50 Bình luận
  • samadhi

    @TNTM ngược lại bác ạ. Đạo lão tuy thâm sâu khó lường nhưng gần gũi với thực tế, đạo lão hướng tới tự nhiên và sống hoà hợp với tự nhiên. Phật giáo thì như nước, mềm dẻo linh hoạt, người quá cứng nhắc và logic sẽ thấy phật giáo đầy mâu thuẫn nhưng nếu chiêm nghiệm đủ, bác sẽ cảm được trí tuệ của bậc giác ngộ.

    Chú này được thầy Thiền Tâm dịch ra tiếng Việt, các bác có thể tìm đọc. Trước đây em ko thích Tịnh Độ vì nghĩ rằng những người tụng kinh ko hiểu được ý nghĩa của kinh. Từ khi biết đến thầy Thiền Tâm và có thêm nhiều thực hành, em đã hiểu rằng kinh phật ko phải là thứ có thể đọc 1 lần mà hiểu (Nguyễn Du từng viết rằng, ông đã đọc kinh kim cương hàng nghìn lần và mỗi lần ông lại ngộ ra được 1 ý nghĩa mới).

    Tịnh độ hay mật tông có những yếu tố mà tôn giáo nguyên thuỷ sẽ bỉ bôi là hàng fake, nhưng pháp thực hành của họ vẫn có bản chất là định và mục tiêu là tuệ như pg nguyên thuỷ. Pg nguyên thuỷ đã quá bảo thủ khi bám chặt vào 3 bộ kinh gốc, cách mà họ tôn thờ kinh sách có vẻ đi ngược lại lời dậy của Phật. Phật đã nói thực tại này tồn tại hoàn toàn trong 1 cái gọi là nhất như, từ nhất như ta có muôn vàn thực tại khác, biến số là vô hạn, vậy tại sao lại đóng tâm mình vào 1 tư tưởng nhất định. Bác cứ tưởng tượng nó giống như vũ trụ song song. Từ đó mà ta có 86000 pháp môn (em chả tin con số này đâu, chắc nó ẩn dụ gì đó

    Tuy biến đổi ảo diệu như vậy, nhưng nhất như lại là thực tại thường hằng, là thứ duy nhất ko biến dị. Tuy cố định như vậy nhưng nó lại là thứ mà con người ko thể nắm bắt được, ko thể mô tả bằng ngôn ngữ (chỗ này rất giống đạo lão: đạo có thể mô tả ra được thì ko phải đạo thường hằng)

    Vậy nên việc tụng 1 kinh hay nghe nhạc kinh lúc đầu ko hiểu nhưng chỉ cần cảm thấy thư thái là được, đó là bước tạo duyên với pg. Sau đó qua quá trình sống, chúng ta nếm trải đầy đủ hỉ nộ ái ố, tham sân si mạn nghi tà kiến..vân vân mây mây, ta mới có những tiểu ngộ. Nhiều cái tiểu ngộ như nhiều mũi khoan vào bức tường bê tông, khi bức tường sụp đổ là lúc ta có được giác ngộ. Em thì tiểu ngộ đầy nhưng tường cứng quá, chưa sứt miếng nào

    Nói chung hay lắm. Em đã dừng đọc hán kinh từ lâu rồi vì hán kinh dịch sai nhiều quá. Bản tiếng Anh chuẩn hơn nhưng em cũng dừng luôn. Khi nào thạo tiếng Pali em đọc thẳng ngôn ngữ của Phật. Tuy nhiên đọc kinh chỉ là sở thích của em thôi, tinh tấn hay ko lại hoàn toàn ko phụ thuộc vào kinh.

  • SamSam

    Nghe bản này mới hay các bác ạ, Chú Đại Bi tiếng phạn: https://www.youtube.com/watch?v=g617I7...

    Em nghe nhiều năm nay rồi: Chú đại bi (tiếng phạn) và Chú dược sư (tiếng phạn). Copy trên ô tô đi đường nghe luôn, vì cả nhà em đều thích nghe.

