41 Bình luận
  • vadaihiep

    Đi học sợ nhất môn này. Đi thi rặn mãi mới đc 2 mặt giấy

    • TKM

      @vadaihiep mình ngày xưa cũng không có bài văn nào quá 2 mặt giấy, nhưng phần lớn là 7 và 8 điểm. Đôi khi 6.

    • Cobb

      @TKM @vadaihiep viết ngắn mà vẫn được điểm cao mới giỏi chứ viết dài nhiều khi là giáo viên đọc lướt xong chấm thường thêm điểm cho công viết là chính

    • vadaihiep

      @TKM @Cobb buồn của em là giáo viên chấm bằng thước, cứ phải dài mới 7đ, ko thì max 6

    • Cobb

      @vadaihiep đây được cô cầm bài đọc cho cả lớp nghe mà cho có 7đ này, cái thời chấm văn keo kiệt ko như bây giờ

    • minhtoanqtm

      @vadaihiep năm lớp 5 nổi hứng viết đc bài văn đc 10 điểm, sau cô cho cả lớp học theo làm bài tủ thi tốt nghiệp. Kinh điển của cả thời đi học!!!

    • Phaothu

      @Cobb em tưởng viết dài mới là lắm văn lắm chữ chứ

  • TKM
    Nếu làm một cuộc điều tra xã hội học, tôi tin số lượng giáo viên đồng ý tách môn Văn ra như một môn học nghệ thuật, thuần túy thẩm mỹ sẽ chiếm nhiều phần trăm.

    Ông bảo ông đã làm nghiên cứu khoa học rất công phu, mà cái này ông không làm điều tra lại ngồi võ đoán

    • Cobb

      @TKM Để ý tiểu tiết quá, đọc cả bài thì thấy có nhiều ý đúng mà

    • TanNg

      May ông chưa điều tra học sinh, điều tra học sinh khéo nó đồng ý bỏ luôn môn văn khỏi chương trình giáo dục


      TKM bình luận -
      Nếu làm một cuộc điều tra xã hội học, tôi tin số lượng giáo viên đồng ý tách môn Văn ra như một môn học nghệ thuật, thuần túy thẩm mỹ sẽ chiếm nhiều phần trăm.Ông bảo ông đã làm nghiên cứu khoa học rất công phu, mà cái này ông không làm điều tra lại ngồi võ đoán
    • fil286n

      @TKM Môn học dạy trẻ con cách nói dối trắng trợn nhất là môn Văn

    • burgyyy

      @linhdoha môn duy nhất khi học phổ thông bị bắt khi quay bài.

    • Mr_Casanova

      @TKM làm gì có chuyện giáo viên Văn lại muốn môn văn thành môn phụ không bắt buộc hả bác. Đang từ môn chính, phải học số tiết ngang với Toán lý hóa, thậm chí học thêm. thành môn phụ thì giáo viên Văn không đồng ý đâu

  • Cobb

    Cơ mà như này lại phải chia thành 2 môn: phân tích văn học và ngữ pháp tiếng Việt nhỉ, chia học phần như ĐH thì ổn hơn

    • fil286n

      @Cobb Ngữ pháp nó gần như công thức rồi, nên học thi thì không sao nhưng môn tập làm văn, phân tích văn học thì nên để thành 1 môn nghệ thuật, kiểu nhạc, hoạ thì hợp lý hơn.

    • duongns84

      @Cobb Như trường con em thì có môn Tiếng Việt như chương trình của Bộ, học ngữ pháp từ vựng các kiểu còn một môn khác là Nghệ thuật ngôn ngữ để dạy cách viết văn

    • mquizakpepega

      @Cobb Phải tách ra thành 2 món riêng biệt:

      - Học viết văn bản, đơn từ, thơ ca, nghị luận.

      - Cảm thụ văn học


      Hoặc đưa cảm thụ văn học thành môn tự chọn.

      Cơ mà khó một cái là môn văn đang được lồng ghép yếu tố cách mạng để tuyên giáo nhiều quá

    • dreamy_sailor

      @Cobb Chia thành nghị luật và văn học và nên trọng tâm phần nghị luận hơn. Cảm thụ văn học cảm thấy không cần bằng nghị luận mà thi điểm phần đó cao hơn.

  • paduc83

    Môn này giáo viên dạy mục đích để hoàn thành nhiệm vụ tức là đặt lợi ích của Giáo viên lên trên lợi ích của học sinh. từ đó sinh ra bài văn mẫu, ý mẫu có sẵn, học sinh làm theo thì sẽ điểm cao.

