18
Hay
Hot 192 ngày trước
facebook.com
Một trọc phú kiến thức
Bài nói chuyện của Hoàng Hối Hận tại khai giảng Full Bright 2022
(1133 clicks)
Loan tin
CONGTM09
SuperSliver
Tin cùng kênh Khoa giáo
ntvim88 đã gửi
- 9Hay
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên ngành game online là bảo hộ ngược?
Game nước ngoài thì ko bị đánh thuế9 Bình luận Loan tin CONGTM09 SuperSliver
Có những điều rất đơn giản nhưng được viết theo một cách phức tạp làm đọc xong đầu óc cứ lơ tơ mơ.
@fKun_Ariz đúng là trình bày rất kém. Các giai đoạn đọc - hiểu - cảm nhận - thấm nhuần - giảng giải thì đều có khoảng cách rất xa. Em đánh giá là ông này hiểu, nhưng vẫn bị vướng vào chính vấn đề mà ông ấy nói, tức là ông ấy phô diễn kiến thức bản thân mặc dù nó không cần thiết. Để em thử diễn giải lại nhé:
trọc phú tiền: coi tiền là giá trị của bản thân, nên có cơ hội là khoe mẽ -> bản chất là nếu xoá yếu tố tiền đi thì con người ấy rỗng tuếnh.
trọc phú kiến thức: tương tự. Luôn tìm cơ hội khoe kiến thức, coi nó là giá trị của bản thân, hưng phấn khi được người khác khen, trong khi quan trọng nhất là phải đúc rút kiến thức đó để mang lại lợi ích cho mình. Vì vậy ông ấy cho rằng kiến thức tự thân có giá trị hơn. Đây là vấn đề thái độ với kiến thức.
kiến thức tự thân theo quan điểm này thực ra vẫn là tư tuệ, không phải trí huệ bát nhã. Đạo phật coi trí tuệ đích thực là trí tuệ từ sự thực chứng, và biết rõ bản chất như nó là, không phải văn tuệ (nghe từ người khác) hay tư tuệ (tự suy luận).
@fKun_Ariz Mình nghĩ là người phản biện đã không hiểu kỹ ẩn ý và bối cảnh bài nói của tác giả Hoàng. Đây là bài phát biểu cho kỳ khai giảng của trường Fulbright, nhắn nhủ đến những người sau này sẽ là thạc sỹ tiến sỹ, chuyên nghiên cứu kinh tế, chính sách. Và bài viết cũng đề cập đến thực trạng (không chỉ ở Việt Nam) trong giới làm kinh tế chính sách: đó là dùng các ngôn từ đao to búa lớn, nhưng lại sáo rỗng, cóp nhặt của người khác, giải pháp thì chung chung, không có ý nghĩa thực tiễn.
Mình thường hay theo dõi mảng kinh tế vĩ mô, chính sách nên thấy hiện tượng phát biểu sáo rỗng, sao chép này ở VN nhiều vô kể, từ các "chuyên gia kinh tế", "chuyên gia ngân hàng tài chính" (ý nói chuyên gia xịn hay phỏng vấn VTV nhé, ko phải kiểu môi giới chứng khoán, nữ hoàng thổi nến, đa cấp này nọ) rồi đến cả những người trong tổ này tổ kia, tư vấn này nọ, rồi sếp lớn của các bộ phận kinh tế trong các định chế tài chính lớn... Các bạn cứ đọc kỹ nhận định và khuyến nghị chính sách của họ mà xem, có thấy sự rập khuôn và sáo rỗng không.
Cũng không thể trách, vì kinh tế vĩ mô là một vấn đề quá khó nhằn, và ai thì cũng phải duy trì công việc, phải kiếm tiền, v.v... và nói chung chung, "tránh nhạy cảm", nói giống đồng nghiệp để sai thì sai chung đã thành chiến lược rồi ... Nhưng có một vài nhà kinh tế mình thực sự kính trọng, như giáo sư Trần Văn Thọ chẳng hạn. Vẫn biết là khó nhưng đồng tình với lời nhắn nhủ của Hoàng đến những chuyên gia Fulbright trong tương lai, chỉ mong trong số hàng trăm nghìn người, có thêm một vài nhà kinh tế làm chính sách "nguyên bản" thì đã là tốt lắm cho đất nước rồi.
bài phản biện: https://www.facebook.com/photo?fbid=483...
