20
Hay
Hot 1 năm trước
linkhay.com
Tỉ lệ tự tử tuổi teen của các quốc gia trên thế giới
các bác có rút ra được điều gì ko?
(1558 clicks) Tin cùng kênh Comic
vietnamnet_ict đã gửi
- 2Hay
EMDDI - Khóa luận tốt nghiệp trở thành "cuộc cách mạng" ngành taxi truyền thống: 1 phút là có xe, hệ thống 30.000 xe phủ 55 tỉnh, thành
nhà khoa học làm ứng dụng gọi xe, có ăn thua ko nhỉ?Bình luận Loan tin - 13Hay
Anh Quảng: Bkav Electronics sáp nhập vào Tập đoàn chứ không phải giải thể
báo là cải đưa tin "một nửa sự thật", gây thiệt hại về uy tín, tiền bạc cho doanh nghiệp5 Bình luận Loan tin cuong205a - 3Hay
Giới trẻ Hà Nội xuyên đêm "quẩy" hết mình trong ngày đầu quán bar mở lại
bình thường cũ đã trở lại2 Bình luận Loan tin
Rút ra được một điều là đàn ông (con trai) tự tử nhiều quá. Xã hội nên quan tâm, ít đặt áp lực lên cho đàn ông hơn. Phụ nữ giờ có quyền đi làm, đi nhậu nhẹt rượu bia, phấn đấu phát triển sự nghiệp thì cũng đừng đòi đàn ông phải làm trụ cột gia đình, phải mạnh mẽ không được khóc nữa. Xin hết!
Thanks for coming to my Ted talk
Đọc title đã nghĩ đến New Zealand và đúng là NZ vẫn thuộc nhóm cao nhất. Trường em ở NZ khắp nơi dán những poster mang tính động viên cổ vũ, kiểu nếu muốn khóc thì cứ khóc, nếu muốn được chia sẻ hãy đến gặp ABC. Trong trường còn có cả ban phụ trách các vấn đề tôn giáo, tâm linh, ai muốn được chia sẻ người ta cũng sẽ tìm tư vấn viên về từng tôn giáo phù hợp cho mình. Ban đầu cứ nghĩ đơn giản là service tốt, sau mới biết NZ có tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử cao, có nhiều chương trình và quỹ hỗ trợ về vấn đề này lắm.
@Jingjing Mình không có ý nói phụ huynh là người gây ra chuyện đó, ý mình là phụ huynh mới là người giúp con mình thoát ra được. Nếu nhìn nhận thấy điều đó thì nỗ lực chủ đạo nên tâp trung vào các phụ huynh, các phụ huynh cũng nên tự xem lại bản thân mình. Cá nhân mình sau khi biết vụ này cũng thấy giật mình thon thót, may quá con mình hồi xưa nó không bị thế, chứ nó mà bị là mình đã không giúp được nó gỡ ra, có hiểu biết/có nhận thức thì sẽ khác.
@TanNg Là một người ở tuổi phụ huynh nhưng đang sống trong cộng đồng 12-25, câu trả lời là phụ huynh quá nhỏ bé so với thế giới của chúng anh ạ. Một đứa trẻ tham gia một fandom, follow 10-15 page confessions, 10 group cộng đồng thì phụ huynh thiên sứ cũng không biến chúng thành tích cực được. Số trường hợp trầm cảm, giả trầm cảm, tự sát, tuyên bố tự sát, livestream tự sát, dàn dựng tự sát, giả vờ tự sát vì fanwar và tranh cãi trên mạng gấp nhiều lần số vụ xảy ra vì mâu thuẫn với phụ huynh, chỉ là không ai quan tâm hết.
Vn thấp nhất thế giới? Vậy thì quá tốt, đáng tự hào rồi. Rút gì nữa
@signoreV
Các nước Đông Nam Á và châu Phi, có số liệu không đầy đủ.