    Trong khi đó thực tế môn Văn phải là môn thể hiện cảm nghĩ của học sinh, là sự sáng tạo trong cảm thụ văn học.

  • TanNg

    Cũng được, với điều kiện không ép buộc tôi học môn đó nữa mà cho tự chọn

  • mtmedia

    ngày xưa làm văn, thì cứ văn mẫu mà phang, bài văn mẫu có 10 ý, thì mình cũng phải viết đủ 10 ý đó, nhưng câu chữ phải khác đi 1 chút. Làm như thế càng almf thui trột đi sự tự tuy duy và trí tượng tưởng của trẻ.

    Nhưng cái em cảm thấy lo ngại nhất ko chỉ cho môn văn mà cho cả hệ thống giáo dục là trình độ của các cô thây giờ quá thấp. Cứ nhìn vào điểm thi vào các trường Sư Phạm là hiểu.

    đào tạo người dạy trẻ em làm người thì chỉ điểm sàn là đc, đào tạo người bắt người thì điểm cứ phải gọi là max binh.

  • BlackParma

    Cái kiểu giáo dục gò bó dập khuôn. Không biết thế nào là khai phóng, biện luận, phản biện thì chả bao giờ giỏi được. Đầu tiên là văn học, rồi lịch sử và triết học. Dạy thoáng ra thì,,,,

  • iku_iku

    môn văn nên được coi là là môn kiểu năng khiếu ấy, như kiểu có người cảm được họa thì họ thể hiện = cọ vẽ, người cảm được nhạc thì chơi đàn viết nhạc, cảm được văn thì bình luận viết sách. Đây cứ coi nó là môn bắt buộc xong gượng lấy cảm xúc, ghê vl.

    • paduc83

      @iku_iku để dạy được như thế thì đa phần giáo viên ko đủ trình độ, nên họ sẽ chọn phương án dạy dễ dàng nhất đó là văn mẫu.

  • phuonghtn

    Mình học giỏi nhất môn văn, đi thi được giải khuyến khích quốc gia môn Văn, đọc 1 tác phẩm luôn có cảm xúc để phân tích, 1 tác phâm liên quan trong sách ngày xưa mình luôn đọc thêm hệ thống tác phẩm xung quanh tác giả đó để có nhiều kiến thức.

    Giáo viên chỉ có 45 phút nên chỉ dạy cách chúng ta nắm đc tinh thần của tác phẩm qua các ý chính. Còn môn gì cũng vậy, muốn giỏi phai đọc thêm bên ngoài, như Hóa phải luyện thêm đề, toán phải luyện thêm đề.

    Mình học giỏi văn ko phải do cô giáo mà là do yêu thích nên tìm tòi, tổng số lượng sách mình đọc từ lúc học đại học đên bây giờ( hơn 10 năm) ko bằng 3 năm cấp 3 học văn mà dán đít trên thư viện trường

    • heo2019

      @phuonghtn cá nhân mình hồi nhỏ đi thi cả Văn Toán, c3 và đh đều chuyên Toán nhưng sau khi đi làm thì mình khẳng định môn Văn rất quan trọng. Nếu muốn làm sếp thì phải giỏi Văn nhé, tui chưa thấy sếp nào không có khă năng nói chuyện, viết lách. Sếp giỏi nói câu nào trúng câu đấy. Hoặc phải viết báo cáo, chả nhẽ đợi nhân viên viết xong cứ thế đọc, nv viết mình cũng phải xem lại chứ. Con mình mai sau sẽ hướg cho học giỏi Tiếng Việt và Văn, tất nhiên ko fai văn vẻ hoa lá cành mà cháu biết phát biểu miêu tả 1 sự vật, hiện tượng, rồi đi làm có báo cái hay phân tích gì còn dễ. Thậm chí đi làm viết đơn còn nhiều lắm.

    • paduc83

      @heo2019 Cái bạn nói không phải môn văn dạy trong trường học, trường học chỉ dạy văn mẫu thôi.

    • vt57vt571

      @phuonghtn Mình ko ghét môn văn, môn văn là 1 bộ môn khoa học gắn liền với văn hóa và văn minh. Mình chỉ thấy khắm nhất là bắt lũ trẻ đi nghị luận văn học CM. Bắt lũ thành phố chưa thấy đom đóm bao giờ biện luận về sự tài tình của hình ảnh người chiến sỹ CM nhìn trăng nhớ rừng, bắt lũ trẻ ở quê mơ ước tìm việc làm đi phân tích ngọn lửa căm thù, người lính nông dân chỉ có ăn rồi bóp cò.

