11
Hay
Hot 269 ngày trước
facebook.com
Không làm phim lịch sử thì thôi, làm thì làm cho đàng hoàng
đừng làm hời hợt cho có rồi than người xem "quay lưng" với phim lịch sử
(1173 clicks)
Loan tin
h2tn1987
SuperSliver
và 1 người nữa
Tin cùng kênh Giải trí
soker1290 đã gửi
- 14Hay
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từ trần
Bác là con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh6 Bình luận Loan tin Chungvnid Cobb và 1 người nữa - 1Hay
Việt Nam cử quân nhân mang chó nghiệp vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ
Đi sao về vậy nhé các anhBình luận Loan tin - 1Hay
Ukraine nhận tọa độ mục tiêu từ Mỹ khi bắn pháo HIMARS
thế này thì có đáng để mang hột nhãn ra dùng chưa Tin ơiBình luận Loan tin
@tuannguyenvt Bác nói vậy thì chắc là bác không phải dân miền Tây đúng không? Chứ em ở miền Tây mà em k cảm nhận được đây là quê em thì sao em có thể cảm nhận phim được.
Em đâu có yêu cầu phải làm cho đúng 100%, hay làm cho y hệt không khác chút nào đâu. Nhưng ít nhất phải mô tả được gần nhất, làm cho ra được cái "chất" đó.
Bác nói về ngân sách thì em nói thật với bác là cảnh chợ miền Nam xưa rất đơn giản, làm ra được bối cảnh thật có lẽ ngân sách còn ít hơn. Và cũng không thiếu cách để dựng bối cảnh sao cho cinematic mà vẫn ra được chất Nam Bộ xưa.
Chắc post của fanpage ĐRPN này là cái post mà bài này nói đến, mình giờ mới tìm xem!
Tác giả bài góp ý này cảm giác đúng là muốn góp ý thật sự chứ k phải kiểu săm soi và khoe mẽ như bài trước. Điều này là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên về quan điểm thì mình không chung quan điểm.
1. Điện ảnh hay âm nhạc là lĩnh vực nghệ thuật, mục tiêu hướng đến của nó là tạo cảm xúc cho khán giả bằng tất cả những gì mà họ nắm được trong tay vì thế lĩnh vực này người làm thường phải được sáng tạo tự do hết sức có thể, miễn là họ làm ra một tác phẩm hay là được. Thường một bộ phim, quan trọng nhất là kịch bản, diễn xuất và quay phim, những yếu tố khác về bối cảnh hay phục trang chỉ là yếu tố phụ thúc đẩy cho bộ phim đó.
2. Kết quả như thế nào thì khán giả sẽ là người định đoạt, phim dở thì khán giả không xem, NĐT lỗ thì tự khắc họ sẽ rút kinh nghiệm, nếu phim hay thì dù sai lịch sử, sai bối cảnh cũng không sao vì khán giả họ chấp nhận điều đó. Lưu ý đây là điện ảnh chứ không phải phim tài liệu mà yêu cầu nó đúng với lịch sử. Đừng đặt gánh nặng dạy lịch sử cho 1 bộ phim, đó là việc của bộ giáo dục! Giả dụ nếu đúng với lịch sử thì thời phong kiến ai cũng nhuộm răng đen xì, phim như thế thì ai xem nổi!
Cũng như mình, xem qua mấy bức ảnh trên thì bối cảnh trông giống phim Tàu thật, cảm giác na ná mấy cái bến thượng hải gì đó, tuy nhiên không vì thế mà mình chê trách gì họ cả vì chưa rõ lên phim thì nó sẽ ntn, phải đợi thành phẩm cuối cùng mới đánh giá được. Hơn nữa, tiền của họ, sáng tạo của họ, phim hay thì mình xem, dở (nghe ngóng review) thì khỏi xem. Có phải tiền của mình đâu mà phải lo, nói phũ theo Tây thì là "None of your business - Không phải việc của mày".
3. Một số bạn lấy ví dụ về các tác phẩm lớn của thế giới, về sự chỉn chu trong bối cảnh phục trang của họ để so sánh. Việc này quá khập khiễng!
Thứ nhất, phim hollywood có thị trường là toàn thế giới, quy mô doanh thu lớn hơn gấp nhiều lần, vì thế kinh phí nhà làm phim được cấp cũng ở mức độ hoàn toàn khác biệt.
Thứ hai, đạo diễn các phim đó toàn là những người sừng sỏ, có lịch sử và profile có thể bảo chứng phòng vé, có uy tín thì NSX họ mới đồng ý cấp kinh phí để làm tỉ mỉ đến mức độ đó.
