15
Hay
- Token boosted
Hot 1 năm trước
vnexpress.net
Cuộc tấn công của người chết
(1311 clicks)
Loan tin
chantroiviet
KBietJ
và 1 người nữa
Tin cùng kênh Khoa giáo
- 1Hay
Đánh vần tiếng Anh có cần thiết không? Cách dạy hiệu quả
Trước khi thông thạo việc sử dụng từ vựng và ngữ pháp, bé cần nắm vững cách đánh vần tiếng Anh. - 5Hay
Thấy gì khi thầy giáo "lột đồ, tát học trò" vì hút thuốc lá được cổ vũ?
Không thể dùng 1 cái sai để trừng phạt 1 cái sai khác
dungbeou đã gửi
- 9Hay
Mỗi khi đến sinh nhật, vợ tôi lại có một nỗi buồn kỳ lạ vì ước mơ của cô ấy dần xa vời trong khi cô ấy lại ngày càng già đi - Gia đình simpson
Đang xem hoạt hình mà thấy áp lực ngang10 Bình luận Loan tin a9thorns Mduc - 2Hay
Lịch sử nước Nga hiện đại qua Meme Countryballs
Nội dung hay, nhạc hay, rất đáng xem1 Bình luận Loan tin
Khi quân Đức bắt đầu một cuộc tấn công bằng khí độc vào pháo đài Osowiec của Nga vào ngày 6/8/1915, họ cho rằng đó sẽ là một trận đánh dễ dàng, khi binh sĩ Nga không được chuẩn bị để đối phó với vũ khí hóa học. Tuy nhiên, lính Đức đã gặp cơn ác mộng thật sự trước sự kháng cự quyết liệt những binh sĩ Nga đang hấp hối, khởi đầu cho trận đánh được mệnh danh là "cuộc tấn công của người chết",
Pháo đài Osowiec nằm gần thị trấn Bialystok của Ba Lan, được coi là cái gai trong mắt của quân Đức trong Thế chiến I do có vị trí quan trọng, buộc Berlin phải triển khai nhiều lực lượng đối phó. Các đợt tấn công đầu tiên bắt đầu từ tháng 9/1914 với sự yểm trợ của máy bay và pháo binh nhưng đều không thành công. Sau nhiều lần thất bại, quân Đức bắt đầu áp dụng các biện pháp cực đoan để chiếm pháo đài.Ngày 6/8/1915, lực lượng Đức bắt đầu bơm khí độc chlorine vào pháo đài. "Tất cả những người bám trụ bên ngoài pháo đài đều thiệt mạng. Cỏ ngả màu đen, trong khi lương thực nhiễm độc nặng và không thể ăn được. Pháo đài không được chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng khí độc", Sergey Khmelkov, một lính Nga sống sót sau trận đánh, nhớ lại.Khmelkov cho biết các chỉ huy Nga không chuẩn bị kế hoạch đối phó với khí độc chlorine. Hầu hết các vị trí đóng quân và công sự đều không có hệ thống thông hơi cũng như bình dưỡng khí. Những chiếc mặt nạ phòng độc được phân phát từ trước cũng không có hiệu quả.
Ba trong số 4 đại đội đóng tại pháo đài Osowiec bị xóa sổ sau đòn tấn công hóa học của Đức, chỉ còn khoảng 100 binh sĩ thuộc Đại đội 13, Sư đoàn bộ binh số 226 trong tình trạng sống dở chết dở bám trụ trận địa. Lính Đức được trang bị mặt nạ phòng độc bí mật áp sát pháo đài, tự tin rằng cuộc tấn công sẽ rất dễ dàng khi toàn bộ lực lượng phòng thủ đã bị tiêu diệt.
Cuộc phản công của người chết
Quân Đức dễ dàng vượt qua phòng tuyến đầu tiên của Nga, đột kích qua lớp tường bảo vệ và tiến vào trong pháo đài. Đúng lúc đó, những người sống sót của Đại đội 13 bắt đầu cuộc phản kích dưới sự chỉ huy của thiếu úy Vladimir Kotlinsky."Tôi không thể mô tả được sự giận dữ của các binh sĩ Nga khi tiến về phía quân Đức, những kẻ đã đầu độc họ. Các loại hỏa lực của đối phương đều không thể cản bước những người lính đang phát cuồng", một lính Nga sống sót sau trận đánh cho biết.60 binh sĩ của Đại đội 13 khai hỏa trong lúc run rẩy, ho ra máu, với khuôn mặt bọc kín bởi những miếng vải đẫm máu. "Dù bị đầu độc và kiệt sức, họ vẫn tiến lên với mục tiêu duy nhất là nghiền nát quân địch", một nhân chứng nhớ lại.
