12
Hay
Hot 318 ngày trước
vietnamfinance.vn
Bộ Tài chính: Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp
(1046 clicks)
Loan tin
lifelover
Tin cùng kênh Thời sự
motbit đã gửi
- 5Hay
Dòng người xếp hàng ở tiệm bánh trung thu hơn 70 năm tuổi, cả tiếng chưa tới lượt
Hôm qua em đi, tới nơi mua đc luôn có phải xếp hàng đâu nhỉ
Luật Chứng Khoán có, NĐ 155,153 rồi 65 có.
Vậy mà NHTM cùng sàn CK và DN cấu kết làm ăn bố láo chà đạp lên luật pháp, coi KH như 1 lũ cừu hay con tin, thích là thịt.
Vậy mà 3 cơ quan cấp TW quản lý trực tiếp thì phủi tay vô can bỏ mặc nạn nhân là những người dân, người đồng bào của mình.
Ôi CÔNG LÝ ơi...
Ôi, thượng tôn PL ơi...
.. tiền mất thì đau như mất khúc ruột, nhưng đây là bài học cho các bác vẫn còn cầm tiền
1/ Nếu số tiền lớn, đừng ngại bỏ tiền thuê tư vấn riêng. Chả ai đi hỏi tư vấn ngân hàng vì họ sẽ dụ gửi vào ngân hàng họ cả. Cũng ko tư vấn các bên bán dịch vụ, vì họ bán linh hồn lâu rồi. Hãy chọn tư vấn riêng cá nhân cho bản thân mình.
2/ Tiền nhiều thì đừng để một chỗ, bài học này ít nhất bạn chia tài sản ra 3 phần, bỏ 3 nơi khác nhau. Tuỳ khẩu vị
3/ Cuối cùng là thời cuộc thay đổi, ko có gì nhàn nhã, tiền của mình cũng phải hàng năm kiểm đếm, luân chuyển nữa.
Lúc nó tư vấn. Nó chỉ tư vấn lợi ích. Bỏ qua đoạn tư vấn rủi ro.
Chịu thôi.
Luật Chứng Khoán có, NĐ 155,153 rồi 65 có.
Vậy mà NHTM cùng sàn CK và DN cấu kết làm ăn bố láo chà đạp lên luật pháp, coi KH như 1 lũ cừu hay con tin, thích là thịt.
Vậy mà 3 cơ quan cấp TW quản lý trực tiếp thì phủi tay vô can bỏ mặc nạn nhân là những người dân, người đồng bào của mình.
Ôi CÔNG LÝ ơi...
Ôi, thượng tôn PL ơi...
@lifelover họ đã làm gì sai luật hả bác
@dongtataydoc88 Mình nghĩ bác ấy đang nói vụ SCB
@dongtataydoc88 sử dụng tiền trái phiếu sai mục đích huy động. Ví dụ huy động TP tăng vốn để sản xuất kinh doanh lại vác đi mua đất, đến hạn trả nợ lại dối trá phát hành lô mới để trả nợ lô cũ.
@dongtataydoc88 Khi người dân được các ngân hàng tư vấn sai về trái phiếu, dụ dỗ khách hàng mua trái phiếu với các cam kết ko đúng. Hàng ngàn người, thậm chí hàng chục ngàn người bị mắc bẫy, vậy các cơ quan quản lý TW có biết không. Các cty phát hành trái phiếu lấy tài sản đảm bảo là những thứ rất ảo, giá trị giống như 1 quả bong bóng, thậm chí còn ko có tài sản đảm bảo,các cơ quan quản lý có biết ko ???
Dì ruột mình bị om hơn 4 tỷ trái phiếu Tân Hoàng Minh. Trước khi mua có gọi điện cho mình tham khảo ý kiến ( mình là người duy nhất đc dì ấy hỏi ) mình đã cố khuyên can Dì mình đừng mua. Nhưng vào thời điểm đầu năm nay, với hơn 4 tỷ tiền bán căn nhà ở Hoàng Mai của dì mình, mình ko biết khuyên dì ấy nên cất đi đâu, bả thì nhất quyết ko chịu mua vàng vì bị hố mua vàng 1 lần, đất cát thì càng ko nên động vào nữa. Cuối cùng thì cũng thua bọn tư vấn viên của Techcombank, bả ấy đã mua trái phiếu. Giờ cứ hàng tuần 3 buổi đi biểu tình ở khắp nơi, nay bộ công thương, mai ngân hàng nhà nước, ngày kia lại bộ công an. Nói chung là khổ, lại gọi điện tỷ tê với mình.
Nói chung Dì mình ko phải là thuộc dạng mất nhiều tiền, nhưng số lượng người bị mất tiền quá nhiều, và điều này đã diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, chứ ko phải là mới, vậy mà các cơ quan TW giờ đứng xem người dân kêu gào mà ko hề có động thái gì, vậy thì trách nhiệm ở đâu. ???? Họ sinh ra để làm cái gì, hay cũng chỉ là 1 nhóm lợi ích, khi dn hết giá trị thì họ coi như ko biết.
