31 Bình luận
  • downfall

    Okok thế cuối cùng là các bác bay mất bao nhiêu rồi?

  • TuyPhong

    Dựa vào đâu để phán đây là đáy? Phật pháp chính chủ của @daohoadaochu hay trái chủ của @ftrRB?

  • samadhi

    Biết đâu tất cả những mất mát của các bác trong nhiều năm chơi trứng là để bây giờ các bác có được duyên với pg thì sao?

    Phật bảo có được tấm thân con người đã khó (xắc suất cỡ 1 phần tỉ tỉ), có được duyên nghe phật pháp còn khó hơn nữa.

    p/s: em ko mở được link.

  • knight13

    Ơ mi fomo fomo. Tại thiên, tại thiên...

  • SamSam

    Phước mỏng thì nghèo, phước dày thì giàu ú ụ

  • lysa6789

    Số nó xuân thì trong bùn nó vẫn sáng, số hẩm hiu thì chỉ có chói lòa khét lẹt

  • kidxd304

    Đạo phật giúp được gì, vd chửi nhau trên linkhay sẽ không bực tức lâu

    • samadhi

      @kidxd304 chính xác. Ko chỉ chửi nhau đâu, đạo phật giúp bác giữ sự tập trung trong tất cả các tình huống: ăn, ngủ, đi, đứng, ị, nghe, nói, trình bày quan điểm, đam mê, phấn khích, đau khổ, nhỏ nhen, hận thù, tha thứ…v..v Bằng việc quán chiếu chính cảm xúc và suy nghĩ của mình trong khi đang làm những việc trên, các bác loại bỏ được những quyết định dựa trên cảm xúc, phát hiện những tâm hành ko tốt và thanh lọc chúng, giảm tạo nghiệp xấu và hành động thuận chánh pháp nhiều hơn.

      Bằng việc quán chiếu từng giây từng phút, các bác sẽ có được moment of clarity thường xuyên hơn, thành công sẽ đến như 1 hệ quá chứ ko phải bằng mong cầu. Các bác sẽ nhận ra hạnh phúc tới từ bên trong chứ ko phải bên ngoài.

      the kingdom of heaven is within.

    • superfrankie

      @samadhi em đọc đủ cả vẫn chưa hiểu quán chiếu ở đây là như nào để thực hành. Bác có thể giải thích thêm không. Em cảm ơn.

    • samadhi

      @superfrankie bác có thể đọc thêm về thiền minh sát tuệ (vipassana) để hiểu rõ hơn. Quán chiếu là bác phải dùng định lực (sự tập trung) để soi rõ 1 tâm, 1 hiện tượng và chiếu thấy bản chất thật sự của nó. Nó sẽ không còn khó hiểu khi bác nhập định được và ở trong trạng thái sáng suốt, tỉnh táo nhất của tâm, lúc đó ví dụ bác sẽ thấy 1 tâm sân khởi lên từ 1 tiếng ồn của ai đó chẳng hạn, bác thấy được sự ko ổn định của cảm xúc khi tâm đó nổi lên, bác hiểu nguyên nhân và bản chất tạm thời của nó, nó sẽ dẫn tới những phản ứng sinh lý, tâm lý thế nào… bác nhận ra rằng nhiều hành động của bác được thực hiện theo mô thức như vậy, nó là sự kết hợp của các dòng tâm thức theo mô thức được khởi lên từ sự tiếp nhận thông tin bên ngoài qua 5 giác quan. Xoá bỏ các mô thức chính là quá trình thanh lọc tâm. Quán chiếu sẽ mang lại tuệ (biết rõ bản chất)

    • superfrankie

      @samadhi em cảm ơn bác nhiều

    • kidxd304

      @superfrankie Mình nghĩ quán chiếu là trước hết phát hiện ra nó, rồi chấp nhận nó đang diễn ra, và không đồng nhất mình với nó, kiểu đứng ngoài quan sát như kiểu: Tôi đang Thấy tôi cáu, tôi bực tức, chắc lúc nữa nó sẽ hết đấy. Và cứ để tự nhiên cho nó dần nguôi ngoai.

