17
Hay
Hot 205 ngày trước
zingnews.vn
JICA: Năng suất lao động của Việt Nam rất thấp trong khu vực
Giáo dục và đào tạo kém là nguyên nhân chính?
(945 clicks)
Loan tin
linhdoha
Tin cùng kênh Thời sự
- 4Hay
Nghệ thuật đấu tranh ngoại giao giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam
“biết người, biết ta”, “biết thời, biết thế”, “cương nhu kết hợp”, “tiến lúc mạnh, thoái lúc yếu” - 3Hay
Mỹ khẳng định không rút quân khỏi Syria bất chấp các vụ tấn công
Sau 8 năm xâm lượt và khai thác dầu bất hợp pháp tại Syria.6 Bình luận Loan tin
haolvht đã gửi
- 16Hay
14/2 hay 14-2 cũng rứa thôi
Cày nuôi bank sml là đầu phải nhảy số nhanh9 Bình luận Loan tin h2tn1987 ngocminh18 và 1 người nữa - 16Hay
Bộ Công an, Bộ Tư pháp...sẽ cùng tham gia Hội nghị quy mô lớn bậc nhất về bất động sản
Việc gì cũng nhúng…à quên đến tay29 Bình luận Loan tin
Theo kinh nghiệm cá nhân của em, thì nguyên nhân năng suất lao động thấp là do trình độ tổ chức, trình độ quản lý của chúng ta kém so với Nhật - Hàn và kém xa hơn so với châu Âu Mỹ, Úc.
Khi em là người lao động của các doanh nghiệp Hàn, Nhật, Úc, Mỹ thì em nhận thấy những điểm sau:
1. Trình độ/ kỹ năng ban đầu kém so với họ vì thói quen lao động, kỹ năng chưa phù hợp và ngôn ngữ chưa quen. Điều này được em khắc phục sau khoảng 2 tuần làm việc.
2. Việc tổ chức thực hiện công việc của họ khoa học, thực dụng và bài bản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp Việt Nam. Em làm trong ngành xây dựng thì các công ty Việt rất tùy tiện (bố trí công trường, sắp xếp công việc,...). Công ty Úc thì việc sắp xếp công việc, dụng cụ máy móc đã có chuẩn và cứ thế thực hiện theo, không cần ý kiến lại (trừ trường hợp Tea Break hoặc góp ý để cải tiến - cái này có quy định ngày cụ thể làm hàng tuần, lúc khác thì khỏi)
3. Tính tuân thủ của lao động người Việt không cao. Nếu nhắc thường xuyên thì các bạn sẽ làm, nhưng không có người nhắc nhở thì thói quen cũ sẽ quay lại ngay lập tức. Để thay đổi cái này mất rất nhiều thời gian, trải nghiệm của em là 6 tháng để các lao động khác có thói quen bỏ đồ nghề đúng theo quy định.
4. Trình độ/ kỹ năng quản lý không tốt. Các quản lý cấp trung ở doanh nghiệp xây dựng Việt Nam em gặp hầu hết làm theo thói quen từ kỹ sư lên, không hề có ý thức - nhận thức gì về việc làm quản lý và quản lý cái gì, quản lý như thế nào.
Em trải nghiệm trong ngành xây dựng nhiều nên các ngành khác có thể tốt hơn và không như những gì em nói nhé
@nhat_nguyen Đồng ý, mình cũng không rõ năng suất lao động ở đây tính như thế nào?
Chẳng hạn, nếu 1 nhà máy nước ngoài ở VN, trả lương bèo bọt cho công nhân 10$, nhưng lợi nhuận của họ là 90$ đưa về nước họ, thì họ tính năng suất ở VN là 10$ còn của họ là 90$?
Nếu như vậy thì khác biệt về năng suất lao động ở đây chủ yếu do sự phân phối lợi nhuận chứ không phải là đo thực sự người lao động làm ra bao nhiêu sản phẩm?
Trên trang này, https://worldpopulationreview.com/country-rankin...
Thì năng suất của Na Uy là cỡ 100$/h, 15 lần ở VN là 6.7$/h. Lương của mình ở Na Uy có cao gấp 15 lần ở VN không? Có. Hiệu quả công việc có cao hơn không? Có, nhưng chắc chắn không đến 15 lần (có lẽ 1.5 lần?).