@mtmedia Bên công An vẫn đang điều tra, làm sao lên tiếng được hả bạn, như trường hợp của dì bạn thì khả năng phải chờ khá lâu cho đến khi xét xử xong và thi hành bản án. Trường hợp THM còn tài sản thì thi hành án sẽ xử lý tài sản và trả cho bị hại. Nói chung xác định ngâm vài năm. Giờ kêu cũng tốt, để cơ quan ql thấy áp lực mà tăng tốc xử lý.
@lifelover
Khi bạn cướp ngân hàng, họ gọi bạn là tội phạm
Khi ngân hàng cướp tiền của bạn thì họ gọi là đầu tư tài chính
@mtmedia Mấy câu cuối bác nói đúng quá....nếu thế thì Vai trò trách nhiệm của các Bộ Nghành tw sinh ra chỉ để cho có, sáng cắp ô đi chiều cắp về hưởng lương dân đóng thuế àk, trách nhiệm quản lý tầm vĩ mô đâu...không thể nói NH với NV ngân hàng vô can đc mà họ chính là người phải chịu trách nhiệm trước việc làm gần như là lợi dụng chức danh để lừa đảo nhân dân..!!!
@mtmedia Không biết bạn đã từng mua trái phiếu chưa nhỉ?
Thứ nhất, trái phiếu là hình thức cho doanh nghiệp phát hành vay tiền. Nó cũng giống như việc bạn cầm tiền ở nhà đi cho ông hàng xóm vay thôi. Có điều quy định để phát hành được trái phiếu nó cũng phức tạp hơn 1 chút. Giờ ông hàng xóm bùng nợ của bạn thì bạn cũng kêu nhà nước trả tiền ah? Nhà nước cũng quy định về hợp đồng kinh tế, lãi suất cho vay ... đấy. Kể cả bây giờ Ngân hàng TMCP có phá sản, bạn không rút được tiền tiết kiệm ra thì nhà nước cũng chả có tý trách nhiệm nào trong việc hoàn trả tiền cho bạn cả. Giao dịch là giao dịch dân sự giữa bạn và ngân hàng. 75tr bồi thường đấy là do bên NHTM nó bị bắt phải mua bảo hiểm tiền gửi mới có, chứ cũng ko phải là nhà nước bồi thường cho bạn. Nếu bạn muốn chắc cú thì mua trái phiếu do NHÀ NƯỚC ban hành, như vậy thì NHÀ NƯỚC sẽ có trách nhiệm trả tiền cho bạn. Nhưng chính vì việc gần như 100% bạn ko bị mất tiền nên lãi suất trái phiếu do nhà nước ban hành (Công trái) thường thấp.
Thứ hai, tất cả các loại trái phiếu nó đều có bản thông tin về trái phiếu (bản công bố thông tin) nói rõ về hình thức, tài sản đảm bảo liên quan đến trái phiếu. Người mua không chịu bỏ thời gian đi tìm hiểu xong nghe lời xúi bẩy của tư vấn xuống tiền thì chả đứt. Giống như kiểu ông nghe lời cò đất mua trúng phải cái mảnh đất vào quy hoạch hoặc đất mồ mả thì ông có kiện được nó không? Tất nhiên là không, giấy trắng mực đen. Khi trái chủ ký vào hợp đồng mua bán trái phiếu thì các hợp đồng đấy đều ghi là người mua đã tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến trái phiếu. Như của An Đông đi, nó ghi rõ sờ sờ là trái phiếu không có tài sản đảm bảo, không bảo lãnh thanh toán mà do ham lãi cao cắm đầu vào mua thì rủi ro nó xảy đến thôi.
Tóm lại, trong vụ việc An Đông, Tân Hoàng Minh. Nếu 2 đơn vị này dùng tiền sai mục đích làm thất thoát hết tiền của trái chủ => rủi ro cho trái chủ là mất tiền, chủ của 2 doanh nghiệp này sẽ đi tù vì làm sai quy định nhà nước liên quan đến trái phiếu. Chứ Nhà nước không có trách nhiệm đền bù. Nó cũng giống như chơi hụi mà bị vỡ hụi ấy, nhà nước sẽ xử lý theo hướng là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn lỡ nó mang tiền đi cá độ đá bóng, đánh bạc casino, đi ăn chơi hết rồi thì ông nào đen thì phải chịu. Đấy là rủi ro đầu tư.
@lifelover Tìm hiểu thông tư nghị định thì bác nên tìm hiểu cho kỹ vào. Trích lại nguyên văn NĐ153 để cho bác hiểu nhé:
@BlueSphere sau NĐ 153 là NĐ65, bổ sung rất nhiều, bác mới trích 153 về phía KH-NĐT thôi và ok phía NĐT b đúng. Nhưng sao ko trích dẫn cả nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên NHTM+Sàn CK+ TCPH , đấy là chưa nói đến khía cạnh của cơ quan quản lý cấp TW nữa đấy 🥲
@lifelover Nghị định 65 ra đời năm 2022, bạn mua An Đông thì cái nghị định này nó chưa ra đời thì tính vào cái này làm gì vậy bạn?
Còn về nghĩa vụ trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước, thì NĐ 153 có quy định ở chương V. Thì chủ yếu các cơ quan nhà nước như UBCK, Bộ Tài chính chỉ có trách nhiệm giám sát về việc công bố thông tin, chế độ báo cáo về giao dịch mua - bán trái phiếu thôi.