    Nghe rất thư giãn, rằm mùng 1 thì đi phóng sinh và đi lễ chùa, thấy dễ chịu.

    • SuperLushen

      @nam_tien tức là ê a ê a là thắng luôn nhân quả hả

    • nam_tien

      @SuperLushen Đâu ngon ăn vậy bồ tèo. Lại vừa GG từ " Trì Tụng" .

      "Nếu tụng Kinh mà không dùng Trí huệ – Chánh kiến để tư duy thì chỉ là đọc tụng suông, tức VĂN, không được ích lợi gì!"

    • dreamy_sailor

      @SuperLushen Đạo Phật nhiều phái lắm. Có phái bảo chỉ thành tâm hướng phật, siêng năng tụng vài kinh, ít nghĩ lung tum là đủ lên niết bàn. Nghe thì hơi mắc cười nhưng khiến đạo khá dễ theo cho số đông. Đi hiểu thật sự thì còn khó hơn học mác lê do kinh sách ít được dịch, lại ghi cô đọng quá nên chắc phải có người dẫn từng câu chữ.

    • ntmj27

      @dreamy_sailor phái nào bảo chỉ cần siêng tụng kinh là thành phật thế bạn

  • nam_tien

    Mới GG ra 🤔

  • burgyyy

    Nghe xong mọi ng có cảm nhận gì về bản thân về cuộc đời này?

  • taoaman

    Đấy nhạc trẻ VN hay mà, hôm trước các ô cứ chê

  • Fej

    nghe chả hiểu gì, nhạt

    • tfmn00

      @Fej này là câu chú ko cần hiểu

    • neversad5tons02

      @Fej đây là tiếng Phạn, đại khái là thần chú. Khi bác tin vào sự nhiệm màu của thần chú thì chỉ cần niệm ( đọc nhẩm 1 cách chú tâm), tự khắc có điều diệu kỳ đến với bác.

    • TNTM

      @neversad5tons02 nghe có vẻ như đi ngược lại giáo lý đạo Phật và gần với Lão giáo hơn

    • samadhi

      @TNTM ngược lại bác ạ. Đạo lão tuy thâm sâu khó lường nhưng gần gũi với thực tế, đạo lão hướng tới tự nhiên và sống hoà hợp với tự nhiên. Phật giáo thì như nước, mềm dẻo linh hoạt, người quá cứng nhắc và logic sẽ thấy phật giáo đầy mâu thuẫn nhưng nếu chiêm nghiệm đủ, bác sẽ cảm được trí tuệ của bậc giác ngộ.

      Chú này được thầy Thiền Tâm dịch ra tiếng Việt, các bác có thể tìm đọc. Trước đây em ko thích Tịnh Độ vì nghĩ rằng những người tụng kinh ko hiểu được ý nghĩa của kinh. Từ khi biết đến thầy Thiền Tâm và có thêm nhiều thực hành, em đã hiểu rằng kinh phật ko phải là thứ có thể đọc 1 lần mà hiểu (Nguyễn Du từng viết rằng, ông đã đọc kinh kim cương hàng nghìn lần và mỗi lần ông lại ngộ ra được 1 ý nghĩa mới).

      Tịnh độ hay mật tông có những yếu tố mà tôn giáo nguyên thuỷ sẽ bỉ bôi là hàng fake, nhưng pháp thực hành của họ vẫn có bản chất là định và mục tiêu là tuệ như pg nguyên thuỷ. Pg nguyên thuỷ đã quá bảo thủ khi bám chặt vào 3 bộ kinh gốc, cách mà họ tôn thờ kinh sách có vẻ đi ngược lại lời dậy của Phật. Phật đã nói thực tại này tồn tại hoàn toàn trong 1 cái gọi là nhất như, từ nhất như ta có muôn vàn thực tại khác, biến số là vô hạn, vậy tại sao lại đóng tâm mình vào 1 tư tưởng nhất định. Bác cứ tưởng tượng nó giống như vũ trụ song song. Từ đó mà ta có 86000 pháp môn (em chả tin con số này đâu, chắc nó ẩn dụ gì đó

