Tin cùng kênh Thời sự
anhpndnet đã gửi
- 19Hay
Xét xử 12 đối tượng thuộc tổ chức phản động nhằm lật đổ chính quyền
Có 2 Việt kiều Mỹ và được thả trước thời hạn khi PTT Mỹ thăm VN26 Bình luận Loan tin Cobb hoidulich và 2 người nữa - 15Hay
Việt Nam sẽ cử đại diện tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của Nhóm BRICS
Chính thức xác nhận sau bao nhiêu lời đồn6 Bình luận Loan tin chungvnid2 Wasamala và 1 người nữa - 6Hay
Đảo chính Niger: Mỹ đang nỗ lực khôi phục quyền lực cho tổng thống bị lật đổ
Mỹ tốt thật, luôn bảo vệ người thân cô thế cô
=> Ở một link khác mình có nói về việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu có ảnh hưởng đến các hiệp định thương mại (FTA) rồi có người bảo mình ngu. Giờ bên Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam họ cũng nói về chuyện thuế nhập khẩu và hiệp định thương mại. Ối dời!
Khi tham gia vào các hiệp định thương mại thì có kèm cam kết về thuế nhập khẩu, không phải cứ nói cắt giảm là có thể cắt giảm. Muốn giảm thuế cũng phải có lộ trình, quy trình rõ ràng chứ không thể nói là làm ngay được.
Xăng tăng là điều không ai muốn, dĩ nhiên ai cũng muốn xăng giảm cả. Chửi vài câu thì rất dễ, nhưng để thấu hiểu và tìm ra giải pháp thì rất khó. Ở đây mình nói về góc nhìn của một người làm quản lý.
Bạn nào muốn tranh luận nghiêm túc về thuế quan và hiệp định thương mại thì cứ bình luận có văn minh rồi mình sẽ trả lời chi tiết. Còn chửi nhau thì thôi, mình xin nhường.
@undyingz "ai bắt bác cam kết không đánh thuế đâu, bị chửi ngu là đúng rồi đấy!"
=> Bác nói chí phải, thế thì bộ tài chính cứ mạnh dạn bỏ đánh thuế thôi chứ cần gì phải gửi công văn đề nghị các bên đóng góp ý kiến nhỉ. BTC gửi văn bản kêu gọi đóng góp ý kiến về giảm thuế từ tháng 4/2022, đến nay gần hết tháng 6 vẫn chưa chốt được. Chuyện không đơn giản như cách bác chửi mình ngu đâu
@anhpndnet Mình thấy người ta chửi ngu là đúng mà nhỉ
. Ông cắt giảm mạnh, thậm chí bỏ hàng rào thuế quan đi chúng nó càng mừng chứ phản đối cái giề
@truongthanh23 @undyingz @anhpndnet Tóm lại đoạn này là các ông SUY LUẬN và ĐOÁN hay là các ông biết chính xác. Ông nào biết chính xác thì nói câu chuyện nó thế nào chứ cứ cứ dựa trên lập luận xong chửi thằng khác kém thì hỏng.
@anhpndnet nói gì thì nói, dân ko thể hiểu dc mấy cái quy định, hiệp định thuế quan phức tạp. Nhưng ở góc độ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp, người dân và doanh nghiệp họ bức xúc cũng chả có gì sai, vai trò quản lý của nhà nước ko thể hiện dc trong việc điều tiết giá xăng dầu, quan chức thì cứ đi so sánh giá xăng dầu trong nc vs các nước cao hơn, họp bàn mãi chả đi đến đâu, bị chửi là đúng rồi, oan ức gì nữa
@truongthanh23 thế những lời bác nói là dựa trên cái gì, cơ sở nào, hay cảm tính của bác nghĩ vậy? bác có lập luận gì để bảo vệ quan điểm của bác?
Sẳn bác khôn hơn em thì em hỏi cái:
1. Có bao nhiêu loại thuế nhập khẩu xăng dầu?
2. Ví dụ X loại, thì trường hợp nào được áp dụng loại thuế nhập khẩu nào?
=> Bác đòi cắt giảm mạnh thì trả lời 2 câu trên đi rồi bàn tiếp, hoặc bác có thể nói theo ý bác là giảm hết toàn bộ tất cả các loại cũng được.
@sung_than_cong mấy ông đi so sánh giá xăng dầu trong nước với các nước cao hơn thì bị chửi không nói rồi. Liên quan gì đến tôi đâu.