    • SuperDeals

      @superfrankie

      quán chiếu hiểu nôm na là để ý, để ý cơ thể, để ý suy nghĩ + hành động + cảm xúc... khi gặp vấn đề từ bên ngoài.

      VD

      1. Lên link hay thấy link hay nên muốn comment (vấn đề bên ngoài dẫn đến suy nghĩ)

      2. Lúc comment, mong sẽ nhiều like (suy nghĩ)

      3. Bị comment chửi comment của mình (vấn đề bên ngoài)

      4. Tức giận (phát sinh cảm xúc) vì nó đụng chạm đến kiến thức của mình, những gì mình biết, mình tin, giá trị mình đang sống (suy nghĩ)

      5. Sôi máu, mặt nóng (cơ thể thay đổi)

      6. Comment chửi lại (hành động mới)


      Nói chung nếu để ý thì phát hiện ra nhiều điều hay ho, dần quen thì tự mình làm chủ được suy nghĩ, hành động và cảm xúc của mình. Khi đó mình lựa chọn hành động đúng đắn (hoặc không cần thiết phải hành động để tạo nghiệp)


      Nôm na thế ok không bác

  • SuperLushen

    Cứ chơi tẹt , thua là do nhân quả thôi . Ko thua chứng thua coin thì cũng thua chỗ khác về tiền tài ah, luật hoa quả ko sai được

  • knight13

    À mà đậu, vào đọc thấy cao thủ ngày xưa như mây vậy :v

    • ftrRB

      @knight13 link này không thấy mấy bác ấy vào nữa, có thể các bác ấy giác ngộ cả rồi, không cần phải hỏi hay viết thêm gì nữa, mà cũng có thể đang ở ngoài đảo cả rồi

    • knight13

      @ftrRB không. Vẫn tàu ngầm hết đấy. Chỉ là đi giác hơi bị ngộ độc nên không nói gì thôi

  • ftrRB

    Em gửi link với title chính mà các bác chủ yếu quan tâm đến title phụ thì phải

    • samadhi

      @ftrRB em mở bằng đt mãi ko được, lên máy tính mới đc

      rất dài và rất hay, it’s pure gold! Em mới đọc lướt thôi, tối ngâm cứu thêm.

      Ấn tượng đầu tiên là có 1 số bác so sách bỉ bôi nhau đoạn đầu giống em hồi tập toẹ quá , học thiền thì ko tham gia vào kinh luận, đấy là lời khuyên đắt giá của phật hoàng Trần Nhân Tông. Nếu lấy cái tiêu chuẩn đạo đức thông thường ra mà so sánh thì làm gì có ông nào tin 1 ông mà con vừa đẻ ra đã bỏ nhà đi bụi (phật Thích Ca) hay là cái ông đang tu thì xuống núi đánh giặc, chém người như chém chuối xong lên núi tu tiếp (Trần Nhân Tông). Đạo phật điên hơn nhiều các bác ạ, những lợi ích mà người đời lượm lặt được từ pg chỉ là nuôi bò lấy phân thôi. Và nó phải gắn với từng cá nhân, mình tu là cho bản thân mình, mặc xác người đời cho dù cả thế giới có chửi rủa mình đi nữa. Lậm vào kinh luận, chính là rơi vào cái bẫy của bản ngã.

      Có vẻ bác daohoadaochu đã mất peak khi trả lời câu hỏi liên quan tới phát triển khoa học. Em nghĩ sai lầm của bác ấy là chấp vào quan điểm xã hội càng phát triển, con người càng bất thiện. Đó là một injection, chưa phải fact.

      Thôi em đi đón con đã, tí chém tiếp

    • ftrRB

      @samadhi "Có vẻ bác daohoadaochu đã mất peak khi trả lời câu hỏi liên quan tới phát triển khoa học". Câu này hiện e cũng chưa có câu trả lời trọn vẹn. Mong bác có thể chia sẻ thêm

    • samadhi

      @ftrRB À nãy em ghi hơi nhanh, í em ko phải là bác ấy chấp, nhiều người đạt được sơ thiền cũng có cùng quan điểm. Sai lầm của bác ấy là cố gắng áp đặt cái đó cho người nghe. Điều này sẽ phản tác dụng, vì suy cho cùng bác ấy đang làm Ama, những câu trả lời phải phục vụ cho lợi ích của người nghe.