@BlueSphere - TP AN ĐÔNG đến tận 10/10/2022 sau khi bà Lan bị bắt phía NH S vẫn còn lùa dân vào mua cơ mà bác, bác thấy bản chất vđề chưa ạ?
@inthenowhere Việc các Cty BĐS huy động trái phiếu năm nay để đáo hạn cho số trái phiếu năm trước đã diễn ra nhiều năm nay chứ ko phải mới. Nếu như các cơ quan nói là phạm tội vì sử dụng sai mục đích huy động trái phiếu, tại sao bao năm rồi giờ mới phát hiện ??? Có khác gì mấy thằng đa cấp về bản chất đâu, đúng ko ạ.
Bao năm ko bị nói gì, để nó đã lây lan như 1 cách huy động tiền của hầu hết các Cty lớn, đè bẹp các doanh nghiệp BĐS hiểu luật ko dám chơi trò đòn bẩy này, để cuối cùng còn lại toàn ông chơi trò đòn bẩy khô máu, THM, Nova hay VTP chỉ trong vài năm mở rộng quy mô lên cả chục lần, ko muốn cũng phải chơi, vì ko chơi thì chỉ có chết, vậy là dẫn đến cái tình hình bóng bóng rồi loạn xị ngậu của BĐS như hiện nay.
Việc các tài sản đảm bảo là những thứ vô hình như trái phiếu An Đông hay mấy Cty con của các Tập Đoàn BĐS tiềm ẩn quá nhiều rủi do, đánh lẽ mấy ông quản lý tầm Vĩ mô phải lên tiếng với việc này nhưng dường như em thấy họ sinh ra để phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.
@lifelover Rồi thì lại tiếp NĐ 65.
Nghị định này sửa đổi, bổ sung thêm NĐ 153. Về cơ bản vẫn như vậy thôi, có điều nó sẽ bổ sung thêm 1 số "hình phạt" như là sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số sai phạm. Chứ các cơ quan như bạn có liệt kê thì nghĩa vụ, trách nhiệm của họ vẫn gần như cũ ở NĐ 153 thôi.
Bạn bảo NH S lùa dân vào mua, vậy NH S lùa bằng cách nào? Bản chất NH S đang bán lại trái phiếu của An Đông trên thị trường thứ cấp, các thông tin liên quan đến trái phiếu An Đông thì chắc chắn NH S nó cũng có công bố, và "trách nhiệm của nhà đầu tư trái phiếu" nó vẫn y như nghị định 153 thôi chứ có khác gì đâu.
Mình ví dụ luôn của An Đông nhé, trái phiếu này là trái phiếu phát hành riêng lẻ => do vậy chỉ được giao dịch mua bán lại giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Các cá nhân mà mua được cái này thì chiếu theo NĐ 65 thì phải ký vào 1 cái Xác nhận, trong cái Xác nhận này có ghi rõ là "Tôi đã tiếp cận và đọc đầy đủ nội dung công bố thông tin về ..."
Khi ký vào cái Xác nhận đấy có nghĩa là người mua đã có đầy đủ thông tin về trái phiếu rồi thì có mà kiện củ khoai bác ạ
Mình nói thật, kể cả bên S nó có cố tình lừa dân mua thì nó cũng đã phải tìm hiểu nát cả cái luật rồi, không bao giờ sơ hở luôn. Có điều các bác tham lãi suất cao, nghe mấy em tư vấn xinh tươi nói ngọt bùi tai xuống tiền thì giờ chết thôi. Giống như các bác nghe lời Broker mua chứng khoán ấy, lúc lỗ các bác cũng đè nhà nước ra đền ah, hay các bác đi kiện Broker lừa đảo???
@BlueSphere thứ nhất là em ko có mua, người nhà em mua thôi, nhưng 1 thằng như em, chỉ là 1 người rất bình thường những cũng đã nhìn thấy quá nhiều rủi do, tại sao các cơ quan có liên quan lại ko hề có động thái gì nhằm ngăn chặn nó sớm hơn.
Thứ 2 là bác so sánh với cho ông hàng xóm vay tiền thì sự liên tưởng của bác thật quá phong phú. Ở đây em ko nói về vấn đề yêu cầu bồi thường, bác lại loanh quanh và dài dòng về giải thích cái chuyện đòi bồi thường. Em ko đòi bồi thường, em cũng nói thẳng luôn với Dì em là dì mất tiền rồi đừng cố gắng làm gì cho mệt, mà ở đây em chỉ nói là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu khi không đưa ra cảnh báo sớm cho chuyện này. Liệu các ông ấy có thể coi là vô trách nhiệm không.
Thứ 3 là bác nói như kiểu các nhà đầu tư họ đều ngu ngu hay sao khi dùng từ: "do ham lãi cao cắm đầu vào mua thì rủi ro nó xảy đến thôi" thì em nghĩ họ đều là người có tiền cả, nên ko đến nỗi ngu đâu. Nhưng còn do trách nhiệm của ngân hàng khi tư vấn các gói đầu tư, chắc chắn phải ntn thì mới dụ đc hàng chục ngàn người có tiền như thế, họ có nhiều người em chắc chắn là nhiều tiền hơn phần lớn ae trong linkhay này, nên đừng nói hay nghĩ họ ngu.