@TanNg cái chỗ này là thế này, nhiều ông không hiểu giá xăng dầu liên quan gì đến thuế suất và hiệp định thương mại xong lại đi công kích cá nhân. Quan điểm của các ông đấy là cứ giảm thuế nhập khẩu xăng dầu 8% thì giá xăng trong nước sẽ giảm đi 8% tương ứng. Và các ông đấy cũng đòi phải đẩy thuế nhập khẩu về 0%.
Trong khi ngay cả bộ tài chính và các đơn vị thương mại quốc tế còn cân nhắc rà soát các hiệp định thương mại mấy tháng nay mà chưa quyết được nè.
@anhpndnet Chưa hiểu lắm, tôi hiểu ý ông là hai cái thuế kia không giảm được vì vướng hiệp định, cần thực hiện theo lộ trình. Vậy cụ thể vướng chỗ nào là gì thì nói ra là thuyết phục ngay, đặt câu hỏi ngược lại chả giải quyết vấn đề gì.
Ý người ta là hiệp định chỉ giới hạn mức đánh thuế tối đa, còn quyền đánh thuế về 0 là của mình. Vậy người ta nói sai thì sai chỗ nào?
@anhpndnet thì tôi cũng nói chung chung, bạn cứ bảo là mọi người ko hiểu dc sự phức tạp của chuyện này nên chửi chính quyền. Còn tôi thì đơn giản thôi, đừng cố hy vọng nhân dân hiểu những cái vĩ mô, thậm chí những cái bạn đưa ra cũng rất mơ hồ và khó tìm thông tin. Và dưới góc nhìn của mọi người, hành động của chính quyền là chưa đáp ứng được kỳ vọng.
@anhpndnet Nhớ lâu thù dai, trình có hạn nhưng vẫn thích thể hiện.
Chẳng có cái hiệp định nào nó quy định giảm thuế NK là vi phạm cả. Mà là áp thuế Nk cao hơn quy định nó mới ý kiến, tăng thuế NK được coi như là 1 biện pháp bảo hộ hàng sản xuất trong nước và làm tăng giá thành của hàng hoá nhập vào Việt nam.
@truongthanh23 Chuẩn không cần chỉnh. 👍👍👍
@TanNg Xăng nó có nhập từ 1 chỗ đâu anh mà đòi giảm thuế suất ngay được, để vướng chỗ nào xử chỗ đó, nếu giảm thằng này không giảm thằng kia thì đòn cạnh tranh các kiểu. Nếu giảm hết toàn bộ thì cũng không được vì vướng mấy thằng đã cam kết theo lộ trình.
Em ví dụ. Bộ Tài chính đưa văn bản hỏi các bên về ý kiến giảm thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi tối huệ quốc 8% (từ 20% xuống còn 12% nếu được phê duyệt) --- chỉ MFN thôi nhé. Áp dụng MFN thì kiểu như có đi thì phải có lại, có khoảng 173 nước áp dụng MFN với VN (đa phần là các nước nằm ngoài hiệp định thương mại).
Tuy nhiên, phần lớn xăng dầu bây giờ là nhập từ Hàn Quốc, áp dụng hiệp định thương mại AKFTA với thuế suất 8% (thằng này không đổi được bây giờ đâu)
Vậy tóm lại:
- Nếu đề xuất giảm thuế của bộ tài chính được thông qua thì chỉ giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN từ 20% xuống 12%, vẫn cao hơn mức 8% nhập từ Hàn Quốc. Vậy anh nghĩ giá xăng tiêu dùng có giảm hay không?
- Ngay cả bộ tài chính và các bên thương mại cũng nhận định việc giảm thuế ưu đãi nhập khẩu MFN chỉ có ý nghĩa là giúp mở rộng nguồn cung ra nhiều nơi chứ chưa thể ảnh hưởng đến giá xăng dầu ngay lập tức.
@anhpndnet Mình đang hiểu là có 2 thứ khác nhau, khung thuế quy định bởi hiệp định là mức tối đa thôi, còn khi đánh thuế thì có thể thực hiện ngay với mức thuế dưới khung đó. Thay đổi khung thì phải thay đổi hiệp định, nhưng để giảm thuế thì cứ áp dụng ngay mức dưới khung tối đa là được. Cái này mình đoán vậy thôi, nếu khác đi thì bạn giải thích xem sai ở đâu.