Thứ ba, tương phản với đó là thị trường điện ảnh VN, phải nhìn nhận lại mình trước khi so sánh. Ở VN, một bộ phim có doanh thu khoảng 100 tỷ đã được xem là thành công và hút khách đến rạp. Số đó phải chia cho rạp khoảng 55% thì NSX còn lại 45 tỷ. Kinh phí sản xuất của một phim có bối cảnh hiện đại khoảng 15-20 tỷ chưa tính chi phí marketing, tính vo thì lợi nhuận còn lại khoảng 15 tỷ cho một bộ phim mất khoảng gần 2 năm thực hiện (1 năm quay và gần 1 năm hậu kỳ + marketing). Đấy là trường hợp phim ăn khách, mà một năm thì VN chỉ được vài phim ăn khách, số cực ít phim đại phá phòng vé có doanh thu trên 100 tỷ.
Đấy là phim hiện đại, còn phim thời xưa, thời phong kiến thì chi phí sản xuất bị đội lên nhiều vì bối cảnh và phục trang phải thay đổi gần 100%, chi phí có thể đội lên x2 thì ngốn hết luôn lợi nhuận của NSX. Con số mình từng hóng hớt được là làm phim cổ trang thì chi phí sản xuất có thể lên đến 40 tỷ. Vì thế phim dạng thời xưa thì các nhà đầu tư cực kỳ ngại làm, vì làm thì khó, đầu tư cao, khả năng thua lỗ lớn, lại dễ bị nhiều người chỉ trích, "dạy bảo". Thế nên quan điểm của mình là những người làm phim về thể loại này là người tiên phong, không nên khắt khe quá, thị trường phải có tấm gương đi đầu thành công để các NĐT sau này có cái nhìn vào mà muốn đầu tư.
Tóm lại, quan điểm của mình thì đơn giản, bao giờ phim ra rạp thì ngó trailer, nếu đủ thu hút thì ra rạp xem luôn, nếu k đủ thu hút thì chờ công chiếu vài ngày nghe ngóng bạn bè, fb review, nhiều khen thì đi xem, còn nếu nhiều người chê dở thì tuỳ tâm trạng xem có đi xem hay không. Còn chuyện dạy lịch sử cho giới trẻ, cho khán giả là điều quá xa vời với một bộ phim, đừng bắt NSX phim trở thành giáo viên và cán bộ tuyên huấn!
@knight, @super_sliver, @mr_tk Mời các bác vào bình luận và đóng góp ý kiến
Chuẩn rồi. Có thể không đúng hoàn toàn nhưng cũng nên có phần hợp lý.
Tham vấn người có chuyên môn chắc cũng không mất nhiều thời gian và chi phí.
Cứ đem mác "ủng hộ phim Việt" xong làm nhố nhăng quá người ta không ra rạp thì lại kêu.
Chẳng có phim nào làm lịch sử mà có thể chuẩn, đúng 100%. Tùy theo ngân sách và mục đích truyền tải mà đạo diễn chú tâm đến mức độ nào cho từng mảng, vì ngoài hình ảnh bối cảnh, phim còn nhiều phần khác nữa. Là phim điện ảnh, ko phải phim tư liệu, phóng sự thực tế nên đừng quá khắc khe vào những điều ko đáng ấy. Riêng tôi là người xem phổ thông, mong chờ hơn vào sự trau chuốt hình ảnh cho đẹp, diễn xuất cho hay chứ ko thể phân biệt những hạt sạn kia
@tuannguyenvt Bác nói vậy thì chắc là bác không phải dân miền Tây đúng không? Chứ em ở miền Tây mà em k cảm nhận được đây là quê em thì sao em có thể cảm nhận phim được.
Em đâu có yêu cầu phải làm cho đúng 100%, hay làm cho y hệt không khác chút nào đâu. Nhưng ít nhất phải mô tả được gần nhất, làm cho ra được cái "chất" đó.
Bác nói về ngân sách thì em nói thật với bác là cảnh chợ miền Nam xưa rất đơn giản, làm ra được bối cảnh thật có lẽ ngân sách còn ít hơn. Và cũng không thiếu cách để dựng bối cảnh sao cho cinematic mà vẫn ra được chất Nam Bộ xưa.
Chắc post của fanpage ĐRPN này là cái post mà bài này nói đến, mình giờ mới tìm xem!
Tác giả bài góp ý này cảm giác đúng là muốn góp ý thật sự chứ k phải kiểu săm soi và khoe mẽ như bài trước. Điều này là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên về quan điểm thì mình không chung quan điểm.
1. Điện ảnh hay âm nhạc là lĩnh vực nghệ thuật, mục tiêu hướng đến của nó là tạo cảm xúc cho khán giả bằng tất cả những gì mà họ nắm được trong tay vì thế lĩnh vực này người làm thường phải được sáng tạo tự do hết sức có thể, miễn là họ làm ra một tác phẩm hay là được. Thường một bộ phim, quan trọng nhất là kịch bản, diễn xuất và quay phim, những yếu tố khác về bối cảnh hay phục trang chỉ là yếu tố phụ thúc đẩy cho bộ phim đó.