Nghèo mà hạnh phúc 😂😂 còn hơn giàu mà tự tử 🙏🙏
@TuyPhong mấy nước được coi là hạnh phúc tỉ lệ vẫn cao, nên mình mới thấy chưa rút ra được gì
sao toàn châu á z
@398259259 bảng đầu tiên là của châu Á, các bảng sau có nhiều nước khác mà
@398259259 Quá nhiều joke về các dạy dỗ bạo lực của cha mẹ Á Đông, chắc bạn từng xem qua. Bị bạo hành thể chất và tinh thần thì chắc trẻ em Á Đông top 1 hành tinh! Đến mức người ta xem nó là đặc điểm của bố mẹ Á Đông cơ mà.
Rút ra được một điều là đàn ông (con trai) tự tử nhiều quá. Xã hội nên quan tâm, ít đặt áp lực lên cho đàn ông hơn. Phụ nữ giờ có quyền đi làm, đi nhậu nhẹt rượu bia, phấn đấu phát triển sự nghiệp thì cũng đừng đòi đàn ông phải làm trụ cột gia đình, phải mạnh mẽ không được khóc nữa. Xin hết!
Thanks for coming to my Ted talk
@tavuitacasố liệu này là với những người vẫn trong độ tuổi đi học nên cũng chưa có áp lực phải làm trụ cột gì mấy
@vietnamnet_ict bác nói đúng. Comment của em hơi lạc đề nhưng mà tỉ lệ tự tử nam nữ khác nhau là có thật
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Gender_differences_in_suicide
@tavuitaca nữ teenage : bao nhiêu dzai vây quanh. Nam teenager thì đúng độ tuổi loser
@chuatiemvaccine_null các anh em trên này vẫn áp lực lắm. Giờ e cũng đang ngồi hóng gió trên tầng 5, có nhiều cái chỉ 1 mình chịu đựng ko chia sẻ đc với ai
@tavuitacatự nhiên đã tính case này rồi nên cho tỷ lệ sinh của Nam cao hơn Nữ.
Có hai cách tiếp cận vấn đề tự tử: Là lựa chọn cá nhân và là vấn nạn. Lựa chọn cá nhân nằm ở nhóm trưởng thành, có cuộc sống ổn định ở một mức độ nhất định và biết mình nên làm gì. Còn ở tuổi teen thì đương nhiên là vấn nạn. Nhưng đáng ngại hơn, nhiều phụ huynh đang lên đồng chỉ nghĩ đến vấn nạn của nền giáo dục chứ không phải vấn đề tổng thể của thời đại.
Copy lại status của chính mình trên FB:
Đồng ý là sức mạnh tâm lý và khả năng chịu đựng nỗi đau của mỗi người khác nhau, nhưng các vị cũng đừng nói cái giọng như khuyến khích người ta tự tử thế chứ?!
Các vị có từng đi vào thế giới của 9x, 0x để biết khi nhiều đứa trẻ tụ lại với nhau, bố mẹ là ác nhân biến thái, anh chị em là những con chó không đáng làm người chưa? Các vị từng thấy một đứa học sinh cấp 2 vì mâu thuẫn fanwar mà cung cấp thông tin cá nhân của chị gái mình cho đám bạn bè mình tung lên bạo lực mạng chưa? Có chắc sức khỏe tâm thần của giới trẻ ngày càng yếu là do áp lực học tập không, hay do năng lượng vốn được dùng để sống bị mài mòn bởi hàng ngàn thứ áp lực và năng lượng tiêu cực vốn chả liên quan gì đến mình trên mạng?
Sức khỏe tâm thần cũng giống như sức khỏe thể chất, không một ai giống ai, nhưng có điểm chung là sẽ tốt lên khi được rèn luyện, chăm sóc lành mạnh trước khi sinh bệnh. Và trừ khi đang phải truyền máy thở chứ đến người bệnh nan y cũng được khuyến khích đứng lên đi lại các anh chị ạ. Thương yêu người bệnh theo cái cách để họ nằm một chỗ cho đến ngày cơ bắp teo tóp, chức năng đường ruột nát bấy và gọi đó là văn minh, thấu cảm? Xin lỗi, đó gọi là tiếp tay giết họ.