      Em nói thẳng luôn là em ko trả lời đc câu này, nếu biết cũng ko nên nói, nhưng em sẽ chia sẻ thêm góc nhìn của bản thân để bác tự đi tìm câu trả lời:

      Người ta thích bắt bẻ đạo phật bằng câu hỏi: ai cũng tu thì xã hội có vận hành đc ko? Đây là câu hỏi ngớ ngẩn, ai cũng làm thầy giáo thì còn ai làm học sinh? Chính những người ko tu tạo ra những chân tu, như hoa sen rũ bùn mà vươn lên đẹp đẽ rạng ngời, ai cũng tu thì ko còn khổ đau nữa, ko còn khổ đau nữa thì ko có Phật. Chính vì vậy mà tại cõi trời, ko có ai thành phật được, vì họ sướng quá. 

      Vậy tại sao phải thành Phật? Không ai biết thành Phật là như nào, họ tìm tới Phật vì họ khổ và mất phương hướng, pg offer họ bằng những lợi ích hữu hình như là tâm bình an, hỉ, lạc, trí tuệ, năng suất, tích luỹ tâm từ, phước báu… mang tới cho họ ý nghĩa của cuộc sống. Nhưng em có cảm nhận rằng, đó ko phải là mục đích thực. Trong kinh pháp hoa có đoạn 1 người cha dùng xe dê, xe bò để dụ khị những người con, sau khi dụ được rồi mới cho cỗ xe quý nhất là “phật thừa”. Đi tới tận cùng của bất kì tôn giáo nào, phải là 1 thứ hạnh phúc to lớn tới mức người ta sẵn sàng từ bỏ tất cả để đạt được. 

      Nói vậy thôi nhưng bác đừng cho rằng đạo Phật như ma tuý. Nó là 1 quá trình, trong quá trình đó, bác vẫn phải làm học sinh, bác sĩ, kĩ sư, phạm nhân, xe dê, xe bò.. sau đó mới là Phật. Ta bà sẽ luôn tồn tại, cho dù nó có hướng tới niết bàn nhưng nó sẽ ko bao h tới được niết bàn, bởi vì ta bà và niết bàn là 1, cái này ko thể tồn tại nếu thiếu cái kia. Bác cũng đừng cuồng Phật quá, Phật trong kinh tượng trưng cho 1 người thầy trong cuộc đời bác, Phật trong tâm tượng trưng cho ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mà ai cũng hướng tới.

      Vậy có thể thành Phật (hay chí ít là sống 1 đời có ý nghĩa) mà ko cần phải tu ko? Em cho là được. Bác vẫn có thể nhập định khi vẽ tranh hay đang làm việc, bác có thể chẳng biết Phật là ai, ko đọc 1 bộ kinh nào nhưng nếu bác tin tưởng và để cho cảm thọ của mình dẫn lối mà đạt được niết bàn, bác vẫn có thể thành phật (1 trong những phát hiện quan trọng của Phật chính là cảm thọ và tầm quan trọng của cảm thọ)

      Làm sao biết ta đang sống 1 đời ý nghĩa nếu mọi thứ đều là vô thường? Đúng là cuộc sống này chả có cái quái gì có ý nghĩa nếu như mọi thứ đều biến đổi, sinh rồi lại diệt. Sóng lên thì sóng phải xuống. Chấp vào nó sẽ sinh ra đau khổ. Vấn đề là ngoài sóng ra còn có cộng hưởng sóng, rõ ràng toàn là nước đang chảy liên tục nhưng cộng hưởng lại tạo ra cái j đó đứng yên đúng k bác? Đây chính là chỗ mà Phật chỉ ra tại sao lại có ý nghĩa trong sự vô thường, đó chính là cái gì hay thì phải có khán giả xem, sự có mặt của ý thức và mật độ tập trung của ý thức tạo ra một bức tranh ý nghĩa. Và mỗi người phải đi tìm ý nghĩa cho riêng mình, đừng để người khác nói với bạn rằng mục đích sống là để tu thành Phật. Em lấy ví dụ như này cho dễ hiểu: em và bác là những người vô danh, chúng ta có chết thì thế giới cũng chẳng care, nhưng họ sẽ rớt nước mắt vì 1 nhà thờ cháy, họ sẽ hi sinh tính mạng của binh lính để bảo vệ 1 cây cầu, 1 quốc gia. Những thứ đó có ý nghĩa hơn ae mình trong thế giới quan đó. Nhưng đối với ae mình thì sao? Nếu nhà thờ cháy mà làm cho con mình khỏi sốt mình cũng ok. Ý nghĩa của cuộc sống này được tạo ra như thế đó. Dừng chạy theo những thứ bên ngoài và tập trung vào những thứ thật sự quan trọng, làm cho mình hạnh phúc. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: tôn giáo nào làm cho bạn hạnh phúc thì tôn giáo đó là tốt nhất. Em mở rộng ra: Kể cả ko phải tôn giáo, nếu nghiên cứu khoa học làm cho bác hạnh phúc, bác cứ tận hưởng nó đi.