Có những điều rất đơn giản nhưng được viết theo một cách phức tạp làm đọc xong đầu óc cứ lơ tơ mơ.
@CONGTM09 Bài viết dài mà chỉ để diễn tả một chuyện mà cha ông ta (tên ông Tây khó nhớ khó viết quá) từ xưa đã bài bác, đó là Học Vẹt.
Rồi khuyên bọn trẻ là đọc xong rồi để trong bụng rồi tự chiêm nghiệm. Ủa? Đọc xong mà không chia sẻ, tranh luận (với tinh thần cầu thị) thì chiêm nghiệm kiểu gì? Làm sao biết đúng sai mà chiêm nghiệm?
Bla bla...
@CONGTM09 giống đầu tóc của nó .
Đọc xong hối hận.
Cảm ơn anh, anh chốt ở câu này là xong cmn câu chuyện rồi, dài dòng vc
@dangquang1020 context cả 1 đoạn của người ta mà bác lại cắt trích có 2 câu đặt vấn đề mà xem như kết luận vậy?
@dangquang1020 ko nghe thì sao biết ta đang phá vỡ khuôn mẫu. Lại đang gia công cái xe đạp của tk mười mấy
Dài quá, đúng là trọc phú ngôn ngữ
Bài viết khá hay, tóm tắt lại trong 1 câu có thể là " Hãy học hỏi, tự thân tìm tòi đúc kết ra một cái mới". Bài viết cũng phản ánh thực trạng Mr. Copy & Paste, máy ghi âm, mockingbird.. rất phổ biến hiện nay.
bài phản biện: https://www.facebook.com/photo?fbid=483...
@fKun_Ariz ông này không hiểu í ông Hoàng rồi. Ông ấy không xem thường kiến thức sách vở mà đang nói đến thái độ với kiến thức. Em ví dụ ngay trên này có đầy ông coi việc nhớ được nhiều kiến thức tương đương với việc có “nhận thức đúng”. Chỉ cần ông nào nhầm lẫn về 1 sự kiện là bị khinh ngay
Các bác cần đọc một chút về mấy cái tên ông ấy đưa ra mới hiểu rõ í được: từ triết học Kant tới Hegel tới cn hiện sinh và “trí huệ bát nhã” trong phật giáo. Tuy nhiên đưa Nietsche ra để nói với sinh viên thì hơi hardcore quá. Nietsche đạp đổ mọi thứ, gần như thành hư vô.
Rất nhiều nhà triết học và cả Phật nữa đều nhấn mạnh: cái quan trọng là bản thân mình phải nhận ra sự ngu dốt của mình.
@chubehayhoi tôi thấy ông ấy ko hiểu ông ấy đang nói cái gì thì có
Dẫn chứng triết học thì toàn nhân vật cao siêu, xong lấy ví dụ về hotgirl đăng instagram với vài trang fanpage vớ vẩn thì thôi thua
Lấy ví dụ kiểu đó thì khác gì coi thường người nghe, người ham đọc sách và người thích nghiên cứu? Bài phản biện đang nói đến những ý này, mà ông Hoàng cố tình đánh tráo hoặc cố tình bỏ qua.
@fKun_Ariz đúng là trình bày rất kém. Các giai đoạn đọc - hiểu - cảm nhận - thấm nhuần - giảng giải thì đều có khoảng cách rất xa. Em đánh giá là ông này hiểu, nhưng vẫn bị vướng vào chính vấn đề mà ông ấy nói, tức là ông ấy phô diễn kiến thức bản thân mặc dù nó không cần thiết. Để em thử diễn giải lại nhé:
trọc phú tiền: coi tiền là giá trị của bản thân, nên có cơ hội là khoe mẽ -> bản chất là nếu xoá yếu tố tiền đi thì con người ấy rỗng tuếnh.
