dám khẳng định đâu ạ. Đến vắc xin thông thường tiêm phổ cập hàng năm, một triệu liều còn có vài ca tử vong.

  • vid1_kienthietviethcm

    Cái này phải còn tùy vào cơ địa của mỗi người

Website liên kết