    • samadhi

      @ftrRB He, em mới đọc kĩ lại và nhận ra mình bỏ sót 1 í quan trọng trong câu hỏi đó: “triệt tiêu tâm tham thì ko còn đam mê, ko còn đam mê thì ko còn động lực cho xh phát triển và cũng ko còn hạnh phúc gắn liền với đam mê”. 

      Trước tiên cần phải làm rõ, đam mê ko phải là tâm nào trong các tâm tham sân si, các bác ấy chắc sẽ ko đồng í với em. Mong muốn đc thoả mãn đam mê mới là tâm tham, đam mê ko đc duy trì sinh ra tâm sân. Đam mê bị tha hoá thành sự áp đặt mới là tâm si. Bác hoàn toàn có thể đam mê mà ko tham sân si. Một khi đã đạt tuệ giác, đam mê ko còn là nguồn cơn của tham sân si. Vì sao đã giác ngộ rồi mà phật vẫn ngồi thiền? Phật đam mê thiền chăng? 

      Và sự pt của xh dẫn tới những loại vũ khí giết người hàng loạt chưa từng có, nhưng ta biết j mà khẳng định rằng điều đó là ko tốt? Thứ gì cần phải có thì sẽ tồn tại, và chúng đan xen gắn kết vào nhau bằng muôn vàn nhân duyên. Phật nói nhìn vào cánh hoa ta thấy cả vũ trụ, đây rõ ràng là ý này.

      Cá nhân em không đánh giá cao việc tu tại chùa, tu tại gia mới là chân ái. Ngồi thiền chỉ là tập trận, tập trận mà ko đánh trận thì chỉ khoẻ cơ thể, ko đạt được mục đích j cả. Trong lịch sử, các chân tăng toàn ngộ ra khi đi chợ, khi bị gõ đầu, khi đầu hàng số phận (ananda)… em chỉ biết mỗi phật ngồi thở mà giác ngộ. Vậy nên đừng lo về xã hội, nó có bất thiện cũng là cơ hội để ta chiêm nghiệm.


      Cuối cùng, em thích cách nghĩ của bác goldensea trong thảo luận đó hơn:

      “Dĩ nhiên, ai bảo khi chưa đạt thành tựu thì không hạnh phúc? Bản thân quá trình tìm tòi, hoặc sáng tác, đã là hạnh phúc, thành tựu hoặc tác phẩm chỉ là thăng hoa của hạnh phúc ấy.”

      Đồng ý, phật tánh bao trùm cả quá trình, và có sẵn trong mỗi người. Phật ko phải kết quả.

    • ftrRB

      @samadhi Kaka, bác nói đúng những gì e đang mắc rồi . Sau khi đọc trả lời của bác, e nhận ra được sơ sơ như này, Phạt giáo không hề triệt tiêu động lực phát triển mà nó làm cho động lực ấy càng trở nên đúng nghĩa với động lực, không bị ảnh hưởng, không bị vướng vào "tham, sân, si" ý . Vì thế sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn cho sự phát triển. Vậy có đúng ko ạ