@Jingjing Mình nghĩ vấn đề chính nằm ở phụ huynh.
@TanNg Là một người ở tuổi phụ huynh nhưng đang sống trong cộng đồng 12-25, câu trả lời là phụ huynh quá nhỏ bé so với thế giới của chúng anh ạ. Một đứa trẻ tham gia một fandom, follow 10-15 page confessions, 10 group cộng đồng thì phụ huynh thiên sứ cũng không biến chúng thành tích cực được. Số trường hợp trầm cảm, giả trầm cảm, tự sát, tuyên bố tự sát, livestream tự sát, dàn dựng tự sát, giả vờ tự sát vì fanwar và tranh cãi trên mạng gấp nhiều lần số vụ xảy ra vì mâu thuẫn với phụ huynh, chỉ là không ai quan tâm hết.
@Jingjing Mình không có ý nói phụ huynh là người gây ra chuyện đó, ý mình là phụ huynh mới là người giúp con mình thoát ra được. Nếu nhìn nhận thấy điều đó thì nỗ lực chủ đạo nên tâp trung vào các phụ huynh, các phụ huynh cũng nên tự xem lại bản thân mình. Cá nhân mình sau khi biết vụ này cũng thấy giật mình thon thót, may quá con mình hồi xưa nó không bị thế, chứ nó mà bị là mình đã không giúp được nó gỡ ra, có hiểu biết/có nhận thức thì sẽ khác.
@Jingjing Nói gì trẻ con. Vk mình cũng tham gia nhiều group và rất hay share mấy vấn đề nhạy cảm tiêu cực cho nhau. Vô hình chung tư tưởng suy nghĩ ngày càng chật chội.
@Jingjing đọc kĩ vẫn chưa hiểu rõ ý của bạn là gì. Thời đại nào cũng có vấn đề của nó, để trẻ không rơi vào bi kịch thì là trách nhiệm của gia đình và nền giáo dục chứ còn gì nữa nhỉ?
@Jingjing vậy hướng tiếp cận là gì tỷ?
@Jingjing Nói gì đi nữa, để đứa trẻ chưa trưởng thành phải tự tử thì đúng là làm bố, mẹ thất bại
@vietnamnet_ict Tóm tắt: Suy nghĩ và hành động cực đoan, toxic là vấn đề của thời đại mạng xã hội. Áp lực học tập mà mỗi khi có vụ tự tử xảy ra người ta đều réo tên chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Suy nghĩ phổ thông cho rằng giáo dục là trị gốc, nope, giáo dục chỉ là trị ngọn, là giải pháp tình thế. Khi sống trong một môi trường đầy khí độc thì “dạy” hay “dỗ” con cách hít thở đều không phải là giải pháp.
@hoacaitrenao Nó tự tử vì bias trong game chết, vì idol sập phòng, vì bị bạn thân nói xấu trên mạng, vì phông bạt thành phú bà lớn tuổi để lấy lợi thế khi tham gia fanwar rồi bị bóc ra hàng ngàn người cười nhạo... thì bố mẹ nào chịu trách nhiệm được? Cha mẹ sinh con trời sinh tính, chính các bạn cũng đang kêu gào rằng sức khỏe tinh thần mỗi người khác nhau, ngưỡng chịu đau khác nhau, thì sao các bạn lại tự tin rằng một hàm lượng quan tâm và giáo dục gia đình như nhau sẽ có tác dụng với những đứa trẻ đã ngấm sự cực đoan từ cộng đồng? Toàn nói lí thuyết
Đọc title đã nghĩ đến New Zealand và đúng là NZ vẫn thuộc nhóm cao nhất. Trường em ở NZ khắp nơi dán những poster mang tính động viên cổ vũ, kiểu nếu muốn khóc thì cứ khóc, nếu muốn được chia sẻ hãy đến gặp ABC. Trong trường còn có cả ban phụ trách các vấn đề tôn giáo, tâm linh, ai muốn được chia sẻ người ta cũng sẽ tìm tư vấn viên về từng tôn giáo phù hợp cho mình. Ban đầu cứ nghĩ đơn giản là service tốt, sau mới biết NZ có tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử cao, có nhiều chương trình và quỹ hỗ trợ về vấn đề này lắm.