Còn khi đã giảm thuế thì sẽ có cách để giảm làm sao cho giá hạ xuống thôi, cái này đơn giản, chắc ko cần bàn sâu làm gì.
Mà đang nói về phương pháp giảm thuế thôi, chứ nói về biện pháp giảm giá thì mình không nghĩ là nên giảm giá xăng và thuế quá nhiều, chỉ là không nên thu nhiều quá thôi, chứ giá nhập cao thì không thể bán thấp được, như thế là gây thiệt hại cho quốc gia trên phương diện tổng quát.
@TanNg Ở đâu ra cái khung tối đa!? Lộ trình năm nào con số bao nhiêu anh phải gửi cam kết con số cụ thể cho người ta chứ đâu phải anh thích là được ạ. Có muốn đổi thì cũng phải đi hết cái lộ trình. Vấn đề là ông nào cũng nghĩ là thuế suất cứ thích là thay đổi liền ngay và luôn, thậm chí còn tưởng muốn về 0% cũng được cơ.
Trích nghị quyết CP gần nhất: "Cột thuế suất AKFTA ( % ) : Thuế suất áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ 01/01/2018 đến 31/12/2022"
@anhpndnet Nói chung bạn giải thích chưa rõ ràng đâu, mình đã nói rõ là mình đoán như vậy chứ không khẳng định là đúng như mình nói, cần bạn giải thích mà bạn cứ hỏi ngược lại thế thì chịu.
@TanNg thì em giải thích rồi đó, con số % cụ thể cho lộ trình 2018 đến năm 2022. Giờ muốn giảm thuế trong hiệp định thương mại đó thì hết năm 2022 đã.
@anhpndnet Nó là phần trăm cụ thể hàng năm chứ không phải là con số tối đa được phép đánh thuế?
@TanNg vâng, cách giải thích của em có thể hơi khó hiểu nhưng giờ anh hiểu đúng rồi đó. Phải theo lộ trình, hay còn gọi là cam kết. Muốn giảm cái chỗ này thì phải đến hết năm 2022 mới áp dụng. Đấy là em nói ở cái hiệp định VN-Hàn thôi nhé, còn 1 nùi hiệp định khác là phải xem cam kết từng cái. Thuế nhập khẩu nó là riêng biệt theo từng hiệp định và được quản lý bởi nhiều cơ quan lắm.
@anhpndnet 😜 Nhà nhập khẩu thích áp biểu thuế Việt Nam - Trung Quốc, Hàn Quốc hay ASEAN hay biểu thuế ưu đãi tuỳ thích nếu đáp ứng được tiêu chí. Và nhà nhập khẩu luôn áp biểu thuế thấp nhất. Nếu biểu thuế với các nước/tổ chức như nêu trên cao hơn thuế nhập khẩu ưu đãi , lập tức sẽ áp biểu thuế ưu đãi để hưởng thuế thấp. Biểu thuế ưu đãi có thể giảm thuế xuống 0% vẫn OK. Tăng vượt khung nó mới là vấn đề.
@sghn @anhpndnet chỗ này nghe không thông lắm, với lại ông @sghn đang nói hơi khác. Thôi ghi nhận quan điểm khác nhau như vậy đã.
@sghn ông nói đúng, nhưng không đúng trong chuyện xăng dầu. Thuế nhập khẩu thông thường 30%, thuế ưu đãi nếu có chứng từ hợp lệ là 8%. Vấn đề là cái 8% này muốn giảm thì đợi hết năm 2022 chứ không thể giảm liền. Ý tôi là thế.
@TanNg ông kia nói vẫn đúng như ý em thôi, em có nói ở comment trên. Chỉ khác là ổng kêu giảm thuế về 0% là chưa đúng bây giờ.
@anhpndnet Mình hiểu ý bạn nói gì rồi, tuy nhiên mình chưa tin chắc là bạn nói chính xác lắm, với mình hiểu ý ông kia khác, nên thôi cứ ghi nhận để đó đã.