Khiếp sợ trước sức phản công điên cuồng và bộ dạng dị thường của những người lính Nga trúng chất độc hóa học, lính Đức hò nhau vứt vũ khí tháo chạy khỏi pháo đài và mắc vào chính hàng rào thép gai của mình. Tận dụng điều này, lính Nga tái chiếm phòng tuyến bảo vệ pháo đài và giành lại các khẩu pháo. Thiếu úy Kotlinsky bị thương nặng và thiệt mạng vào tối hôm đó.Trong tháng 4 và 5/1915, liên quân Đức và Áo nhiều lần chọc thủng phòng tuyến của Nga ở Đông Phổ. Sự kháng cự của pháo đài Osowiec đã yểm trợ cho các cuộc rút lui chiến lược của Nga cho tới hết tháng 8, thời điểm việc giữ Osowiec không còn ý nghĩa.Ngày 22/8, các binh sĩ Nga rời pháo đài Osowiec trong trật tự, sau khi phá hủy các bức tường và công trình phòng thủ kiên cố. "Cuộc phản công của trung úy Kotlinsky đã ngăn pháo đài rơi vào tay quân Đức, cứu sống hàng nghìn người khỏi một thảm họa cận kề. Lịch sử sẽ rất khác nếu người Đức chiến thắng trong trận đánh ngày 6/8/1915", sử gia Boris Egorov nhận định.
@dungbeou Thời điểm này là đế quốc Nga. Sau khi Lenin lật đổ chính quyền lâm thời lập nên nước LX thì đã kí hòa ước với Đức chấp nhận mất rất nhiều đất
@signoreV là quân Sa Hoàng, em chép lại nội dung gốc của báo Vnexpress thôi
@signoreV mình đánh giá Lenin có tầm nhìn thời cuộc cực kỳ tốt về việc điều đình với Đức, chấp nhận nhân nhượng một số vùng đất cho Đức. Tùy cơ ứng biến. Tình thế phải vậy thôi, vì trong nước Nga đang còn rối ren đối đầu với Bạch Vệ Nga, quân lính còn lại của dòng tộc gđ nhà vua bị giam cầm Romanov... nên Lenin phải ưu tiên tập trung xử lý vđ trong nước.
"Sông Đông êm đềm" của Chekhov mô tả bối cảnh một góc nội chiến Nga, tâm tư hoàn cảnh của những người lính Bạch Nga thua cuộc. Rất hay.
Nhưng Lenin đã làm 1 việc cực kỳ thiếu nhân văn là tử hình "trọn bộ" cả gđ nhà vua cuối cùng của nước Nga từ lớn tới con nít, cả trẻ e trai lẫn bé gái. Cực kỳ đau xót. Kiểu "tru di" thời phong kiến phong cách châu Á. Rất tiếc!
Tác phẩm "Ekaterina.." (mình nhớ tựa đề như vậy) nói về điều này và đặc tả cuộc tháo chạy tán loạn của giới hoàng tộc Nga ra nước ngoài đầy bi tráng.
@dungbeou Mắt vằn đỏ, miệng hộc máu hô thần chú Cyka Blyat.
@locloconline Sông Đông êm đềm nào của Chekhov?
@chit08 ah mình nhầm, chính xác là Solokhov.
Lính Nga thật sự dũng cảm.
Nhìn ảnh này mới biết tại sao bộ đội Việt Nam đánh thắng Mỹ.
@phieu_lang do lòng yêu nước và căm thù quân xâm lược thôi
Màu vàng lục của khí Clo
Ngày xưa Mĩ giải chất độc màu da cam để đốt cháy dãy Trường Sơn hòng bắt quân Việt Nam xuất hiện,nhưng rồi cũng thua trận bởi ý trí quật cường của bồ đội ta !
@dokiet20032021 chất dioxin hình như ko được gọi là vũ khí hóa học
Band nhạc Satabon cũng có 1 bài về sự kiện này.