Jica chỉ là tổ chức phi lợi nhuận, chả có tiếng nói moẹ gì sất, phải chính là tổ chức xúc tiến thương mại Nhật, Jetro. Thằng tư bẩn nào muốn mua chuộc sự hợp tác, giá nhân công lao động mà chẳng muốn dìm hàng. Có ai đi mua cá mà khen cá chị tươi thế? Nói đi cũng phải nói lại, các ông đầu tư ko muốn đào tạo, trả lương bèo bọt rồi kêu chất lượng nhân lực này nọ, bất quá nguỵ quân tử. Chất lượng lao động nước các ông cao sao ko đầu tư ở nước các ông? Thôi việc nghĩ cái gì các nhà đầu tư nói là chân lý. Tôi làm fdi 15 năm quá hiểu các ông ấy nghĩ và làm.
Kém là do lao động vào linkhay trong giờ làm việc đấy.
đề nghị linkhay để trạng thái bảo trì trong giờ làm việc và chỉ mở lại khi hết giờ làm việc.
Chẳng biết năng suất lao động của người VN đến đâu, chứ mình thấy mấy ông JICA sang VN làm việc cũng chán bỏ mẹ.
Nhiều dự án vốn của JICA, chuyên gia của JICA từ Nhật sang, làm từ đầu tới cuối, nhưng cũng chẳng đạt được cái gì cụ thể. Chuyên gia thì toàn mấy ông mới ra trường
Mình nghĩ căn bản là do quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp mà mình biết đều ko có 1 hệ thống quản lý để tính toán và cải thiện năng xuất lao động. Cái này Nhật và Hàn họ làm rất tốt.
Chẳng biết năng suất lao động của người VN đến đâu, chứ mình thấy mấy ông JICA sang VN làm việc cũng chán bỏ mẹ.
Nhiều dự án vốn của JICA, chuyên gia của JICA từ Nhật sang, làm từ đầu tới cuối, nhưng cũng chẳng đạt được cái gì cụ thể. Chuyên gia thì toàn mấy ông mới ra trường
Theo kinh nghiệm cá nhân của em, thì nguyên nhân năng suất lao động thấp là do trình độ tổ chức, trình độ quản lý của chúng ta kém so với Nhật - Hàn và kém xa hơn so với châu Âu Mỹ, Úc.
Khi em là người lao động của các doanh nghiệp Hàn, Nhật, Úc, Mỹ thì em nhận thấy những điểm sau:
1. Trình độ/ kỹ năng ban đầu kém so với họ vì thói quen lao động, kỹ năng chưa phù hợp và ngôn ngữ chưa quen. Điều này được em khắc phục sau khoảng 2 tuần làm việc.
2. Việc tổ chức thực hiện công việc của họ khoa học, thực dụng và bài bản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp Việt Nam. Em làm trong ngành xây dựng thì các công ty Việt rất tùy tiện (bố trí công trường, sắp xếp công việc,...). Công ty Úc thì việc sắp xếp công việc, dụng cụ máy móc đã có chuẩn và cứ thế thực hiện theo, không cần ý kiến lại (trừ trường hợp Tea Break hoặc góp ý để cải tiến - cái này có quy định ngày cụ thể làm hàng tuần, lúc khác thì khỏi)
3. Tính tuân thủ của lao động người Việt không cao. Nếu nhắc thường xuyên thì các bạn sẽ làm, nhưng không có người nhắc nhở thì thói quen cũ sẽ quay lại ngay lập tức. Để thay đổi cái này mất rất nhiều thời gian, trải nghiệm của em là 6 tháng để các lao động khác có thói quen bỏ đồ nghề đúng theo quy định.
4. Trình độ/ kỹ năng quản lý không tốt. Các quản lý cấp trung ở doanh nghiệp xây dựng Việt Nam em gặp hầu hết làm theo thói quen từ kỹ sư lên, không hề có ý thức - nhận thức gì về việc làm quản lý và quản lý cái gì, quản lý như thế nào.
Em trải nghiệm trong ngành xây dựng nhiều nên các ngành khác có thể tốt hơn và không như những gì em nói nhé
@bienpham1986 toàn chí mạng của lao động Việt! cái dễ thấy nhất là sự xắp xếp ko có tổ chức, nó ngốn rất nhiều thời gian lãng phí!
@bienpham1986 nó là một vòng luẩn quẩn bác ah, trình độ thấp, ko qua đào tạo, lượng thấp, các chế độ an sinh thấp. Nó cần 1 cú hích để thay đổi từ giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Nhưng thế thì dài hơi quá mà hiệu quả lại cần có ngay trong 1, 2 nhiệm kì.