@anhpndnet Cứ giảm thuế NK theo biểu thuế NK ưu đãi 0%. Chẳng ai ý kiến gì. Lập tức nhà nhập khẩu không cần lấy xuất xứ để hưởng biểu thuế cho hiệp định riêng. Mà áp biểu thuế NK ưu đãi
@anhpndnet Liên quan đến nồi cơm nhà nước nên mới cần lấy ý kiến này nọ chứ không phải không giảm được thuế đâu cha nội
@undyingz Khó thế, ai làm cho được. Bắt trình ra 1 cái không có thì biết làm thế nào 😜
@sghn à hiểu ý ông rồi. Ý ông có nghĩa là giảm thuế ưu đãi xăng dầu cho tất cả, không cần C/O. Đó là cái MFN mà bộ tài chính đang hỏi ý kiến để giảm từ 20% xuống còn 12% đấy.
MFN nó theo nguyên tắc có đi có lại. Nếu MFN thấp hơn FTA thì sẽ mích lòng FTA hiện tại (cạnh tranh) và ảnh hưởng đến quá trình đàm pháp các FTA sau này.
@undyingz @TanNg đây là cái gọi là lộ trình cam kết. Cột thuế suất là cố định theo từng năm, trong lộ trình 5 năm. Tính ra thì thuế nhập khẩu xăng dầu từ HQ chỉ mới được áp dụng 8% từ năm 2021 thôi.
Mình không nói là không thể giảm thuế suất nhập khẩu, vấn đề chính mình nói là không thể tùy ý giảm thuế suất trong hiệp định thương mại mà phải theo lộ trình. Ví dụ năm nay 2022 thì sắp hết rồi, qua năm sau thì mới đổi được bằng cách cập nhật lộ trình mới. Bộ tài chính cũng đang tham khảo ý kiến đóng góp cho việc xây dựng lộ trình mới 2023-2027.
Văn bản thế này không biết mấy ông chịu chưa?
@TanNg cái ở trên là cam kết theo từng năm, còn cái ở dưới là cam kết tổng quan ở lúc đàm phán ký kết. Nó ghi rõ là giảm 20% so với MFN luôn. Slide này là của vụ hợp tác quốc tế (nhà nước). Qua năm 2023 thì sẽ có lộ trình mới, lúc đó chắc là sẽ giảm thuế thôi.
Còn cái bạn kia nói là thuế suất MFN, đòi giảm về 0% để tất cả các quốc gia đều giảm về 0%. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, muốn giảm MFN cho tất cả các quốc gia thì không phải dễ. Như trong lúc đàm phán hiệp định thương mại với tụi Hàn Quốc thì mình đã cam kết giảm 20% trên MFN để FTA với thằng HQ có lợi hơn so với những nước không có FTA. Giờ nếu đưa MFN về 0% thì sẽ vướng cái vụ cam kết này.
Đấy là mới chỉ có hiệp định thương mại với Hàn (đang nhập xăng dầu từ tụi này nhiều). Muốn giảm thuế suất MFN thì phải xem hết tất cả các cam kết ở các hiệp định thương mại đã ký thế nào, chứ không đơn giản nói là làm được. Thuế suất nó cũng như ngoại giao, phải theo kiểu có qua có lại. Ví dụ mình giảm 0% MFN xăng cho tất cả quốc gia rồi thằng HQ giảm 0% MFN cho hàng điện tử thì mình có thể mất thị trường xuất khẩu 3.4 tỷ đô.
Tóm lại, từ đầu tới cuối thì em không nói là không giảm thuế nhập khẩu được, ý của em là nói "giảm thuế" thì nghe đơn giản nhưng để thực thi thì còn nhiều chỗ phức tạp lắm.
@anhpndnet bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt thì liên quan j nhỉ
@TanNg còn đây là công văn giải trình của bộ tài chính về chuyện giảm thuế nhập khẩu.
@firstlove87 ơ hay, mình ủng hộ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt mà, bỏ luôn càng tốt.
@anhpndnet Thuyết phục hơn rồi đấy. Đại ý là mình hiểu như sau: giảm thằng này còn vướng cam kết với thằng khác, ngoài ra còn các đàm phán khác trong tương lai nữa, giảm thì mất cơ sở cho các đàm phán khác.
@TanNg Ngay từ đầu thì tiêu đề với comment ban đầu em nói đây là giải thích thêm về góc nhìn ở khía cạnh quản lý nhà nước. Dĩ nhiên ai cũng biết là giảm thuế nhập khẩu thì có lợi cả, nhưng vấn đề hiệp định thương mại rất phức tạp.