Cuối cùng em thấy bác phủi đít đổ lỗi chủ yếu cho các nhà đầu tư, yêu cầu họ chấp nhận mình đã mất tiền. em đồng ý 1 phần là họ nên chấp nhận mất tiền, nhưng cái em muốn nói đến vấn là cách hành sử của các cơ quan quản lý cấp nhà nước. Muốn nói đến chuyện rộng, vấn đề là thị trường phát triển luôn đi trước luật, nhưng ngay khi thấy tiềm ẩn rủi ro, các cơ quan nhà nước nên ban hành sớm nhất có thể các luật, sử lý mạnh tay các dạng huy động vốn theo kiểu đa cấp như vậy, để sảy ra như vậy thật sự ko thể ko có trách nhiệm của các cơ quan liên quan ở tầm TW. Vậy mà bác cứ loanh quanh cái câu chuyện nhà đầu tư ngu thì chết. E chỉ thấy bác toàn ví von so sánh mà thật sự chả thấy nó liên quan gì. Câu chuyện cho ông hàng xóm hay mua đất tranh chấp, ko hợp lý.
@mtmedia Để mình giải thích cho bạn hiểu tsao mình lại ví với việc cho ông hàng xóm vay.
Khi bạn ký vào hợp đồng mua trái phiếu => nó bản chất là hợp đồng cho vay tiền không hơn không kém. Soi lại vào trái phiếu An Đông, nó công bố thông tin là "Trái phiếu không tài sản đảm bảo, không bảo lãnh thanh toán" có nghĩa là tao vay nhưng tao không có gì thế chấp đâu, cũng không có bên thứ 3 nào đảm bảo nếu tao vỡ nợ thì có người trả thay tao đâu.
Vậy thì cái trái phiếu này thậm chí nó còn rủi ro hơn cả cho ông hàng xóm vay
Rồi đến các ý của bạn mình sẽ cắt nghĩa từng cái nhé.
1. "1 người rất bình thường những cũng đã nhìn thấy quá nhiều rủi do, tại sao các cơ quan có liên quan lại ko hề có động thái gì nhằm ngăn chặn nó sớm hơn"
2. "trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu khi không đưa ra cảnh báo sớm cho chuyện này. Liệu các ông ấy có thể coi là vô trách nhiệm không"
3. Trách nhiệm của Ngân hàng, Ngân hàng nó dụ mua trái phiếu, cũng giống như Ngân hàng dụ mua bảo hiểm thôi. Nó là sale không hơn không kém. Các bác đi mua hàng thì cũng phải tìm hiểu món hàng chứ nhỉ. Giờ mình hỏi bạn, bạn mua 1 con điện thoại ở TGDĐ, về dùng không ưng ý, vài ba tháng sau nó đơ đơ chậm chậm, chụp ảnh không đẹp... thì bạn đi chửi ông TGDĐ hay bạn đi chửi ông sản xuất điện thoại? Bản chất câu chuyện nó là như vậy thôi bạn.
Mình lấy ví dụ như mình luôn, gửi tiền ở HDBank, nó dụ mua trái phiếu. Lúc đầu bảo là của Vietjet Air hay HDBank gì gì đó không nhớ rõ, quay quay 1 lúc thì lại là 1 công ty con trong tập đoàn thôi. Tất nhiên là mình chim cút luôn.
Trường hợp của Dì bạn thì thay vì đi than trách nhà nước thì phải tự hỏi bản thân xem đã làm gì khi đặt bút ký hợp đồng mua trái phiếu, có phải ham lãi cao, nghe lời dụ khị bùi tai của mấy nhân viên ngân hàng không.
Còn Nhà nước dù có ban hành luật trời luật biển gì thì cũng không thể thay đổi bản chất trái phiếu là thỏa thuận dân sự giữa doanh nghiệp và trái chủ, nhà nước can thiệp chỉ dừng lại như vậy thôi chứ không thể sâu hơn được. Mà thậm chí, trong luật cũng có quy định là mấy cái loại trái phiếu rủi ro cao (không có tài sản đảm bảo, không bảo lãnh thanh toán) thì chỉ được bán cho NHÀ ĐẦU TƯ CHUYÊN NGHIỆP, nghĩa là những người có sự hiểu biết nhất định về tài chính rồi thì mới được quyền mua. Nhà nước can thiệp đến mức đấy rồi thì theo bạn còn đến mức như thế nào nữa. Nếu cảm thấy rủi ro quá thì gửi tiền tiết kiệm đi, mà nếu vẫn rủi ro thì đi mua công trái ấy, Nhà nước đảm bảo 100% thanh toán, sợ lúc đấy lãi suất thấp quá thì lại tâm tư thôi bác ạ.
Rủi ro đi kèm với lợi nhuận
Trong cõi LH này có ace nào(hay bố mẹ người thân) là nạn nhân của vụ TP này ko? Chúng ta cùng chia sẻ với nhau nhé, cả tháng nay e tìm hiểu, tham gia đòi lại quyền lợi cho mẹ em mà vừa mệt mỏi, vừa ức chế phẫn nộ lắm rồi 😭
@lifelover cho dù Bạn đúng cũng không đòi được tiền, đơn giản là hết tiền rồi. Cùng lắm thì họ vào tù thôi.
@lifelover Nhà bác đầu tư bao nhiêu tiền vào TP vậy?
