17
Hay
Hot 1 năm trước
vnexpress.net
'Học sinh trường tư không hạnh phúc hơn trường công'
(1338 clicks)
Loan tin
chantroiviet
honglamsg
và 4 người nữa
Tin cùng kênh Khoa giáo
tranvietanh đã gửi
- 2Hay
Khám phá ngôi trường dành cho những nhà lãnh đạo
Ở ngôi trường dành cho những nhà lãnh đạo, học sinh được học cách dẫn dắt bản thân mình đạt được hạnh phúc và thành công.1 Bình luận Loan tin thanhcongfs - 2Hay
Review trường nội trú TPHCM – Nên học trường nội trú nào ở Sài Gòn?
Bạn đang muốn tìm một ngôi trường nội trú tốt ở Sài Gòn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?1 Bình luận Loan tin thanhcongfs - 1Hay
Kinh nghiệm tìm trường quốc tế học phí rẻ ở TPHCM
Làm sao để tránh chọn phải trường quốc tế kém chất lượng ở TPHCM1 Bình luận Loan tin
Có lẽ vấn đề không phải nằm ở trường tư hay trường công, mà vấn đề nằm ở định nghĩa "hạnh phúc" của mỗi cá nhân. Các thanh niên học trường tư thường có gia thế khấm khá hơn hẳn so với dân trường công nên áp lực "vượt sướng" của tụi nó cũng khủng khiếp chẳng kém áp lực "vượt khó" của con nhà nghèo. Vì vậy thang đo "hạnh phúc" của tụi đấy nó cũng khác. Giống như lúc mới ra đời, tự tay kiếm được 5, 10 ngàn nó "đã" gì đâu. Giờ có khi làm tháng dôi ra được 50 củ, ừ thì cũng gọi là đầy đủ, nhưng có khi chẳng thấy "sướng" bằng cái thuở hàn vi nữa - dĩ nhiên bảo quay lại kiếm 5 10 ngàn một ngày thì cũng bỏ mọe, chả quay xe vội
Có lẽ vấn đề không phải nằm ở trường tư hay trường công, mà vấn đề nằm ở định nghĩa "hạnh phúc" của mỗi cá nhân. Các thanh niên học trường tư thường có gia thế khấm khá hơn hẳn so với dân trường công nên áp lực "vượt sướng" của tụi nó cũng khủng khiếp chẳng kém áp lực "vượt khó" của con nhà nghèo. Vì vậy thang đo "hạnh phúc" của tụi đấy nó cũng khác. Giống như lúc mới ra đời, tự tay kiếm được 5, 10 ngàn nó "đã" gì đâu. Giờ có khi làm tháng dôi ra được 50 củ, ừ thì cũng gọi là đầy đủ, nhưng có khi chẳng thấy "sướng" bằng cái thuở hàn vi nữa - dĩ nhiên bảo quay lại kiếm 5 10 ngàn một ngày thì cũng bỏ mọe, chả quay xe vội
@javalamp em cũng đồng ý với bác. Bài viết là ở Anh, em xin trao đổi thêm về học trường tư ở vn.
Thường thì ở thành phố mới có nhiều trường tư. Hiện dân số thành phố nhiều nên xin vào trường công cũng ít nhiều khó khăn, đời sống dân thành phố cũng khá nên về mặt bằng chung thì trường công cũng gần như trường tư. Bạn em dạy mấy trường tư ở HN như Newton, Everest... nên em thấy cũng ko khác trường tư mấy ngoài cơ sở vật chất tốt hơn, phần dạy tiếng nước ngoài nhiều hơn.
Về bản chất của việc học là học lực và tố chất của từng người học thì trường công và trường tư cũng gần như nhau, trường công nhiều hs giỏi hơn và cũng nhiều hs yếu hơn. Ở trường tư họ xây dựng nên nhiều chương trình, cách giảng dạy phong phú tiếp cận người học hơn, nhưng phần chính là người học thì về năng lực tiếp thu của các em rất đa dạng, có giỏi có kém, có không chú ý,... nên học lực ko khác trường công. Mà có khi các em trường tư còn áp lực với việc học hơn ở trường công do gia đình có điều kiện, kì vọng hơn mức bình thường.