@pukeko chứng tỏ tinh thần yếu nhỉ. Nhiều nước chả có mà vẫn thấp hơn. Kiểu đọc tin tương tự nhiều quá nên nghĩ đấy là cách giải thoát tốt ý.
@truongan91 chưa chắc là tinh thần yếu đâu. Đưa ra quyết định tự tử và thực sự thực hiện việc đấy là phải dứt khoát và mạnh mẽ đấy (một phần lý do nam giới tự tử nhiều hơn)
@HansNam cũng đúng, để đưa ra quyết định tự tử 1 là bốc đồng, 2 là rất dũng cảm
@HansNam mỗi giới có nhiều áp lực khác nhau nhưng với em tự tử là ko đc. Ngày xưa ít khi tự tử còn bh hơi tí là nghĩ đến tự tử. Chuẩn câu sướng quá hóa rồ. Ngày xưa đói khổ, ăn ko đủ no, áo ko đủ mặc, lao động vất vả, vừa học vừa làm. Bây giờ các cháu cơm bưng nước rót, nhiều cháu có điều kiện thì xe đưa người đón, đồ công nghệ xịn, tiền tiêu thoải mái, quần áo hàng hiệu. Nhưng đ*ng chuyên cái thì lại nghĩ đến tự tử ??? Ý chí bây giờ kém hơn xưa
@truongan91
Bạn có chắc ngày xưa tự tử ít hơn không?
Bạn có chắc áp lực bây giờ thấp hơn xưa không?
Tự tử về cơ bản gắn với bệnh trầm cảm. Mình có đứa em họ bị trầm cảm phải bỏ học từ năm 2 đại học và ở nhà điều trị uống thuốc. Một lần nó kể chuyện, đợt đấy em định tự tử mấy lần, nhưng sợ đau nên lại thôi. Nó kể với khuôn mặt không chút cảm xúc. Người trầm bị họ nhiều khi không phải là đau khổ, mà là mất ý chí muốn sống, và nguyên nhân vật lý từ não bộ. Đôi khi thiếu hụt hormon nào đó thì phải dùng thuốc và tâm lý trị liệu.
Nguyên nhân trầm cảm, đôi khi do nội tại của người ta tự dưng bùng phát cộng thêm áp lực học hành, công việc, bạo hành -- cả thể chất và tinh thần -- hoặc đơn giản là bố mẹ không phát hiện ra có thể dẫn tới những trường hợp đáng tiếc. Đừng đứng ở góc độ một người bình thường đổ lỗi cho nạn nhân một cách vô cảm như thế.
@goldensea80 ngày xưa tự tử ít hơn là cái chắc. Ngày xưa khổ hơn chứ kp áp lực hơn nhưng ý chí con người xưa tốt hơn bh. Việc trầm cảm là việc khác em đang nói về việc tự tử. Chưa chắc các cháu tự tử đã là trầm cảm đâu ạ, bác đừng nghe trên mạng nói linh tinh, đa phần nghĩ quẩn thôi. Các cháu còn bé, gặp rất ít vấn đề mà đã nghĩ đến tử tự thì sau ra đời va vấp chịu sao đc. Đây người lớn còn áp lực hơn rất nhiều, nhất là các bậc phụ huynh.
@truongan91 Đúng thế, khổ (thiếu vật chất) không đồng nghĩa với áp lực hơn đâu nhé. Chẳng hạn Nhật Bản về vật chất thì nhiều nhưng áp lực cao và tỷ lệ tự tự cũng cao.