      Tuy biến đổi ảo diệu như vậy, nhưng nhất như lại là thực tại thường hằng, là thứ duy nhất ko biến dị. Tuy cố định như vậy nhưng nó lại là thứ mà con người ko thể nắm bắt được, ko thể mô tả bằng ngôn ngữ (chỗ này rất giống đạo lão: đạo có thể mô tả ra được thì ko phải đạo thường hằng)

      Vậy nên việc tụng 1 kinh hay nghe nhạc kinh lúc đầu ko hiểu nhưng chỉ cần cảm thấy thư thái là được, đó là bước tạo duyên với pg. Sau đó qua quá trình sống, chúng ta nếm trải đầy đủ hỉ nộ ái ố, tham sân si mạn nghi tà kiến..vân vân mây mây, ta mới có những tiểu ngộ. Nhiều cái tiểu ngộ như nhiều mũi khoan vào bức tường bê tông, khi bức tường sụp đổ là lúc ta có được giác ngộ. Em thì tiểu ngộ đầy nhưng tường cứng quá, chưa sứt miếng nào

      Nói chung hay lắm. Em đã dừng đọc hán kinh từ lâu rồi vì hán kinh dịch sai nhiều quá. Bản tiếng Anh chuẩn hơn nhưng em cũng dừng luôn. Khi nào thạo tiếng Pali em đọc thẳng ngôn ngữ của Phật. Tuy nhiên đọc kinh chỉ là sở thích của em thôi, tinh tấn hay ko lại hoàn toàn ko phụ thuộc vào kinh.

    • stefanpv

      @samadhi bác giống bạn nào bên cty cũ vợ mình. Cũng tự học tiếng phạn để tìm hiểu phật giáo.

    • nara

      @samadhi em rất đồng ý quan điểm của bác. Em hay nghe pháp thoại của thầy Thích Nhất Hạnh và theo thầy thì đọc kinh hay học Giáo Lý cốt yếu để gỡ những điều còn vướng trong tâm. Và càng học càng thấy tâm hồn dc an lạc là dc, ko quan trọng việc nhớ, thuộc hay hiểu

      Từ lúc em đến với Phật pháp thì cũng ko quan tâm có tiến bộ dc gì trong tu tập, chỉ thấy tinh thần rất sảng khoái vậy là dc phải ko bác

    • samadhi

      @nara quá được bác E nhớ trong 1 pháp thoại của sư ông cũng có đề cập đến việc nghe pháp. Nghe là nghe bằng chánh niệm, ko cần nhớ, ko hiểu cũng ko sao. Dù thế nào thì những pháp đó cũng đã gieo duyên trong tâm thức của mình, tới 1 lúc nào đó mình vỡ ra, ngộ ra, đó là lúc nhân duyên trổ thành quả giống như hạt mầm gặp đất, nắng, gió vậy.

      Hiện tại bác vẫn đang thấy sảng khoái là bác còn giữ được sự cân bằng, đó là cốt yếu trong tu tập. Sẽ có những lúc bác ko thể giữ được tâm an tịnh trong cuộc sống điên loạn này, nhưng pg luôn có cách giúp chúng ta. Duy trì và phát triển chánh niệm là cách tốt để ta chuẩn bị cho những biến cố, giúp ta giữ được sự tập trung trong mọi hoàn cảnh.

    • TNTM

      @samadhi cám ơn bác đã chịu khó ghi chi tiết, vì tôi thấy hơi không ổn với niệm chú và bỗng nhiên có điều tốt xảy ra.

      Tôi vẫn thường cho là các câu chú của Mật tông có hiệu quả hay không là do cách phát âm, nhưng chưa bao giờ thực hành nên không biết.

      Đọc bài của bác bỗng nhiên tôi google thì phát hiện Mật Tông lại bắt nguồn từ Nam Ấn Độ, trước giờ tôi cứ tưởng Mật Tông là của các nước Tây Tạng, Nepal, Bhutan. Tôi cứ tưởng là Mật tông là Phật giáo kết hợp với tôn giáo (tín ngưỡng?? ) huyền thuật của họ.