@pypyloveme Mình thì nghĩ hơi khác. Bố mẹ chấp nhận cho con học trường tư thì có vẻ như tư tưởng đổi mới hơn, trẻ hơn, không đặt áp lực vào việc học hành, khuyến khích con cái tự do phát triển và hoạt động ngoại khóa hơn. Cho nên học sinh học trường tư có vẻ thoải mái hơn.
Một khía cạnh khác là tỷ lệ học sinh trên giáo viên. Các trường công mỗi lớp có quá nhiều học sinh, nên giáo viên không sâu sát và tìm hiểu được tâm lý của học sinh, chứ trường tư thì lớp ít học sinh hơn, giáo viên gần gũi học sinh hơn. Cái này khá nguy hiểm khi có những học sinh có vấn đề về tâm lý mà giáo viên không phát hiện ra. Cái này thì mình so sánh mấy đứa nhà mình, đứa đầu học trường công từ xưa, thấy chẳng có tình cảm gì với cô giáo, nhưng đứa út bây giờ thì cô trò quý nhau lắm. Hôm rồi mới được quay lại trường, cháu vui quá lao vào húc cô, cả 2 cô trò ngã bổ chửng.
Một khía cạnh khác là ở trường công, có sự tương tác về tiền nong giữa giáo viên, phụ huynh và cả học sinh, dẫn đến nhiều tâm lý không tốt.
Đây chỉ là suy luận qua mấy thế hệ nhà mình thôi, chứ cũng không có thống kê gì cả
@pypyloveme Đúng bác ạ. Cái quan trọng nhất là người học có phù hợp với môi trường đào tạo đấy hay không, chứ không chỉ là do nhà trường. Một đứa trẻ hướng nội, thích ngồi đọc sách suy ngẫm một mình, ghét ồn ào mà bị tóm vào học trường XXX đầy những hoạt động tập thể, suốt ngày team work, team building thì chẳng khác gì ép một con thỏ vào trong chuồng sói - mỗi ngày đi học đối với nó là một ngày bị hành hạ thảm hại. Chiều ngược lại, một đứa trẻ hướng ngoại, bản tính ưa thích sự náo nhiệt, cảm thấy hạnh phúc khi được giao tiếp với mọi người mà lại bị thả vào trong trường YYY, suốt ngày chỉ tập trung học, ít hoạt động xã hội, ít vui chơi tập thể, ít giao lưu bạn bè thì nó chắc chắn sẽ vô cùng sầu não. Rất nhiều cha mẹ không để ý đến điều này, vô tình tạo áp lực cho chúng nó - trong khi bản thân lại nghĩ đang cho con thứ tốt nhất rồi. Thứ tốt nhất là thứ phù hợp nhất với con, không phải là thứ mình nghĩ là tốt nhất, vậy đó.
@javalamp Ngày xưa mình học 2 trường ĐH ở VN cùng 1 lúc, 1 là trường công cũng thuộc top và 2 là trường tư. Thấy là ntn: học trường công thì số lượng các bạn nỗ lực và có 1 định hướng rõ ràng rất nhiều, khá bon chen để học ra có xuất vào Bộ/NN. Học trường tư: khá nhiều bạn vì không thi đỗ vào các trường ĐH công nên bố mẹ lo lót cho vào học tạm trường tư vì không kịp đi du học rồi, rồi đi học chuyển tiếp ra nước ngoài 2 năm sau để lấy bằng quốc tế (đi Sing, Úc, Anh v.v...). Các bạn này phần lớn nhà có điều kiện nên chả làm gì cũng có thể sống thoải mái, cảm giác không bon chen lắm. Bây giờ có thể các bé có định hướng rõ ràng trường công - tư từ bé do bố mẹ cũng có định hướng hơn, thì mình thấy là trường công và tư chả liên quan gì đến tố chất của đứa bé cả. Quan trọng là môi trường nào hợp với nó nhất, mình phải nhìn ra và hướng cho nó rồi để nó tự chọn. Nhưng, lại nhưng là, một đứa trẻ thông minh và giỏi thật sự, trường tư hay trường công cũng đều là môi trường lạc lõng với nó (đang nói mấy ông đỉnh đỉnh kiểu Elon Musk các kiểu ở đây), mấy đứa bé đó nó có khả năng tự học và những gì dạy ở trường đều nằm dưới khả năng của nó quá nhiều
) Tóm lại, trường là phụ thôi
))
@bg11021102 bác nói cũng đúng và em cũng nhận ra mình trong comment của bác.