    • ChepMiph

      @samadhi Ngày xưa mình cũng đã từng bị vướng vào cái bẫy suy nghĩ rằng đạo Phật làm con người mất động lực sống, XH sẽ bị thui chột và không phát triển được nữa. Rồi khoa học phục vụ cho sự phát triển, cho sự tiến bộ của loài người vân vân mây mây Trước tiên, cần định nghĩa sự phát triển là gì? Chúng ta sống ở thời có điện thoại, có internet, máy bay, cùng các tiện nghi trong cuộc sống, kinh tế của chúng ta phát triển vượt bậc hơn hẳn so với các thế hệ trước và chúng ta ngỡ rằng đó là một điều tốt, là thành tựu của phát triển nhưng có phải thực chất ta đang ở trong một quả bong bóng ảo tưởng của những cái tôi cá nhân, hay cái tôi tập thể? Có thực sự là đời sống và tư duy của chúng ta được cải thiện lên? Hay chỉ tham sân si nhiều lên? Theo nghiên cứu của Đại học Harvard về hạnh phúc thì các mối quan hệ quyết định phần lớn chúng ta có đang vui vẻ và hạnh phúc hay không. Nhìn vào thực tế các mối quan hệ ngày nay của chúng ta đi? Đó là sự thụt lùi hay phát triển?

      Đặc biệt, khoa học càng hiện đại và phát triển bao nhiêu thì mối quan hệ VỚI CHÍNH MÌNH càng kém đi, phần nhiều vì chúng ta càng không biết mình là ai và mình thực sự muốn gì.

      Ngày nay khoa học (y tế) giúp ta đi đến nấm mồ lâu (cũng được cho là sống thọ hihi) và tốn kém hơn. Tỉ lệ chết tự nhiên vì già đã bằng 0%, tỉ lệ phải dùng thuốc vì một bệnh mãn tính sau 60 tuổi là rất rất cao. Tỉ lệ ung thư, vô sinh cũng cao báo động. Vì khoa học ngày nay cũng được tạo ra bởi phần lớn là tham sân si, bằng tiền và rất nhiều tiền, bằng những con zoombie/robot, bằng những người lạc lõng với chính mình, gia đình mình, thiếu kết nối với bản thân (hay gọi như trong đạo Phật các bạn hay nghe là những người không có tâm, tâm ở đây chính là tâm hồn).

      Vấn đề cốt lõi vẫn phải là nhìn rõ bản chất của khoa học, như trong Phật giáo là Vipassana, hay minh triết. Không nhìn rõ, thấu đáo mọi thứ, mọi nhận định phán xét chỉ là các quan điểm hồ đồ, các ý kiến vay mượn từ những gì đã đọc, đã bị nhồi sọ. 


      Nhưng cũng chỉ nên quan sát thôi, trong tự nhiên ví dụ như một tổ ong chỉ có 1 ong chúa, còn đâu toàn ong thợ. XH loài người hiện nay chưa có thêm một vị Phật thứ 2 để có thể có đủ sức mạnh thay đổi tư duy chung tập thể. Điều này (nghe nói) Phật cũng đã từng dự đoán trước, chúng ta đang ở thời kì Mạt Pháp. 

    • samadhi

      @ftrRB Bác nói hợp lý phết thực ra em chưa quan tâm lắm đến vấn đề này, giờ nó đã ở trong đầu em rồi, sau 1 thời gian chiêm nghiệm nữa có thể em mới có insight tốt hơn. Em thích tự mình đi tìm câu trả lời chứ ko tìm trong kinh sách, vỡ ra rồi thì mình mới càng hiểu kinh hơn.

      Em thích cách nghĩ là phật giáo sẽ cung cấp góc nhìn chân thực hơn cho tất cả các công việc mà bác làm/định làm. Đối với đam mê hay động lực pt, pg giúp bác phát hiện ra những tầng lớp ý nghĩa mới hay hơn, sâu hơn nữa. Điều này xảy ra ko ít lần đối với em, bằng chứng rõ nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật. Trước khi biết phật pháp, em đã thích những thứ mà sau này e mới biết là nó liên quan tới pg hoặc tâm linh. Ví dụ: truyện kiều và nhạc trịnh. Điều đó mang đến những bất ngờ thú vị. Nếu tìm kiếm, bác sẽ thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật liên quan tới tôn giáo, hay những tác giả đạt tới đỉnh cao nhờ hấp thụ đạo phật. Vậy nó là enhancement, đâu có triệt tiêu gì.