trọc phú kiến thức: tương tự. Luôn tìm cơ hội khoe kiến thức, coi nó là giá trị của bản thân, hưng phấn khi được người khác khen, trong khi quan trọng nhất là phải đúc rút kiến thức đó để mang lại lợi ích cho mình. Vì vậy ông ấy cho rằng kiến thức tự thân có giá trị hơn. Đây là vấn đề thái độ với kiến thức.
kiến thức tự thân theo quan điểm này thực ra vẫn là tư tuệ, không phải trí huệ bát nhã. Đạo phật coi trí tuệ đích thực là trí tuệ từ sự thực chứng, và biết rõ bản chất như nó là, không phải văn tuệ (nghe từ người khác) hay tư tuệ (tự suy luận).
@fKun_Ariz Mình nghĩ là người phản biện đã không hiểu kỹ ẩn ý và bối cảnh bài nói của tác giả Hoàng. Đây là bài phát biểu cho kỳ khai giảng của trường Fulbright, nhắn nhủ đến những người sau này sẽ là thạc sỹ tiến sỹ, chuyên nghiên cứu kinh tế, chính sách. Và bài viết cũng đề cập đến thực trạng (không chỉ ở Việt Nam) trong giới làm kinh tế chính sách: đó là dùng các ngôn từ đao to búa lớn, nhưng lại sáo rỗng, cóp nhặt của người khác, giải pháp thì chung chung, không có ý nghĩa thực tiễn.
Mình thường hay theo dõi mảng kinh tế vĩ mô, chính sách nên thấy hiện tượng phát biểu sáo rỗng, sao chép này ở VN nhiều vô kể, từ các "chuyên gia kinh tế", "chuyên gia ngân hàng tài chính" (ý nói chuyên gia xịn hay phỏng vấn VTV nhé, ko phải kiểu môi giới chứng khoán, nữ hoàng thổi nến, đa cấp này nọ) rồi đến cả những người trong tổ này tổ kia, tư vấn này nọ, rồi sếp lớn của các bộ phận kinh tế trong các định chế tài chính lớn... Các bạn cứ đọc kỹ nhận định và khuyến nghị chính sách của họ mà xem, có thấy sự rập khuôn và sáo rỗng không.
Cũng không thể trách, vì kinh tế vĩ mô là một vấn đề quá khó nhằn, và ai thì cũng phải duy trì công việc, phải kiếm tiền, v.v... và nói chung chung, "tránh nhạy cảm", nói giống đồng nghiệp để sai thì sai chung đã thành chiến lược rồi ... Nhưng có một vài nhà kinh tế mình thực sự kính trọng, như giáo sư Trần Văn Thọ chẳng hạn. Vẫn biết là khó nhưng đồng tình với lời nhắn nhủ của Hoàng đến những chuyên gia Fulbright trong tương lai, chỉ mong trong số hàng trăm nghìn người, có thêm một vài nhà kinh tế làm chính sách "nguyên bản" thì đã là tốt lắm cho đất nước rồi.
@chubehayhoi Phản biện đầu tiên đã thấy ko đúng rồi, học vẹt nó không đủ ý so với từ "trọc phú kiến thức" mà ô Hoàng kia muốn nói. Các phản biện còn lại cũng ko cho thấy ô Hạo này hiểu đúng ý ô Hoàng nên trớt quớt hết.
Bài này mà làm diễn văn thì hơi bị lạ, chả ai đọc diễn văn mà dài vậy.
@chubehayhoi chú bé hay nói mà nói cũng hay
@citihal haha, nick e là “… hay hỏi” mà
nhưng bác nói đúng, em bị tật nói nhiều. Lúc nào em cũng tự tâm niệm là: “shut the fuck up”, mà toàn ko kiềm chế được.
Việc nói / viết nhiều có tác dụng phụ có hại. Nhất là nói chuyện trực tiếp. Luôn luôn có phản ứng dội ngược lại (phản ứng trong tâm), kể cả người nghe có phản ứng hay ko. Những phản ứng này ít nhiều tác động tới tính nhất quán và ảnh hưởng tới lần nói sau.
@chubehayhoi thấy luôn qua comment của bác nà
. Chà, chắc cũng là người có tài đó. Lời lẽ logic cao.