@lifelover đòi nợ TP cơ bản là khó vì nó là giấy vay nợ. Một khi doanh nghiệp có vấn đề thì bank là thằng sẽ thịt tài sản đầu tiên, người mua tp nếu may mắn doanh nghiệp có tiền mặt trả thì còn lấy đc. Nếu con nợ ko có tiền thì coi như xác định mất trắng.
@inthenowhere thực tế thì món j cũng vậy. Tiết kiệm hay bảo hiểm cũng thế. Nếu doanh nghiệp nó phá sản thì khách hàng móm hết.
tiết kiệm “an toàn” hơn chả qua là chính sách nn thôi. Còn theo luật thì bảo hiểm tiền gửi max có 100tr
Tôi có tìm hiểu qua loa đại khái là: trái phiếu có 2 dạng: công chúng và riêng lẻ. Công chúng là dạng có sự kiểm soát gắt gao của chính quyền, riêng lẻ là dạng thả nổi, người mua người bán tự sướng với nhau.
Và quan trọng là cả 2 dạng, nếu doanh nghiệp phá sản thì nhà nc sẽ ko chịu trách nhiệm gì. Và tôi thấy điều này là đúng, bởi vì ngay cả ngân hàng phá sản, người gửi tiền cg chỉ nhận lại đc tối đa 75tr dù có gửi bao nhiêu đi nữa, thì trái phiếu là cái gì mà đòi nhà nc fai bảo kê.
@dongtataydoc88 bác có tìm hiẻu nhưng chưa đủ và kỹ. E trả lời bác như sau:
- quy định về Ck sau NĐ65 nói rất rõ về quy trình tư vấn mua bán, trách nhiệm và vai trò của NHTM, của sàn CK và TCPH với KH-NĐT
- ông NHNN, UBCKNN và BTC là cơ quan qly trực tiếp vấn đề này.
- NHTM trong đó cụ thể là TVvien-NVKD cố tình làm SAI tất cả quy trình đó, dụ KH đến gửi tiền mua TP = cách nói đó là "tiền gửi LINH HOẠT 31 ngày- LÃI CAO- AN TOÀN" chứ ko nói là đầu tư TP. Ko cung cấp đầy đủ thông tin về DNPH mà ép khách ký khống.
- Những nạn nhân bị lừa trong vụ này chủ yếu là độ tuổi từ 50-70( thậm chí nhiều tuổi hơn), trong đó có mẹ em.
Còn nhiều thông tin thêm lắm bác có cần e thống kê cho cả về con số, hay trích dẫn luật nữa ko???
Kết luận là việc này ko phải của riêng ai đâu, nó LỪA ĐẢO từ trên xuống dưới đấy, thử nghĩ 1 ngày người thân bố mẹ của bác rơi vào hoàn cảnh này xem?
@dongtataydoc88 đúng là BH tiền gửi hạn mức là 75tr nhưng câu sau diễn giải sai hoàn toàn:
người gửi tiền cg chỉ nhận lại đc tối đa 75tr dù có gửi bao nhiêu đi nữa
@lifelover biết là nó lừa người lớn mua trái phiếu, nhưng giờ bác có bằng chứng không. Còn đoạn bác nói là ép khách ký khống thì em chịu, tiền bác gửi vào mà bác bị bắt ký khống thì giờ đòi tiền bằng niềm tin.
@lifelover bố vk em vừa dính quả đầu tư linh hoạt, rút lúc nào cũng đc, gửi 1 năm nhưng phải sau 2 năm mới đc rút ko là mất lãi (năm đầu 7% năm sau 9%). ông nghe tin scb sợ quá đi rút thì mất lãi năm đầu, tính lãi ko thời hạn đc chục củ, trong khi gửi thường đc tận 60 70 củ
mà nó còn bắt rút 2 lần chứ 1 lần ko đc
@atcm đó, phía bên NH làm sai hoàn toàn và nữa, bạn biết chủ yếu đối tượng bị lừa ở đây tnao ko?
Khách VIP của NHTM và độ tuổi từ 50t trở lên, cá biệt có trường hợp 80t luôn.
Và cho đến giờ này cả Việt nam có hơn 50ngìn nạn nhân của vụ việc này rồi => đây là kịch bản LỦA ĐẢO có hệ thống chứ đừng nói là cái sai của 1 vài người.
@truongan91 cũng nhiều nhưng ko tiện nói bạn ạ. Và đúng là có đầy bằng chứng, cũng như con số thống kê nạn nhân, nhiều và bi đát khủng khiếp.
Thế nên mới nói BTC, NHNN và UBCKNN là cơ quan qly trực tiếp nhưng lại để xảy ra sự việc trầm trọng này một t.g dài, bg phủi đít bảo dân là ko lquan, tự giải quyết 🥲
@lifelover BTC, NHNN và UBCKNN ko giống với Mỹ ko có chức năng điều tra , truy đuổi , bắt giữ
BTC, NHNN và UBCKNN nếu can thiệp phải đem ngân sách ra hứng thiệt hại
@lifelover đứng ra nhận trách nhiệm thì có mà bay ghế đi tù. Cứ im lặng kéo dài hoặc ra giải quyết kiểu chung chung, chỉ đạo cho có thôi. Vụ này mà moi ra thì hệ thống ngân hàng sập kha khá.