      Cuộc sống này rất nhiệm mầu, bình thường ko biết thì ta cứ cắm đầu mà đi, ko nhìn ngắm j cả, phật giáo nhắc ta là hãy dừng lại và nhìn, để ta tự tận hưởng, chứ pg ko kéo ta và chùa và bảo ngoài kia rối ren lắm, toàn khổ đau thôi, ở đây vui thế này rồi cần cái gì nữa…v…v

    • samadhi

      @ChepMiph em đồng í rằng thời nay stress hơn xưa rất nhiều. Nếu được em cũng muốn sống ở miền quê, xa rời con người. Nhiều người thích theo lão tử hơn là phật: ta là ta, ta chẳng quan tâm ai đó thành phật, ta có thể có tuệ giác phi thường nhưng chẳng cần ai biết, ta dùng tuệ giác đó để nằm khoèo cả ngày mà hưởng thụ.

      Tuy nhiên ko nên áp đặt tư tưởng của mình cho người khác. Cũng ko nên so sánh rằng thời nào tốt hơn thời nào. Phát triển là tốt hay xấu ko quan trọng lắm. Lão tử có thể đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật sống nhưng Phật vẫn muốn vào rừng khổ tu để tìm ra chân lý. Phật tìm ra chân lý nhưng Lão Tử vẫn muốn ngồi im ko có hứng thú đi tìm. Mình hợp ai thì mình theo thôi ^^

    • ftrRB

      @samadhi Một vấn đề nữa mà e đồng ý với bác, là tu tại gia, tại xã hội sẽ tốt hơn tu chùa, vào chùa chỉ cung cấp cho mình 1 môi trường an tĩnh hơn, tránh được các yếu tố tác động của môi trường, để mình có thể tập trung hơn mà thôi, còn trải nghiệm đời sống mới đem đến những góc nhin đa chiều hơn. phổ quát hơn. Tuy rằng rất khó nói con đường nào nhanh tới giác ngộ hơn, cái đó tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể

  • donhaque

    Lâu lắm rồi không thấy bác ấy xuất hiện.

  • ChepMiph

    Quan điểm của mình về Phật giáo là ntn:

    - Phật không để lại bất kì lời dạy nào (đây là một điểm cực kì giỏi của Phật), tất cả những lời truyền dạy được ghi chép lại đều là do các đệ tử ghi lại rồi truyền từ đời này sang đời khác.

    - Chính vì thế Phật giáo nguyên thuỷ, hay cái gốc của nó nhiều thứ đã bị thay đổi và biến tướng cho phù hợp với thời đại, văn hoá, giới cầm quyền v.v... và giờ mình rất khó có thể biết cái nào thật hư ảo.

    - Phật giáo thiên về triết lý sống nên có vẻ "siêu việt" hơn so với các Tôn giáo khác, nhưng bất kì cái gì cũng chỉ là một công cụ, bám víu vào công cụ, vào con đường là lại xa rời thực tế.

    - Nếu tìm đến Phật giáo để đạt Niết bàn, để giải thoát, để giác ngộ này nọ thì thật sự là sẽ chẳng đi đến đâu. Tất cả những thứ đó nó chỉ như một tiếng boong. Chúng ta chỉ có thể nghe thấy tiếng boong khi không còn cái "kì vọng" (của chính mình) là tìm được cái này cái nọ, không còn cái "ngã" (cái tôi), cái chủ thể đang đi tìm.

    - XH hiện nay tôn vinh rất nhiều giá trị đi ngược lại với các giá trị của Phật giáo, điển hình như chủ nghĩa cá nhân, xây dựng hình tượng cái tôi thành đạt, hạnh phúc, giàu có rất phổ biến. Chính vì thế hạnh phúc hay sự bình an ngày càng khan hiếm. Nhưng không phải ai cũng dám sống thật bản chất vì chúng ta được dạy là sống giả tạo từ bé, đến mức lừa dối cả chính mình.

    - Nhiều người sống dưới dạng zoombie và robot (phải đến 95% người trong XH cũng nên), nên khi họ tìm đến Phật pháp, cũng chỉ là một dạng "mong cầu", vụ lợi mua Thần bán Thánh các kiểu các kiểu.