      Môn Văn và môn Sử là 2 môn bị chính trị hóa nhiều nhất. Không gian kiến thức của 2 môn này để khai thác thì có rất nhiều, trên Facebook, bọn trẻ con tự lập ra nhiều nhóm văn chương, thơ, lịch sử cổ đại, trung đại, sinh giới học,...chứng tỏ không phải chúng nó không thích môn Văn và Sử, mà là ko thích nội dung được dạy trong trường.

    • phuonghtn

      @heo2019 uh mình thấy các bác làm to toàn học tổng hợp văn, luật ra, mình cũng dẻo mồm nên đi làm hầu như các sếp đều rất ưng í, ngày xưa sếp đã cho mình họp vs trình bày chiến lược sớm lắm, mình cấp nhân viên nhưng bao h cũng đc dắt đi họp vs đi đào tạo chung với các trưởng bộ phận, học các khóa trưởng bộ phận mới được học.

      Học văn giúp mình có cái nhìn đa chiều về các vấn đề khi lớn lên, 1 phần hoạt ngôn, và luôn nuôi dưỡng cảm xúc.

    • phuonghtn

      @vt57vt571 sử mình thấy máy móc thật, và sau này lớn lên đọc nhiều, xem phim tài liệu nhiều mình mới có cái nhìn đa chiều, ngày xưa mình cũng học rất giỏi sử nhưng sử học ở Vn thật sự rất khô khan và khó vào.

      Nhưng văn rất hay bạn ơi, văn nó có giai đoạn, mỗi tác phẩm luôn có bối cảnh lịch sử trong đó. Không phải tự nhiên nta chọn: Lão Hạc, chọn Chí Phèo, hay Mảnh trăng cuối rừng,....Mình ví dụ các giai đoạn văn học có bối cảnh thời đại, con người, tiếng nói trong đó.

      Văn bạn nói về cách mạng nó phản ánh giai đoạn chiến đấu của dân tộc, vậy nên bắt buộc người học phải biết vì sao giai đoạn này thơ văn cách mạng yêu nước, yêu dân tộc chứ rất ít thơ văn trào phúng hay thơ văn lãng mạng hóa. Vì chính văn học giai đoạn này là 1 phần vũ khí giúp Vn chống giặc ngoại xâm rất mạnh mẽ. Nó mang hơi thở thời đại, đó chính là giá trị của tác phẩm văn học, người học CẦN biết được các giá trị này. Cần biết vì sao các tác phẩm này lại ra đời như vậy mà không phải khác. Mỗi tác phẩm đều phải liên hệ với lịch sử và gắn với thời đại mới hiểu hết giá trị của nó.

      Như văn học nước ngoài có các tác phẩm kinh điển vì nó phản ánh đc thời đại của chính nó như: Nhà thờ đức bà Paris, Cuốn theo chiều gió,...

      Vấn đề không phải là nội dung mà là phương pháp, việc dạy văn sao cho hay, cho cuốn ở Việt Nam thì thật sự vĩ mô, mình chịu ko biết bàn tới ntn để thay đổi,

    • heo2019

      @phuonghtn mình cũng thích lịch sử. Học Văn cách mạng và học lịch sử thì chúng ta mới thấy tự hào vì cha ông ta đã giỏi ntn, chúng ta đã vất vả ntn để có ngày hôm nay. Có những bộ đội, thầy giáo nghèo nhưng làm ra những áng thơ văn bất hủ như vậy, tự hào chứ! Tất nhiên mình biết áp lực thi môn Văn và Sử khó ntn, nhưng nhìn đi, thi Toán Lí Hoá Anh cũng lòi mắt ra thôi. Thi đề khó thì kêu, đề đh năm nay hơi dễ tí thì lại bảo khó phân hoá giỏi dốt. Túm lại, mình thích Văn Sử và mình sẽ cố gắg học với con theo kiểu đơn giản nhất vậy thôi

  • tieutuongkhach

    Em hồi cấp 3 văn thơ ác liệt lắm. Tiết Văn toàn tranh luận với cô giáo về ý nghĩa tác phẩm đi thi học kì còn được người chấm cộng thêm điểm vì đồng điệu. Thế mà tốt nghiệp Văn 4,5 điểm :v

  • caaac

    Văn học mà lồng chính trị vô thì dù viết hay mấy cũng chỉ là sản phẩm tuyên truyền độc hại, học làm cái gì

Website liên kết