Tóm lại:
1. Thuế nhập khẩu FTA luôn có ảnh hưởng đến hiệp định thương mại song phương và đa phương.
2. Thuế nhập khẩu FTA là con số % cam kết theo lộ trình, chứ không phải mức trần tối đa như anh với mấy bạn kia nghĩ. Lộ trình thường là 5 năm.
3. Thuế nhập khẩu ưu đãi MFN thì có thể điều chỉnh nhưng nó là con dao 2 lưỡi và rất khó để giảm về bằng thuế FTA và không thể giảm về 0%. Nhà nước phải đánh giá rủi ro và tổn thất này kia các kiểu. Nếu bị trả đũa MFN rồi mất thị trường thì doanh nghiệp và người dân cũng khổ.
4. Cái ông liên đoàn thương mại kia nói cũng đúng. Trong trường hợp bất khả kháng thì vẫn có thể giảm thuế nhập khẩu FTA được, nhưng sẽ mất uy tín và phải đánh giá rủi ro tổn thất. Chỉ còn 6 tháng nữa là hết lộ trình cũ nên chắc chắn là sẽ không có chuyện giảm thuế FTA ở thời điểm này.
Có nhiều bạn chửi em ngu nhưng vốn dĩ lại không biết sâu về chuyện này mà chỉ hiểu bề nổi với đọc báo.
@anhpndnet Xem qua thì có vẻ giảm thuế nhập khẩu gây nhiều hậu quả, VAT thì không giảm được vì nhiều lý do khác liên quan kinh tế vĩ mô. Còn thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, theo mình có thể cap trần hai khoản này lại và giảm tạm thời khi giá dầu cao hơn 100. Còn lại thì phải chấp nhận giá lên thôi, đầu vào lên thì giá bán ra phải cao lên, làm ngược lại sẽ gây hại đủ đường cho
tổng thể nền kinh tế. Trợ giá nghe tưởng hay chứ có hại vô cùng, với lại tiền đâu ra mà làm việc đó
@TanNg Thuế môi trường đang là 2K (giảm từ 4K xuống 2K vào năm nay), nếu giảm nữa thì chỉ giảm đc 1K thôi (mức sàn 1K rồi). Thuế tiêu thụ đặc biệt thì mấy ông bộ tài chính vẫn giữ quan điểm là không nên giảm vì nước khác cũng thế. Nói chung là nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm.
Trích tờ trình quốc hội của bộ tài chính về thất thu ngân sách nếu giảm thuế môi trường.
@TanNg Cái này là biểu suất thuế đề nghị của bộ tài chính cho lộ trình 5 năm tiếp theo 2022 - 2027 nằm trong công văn mới. Có thể thấy quan điểm của các sếp là không thể giảm thuế nhập khẩu trong hiệp định thương mại nữa.
8% là mức thuế nhập khẩu ưu đãi thấp nhất hiện tại rồi (áp dụng chung cho nhiều hiệp định thương mại) và cũng vừa mới giảm còn 8% ở năm 2021/2022 theo lộ trình cũ. Còn phải cần có thời gian ứng dụng thực tiễn rồi đánh giá tác động cũng như hiệu quả / tổn thất các thứ rồi mới có thể quyết định tiếp theo là giảm bao nhiêu %.
Có thể so sánh:
- Nhập xăng từ nước ngoài WTO - thuế bình thường 30%
- Nhập xăng từ nước trong WTO - thuế MFN 20% (đang đề xuất giảm còn 12%)
- Nhập xăng từ ASEAN - thuế FTA 8% (trước 2021 thì 20%)
- Nhập xăng từ Hàn Quốc - thuế FTA 8% (trước 2021 thì 10%)
- Nhập xăng từ Á Âu - thuế FTA 8% (trước 2021 thì 20%)
- Nhập xăng từ CPTPP - thuế FTA 8% (mới giảm 8% ở năm 2022, trước đó 20%)
- Nhập xăng từ Trung Quốc - thuế FTA 20%
- Nhập xăng từ EU - thuế FTA 20%
Các thành viên trong hiệp định thương mại đều phải đưa ra lộ trình (thường là 5 năm) và phải tuân thủ theo cam kết lộ trình để đối phương có thể dựa vào đó mà hoạch định chính sách.
