21
Hay
Hot 1 năm trước
kenh14.vn
'Không được quá thật thà nhưng nhất định phải làm người chính trực' - 7 bài học về thành công nên dạy con từ tấm bé
Có nên dạy con thật thà như đếm trong mọi vấn đề
(735 clicks)
Loan tin
huongha
huakhachuy
và 4 người nữa
Tin cùng kênh Khác
- 5Hay
- 1Hay
Hạt điều có tác dụng gì? – 10 công dụng của hạt Điều cho sức khỏe của bạn
Hạt điều, tác dụng của hạt điều, hạt điều có tác dụng gì, công dụng của hạt điều, hạt dinh dưỡng
soskhanh đã gửi
- 5Hay
- 1Hay
- 11Hay
Người đàn ông mắc bệnh lạ, cứ mơ là đấm vợ thâm tím mặt mày
Bí kíp để bị mắc bệnh này là gì?6 Bình luận Loan tin GokuGoku CONGTM09 và 2 người nữa
Tùy quan điểm thôi, nhưng mình nghĩ là nên dạy nó thật thà, ít nhất là ở trong phạm vi gia đình. Để trẻ con thật thà được không phải dễ, bố mẹ phải làm gương cho nó. Nhưng bố mẹ VN thì thường hay có kiểu "trẻ con biết gì" và vô tình lừa nó đủ trò lặt vặt:
- Con không chịu ăn, gạ ăn xong đi bố cho đi chơi nhà bóng, nó ăn xong lại cóc cho nó đi. Với người lớn đó là chuyện cho xong, không đáng để tâm, với trẻ con đó là lừa đảo.
- Con không muốn đi học, gạ lên xe bố đưa đi siêu thị, xong lòng vòng vứt mẹ vào trường cho cô - đấy là lừa đảo.
- Con ra gạ chơi cùng, ngồi bấm điện thoại không muốn chơi với nó, bảo nó "bố đang bận". Đấy là lừa đảo.
Với người lớn có thể đó là chuyện vặt là "biến báo cho được việc", với trẻ con, nó sẽ không biết phải tin ai, và ai đảm bảo lời hứa an toàn cho nó.
Dần dà trẻ con cũng sẽ nói phét cũng "biến báo cho được việc", bố mẹ lại kiểu "mày học đâu thói ấy?"
Dần dà trẻ con sẽ phản ứng tiêu cực, đòi không được là lăn ra giãy đành đạch ăn vạ cho bằng được, bố mẹ lại "mày học đâu thói ấy?"
Trẻ con ban đầu nó không biết nói dối, nó cũng không biết ăn vạ, bố mẹ lừa nó nhiều nó mới vậy thôi.
Túm lại sự thật thà không phải là cái đích hướng tới, mà nó là kết quả của việc sống đàng hoàng, dựa trên sự tin tưởng cao độ giữa đứa trẻ và bố mẹ. Bố mẹ thật thà và đàng hoàng với con, con sẽ thật thà và đàng hoàng với bố mẹ.
Với trẻ nhỏ, bố mẹ là toàn bộ xã hội mà nó có, là những người nó tin tưởng 100%, lừa nó nhiều, nó sẽ có bài học, nó sẽ không tin tưởng bố mẹ 100% nữa, lúc ấy thì khá là tội cho đứa nhỏ.
Tùy quan điểm thôi, nhưng mình nghĩ là nên dạy nó thật thà, ít nhất là ở trong phạm vi gia đình. Để trẻ con thật thà được không phải dễ, bố mẹ phải làm gương cho nó. Nhưng bố mẹ VN thì thường hay có kiểu "trẻ con biết gì" và vô tình lừa nó đủ trò lặt vặt:
- Con không chịu ăn, gạ ăn xong đi bố cho đi chơi nhà bóng, nó ăn xong lại cóc cho nó đi. Với người lớn đó là chuyện cho xong, không đáng để tâm, với trẻ con đó là lừa đảo.
- Con không muốn đi học, gạ lên xe bố đưa đi siêu thị, xong lòng vòng vứt mẹ vào trường cho cô - đấy là lừa đảo.
- Con ra gạ chơi cùng, ngồi bấm điện thoại không muốn chơi với nó, bảo nó "bố đang bận". Đấy là lừa đảo.
Với người lớn có thể đó là chuyện vặt là "biến báo cho được việc", với trẻ con, nó sẽ không biết phải tin ai, và ai đảm bảo lời hứa an toàn cho nó.