Nhưng cơ bản là vè vĩ mô, các doanh nghiệp FDI vào mình lại cơ bản chỉ cần thế. Chỉ số ít cần nhân lực có tay nghề. Số lượng HS cấp 3 sau khi tốt nghiệp ko đi học nghề mà đi làm ngay ngày càng lớn. Vì các doanh nghiệp này ko cần lao động qua đào tạo.
Cái này cũng là một cú lách của các doanh nghiệp FDI thì phải, theo e biết thì ko được tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo.
Các trường nghề thì vắng teo, trừ một vài trường ở tp lớn. Đầu tư dạy nghề thì dàn trải, lại tập trung vào giải ngân là chính. Nên chất lượng ngày một xa với yêu cầu thực tế.
E chả hiểu cùng là đào tạo, lại đưa dạy nghề về bộ LĐ TB XH, thành ra 2 nhánh đào tạo đi tập tễnh mỗi ông một kiểu. Chất lượng từ 2017 sau khi chuyển đổi quản lý thì thấp đi trông thấy.
Mình chỉ chăm lo cho học phổ thông, học đại học. Còn khối nghề thì ba vạ kinh khủng. Chắc ở đây ít người biết giảng viên bên dạy nghề người ta gọi là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Cứ như 2 hệ thống đào tạo ở 2 nước khác nhau.
PS: ko liên quan lắm nhưng Linkhay trên Chrome- Android ko xuống dòng được nếu ko gõ dấu chấm ở cuối đoạn. Hi
@hoacd Bác nói đúng. Việc phân chia dạy nghề và đào tạo thật chả ra làm sao.
Em cũng tự nhận thấy rằng việc thay đổi những bất cập ấy là rất khó.
Hiện tại em tập trung vào việc thay đổi các doanh nghiệp/ tổ chức tư bác ạ.
Cần xem JICA tính năng suất lao động như thế nào
"Năm 2019, năng suất lao động của Việt Nam đạt 13,817 USD, chỉ bằng 8,7% của Singapore, 10,3% của Brunei, 23,2% của Malaysia, 41,2% của Thái Lan, 56,6% của Indonesia và 63,3% của Philippines."
Theo như trên thì có vẻ JICA tính theo rate (tiền công trên đơn vị 1 giờ). Nếu vậy thì cũng dễ hiểu vì lương của lao động Việt Nam khá thấp.
Nhưng lương công chức Việt Nam không hề thấp nếu tính theo số giờ thực sự làm việc nhé
@nhat_nguyen năng suất cần tính theo sản lượng, đi tính bằng paycheck thì thằng nào ở chuỗi cung ứng cao nhất luôn cao hơn thằng dưới
@mrsaigon Chưa rõ JICA tính thế nào nên mình chưa khẳng định được
@nhat_nguyen Đồng ý, mình cũng không rõ năng suất lao động ở đây tính như thế nào?
Chẳng hạn, nếu 1 nhà máy nước ngoài ở VN, trả lương bèo bọt cho công nhân 10$, nhưng lợi nhuận của họ là 90$ đưa về nước họ, thì họ tính năng suất ở VN là 10$ còn của họ là 90$?
Nếu như vậy thì khác biệt về năng suất lao động ở đây chủ yếu do sự phân phối lợi nhuận chứ không phải là đo thực sự người lao động làm ra bao nhiêu sản phẩm?
Trên trang này, https://worldpopulationreview.com/country-rankin...
Thì năng suất của Na Uy là cỡ 100$/h, 15 lần ở VN là 6.7$/h. Lương của mình ở Na Uy có cao gấp 15 lần ở VN không? Có. Hiệu quả công việc có cao hơn không? Có, nhưng chắc chắn không đến 15 lần (có lẽ 1.5 lần?).
@goldensea80 Đúng như bạn nói
Chẳng hạn, nếu 1 nhà máy nước ngoài ở VN, trả lương bèo bọt cho công nhân 10$, nhưng lợi nhuận của họ là 90$ đưa về nước họ, thì họ tính năng suất ở VN là 10$ còn của họ là 90$?
Bởi thế nhiều lúc đọc báo mình thấy nản kinh. Viết kiểu chụp giựt chứ không có chiều sâu. Trong câu chuyện này thì JICA họ không thống kê và tính cái gì hết mà họ phát biểu dựa trên thống kê của ILO (International Labour Organisation - Tổ chức Lao động Quốc tế).