@chubehayhoi ô hạo phản biện chán và nông cạn quá nên đọc phản biện này nè. Bài rất dài nên tôi đọc từ dưới lên trên để duy trì sự kiên nhẫn.
https://m.facebook.com/story.php?stor...
@taoaman thanks, bác! Em đang đọc. Đoạn đầu bắt bẻ chính tả hơi căng, cố đọc hết xem sao
@chubehayhoi dân làm báo mà trình bày chán, chính tả sai, viết thì dài mà ý thì lung tung, quá trời người phải nhảy vào để giải thích hộ ông ấy
nên hôm qua đến giờ mình lười lười tranh luận về chủ đề này với bạn. Cảm giác có một bác có vẻ nói đúng, ông Hoàng này cố tình phát biểu để tạo dư luận.
@taoaman em đọc rồi. Em đảm bảo với bác, tác giả này còn tệ hơn ông Hoàng. Là một Bildungsphilister đúng nghĩa. Bởi vì tác giả viết phản biện này không từ động cơ làm rõ bản chất mà chủ yếu là dùng kĩ năng viết để dìm ông Hoàng. Để em giải thích.
chủ yếu bài phản biện có 3 điểm chính: chính tả, Bildungsphilister và kinh tăng chi bộ. Cái 1 em không muốn nói. Cái 3 thì tác giả không hiểu về kinh phật nên cũng không có phản biện gì giá trị. Riêng Bildungsphilister, định nghĩa của ông Hoàng thực ra sát hơn, tuy rằng có thể ông ấy không hiểu đủ về Nietzsche, nhưng khái niệm “trọc phú kiến thức” vẫn dùng tốt cho bài phát biểu của ông ấy.
Bildungsphilister không thực sự là “trọc phú kiến thức” mà để ám chỉ những học giả xây dựng tư tưởng của họ trên 1 nền móng không thật. Họ có thể ý thức được nó hay ko í thức được, nhưng cái họ quan tâm là danh tiếng, sự kính trọng từ người khác, hay một dạng ám thị để họ tự mãn rằng mình đã tìm ra chân lý hay mình thực sự uyên bác. Có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm của nietzsche, ông cho rằng những học thuyết triết học được xây dựng bằng trò chơi của ngôn ngữ, trên nền tảng của sự ảo tưởng.
để bác hiểu hơn nghĩa của “đứa con của nàng thơ” trong nghệ thuật. Em so sánh nó với phật giáo. Ví dụ có những vị sư thuộc làu kinh sách, nói rất hay, nhưng họ ko có thực chứng. Họ chỉ là luận sư chứ không phải là chân tu. Người ngoài rất khó phân biệt nhưng người trong giới với nhau có 1 sự ngầm hiểu, vì họ thực chứng rồi. Có thể gọi những luận sư như thế (nếu họ chìm đắm vào men say của sự tán dương hoặc họ lầm tưởng kiến thức = giác ngộ) là buddhistphilister. Như vậy trong giới nghệ thuật, cũng có những đánh giá ngầm như thế. Đọc nhiều ta có thể thấy là 1 nhà văn đang chém gió hay 1 nhà văn chân chính. Một người làm nghệ thuật chân chính luôn thể hiện được chiêm nghiệm thực sự của bản thân, nếu nó đồng cảm được với càng nhiều khán giả, thì nó càng nổi tiếng.
Khai giảng lớp triết trường này hả các bác
Theo dõi Nguyễn Đức Hoàng lâu rồi, sau vụ gì gì về thực phẩm, nước mắm hay gì gì đấy mình bỏ theo dõi,
rút cục kết luận là “nên tự đi xây dựng kiến thức?” Hay là gì?
nhiều khi đọc được, nhớ được, diễn lại được cũng là giỏi rồi. Tôi học chuyên toán từ lớp 3-12. Tới giờ ai hỏi “đạo hàm là gì?” Tôi còn chả nhớ.
thời buổi tiktok này thì phút trước phút sau là quên mất tiêu rồi chớ đừng nói là “trích dẫn”
@siano Túm lại là tri thức vay mượn (học được) thì cần phải trải nghiệm thêm mới hiểu rõ và k nên tự cao vì biết nó nên ta là người giỏi. Tri thức tự cây dựa trên trải nghiệm của mình thì đáng quý hơn
@siano Lấy bối cảnh nói với các em sv Fulbright thì ổn
Kiểu viết dài nhưng như bác Nguyễn Trần Bạt thì lại thấy rất hay, mổ xẻ rất sát, dễ hiểu. Bài dài thế này nhưng đọc vẫn hơi lùng bùng.