Thành ra cái chuyện giảm thuế nhập khẩu về 0, phá bỏ hàng rào thuế quan gì gì chỉ là lý thuyết suông thôi anh. Trong các hiệp định thương mại thì xăng thuộc nhóm danh mục nhạy cảm nên có lộ trình cam kết riêng, có sự giám sát theo dõi riêng chứ không đơn giản là có thể quyết định từ 1 phía. Ngay như việc giảm MFN từ 20% xuống còn 12% thì cũng chưa chắc là thực hiện được, còn phải xem kéo FTA với TQ và EU xuống 12% trước đã.
@TanNg riêng việc kéo thuế FTA của xăng EU giảm từ 20% xuống còn 12% thì lại phải xem hiệp định thương mại với tụi EU.
Xăng RON là thuộc danh mục nhạy cảm phải áp dụng lộ trình riêng theo 11 năm bên dưới. Giờ chỉ mới qua năm thứ 2 tức là vẫn 20% thôi.
Vẫn có thể mặc kệ các cam kết lộ trình mà thay đổi thuế suất luôn, nhưng quan trọng là có đánh giá được tác động kinh tế và có gánh được hậu quả hay không.
@anhpndnet Thật sự là cái bảng này có vấn đề. Nếu nói giảm thu thì phải so với năm trước, so với mức giá cũ, đây lại đi so với mức thu kịch trần
@TanNg tờ trình của bộ tài chính có nhiều vấn đề khúc mắc lắm, ông VCCI cũng đã gửi văn bản phản hồi rất hay. Tuy nhiên điểm lạ là dư luận và cả báo chí lại cứ nhằm vào thuế nhập khẩu mà chém ...
Nếu cứ thế này thì có thể hình dung kịch bản sẽ là họp quốc hội rồi giảm thuế nhập khẩu MFN các kiểu rồi người dân vô cùng hoan hỉ nhưng tiền xăng vẫn thế
Các bố bỏ cái thuế Bảo vệ môi trường, TTĐB đi cho dân nhờ, văn vẻ cho lắm rồi ra đê cả lũ bây giờ. Cái này ko văn được như cái vụ bỏ thuế TTĐB cho ô tô 2018 đâu mà các ông văn lắm.
@D4rkSoul thuế bảo vệ môi trường giờ chỉ còn lại 2K thôi, có bỏ hết thì giảm được 2K. Tôi đồng ý là nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng cái đó cần chờ họp thường vụ quốc hội (cuối năm)
@phuocvnh Thì tôi đồng ý là nên giảm thuế, nhưng cái chính phải nhắm đến là thuế tiêu thụ đặc biệt chứ cứ me thuế nhập khẩu làm gì cho nhọc. Nhưng hiện tại thì cơ chế là không có ông nào đủ to để có thể tự quyết giảm thuế môi trường (2K) hay bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cả. Phải chờ họp thường vụ quốc hội.
@anhpndnet 2K hay 4K hay 10K với tôi vẫn là quý, tiền chứ có phải lá mít đâu mà ko tiếc
Việt Nam đã chủ động lọc thành phẩm xăng dầu sử dụng trong nước 70%, 30% còn lại là nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu dầu thô về lọc đã giảm từ 5% về 0%.
Còn thuế xăng dầu
1. Thuế giá trị gia tăng (10%)2. Thuế nhập khẩu (10%)3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (7-10%)4. Thuế bảo vệ môi trường (1.000 - 2000 đồng).
Đây là thống kê cơ bản, các bác xem giảm cái gì phù hợp và được bao nhiêu .
Ngay cả việc so sánh cơ cấu giá của xăng dầu ở VN và ở các nước có đk same same Vn (có khai thác dầu thô, sản lượng tương đương) là rõ ràng ngay mà. Cái khốn nạn nhất là thuế chồng thuế mà vẫn cố giữ mới kinh
@manhnx ngày trước mình có học Kinh tế chính trị ở trường thì cô giáo bảo ko đc đánh thuế chồng thuế, giờ thấy nó cứ sai sai
@firstlove87 @manhnx "Về nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu, Nghị định 83 nêu rõ, giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn."
=> Cơ chế thị trường mà
=> Cơ chế thị trường mà
Bản chất việc giảm các loại thuế phí trong xăng dầu là giảm nguồn thu của nhà nước, nhưng với đk bây giờ thì cần cân nhắc việc giảm bớt thuế để đảm bảo được sức sản xuất của dân nhất là sau đại dịch,
Các loại thuế có thể giảm là thuế môi trường, thay lại cách tính thuế VAT vì sau nhập khẩu về cái Add Value nó chả có gì vào xăng dầu nữa nên đánh thuế VAT sau khi chồng 1 loạt thuế vào nó không phù hợp.