Một phần em có nhiều bạn bè là giáo viên trường tư, từ giáo viên các môn đến hiệu trưởng, trò chuyện với các bạn nhiều nên em thấy những điểm chưa tốt của hệ thống trường tư nhiều hơn.
Các thành phần chính của trường học gồm người dạy, người học và cơ sở vật chất.
- Về người dạy: ở thành phố thì nói chung đội ngũ giáo viên ở trường công và trường tư có năng lực gần như nhau. Trường tư được đưa vào nhiều cách giảng dạy mới, hay, tiếp cận người học hơn. Các trường công nhiều trường các thầy cô cũng rất cấp tiến và có cách giảng dạy hướng tới người học.
- Về người học: nói chung là như nhau. Trường tư các bạn thường có điều kiện và đồng đều hơn. Trường công thì đa dạng hơn.
- Về cơ sở vật chất: ở thành phố gần như nhau. Các trường tư họ tự xây dựng cơ sở và thu tiền rõ ràng hơn. Trường công thì theo đóng góp nên nhiều khi không thống nhất. Nói riêng một chút về cơ sở vật chất cho mấy môn thể dục, tin học, mỹ thuật, âm nhạc, thư viện...: 2 năm dịch gần đây các trường tư vẫn thu học phí đủ nhưng các điều kiện này người học không được hưởng.
Hiện một số trường công cũng được đầu tư cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên cũng tốt, điểm yếu vẫn là nhiều học sinh trên một lớp.
Em thì cho con đi học trường công gần nhà, lớp học cũng rất đông. Cũng may là cô giáo rất nhiệt tình, quan tâm đến các con. Con nhà em từ nhỏ sướng quen rồi, cho đi học trường công các cô phạt lên phạt xuống, gọi điện như cơm bữa, nhưng tinh thần trao đổi cùng tiến bộ, cho con vào nề nếp làm em rất mừng. Trường cũng có cơ sở vật chất đủ để dạy học.
Trước khi xin học cho con cha mẹ nên tìm hiểu kĩ.
Cha mẹ hạnh phúc mới có khả năng giúp con cái hạnh phúc, vấn đề cốt lõi là ở cha mẹ, không phải ở trường này hay trường kia.
Con em học trường tư thì thấy có một vài khác biệt như sau:
- Cơ sở vật chất tốt hơn, giống như trong phim mình hay xem.
- Học nhiều môn giúp phât triển toàn diện từ bé: công dân toàn cầu, việt nam học, bảo vệ bản thân, thuyết trình, làm việc nhóm...
- Học rất nhiều tiếng Anh và có giáo viên bản xứ
- Không phong bì quà cáp ngày lễ 100%, nhận đuổi việc
- Các môn khác thì như sách giao khoa của Bộ
@SamSam Bác check inbox nhé, em cần trao đổi với bác một chút
@bienpham1986 App không rep đc inBox bác ạ, em rep luôn đây bác nhé.
Con em đang học ở Vin School, có phải thi vào vì không học mẫu giáo Vin (mẫu giáo đc lên thẳng).