Bài viết rất hay, nội dung rất tuyệt. tuy nhiên "Trọc phú tri thức hay câu nói về tâm tư thế giới" kia lại cũng là do anh đọc từ sách vở ra. Nói chung vẫn là nghịch lý và quan điểm mà thôi, thế giới này tồn tại vô vàn điều nghịch lý có lẽ tất cả mọi thứ đều là nghịch lý, mâu thuẫn và hỗn mang, Chaotic! Vậy nên những kẻ đi tìm sự đúng sai rõ ràng thật vô cùng phiền phức.
Khổ thân vì đã đọc. có quá nhiều điều không rõ ràng làm đọc xong càng rối.
Cá nhân mình thấy nội dung bài viết không mới, nhưng dám nói thẳng và dùng từ gắt như người viết thì ít ai dám. Động vào giới "trí thức" bằng cấp, ưa lấy học hàm học vị ra doạ thiên hạ của Việt Nam mình thì ăn gạch là đương nhiên. Nội dung cả bài viết không quá nặng nề, nhưng dùng từ "Trọc phú kiến thức" lại dễ động chạm. Không biết đây có phải là chủ đích tạo tranh luận của tác giả không, nếu dùng 1 từ khác nhẹ nhàng hơn như: Kiến thức thụ động, hay là Kiến thức thứ cấp thì bài viết nó lại thành ra không gây tiếng vang
))
Mình từng quen ông này và có vài lần gặp gỡ, tụ tập.
Lúc đầu thấy cũng là người nhiều ý tưởng, muốn đột phá bản thân.
Nhưng về sau cảm giác ông này cái gì cũng nói quá lên, cố tình trừu tượng hóa những vấn đề rất bình thường nhưng lại làm cho nó trở nên khiên cưỡng. Cá nhân mình nhận xét rằng ông này hơi ảo tưởng về bản thân và lúc nào cũng muốn làm trung tâm, tạo cảm giác cho người khác là không muốn chơi cùng.
Mình thấy ông này giỏi nhất ở viết báo với giọng văn dí dỏm hài hước tuy rằng về kiến thức thì mình không ấn tượng.
Chưa dám nhận xét thêm gì nhiều vì chưa đọc kỹ bài viết. Chỉ xin nói trước 1 câu:
Ít ra trọc phú kiến thức mà ko giàu thì vẫn có kiến thức!
Còn mấy ông đã nghèo còn ngu dốt thì...
@Mr_TK khó hiểu vãi, mình đọc tí té
@Mr_TK Có mấy bác trên mạng hay đăng bài, viết trích dẫn nhiều, tự ái lắm
@TanNg @dagabob đợi lúc nào rảnh ngồi đọc kỹ hơn xem sao các anh ạ. Chứ nay e bận quá.
Bài này nói chuyện với sinh viên thì đúng chuẩn r, đảm bảo nghe xong khối e rưng rưng, hừng hực. Nếu là mình của 10 năm về trước thì cũng vậy, nhưng giờ thì khác. Nói chung đây cũng chỉ là 1 quan điểm của tác giả, có cái đúng có cái sai là ko tránh khỏi.
Phàm ở đời thì có người này người nọ, có người giỏi sáng tạo cái mới, nhưng cũng có người chỉ giỏi copy & paste. Chúng ta ko thể bắt ai cũng sáng tạo được, điều này giống như bắt con cá nó leo cây như khỉ vậy. Copy & paste mà ko vi phạm đạo đức, làm lợi cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội là ok rồi. Còn những điều Hàn lâm kia chỉ dành cho số ít, hoặc để chém gió thôi.