Các tính năng xuất lao động của ILO như sau:
- Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động). Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động. Để tính được năng suất lao động tổng, ILO sử dụng số liệu có thể so sánh được trên bình diện quốc tế lấy từ Các chỉ số Phát triển Thế giới (World Development Indicators) của Ngân hàng Thế giới (để tính GDP theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity, hoặc PPP$)) và Mô hình Kinh tế lượng về Xu hướng của ILO (để tính tổng số việc làm).
@anhpndnet khái niệm năng suất lao động cũ h không đúng trong thời đại mới này nữa rồi. H nhiều sản phẩm số, báo mạng, ảnh, video, phần mềm hoặc các công việc khó đong đếm, không tạo ra sản phẩm trực tiếp thì tính kiểu gì. Chưa kể còn chất lượng nữa, năng suất cao đăng 10 bài không hot thì ko bằng bác Cường đăng 1 link gái hot ngay
)
@truongan91 ở trên là họ bảo là tính lấy GDP cả nước chia cho số người lao động làm việc mà bạn. Với công thức tính như vậy thì nước nào dân càng đông thì lực lượng lao động càng nhiều thì suy ra tính năng suất lao động sẽ càng thấp.
@anhpndnet vâng, cách tính chưa chuẩn, tính thế chỉ coi là trung bình sức sản xuất chứ ai lại gọi là năng suất lao động
Mình đã làm 1 chỗ có lao động nhiều quốc tịch, phải nói lao động mình ý thức tự giác không cao, hở ra là trốn nghỉ, trong khi đấy lao động TQ làm rất chăm chỉ, khó họ cũng cố làm và rất tự giác
@gaidepthitcho mình cũng có trải nghiệm tương tự khi làm farm ở New Zealand, mấy bạn Trung Quốc chăm chỉ, chính xác và làm càng lâu năng suất càng cao do quen việc. Hội Việt thì kiểu muốn hòa mình với phong cách sống bản địa, mới làm còn chưa quen việc, năng suất thấp, nhưng hơi tý là đòi quyền lợi, bảo cứ làm theo khả năng thôi sao phải cố tăng năng suất.
Một phần là mình bị tính nông nghiệp bao năm nay không thể 1 phát biến thành cái máy được. Mấy nước kia nó cũng cần cả trăm năm đó. Nông nghiệp là tự phát thích làm thích nghỉ.
Lương thế thì làm thế mà làm thế thì lương thế
Kém là do lao động vào linkhay trong giờ làm việc đấy.
đề nghị linkhay để trạng thái bảo trì trong giờ làm việc và chỉ mở lại khi hết giờ làm việc.
@hoanggiang giả sử freelancer thì tính kiểu gì hả bác
))
@115asksuckhoe dí dateline bác.
Vì ở ta thằng muốn làm thầy thì nhiều mà thằng muốn làm thợ thì ít. Thằng nào cũng muốn chỉ chứ méo muốn làm!
Chủ yếu do quản lý kém như cơ mà bắt nhân viên làm nhiều thì họ dễ nghỉ lắm cứ làm nhẩn nha thì họ còn thích, cơ bản là cạnh tranh nhân sự với các cty FDI đầu tư vào VN bao nhiêu ưu đãi trong thì DN tự doanh thì chả có ưu đãi gì.
Theo em là do trả lương thấp, nên lao động nó sẵn sàng nhảy bất cứ lúc nào, giờ người lao động cứ như vua chúa dỗi phát nhảy như thỏ
))))
Nguyên do hầu như ai cũng thấy nhưng giải quyết thì khó mà trong ngày một ngày hai còn khó nữa
Làm toàn những việc chân tay, lương thấp. Cuối chuỗi cung ứng thì năng suất kém là đương nhiên.
Jica chỉ là tổ chức phi lợi nhuận, chả có tiếng nói moẹ gì sất, phải chính là tổ chức xúc tiến thương mại Nhật, Jetro. Thằng tư bẩn nào muốn mua chuộc sự hợp tác, giá nhân công lao động mà chẳng muốn dìm hàng. Có ai đi mua cá mà khen cá chị tươi thế? Nói đi cũng phải nói lại, các ông đầu tư ko muốn đào tạo, trả lương bèo bọt rồi kêu chất lượng nhân lực này nọ, bất quá nguỵ quân tử. Chất lượng lao động nước các ông cao sao ko đầu tư ở nước các ông? Thôi việc nghĩ cái gì các nhà đầu tư nói là chân lý. Tôi làm fdi 15 năm quá hiểu các ông ấy nghĩ và làm.
Kém thật, lấy ví dụ sinh động nhất là bản thân minh @@
Tít phụ chuẩn, cả gd lẫn đt đều kém. Nghĩ ló trán