      Và đúng là tôi vẫn đang "đóng tâm mình vào 1 tư tưởng nhất định".

  • tfmn00

    nghe thêm mấy bài chú của Tinna Tình cũng hay

  • aumi

    Hình như phản tác dụng của kinh chú. Vì mình hiểu sơ là kinh chú là giúp tập trung tinh thần gì đó. Còn cái này nghe có nhạc, có chim làm thần kinh bị phân tâm

  • huidaudat

    Các bạn trẻ thật sáng tạo. Nghệ một hồi thấy mấy tiếng quên.

  • SuperLushen

    Phải chi có bản remix tui mở cho cả xóm nghe để sớm đắc đạo luôn

  • SamSam

    Nghe bản này mới hay các bác ạ, Chú Đại Bi tiếng phạn: https://www.youtube.com/watch?v=g617I7...

    Em nghe nhiều năm nay rồi: Chú đại bi (tiếng phạn) và Chú dược sư (tiếng phạn). Copy trên ô tô đi đường nghe luôn, vì cả nhà em đều thích nghe.

    Nghe rất thư giãn, rằm mùng 1 thì đi phóng sinh và đi lễ chùa, thấy dễ chịu.

    • nara

      @SamSam em có cái cần tham khảo ý kiến bác. Thường đi đường em ko nghe Chú Đại Bi vì có người bảo em rằng Chú Đại Bi thu hút cả những linh hồn, vong hồn đến nghe để siêu thoát. Do vậy nên Chú Đại Bi và Kinh Dược Sư em thường nghe và niệm khi ở nhà thôi

    • SuperSliver

      @nara lý giải kiểu đó thì nghe ở nhà cũng thu hút chứ?

    • nara

      @SuperSliver kiểu là đi đường thì thu hút nhiều vong hơn trong khi mình di chuyển đó bác, còn ở nhà mình có hương hỏa thì sẽ đỡ hơn. Em ko thích đề cập vấn đề này lắm vì có hơi hướm mê tín, nhưng dù sao cũng là vấn đề em muốn tham khảo thêm.

      Điều em thích nhất khi đến với Phật giáo đó là thay vì lý giải nguồn gốc của con người và thế giới dc tạo ra bởi Thượng Đế, Phật giáo hướng đến an lạc trong tâm, phù hợp với em

    • SamSam

      @nara Thực sự em cũng không rõ vong linh có theo hay là không bác ạ. Nhưng quan trọng hơn là giai điệu của bài này nó chậm rãi, khiến mình lái xe cũng từ tốn hơn, an toàn hơn.

      Còn tụng kinh tại nhà thì vợ em có tụng, trước khi tụng cũng thỉnh các vong linh về nghe cùng, danh sách cũng thấy dài lắm

    • samadhi

      @nara bác thích pg vì tu tâm bên trong mà lại sợ vong (bên ngoài) em mong gặp vong để nói chuyện mà mãi chả thấy ông nào đây.

      Vong ko thể làm hại được bác, hãy tin tưởng vào cái tâm của mình bác ạ.

  • Banhbaobanhbo

    Tôi éo thẩm được

  • peganodev

    Nghe thế thôi, chuyên ngành mới hiểu đc

  • uongdichahaha

    Trong Kinh Kim Cang có câu "Nếu do sắc thấy ta,

    Do âm thanh cầu ta,

    Người ấy hành đạo tà,

    Không thể thấy Như Lai."

    Mọi người hãy đọc Google! Chẳng có ma mị gì, cũng không có ông Phật nào trong chùa. Chỉ có người không hiểu và người cố tình lợi dụng.