Mới đọc sơ qua thấy cấn cấn đó.
Nhưng lười đọc tiếp vì trình bày rối loạn, bắt cầu trật nhịp.
Tóm lại ông này nêu quan điểm là nếu kiến thức chỉ là đọc qua sách vở, chưa trải nghiệm thực tế, chưa tự thân tìm hiểu, đào sâu thì đừng coi nó là kiến thức của mình. Cái này thấy đúng mà. Nên chắt lọc cái ý hay của người ta chứ ko nên bới móc
Ở Việt Nam mình số người chịu đọc, học còn ít lắm nên nỗi lo có nhiều "trọc phú tri thức" là nỗi lo không có thực.
Muốn sáng tạo thì phải biết thiên hạ có cái gì đã, và muốn biết thì phải học, đọc. Nếu không thì sẽ thành "phát minh lại cái bánh xe"
Trọc phú: giàu có nhưng dốt
Trọc phú tri thức: có nhiều tri thức nhưng dốt !? Khái niệm "trọc phú tri thức" mình thấy khá là ngớ ngẩn
váng hết đầu
Một bài viết dài dòng ... bỏ qua những đoạn cao trào, mình nghĩ cái gốc rễ như vầy
1/ Tri thức con người có từ hàng nghìn năm tích luỹ. Chúng ta ko phải đi với tốc độ ánh sáng mới hiểu biết các quy tắc co dãn thời gian. Nên trân trọng nó.
2/ Con người hiện tại, đặc biệt người trẻ. Rất cần hấp thụ tri thức nhân loại, từ văn, toán, lý sử, tới uống bia, câu cá, và đàm phán lương lậu, thêm nhảy Tóp tóp và cả nhạc cải lương ( nói vui thôi, ý nhiều thể loại ấy lắm)
3/ Bạn vẫn ổn nếu bạn chưa muốn đột phá cái mới. Còn nếu để đột phá, để sáng tạo cái mới lúc đó mới thực sự là con đường chìm trong đau khổ. Vì điều mình nghĩ đã có người khác làm rồi, cái mới là hơi bị khó tìm ra. Nhưng mà rồi cũng có những ngành mới hàng năm cho bạn đột phá.
Câu chốt: biết rộng, hiểu sâu, bề ngoài nhã nhặn ... thì luôn là tâm hồn chuẩn. Đâu cần phải dùng từ tiêu cực kiểu trọc phú ( người giàu có mà dốt nát, bần tiện ), làm gì có ai giàu có tri thức mà dốt nát đâu
@NChinh Mình thấy nhà báo làm rất tốt công việc đó chứ. 1 vấn đề không mới, trình bày với ngôn từ khác, sv thì rưng rưng, các bác thì cãi lộn, vậy là thông điệp được lan tỏa
à
... nếu có thể, thì người tài cần nói làm sao cho đơn giản, dễ hiểu nhất
Tóm lại là phát biểu dài hả các ngài? Dài thì mình không đọc, không nghe, dạo này lười lắm
Xem qua cái FB thấy thằng này mất dạy vãi, đúng chuẩn lò usaid, hhihiihi
Trình bày dở vãi, thế này mà FUV cũng mời nói chuyện nhỉ
. Ông này chê người khác trọc phú kiến thức nhưng ổng cũng tranh thủ khoe đọc đủ thứ này kia mà ổng chẳng có một luận điểm nào hay ho, chỉ lấy lời lẽ đao to búa lớn làm màu.
Nói dài nói dai mà ý thì ít.
Cố tình đánh đồng đọc nhiều với học vẹt để sỉ vả. đọc nhiều hiểu nhiều nó khác hẳn với ghi nhớ, copy & lĩnh hội kiến thức khác hẳn với copy & paste.
Đoạn cuối có ý cố vũ tri thức nguyên bản, nhưng thực tế 1 chút, tri thức nguyên bản phần lớn là vụn vặt, phải tích hợp những thứ sẵn có với tri thức nguyên bản tự tạo ra thì mới có ích được. Cơ mà đoạn trước đó vừa sỉ vả bọn đi tích nhiều kiến thức xong ??? Hơi mâu thuẫn.