@lifelover UBCKNN thì đợt rồi cũng kỷ luật rồi, giờ em đợi NHNN và BTC xem có kỷ luật gì không chứ trả lời kiểu BTC theo luật nhưng vận hành thì BTC, NHNN vô trách nhiệm quá
@dongtataydoc88 trái phiếu phát hành riêng lẻ là dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, theo quy định luật ck, chứ không phải là không quy định.
Bộ tài chính nói đúng các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm, nhưng chưa đủ về mặt điều hành của chính phủ, vì họ phải là người đảm bảo thực thị kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Nếu kg thì họ là nhà điều hành, mà để dân bị lừa mặc dân, thì thật là kg ổn.
Lúc nó tư vấn. Nó chỉ tư vấn lợi ích. Bỏ qua đoạn tư vấn rủi ro.
Chịu thôi.
@knight13 nhát là dân mua qua NH tư vấn nên coi đó là lợi dụng uy tín Nh để bán hàng,
@henryford thì SCB đang trả giá đấy
Trừ khi chứng minh được là lừa đảo thì trình công an điều tra chứ mua bán đầu tư thì phải chịu trách nhiệm thôi chứ giờ chẳng lẽ bắt bộ này bộ kia trả lại tiền cho nhà đầu tư?
@atcm công an ko làm chứ bác. Chứ đầy người dân có bằng chứng mà, tư vấn 1 kiểu nhưng thực tế 1 kiểu
@truongan91 chứng minh dc là tư vấn sai cũng khó lắm, lúc tư vấn có ai ghi âm lại thì may ra
Thực ra Bộ Tài chính nói thế không sai, Đầu tư là có rủi ro và nhà đầu tư phải nghiên cứu thật kỹ trước khi xuống tiền. Môi giới chứng khoán hay chuyên viên bán hàng của Ngân hàng cũng chỉ là người tư vấn. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra ở đây là Chuyên viên tư vấn đã cố gắng lái vấn đề sang hướng khác, lấp liếm mập mờ thông tin trong chuyện tư vấn để Khách hàng mua TP. Cái này nếu quy trách nhiệm cho tổ chức thì rất khó vì tổ chức có quy định hẳn hoi. Tổ chức chắc chắn sẽ hướng trách nhiệm sang cá nhân là nhân viên tư vấn thôi.
@Luke thế thì khác gì cờ bạc và các loại hình vô thừa nhận. Sinh ra luật và quản lý ngành tài chính để phí cơm sao ?
Có bằng chứng thì kiện con tư vấn, bắt nó trả tiền vì tư vấn không hết về sản phẩm. Lừa đảo thì cũng kiện con tư vấn. Nhưng nói thật là khó, vì khi ký vào hợp đồng thì đều có câu "tôi đã đọc kĩ và hiểu rõ về những nội dung trên", nên chả đòi được đâu.
Tân Việt hay SCB cũng chỉ là đơn vị trung gian. Không có lý do gì phải trả tiền cho NĐT cả
@HungVuqn nói như ông chưa ổn, bank là một tổ chức, đc nn cấp phép hoạt động, có nghĩa rằng mọi hoạt động diễn ra trong đó phải theo Pháp Luật... anh làm không đúng pl chính là anh bao che, dung túng và kể cả là lừa đảo người dân, đừng nói là tôi không biết, dân làm dân chịu đc.. dân không tự làm mà do sự việc đó diễn ra ngay trong Tổ Chức của anh, do anh quản lý điều hành nên chắc chắn a liên đới và cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật...!!!
@khanhlavoba304 sai về hoạt động , NHNN quản lý nhưng ko trực tiếp sử dụng công cụ cưỡng chế nên việc điều tra ko nằm trong tay btc hay nhnn
@mrsaigon Nói trắng ra vấn đề này BTC không nên phát biểu nt, về tất cả mọi góc cạnh, vđ này phải quy về NHNN cà BCA xử lý thù đúng hơn...!!!
Theo tôi chúng ta sống và làm việc theo pháp luật, sai ở đâu phải kiểm tra ở đó.
tôi lấy ví dụ vụ tăng vốn khống dẫn đến thiệt hại cho nđt, và đến giờ ko 1 ai liên quan cả.
luật có đủ cả nhưng tại sao con voi vẫn chui lọt.
còn vụ huy động vốn này banh phủi tay là vô trách nhiệm, néu vậy ông ko nên tham gia vào bất cứ bước nào trong quy trình, như vậy là tiếp tay cho bọn lừa đảo. Mang tiền nđt đi hét giá đất lên đến 2ti 1m làm cho giá đất trong cơn cuồng loạn, bao hệ luỵ xh bên trong đó.
@riverhood đúng thế, Bank không thể đứng ngoài cuộc, nhà nước cấp phép cho Bank hoạt động thì nn phải quản lý và cũng chịu trách nhiệm liên đới trước nhân dân trước pháp luật, không thể phát biểu cảm tính nt đc...!!!
em có mấy đồng chỉ dám gửi 5.6% 1 năm thôi, ăn chắc mặc bền, mấy bank lãi suất cao hơn tí là em đã rén rồi chứ nói gì trái phiếu hơn chục %
Nói thế này thì hơi Phủi với dân ...!!!