    Tạm thế ạ.

    • samadhi

      @ChepMiph em đồng ý phần lớn

      Cho nên có những vị càng tu càng thấy mình thụt lùi. Mò mẫm hoài. Mấy chục năm tu thấy mình dậm chân tại chỗ nhưng chỉ 1 khoảnh khắc đã ngộ ra. Mấy chục năm đó cũng ko phải là vô dụng, nó cũng giống những tranh đấu ở ngoài thôi, cái khác là nó diễn ra trong đầu mình.

    • pypyloveme

      @ChepMiph Từ sau bài về Rude Budda năm trước, em thấy trên này có nhiều người yêu thích Phật giáo cũng như Đức Phật.

      Thời ĐP còn tại thế, ĐP truyền dạy triết lý của mình trong suốt hơn 40 năm, tuy nhiên thời đó việc ghi chép rất khó khăn nên không ai ghi chép lại lời dạy của ĐP. Tuy không được ghi chép nhưng các lời dạy vẫn được các đệ tử ghi nhớ và truyền lại cho nhau, sau này được thuật lại và chép thành Kinh.

      Tư tưởng của ĐP sau này được các đệ tử của ông phát triển thành Đạo Phật và phát triển qua hơn 20 thế kỉ tới ngày nay. Trải qua nhiều thời kì, hiện nay có rất nhiều pháp môn, tông phái khiến những người muốn tìm hiểu rõ về tư tưởng của ĐP và Đạo Phật gặp nhiều khó khăn.

      Hiện nay, nhiều người yêu thích tìm hiểu Đạo Phật bị rối không biết bắt đầu từ đâu, giống như không biết bắt đầu với sách học lớp 1 vì không ai chỉ cho quyển sách bắt đầu. Họ có thể tìm thấy một đoạn trong cuốn sách rất hay, rồi yêu thích nhưng bị rối, từ các tông phái như Nam tông, Bắc tông, nguyên thủy, tiểu thừa, đại thừa, tịnh độ, thiền tông... (các tông phái này có thể tìm đọc ở sách giới thiệu các tông phái của Đạo Phật). Quyển sách lớp 1 rất quan trọng, giống như học trong các trường về Phật giáo, sẽ có người đưa cho sách lớp 1 học mà không khó khăn tìm hiểu trong biển kiến thức.

      Chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc của Đạo Phật bắt đầu từ Đức Phật, tư tưởng cốt lõi của ông đó là Tứ diệu đế, Bát chánh đạo..., con đường chính ông đề ra là con đường trung đạo, sau đó mới đến các thời kì phát triển, hình thành và phân chia các tông phái của Phật Giáo. Quá trình giác ngộ của ĐP là ông đã thấy được các nguyên nhân dẫn đến Khổ từ trên thế gian này, từ đó đi tìm con đường để thoát khổ. Ông tìm kiếm các đạo sư để học. Yếu tố chính dẫn đến giác ngộ là tăng trưởng trí tuệ thông qua thực hành thiền định, vì vậy thiền định rất quan trọng. ĐP có nói thiền định là con đường duy nhất để đạt được giác ngộ.

      Từ các triết lý cốt lõi ban đầu, người tìm hiểu sẽ có được thứ quan trọng đầu tiên trong con đường thực hành trong Bát chánh đạo, đó chính là chánh kiến, từ chánh kiến sẽ có được chánh tư duy. Vì triết lý của ĐP coi trọng việc thực hành, nên có được chánh kiến, chánh tư duy rất quan trọng. Khi có được chánh tư duy rồi thì con đường tìm hiểu sẽ dễ dàng hơn nhiều và phát triển đúng đắn trên con đường tìm hiểu, yêu thích hơn là thực hành tu tập tại gia, xuất gia ... Các trao đổi, thảo luận sẽ mang tính xây dựng nhiều hơn, chúng ta sẽ hiểu tại sao tiểu thừa thế này, đại thừa thế kia, sẽ không còn chấp nguyên thủy cố hữu, cũng không chấp xã hội mạt pháp vì bản chất của hiện tại luôn là như thật tri kiến ...

Website liên kết