@SamSam mấy đứa bạn tôi công dân toàn cầu toàn là học từ trường công ra thôi bạn ạ. Mà gọi là công dân toàn cầu cho oai chứ chúng cũng là nhân viên quèn trong hãng xưởng, lãnh lương sống qua ngày thôi chứ có phải ông này bà nọ đâu
@caaac Thế à bác, tại hồi bé em không được học nên không biết.
Giáo dục bây giờ tiến bộ thật.
@SamSam đa số là bọn trường chuyên Ams hay Lê Hồng Phong, Năng khiếu... thì mới đủ giỏi để thành công ở nước ngoài. Họ hàng mình nhiều đứa sinh ra ngay ở Mỹ luôn mà sự nghiệp cũng chẳng ra gì. Bản thân mình cảm thấy trẻ em được giáo dục ở Âu Mỹ ko có động lực cố gắng như châu Á
@caaac cồng dân toàn cầu thì có ngang với thẻ xanh Mỹ ko bác
@caaac thế nào với bác là thành công ở nước ngoài? Em thử hỏi để xem bạn bè em ở nước ngoài có ai được "thành công", hay "công dân toàn cầu" như bác nói không
@tavuitaca @dongtataydoc88 Công dân toàn cầu, hay thành công ở nước ngoài, là có thể làm việc với các đối tác nước ngoài trên toàn cầu, có thể tự tin trao đổi với các business manager của các ty hàng đầu trên thế giới. Mình không rõ tình hình chung thế nào, nhưng ví dụ đại học FU, các bạn trẻ sau khi ra trường, tầm tuổi 2x có thể nói chuyện tự tin với C level của các công ty nước ngoài. Nhiều bạn tầm tuổi 30-35 là có thể đảm đương công việc phụ trách một đơn vị 500+ người, doanh số 20M+
@bg11021102 bạn bè em ở nước ngoài cũng tầm tuổi này, lương top 5% ở Úc, Mỹ nhưng mà chắc là không đủ khả năng như bác nói. Chắc là không thành công theo tiêu chuẩn của bác rồi. Mà như bác nói thì các bạn ở FU giỏi thật
@tavuitaca Ví dụ thế thôi, chứ đó không phải là tiêu chuẩn. Quan trọng như mình nói ở trên công dân toàn cầu nghĩa là có thể giao tiếp tương tác được với các hoạt động business khác nhau trên toàn cầu.Còn thành công như ở trên thì chẳng qua do môi trường nữa. Fsoft với hơn 20K nhân viên, thì bạn nào thuộc dạng sáng láng thì sau 10 năm là đã đảm đương những vị trí quan trọng rồi
@SamSam Vâng, em cảm ơn bác. Em đang tìm hiểu trường cấp 2 cho con em mà phân vân quá, chưa tìm hiểu được mấy
Học mà mục đích vẫn là thi đại học ở Việt Nam thì nên học trường công. Còn xác định đủ khả năng lo cho đi du học được thì học trường tư đầu tư cả tiền lẫn thời gian.
@PinkWear Ở VN nếu không phải thi vào mấy trường TOP kiểu Bách Khoa, Kinh Tế, Ngoại Thương, Ngoại Giao thì đâu phải kiểu học trường chuyên, lớp chọn hay trường công gì đâu bạn. Hầu hết các trường giờ thì chủ yếu là trắc nghiệm, hình thức ôn luyện kiến thức cũng khác so với thi tự luận nhiều rồi. Hơn nữa, nếu gia đình họ mà đã có điều kiện học trường tư thì họ hoặc là dư sức cho con em họ đi du học, hoặc không thì họ cũng lại vào các đại học ngoài công lập kiểu như FPT, Vin, RMIT hoặc một số khoa quốc tế của các trường liên kết.
@PinkWear em thấy quan điểm này không còn đúng nữa, giờ nhiều trường công chowi như trường tư và trường tư học như trường công
Trường tư hơn ở đây:
- Mối quan hệ. Quen biết các con cái nhà giàu, đại gia, quan chức. Sau này nhẹ thì chúng nó học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Nặng thì hợp duyên, choén nhau luôn. Học phí càng cao, càng phân tầng mây với nhau. Học trong trường 1 tỷ 1 năm, với 100tr/ năm là phụ huynh cg khác hẳn nhau rồi.