Cuối cùng nữa thì cân đối mức tăng từ nguồn thu của xk dầu thô để giảm thêm các loại thuế khác trong đk cho phép, nhất là anh thuế TTĐB.
Cao hơn nên chăng bỏ cái đuôi nhà nước quản lý đi, bỏ các loại quỹ đi, bỏ luôn cả cái chi phí định mức, lợi nhuận định mức nữa nếu đã chấp nhận nó vận hành theo cơ chế thị trường và để cho các thành phần khác nữa tham gia vào thị trường nhập khẩu và phân phối.
@manhnx thì tôi đồng ý là cần giảm thuế, nhưng để giảm thuế nhập khẩu thì nó khó lắm. Thuế môi trường còn đc 2K thôi, mà có áp sàn 1K nên bộ tài chính vừa đề xuất là sẽ giảm 1K đấy, giảm kịch sàn còn gì. Cá nhân tôi thì nghĩ rằng nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng mà công văn vừa rồi của bộ tài chính thì ko có bỏ @@
À mà ông đề nghị bỏ cái phần nhà nước quản lý đi thì đừng hối hận. Bỏ ông nhà nước rồi thả nổi theo giá trị trường thì nó sẽ còn bay cao nữa.
"để cho các thành phần khác nữa tham gia vào thị trường nhập khẩu và phân phối."
=> Thực tế có gần 30 cty nhập khẩu xăng dầu và gần 200 công ty bán xăng dầu đang vận hành.
=> Đâu phải nhà nước độc quyền hết đâu mà kêu cho các thành phần khác tham gia.
@anhpndnet phải công nhận là bác cũng kiên trì thật
@KTU cơ bản là tôi nói đúng, chưa có ông nào chứng minh được là tôi nói sai. Còn tôi dám nói và dám khẳng định mình đúng là bởi vì tôi làm bên mảng này nhiều năm về trước, chính sách nhà nước thế nào tôi nắm, kinh nghiệm thực chiến tôi có. Chỉ là cách giải thích mấy cái nghiệp vụ có thể gây khó hiểu thôi.
Ông nào cũng nhảy vào chửi mồm chứ không dám tranh luận cụ thể vì mấy ông đó có biết đâu
@KTU và quan trọng cái tôi muốn nói là thay vì dân mạng và báo chí cứ tập trung đòi giảm thuế nhập khẩu (vốn dĩ chẳng giảm tùy ý được đâu) thì nên tập trung vào việc đòi cắt bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và bỏ giá sàn thuế môi trường.
Nếu cứ đánh lái qua thuế nhập khẩu thì sẽ chẳng đi tới đâu cả.
@anhpndnet Công nhận là ông nói đúng mà, tôi cũng hiểu và đồng ý là chỉ nên focus vào thuế TTĐB, thuế VAT (ko đánh chồng thuế nữa) và thuế môi trường. còn những thứ thuế khác nó không dễ bảo giảm là giảm đc.
@manhnx ông xem báo giao thông giật cái tít như thế này có phải khiến người ta hiểu nhầm không!? Tôi dám cá là cái ông bên VCCI không hề khẳng định là có thể giảm thuế nhập khẩu xăng dầu được ngay. Câu ông VCCI nói là mang nghĩa rất khác. Báo chí giật tít thế này khiến người ta hiểu sai lệch rất nhiều. Như cái vụ nhập xăng Malaysia giá 16K gì gì đấy tưởng ngon ăn mà rồi phải giải trình
Giờ nhiều ông thế này lắm
Ông nào cũng nhảy vào chửi mồm chứ không dám tranh luận cụ thể vì mấy ông đó có biết đâu
Giảm nhanh, giảm gấp không kinh tế sập giờ, về ngân sách thì vẫn thu ổn vì giá xăng tăng đồng nghĩa % thuế cũng tăng theo..Ví dụ trước 20% của 20k phải khác với 20% của 30k chứ. Khoản chênh lệch đó phải đương nhiên giảm ngay và luôn.
Ko liên quan nhưng dầu thế giới sập rồi các bác. Ko biết có giảm đc 3-4k ko