Dần dà trẻ con cũng sẽ nói phét cũng "biến báo cho được việc", bố mẹ lại kiểu "mày học đâu thói ấy?"
Dần dà trẻ con sẽ phản ứng tiêu cực, đòi không được là lăn ra giãy đành đạch ăn vạ cho bằng được, bố mẹ lại "mày học đâu thói ấy?"
Trẻ con ban đầu nó không biết nói dối, nó cũng không biết ăn vạ, bố mẹ lừa nó nhiều nó mới vậy thôi.
Túm lại sự thật thà không phải là cái đích hướng tới, mà nó là kết quả của việc sống đàng hoàng, dựa trên sự tin tưởng cao độ giữa đứa trẻ và bố mẹ. Bố mẹ thật thà và đàng hoàng với con, con sẽ thật thà và đàng hoàng với bố mẹ.
Với trẻ nhỏ, bố mẹ là toàn bộ xã hội mà nó có, là những người nó tin tưởng 100%, lừa nó nhiều, nó sẽ có bài học, nó sẽ không tin tưởng bố mẹ 100% nữa, lúc ấy thì khá là tội cho đứa nhỏ.
@downfall lừa nó từ bé để ra đời nó đỡ bị lừa anh ạ
@soskhanh cứ cho là bác đạt được mục đích và con bác sẽ được bảo vệ khỏi cạm bẫy tốt hơn, nhưng nó có hậu quả lớn hơn là được.
Thứ nhất là nó sẽ trở thành 1 người không trung thực, như bác downfall nói, em hoàn toàn đồng ý trung thực là hệ quả, không phải lựa chọn. Bởi vì nếu mình có thể lựa chọn, sự trung thực đó không có í nghĩa.
thứ 2 là bác đã can thiệp vào cảm nhận của nó đối với những người khác, đối với xã hội. Khi nhìn đời bằng lăng kính đa nghi mà bác đã đeo cho nó, nó không thể tiếp xúc được chân thật với bản chất con người. Từ đó, nó có thể hiểu sai về xã hội và hiểu sai về chính bản thân mình. Em theo hướng trải nghiệm tự do, không áp đặt quan điểm.
từ sự hiểu sai đó. Nó có thể sẽ mất trụ. Cái này thì biết phật pháp sẽ hiểu được. Tức là ko có gì để bám víu trong tư tưởng khi phải đối mặt với bão tố cuộc đời. Không thể tin tưởng vào chính bản thân mình. Những đứa trẻ nhảy lầu thuộc vào trường hợp này.
@downfall tôi thích dạy con mình thành người đàng hoàng hơn là dạy con thành người thật thà. Còn chắc chắn tôi sẽ cố gắng dạy con mình ko thành người lươn lẹo, khôn lỏi. Có những thời điểm, nói thật ko phải là tốt, nói ko đúng sự thật ko phải là xấu. Nhưng tôi chắc chắn một điều, người sống đàng hoàng thì lúc nào cũng được xã hội tôn trọng, ae quý mến
@downfall Con em 3 tuổi, chưa biết nói nhưng biết phản ứng tiêu cực, với lâu lâu ăn vạ rồi. Dù ở nhà không bao giờ nói dối / hứa lèo với con. Tuy nhiên cũng khó bắt ông bà hay cô giáo dạy con theo quan điểm đấy được
Còn đường hoàng hay chính trực thì rất là khó dạy vì nó phụ thuộc vào góc nhìn của ai nữa. Em thấy hợp lý nhất là dạy con không nói dối, dù bất kể hoàn cảnh nào. Nó lớn hơn chút nữa thì dạy nó nói khéo, tuỳ hoàn cảnh mà nói hay không nói chứ đừng nói xạo hay nói mà không làm.
Ko thật thà thì chính trực sao được , lại còn "ít nhất là thật thà trong gia đình"
. Ra đường lừa nhau nhiều quá hay sao mà sợ con cháu thật thà sẽ thua thiệt . Người sẵn sàng chịu thiệt ko bao giờ lỗ cả nên yên tâm đi ạ .
Mình vẫn dạy con:
Nhặt được của rơi phải đem về cho bố mẹ để trả lại cho người mất.
@huakhachuy win-win bác nhỉ
@huakhachuy bác xài popos à, 1 like cho bác
Hãy thật thà với chính lương tri của mình.