  • suchinoko

    Tui nghe cũng chưa thẩm được. Chắc ko có căn tu. 🤤🤤

  • cvncbn

    nhạc Hoa à các bác ?

    nhạc Hoa mãi đỉnh

  • Kame

    khi bản thân rơi vào nghịch cảnh chẳng ai cứu đc m thì mới thấy phép màu của chú đại bi. Bản thân em từng 2 lần như vậy và em đều đã nhận đc phép màu nên em rất tin vào việc trì tụng chú đại bi. Trì chú là cái tâm m đọc thế nào cũng đc ko nhất thiết phải theo các thầy hay bất cứ bài nhạc nào có sẵn chỉ là thành tâm. Nên việc phổ nhạc cho chú hay kinh văn em đều thấy bình thg ng này trì như này trì ngư kia Phật đều chứng giám hết. Như bài Thập nhất chú hay Om ba ni bát mê hồng bác nào tra google đều sẽ thấy có rất nhiều phiên bản mỗi phiên bản đều khác chỉ đảm bảo số câu số chữ và số biến thôi.

    Chú đại bi dp ng Ấn tụng hay ng Tạng tũng cũng đã khác nhau rồi

    • SamSam

      @Martine Câu chú này là Quan Thế Âm Bồ Tát. Chính là câu thần chú Đường Tăng hay đọc để thuần phục Ngộ Không

    • coderth

      @Martine úm ma ni bát nhi hồng chứ gì nữa bác

    • triumf

      @SamSam Hình như mình nhớ không nhầm thì Bồ tát Quán Thế Âm dậy cho Đường Tăng "Bát nhã tâm kinh"

    • SamSam

      @triumf Cái này em đọc lâu rồi, không biết có đúng không.


      Không có phép thuật, cũng không sở hữu tài năng gì nổi bật, thậm chí sư phụ còn là người khá yếu ớt, luôn cần được bảo vệ. Việc quản lý con khỉ tinh ranh thật khó khăn. Để giúp chế ngự Tôn Ngộ Không, Quan Âm Bồ Tát đã chỉ cho Đường Tăng cách niệm chú vòng kim cô.
      Vậy nội dung lời chú là gì? Những gì sách vở ghi chép lại câu đó chỉ gồm 6 chữ: "唵(weng,嘛(mā,呢(nī,叭(bēi,咪(mēi,吽(hōng)". Đây là những từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn, thần chú của Quan Thế Âm, chứa đựng tinh túy của 84 nghìn phương pháp do Đức Phật dạy. Sau khi dịch ra tiếng Trung thì câu chú của Đường Tăng có nghĩa là “Thanh tịnh trí tâm” (Để đầu óc và tâm trí thanh tịnh).
    • kphan

      @Martine Mật tông.

  • chanhnhetkt

    Mình nghe không thấy hợp. Thôi đi ra!

  • kinhlupden

    tuyệt vời, nhạc này mà chạy thì phải đc pace 5 6

  • cocoxinhxan

    Không nghe bản này nhưng mạo phép bình luận: Chú không trọng về NGHĨA (nên không cần cố nghe hiểu) mà trọng về ÂM và TÂM.

    ÂM: sự thay đổi âm thanh, tần số âm, sắc thái âm thanh (một số nhạc cụ sẽ phù hợp riêng như đàn tranh, sáo,...) trong chú giúp não người tập trung hơn và tác động lên trạng thái tâm lý theo thiết kế của người sáng tác chú này. Cái này có thể hiểu na ná như sáng tác nhạc, sáng tác giao hưởng.

    Âm thanh của chú thường đều đều, văng vẳng không dễ nắm bắt (do đó tâm trí mới tập trung và theo đuổi)

    TÂM: Người nghe cũng xác đinh cần tập trung hoặc một kỳ vọng gì đó nên nghe chú, giống như đi nghe nhạc thì ăn mặc chỉn chu, lịch sự. Vào chùa thì xác định chân thành, từ tốn,...


    Nếu chỉnh sửa, remix bản chú thì sẽ mất cả 2 cái bên trên, nghe qua thì hay nhưng không nghe được lâu và không có tác dụng.


    Nên thường back to origin, những bản gốc bao giờ cũng là những bản trường tồn.

Website liên kết