ơ thế cứ mua về xong đổ lỗ cho bố con thằng khác ah!
Đầu tư mà chắc thắng 100% thì ai cũng đi đầu tư hết rồi.
thằng nào dùng uy tín đứng ra tư vấn thì phải có trách nhiệm liên đới.
@All thế này thì gọi là gì các bác ơi 🥲
@lifelover nói vậy ko có gì sai, từ "đảm bảo" ở đây có vài nghĩa. Với cơ quan nn họ chỉ "đảm bảo" về thực thi pháp luật, triển khai chính sách. Cơ quan NN không hề giữ "tài sản đảm bảo" của doanh nghiệp. Do vậy NĐT phải tự chịu trách nhiệm với các khoản đầu tư mang tính rủi ro cao như trái phiếu, nhất là trái phiếu tín chấp.
@inthenowhere đồng ý với bác là đã ĐẦU TƯ thì có rủi ro nhưng vấn đề là ở đây có >50ngìn nạn nhân ở lứa tuổi trung niên đến già họ KO HỀ BIẾT là bị rơi vào cái bẫy gọi là Đàu Tư. Họ gửi tiền TIẾT KIỆM, được mời chào sang sản phẩm mới của NHTM gọi là kênh " GỬI TIỀN LINH HOẠT" nhé. Và đây là câu chuyện diễn ra ở khắp nơi trên đất nước chứ ko phải là với 1 vài chi nhánh nhỏ.
Nói về Luật luôn là những cơ quan quản lý trách nhiệm ở đâu khi sự việc nó SAI đến thế này ???
@lifelover Việc nđt bị thiệt hại với số lượng lớn như này cũng đáng để NN phải bận tâm, tuy nhiên các cơ quan quản lý không thể vác tiền ngân sách ra đền nđt được, việc đấy hoàn toàn ko đúng luật. Với trường hợp như của bạn tôi nghĩ cần tập hợp các nạn nhân và thuê luật sư kiện đơn vị phát hành trái phiếu với tội danh phù hợp mà luật sư đề xuất. Chỉ có thắng kiện mới buộc bên phát hành phải có trách nhiệm đền bù được. Cố lên bạn.
@inthenowhere vâng bác, ở góc độ bác là người quan sát và em là nạn nhân thì cũng khó cùng hệ quy chiếu dù là cùng nhìn vào Luật. Cảm ơn bác 👌🏻.
@lifelover Theo luật thì bác đang là bên yếu thế, không có chuyện nn sẽ bỏ tiền trả cho bác đâu. Câu chuyện tiết kiệm lại là vấn đề khác vì có thể sụp cả hệ thống tài chính, nn đảm bảo bằng cách cứu ngân hàng, còn trái phiếu của doanh nghiệp thì chắc chắn là nn để doanh nghiệp chết thôi. Chỉ hy vọng nhiều người thiệt hại nn sẽ cố gắng phong tỏa được tối đa của doanh nghiệp và chi trả như 1 bên chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản.
Vụ này không khác gì vụ đa cấp hay Alibaba phân lô bán nền cả, kết quả thế nào bác biết rồi đấy.
@Jennyhp bạn nói đúng. Mình theo vụ này cả tháng nay, đồng hành cùng các nạn nhân từ bắc vào nam-các cô chú bác toàn ngoài 60,70 là nhiều. Đây là vụ LỪA ĐẢO có hệ thống của NHTM S+SànCK+TCPH chứ đừng nói là ĐẦU TƯ TP. Nó sai lắm về bản chất luôn 🥲
.. tiền mất thì đau như mất khúc ruột, nhưng đây là bài học cho các bác vẫn còn cầm tiền
1/ Nếu số tiền lớn, đừng ngại bỏ tiền thuê tư vấn riêng. Chả ai đi hỏi tư vấn ngân hàng vì họ sẽ dụ gửi vào ngân hàng họ cả. Cũng ko tư vấn các bên bán dịch vụ, vì họ bán linh hồn lâu rồi. Hãy chọn tư vấn riêng cá nhân cho bản thân mình.
2/ Tiền nhiều thì đừng để một chỗ, bài học này ít nhất bạn chia tài sản ra 3 phần, bỏ 3 nơi khác nhau. Tuỳ khẩu vị
3/ Cuối cùng là thời cuộc thay đổi, ko có gì nhàn nhã, tiền của mình cũng phải hàng năm kiểm đếm, luân chuyển nữa.
@NChinh bên mẽo ngành này kiếm aen đc này, bên mình nó bất chấp dụ dỗ
@NChinh tiền ở trong tay mình, chỉ nên tin chính bản thân mình chứ lại còn xui người ta đi thuê tư vấn
@NChinh nhân tiện. Mình nhận tư vấn cho ai muốn quản lý tài sản nhé!
Nếu chiếu theo luật thì chắc chắn nhà đầu tư phải chịu thiệt vì đầu tư thì phải có rủi ro, lời ăn lỗ chịu, không thể nào bắt người khác chịu thay mình được. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ ngân hàng có tư vấn hết mình cho khách hàng hay không. Tuy nhiên, vấn đề này khó làm rõ được, vì hợp đồng giấy trắng mực đen đó rồi, tất cả đều ký trong lúc tỉnh táo, không ai ép buộc ký, như vậy bắt đền ngân hàng cũng khó.