- Các kiến thức. Kiến thức là vô vàn. Quan trọng chọn cái nào học, học cái nào trc. Bản thân người lớn chúng ta cũng hiểu biết còn phiến diện nhiều mặt, nữa là trẻ con. Nên nếu chọn đc trường tư mà người đứng đầu tâm huyết, các cháu sẽ được học những cái rất hay, rất cần thiết
- Cơ sở vật chất bây giờ ko phải là cái quá khác biệt nữa rồi, rất nhiều trường công đc đầu tư khá đầy đủ. Cái này ko làm nên sự khác biệt nhiều
Có xiền thì học tr tư, trưởng lớp mới, dạy nhẹ nhàng hơn, ngoại ngữ tốt hơn, lớp thoáng mát ko đông đúc
Trường công là dành cho đại đa số nên nó phải phù hợp với điều kiện của đại đa số dân chúng. Các hoạt động ngoại khoá này nọ là rất tốt nhưng đi kèm là chi phí thì đâu phải mọi gia đình đều đáp ứng được. Do đó mới sinh ra trường tư để đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh có điều kiện hơn. Còn hạnh phúc hay không là chuyện của mỗi cá nhân. Giàu như nhà Trung Nguyên thì cũng ra toà cãi nhau như người nghèo thôi
học sinh thì em ko biết chứ em là phụ huynh thì em thấy hạnh phúc vcl
chả bao giờ phải phong bì quà cáp, cũng ko phải học thêm học nếm, và chắc chắn ko bao giờ lo con bị trù.
@coderth mấy cái đó tính vô học phí hết rồi bạn, 1 năm 200tr
@coderth Đến ngày lễ ngày Tết, cô giáo và nhà trường còn tặng ngược lại quà cho học sinh
@coderth đấy là nhà bác có điều kiện hoặc vợ chồng bác thu nhập tốt. Còn phụ huynh nào mà thu nhập bình bình mà cố cho con học trường tư thì áp lực chi phí cũng đáng kể đấy
Trường công cái quan trọng và cũng là giới hạn của nó là phải trong phạm vi chi phí cho phép, ngân sách hỗ trợ và khả năng chi trả của số đông. Nên về chất lượng nó cũng có giới hạn của nó, lợi thế là sẽ tạo môi trường buộc phải nỗ lực hơn trường tư.
Trường tư thì thường đỡ phải lo chuyện quà cáp, vì cơ bản học phí thì tốn hơn thế nhiều lần rồi, chỉ là về mặt quan hệ đỡ bị ảnh hưởng bởi chuyện tiền nong. Học phí cao có nhiều điều kiện dạy những thứ hiện đại hơn. Ví như công dân toàn cầu theo tôi cơ bản có 3 thứ chính: ngoại ngữ, tư duy chủ động, độc lập và tôn trọng khác biệt. Nhà nào học trường công thì bố mẹ phải tự tìm lớp ngoại khoá bổ sung những thứ đó, hoặc tốt hơn cả là tự luyện ở gia đình là hiệu quả nhất.
sao chẳng thấy Bộ nào chỉ cho hs sv học thế nào là hạnh phúc nhỉ
hay chỉ là chém gió mấy cái gọi là công to việc lớn thôi ?
Con mình học trường tư rồi chuyển sang trường công thì thấy như này;
- trường tư học hành ít áp lực hơn, chủ yếu do ý thức các con.
- trường tư ăn ngon hơn, ngày nào nó cũng khoe về đồ ăn ở trường
- trường tư nhiều hoạt động hơn, trước dịch bọn nó được đi ngoại khóa suốt ( do trường tổ chức + do hội phụ huynh tổ chức)
- con yêu quý tất tần tật các cô, lúc nào cũng tinh thần yêu thương và chia sẻ => hơi phi thực tế