"bác đừng nghe trên mạng nói linh tinh, đa phần nghĩ quẩn thôi. "
Như đã nói, cá nhân mình gặp duy nhất một trường hợp nói rằng đã từng muốn tự tử và nó bị trầm cảm. Trẻ con, thậm chí đến 25 tuổi là khi bộ não vẫn phát triển, nhất là về cảm xúc, nên đừng đòi hỏi tự dưng nó biết suy nghĩ đến mọi điều. Vì thế vai trò của bố mẹ và nhà trường rất quan trọng. Không phải mọi thứ chịu sức ép đều biến thành kim cương. Cùng một sức ép, có thể 99 đứa chịu nổi, nhưng có thể 1 đứa còn lại không chịu nổi. Câu hỏi đặt ra là sức ép đó có cần thiết không? Và nếu không tránh được bị sức ép, thì khi đứa trẻ cần một người chia sẻ và thấu hiểu, thì ai sẽ là người đó? Hay chỉ đứng ở trên phán là ngày xưa bố mẹ còn khổ hơn?
Những con số không phải để so sánh nước nọ với nước kia. Nó chỉ chứng tỏ rằng sẽ luôn có những người muốn tự kết thúc cuộc đời của mình. Gần như không có cách nào có thể ngăn cản một người muốn tự tử. Nhưng tốt nhất đừng bao giờ trở thành một trong những tác nhân gây ra việc đó.
Mình theo dõi những vụ tự tử ở tuổi teen thường có 3 lý do chính:
1. Muốn bố mẹ phải hối hận.
2. Lãng mạn hóa cái chết, đề cao vẻ đẹp cái chết.
3. Cảm thấy cuộc sống bế tắc, trầm cảm.
Có thể bố mẹ không phải là người có lỗi, ko phải là nguyên nhân khiến cho trẻ tìm đến cái chết nhưng nếu biết yêu thương, chia sẻ thì sẽ ngăn chặn được nhiều vụ tự tử ở trường hợp 1, 3.
Đối với trường hợp 2 thì khó hơn, phải chú ý xem nó hay xem gì, đọc gì. Ví dụ như hồi mấy sao Hàn (Sulli...) tự tử, nhiều trang mạng chạy loạt bài vuốt ve, lãng mạn hóa cái chết, mình đọc ghê răng chết mẹ. Có đứa nào ngu nó học theo thì toi.
Thực ra trong chuyện này trách bme cậu bé vì từ lâu có thể đã đặt nhiều áp lực lên con cái nhưng lại ko chịu nghe hoặc nghe nhưng k chịu hiểu tâm sự của con (đọc nội dung lá thư là hiểu đc phần nào). Nhưng bản thân mình cũng đã từng trải qua cái tuổi này và cũng có nhiều cú ngã trong giai đoạn này thì tự cảm thấy tầm này bản lĩnh chưa có, nên nhiều khi thay vì cố gắng để giải quyết vấn đề thì hay suy nghĩ theo hướng buông bỏ. N sẽ dẫn đến những ý nghĩ dại dột. Còn 1 vấn đề theo nhận định chủ quan của mình thì thành thị trẻ e bản lĩnh k tốt bằng ở môi trường nông thôn
Dạo này nghe học sinh tự tử nhiều. Không biết có số liệu không chứ mình nghĩ do phải học online và giãn cách xã hội nhiều khiến tụi học sinh ít được giao tiếp và chia sẻ với bạn bè. Gì chứ đi học đâu phải chỉ để học. Ủng hộ đi học trực tiếp trở lại!!
Hồi cấp 3 t cũng có suy nghĩ tự tử. Lúc đó khủng hoảng tâm lý, bố t thì gia trưởng khó tính, mẹ t thì suốt ngày chửi như hát hay, t không tìm đc điểm cân bằng tâm lý. Lúc đó rất là căng thẳng, t cũng cố chịu đựng. May sao học hết lớp 12 thi được vào trường ĐH lớn thế là đi học. Phải mấy năm sau t mới thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tâm lý đó
Cháu nào mà trầm cảm thì cho đi chịch cave. Đảm bảo cân bằng cuộc sống, yêu đời ngay.
@dongtataydoc88 các em lại khuyên nhủ bảo ban, về lại yêu đời cố gắng học tập và lao động ngay