Thực ra trong việc ngân hàng bán trái phiếu doanh nghiệp có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước.
vì sự "tư vấn", "môi giới" ở đây cực kỳ bát nháo và bằng miệng. Nhân viên ngân hàng lợi dụng hình ảnh ngân hàng, tư vấn không trung thực và/hoặc không đầy đủ cho khách hàng.
Cái cần thiết là phải ban hành quy định về việc ngân hàng môi giới bán trái phiếu. Theo đó, các rủi ro về khoản trái phiếu cần được công khai bằng văn bản; trong đó ngân hàng phải ghi rõ "không chịu trách nhiệm thanh toán cho trái chủ trong trường hợp rủi ro xảy ra", kèm theo các rủi ro khác. Nhà đầu tư ký vào tờ giấy đó xem như là đã được tư vấn về rủi ro khi chấp nhận đầu tư.
@haitotbung Nếu bác đọc bản công bố thông tin về trái phiếu sẽ không cmt như này
@BlueSphere các cụ hưu trí có tí tiền, ra ngân hàng, đâu có biết đọc bản công bố như bác nói, chỉ tin các cháu giao dịch viên ngân hàng thôi.
nếu cái cháu đó không mặc đồng phục ngân hàng, không ngồi ở trụ sở ngân hàng, thì chẳng lừa được ai.
vậy nên rất cần quy định cụ thể các cháu lấy mác ngân hàng (một thứ được Nhà nước bảo đảm) thì phải tư vấn cho đàng hoàng, bằng văn bản, cho ký tá vào. Ông nào ký rồi nhắm mắt mua là rủi ro tự chịu, hết kêu ai lừa.
@haitotbung câu của bác có 2 vấn đề:
1. Các cụ hưu trí không đọc bản công bố thì đấy là các cụ ngờ u thôi chứ kêu ca gì. Bỏ cả trăm triệu ra mà ù ù cạc cạc thế có mà chết. Mình mua món đồ có vài chục như con iPhone thì cũng đã phải bỏ thời gian xem shop nào uy tín, hàng chính hãng hay xách tay, bảo hành thế nào ..v..v.. Đây bỏ ra cả đống thế mà ký bừa thì chịu các cụ.
2. "Mác ngân hàng (một thứ được Nhà nước bảo đảm) "
Nói qua nói lại cũng chỉ vì các cụ tham lãi suất cao nên bất chấp rủi ro thôi. Chứ gớm các cụ tiết kiệm cả đời, dễ gì xuống tiền không suy nghĩ.
@BlueSphere tôi không đồng ý với bạn.
1. Trách nhiệm của Nhà nước là bằng hành lang pháp lý, quy định và công cụ điều tiết khác phải thu hẹp khoảng cách bất đối xứng thông tin giữa người mua và người bán, lành mạnh và minh bạch thị trường. Khi đó, lợi nhuận - rủi ro mới gắn liền với nhau một cách hợp lý. Người mua cần được thông tin toàn diện và trung thực về các rủi ro, và từ đó quyết định có chấp nhận cái mức rủi ro đó không
2. Bằng các tuyên bố từ nhiều năm nay, NHNN và Chính phủ đều tuyên bố người gửi tiền vào bank là an toàn. Cái này đầy rẫy trên mạng, từ ACB, Ocean Bank, GPBank và giờ là SCB.
nói tóm lại, tôi và bạn đang ở 2 góc nhìn khác nhau. Bạn là góc nhìn con buôn, tôi là góc nhìn về quản lý Nhà nước. Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, tôi chê.
@haitotbung góc nhìn của mình là góc nhìn thực tế khách quan chứ không phải con buôn gì cả. Nhà nước quản lý hoạt động trái phiếu bằng cách đưa ra các quy định, quy trình về phát hành trái phiếu và thực tế thì ngay cả An Đông nó cũng thực hiện đúng quy định đấy. Nó đã cung cấp đầy đủ thông tin cho những người mua trái phiếu rồi. Một doanh nghiệp chả có tên tuổi gì trên thị trường, phát hành 1 cái trái phiếu không tài sản đảm bảo, không bảo lãnh thanh toán, lãi suất thì cao ngất. Và nó không hề che dấu thông tin này mà các con giời vẫn lao vào mua được thì rủi ro xảy ra là đương nhiên thôi.
Theo bác thì bây giờ nhà nước phải làm gì? Trực tiếp theo dõi việc doanh nghiệp dùng tiền thế nào ah? Không có cái nhà nước nào làm như thế đâu. Nhà nước chỉ đưa ra 1 cái quy định khung, các ông tham gia vào thị trường phải tự nhận thức được rủi ro và Nhà nước đã cảnh báo ngay ở trong luật. Các ông tham gia vào 1 thị trường rủi ro cao, pháp lý thì không tìm hiểu, xong lúc rủi ro xảy đến thì các ông ăn vạ Nhà nước ah.
Tiền mình mà nghe tư vấn với môi giới thì chịu rồi
Hồi mình mang tiền qua scb gửi cũng bị dụ mua trái phiếu, mà mình bảo em chắc gì đã hiểu trái phiếu bằng anh mà đòi tư với vấn
Đâu đó còn nhiều người trăn trở như tôi..!