2. Kết quả như thế nào thì khán giả sẽ là người định đoạt, phim dở thì khán giả không xem, NĐT lỗ thì tự khắc họ sẽ rút kinh nghiệm, nếu phim hay thì dù sai lịch sử, sai bối cảnh cũng không sao vì khán giả họ chấp nhận điều đó. Lưu ý đây là điện ảnh chứ không phải phim tài liệu mà yêu cầu nó đúng với lịch sử. Đừng đặt gánh nặng dạy lịch sử cho 1 bộ phim, đó là việc của bộ giáo dục! Giả dụ nếu đúng với lịch sử thì thời phong kiến ai cũng nhuộm răng đen xì, phim như thế thì ai xem nổi!
Cũng như mình, xem qua mấy bức ảnh trên thì bối cảnh trông giống phim Tàu thật, cảm giác na ná mấy cái bến thượng hải gì đó, tuy nhiên không vì thế mà mình chê trách gì họ cả vì chưa rõ lên phim thì nó sẽ ntn, phải đợi thành phẩm cuối cùng mới đánh giá được. Hơn nữa, tiền của họ, sáng tạo của họ, phim hay thì mình xem, dở (nghe ngóng review) thì khỏi xem. Có phải tiền của mình đâu mà phải lo, nói phũ theo Tây thì là "None of your business - Không phải việc của mày".
3. Một số bạn lấy ví dụ về các tác phẩm lớn của thế giới, về sự chỉn chu trong bối cảnh phục trang của họ để so sánh. Việc này quá khập khiễng!
Thứ nhất, phim hollywood có thị trường là toàn thế giới, quy mô doanh thu lớn hơn gấp nhiều lần, vì thế kinh phí nhà làm phim được cấp cũng ở mức độ hoàn toàn khác biệt.
Thứ hai, đạo diễn các phim đó toàn là những người sừng sỏ, có lịch sử và profile có thể bảo chứng phòng vé, có uy tín thì NSX họ mới đồng ý cấp kinh phí để làm tỉ mỉ đến mức độ đó.
Thứ ba, tương phản với đó là thị trường điện ảnh VN, phải nhìn nhận lại mình trước khi so sánh. Ở VN, một bộ phim có doanh thu khoảng 100 tỷ đã được xem là thành công và hút khách đến rạp. Số đó phải chia cho rạp khoảng 55% thì NSX còn lại 45 tỷ. Kinh phí sản xuất của một phim có bối cảnh hiện đại khoảng 15-20 tỷ chưa tính chi phí marketing, tính vo thì lợi nhuận còn lại khoảng 15 tỷ cho một bộ phim mất khoảng gần 2 năm thực hiện (1 năm quay và gần 1 năm hậu kỳ + marketing). Đấy là trường hợp phim ăn khách, mà một năm thì VN chỉ được vài phim ăn khách, số cực ít phim đại phá phòng vé có doanh thu trên 100 tỷ.
Đấy là phim hiện đại, còn phim thời xưa, thời phong kiến thì chi phí sản xuất bị đội lên nhiều vì bối cảnh và phục trang phải thay đổi gần 100%, chi phí có thể đội lên x2 thì ngốn hết luôn lợi nhuận của NSX. Con số mình từng hóng hớt được là làm phim cổ trang thì chi phí sản xuất có thể lên đến 40 tỷ. Vì thế phim dạng thời xưa thì các nhà đầu tư cực kỳ ngại làm, vì làm thì khó, đầu tư cao, khả năng thua lỗ lớn, lại dễ bị nhiều người chỉ trích, "dạy bảo". Thế nên quan điểm của mình là những người làm phim về thể loại này là người tiên phong, không nên khắt khe quá, thị trường phải có tấm gương đi đầu thành công để các NĐT sau này có cái nhìn vào mà muốn đầu tư.
Tóm lại, quan điểm của mình thì đơn giản, bao giờ phim ra rạp thì ngó trailer, nếu đủ thu hút thì ra rạp xem luôn, nếu k đủ thu hút thì chờ công chiếu vài ngày nghe ngóng bạn bè, fb review, nhiều khen thì đi xem, còn nếu nhiều người chê dở thì tuỳ tâm trạng xem có đi xem hay không. Còn chuyện dạy lịch sử cho giới trẻ, cho khán giả là điều quá xa vời với một bộ phim, đừng bắt NSX phim trở thành giáo viên và cán bộ tuyên huấn!
@SuperSliver Cứ cái gì cũng phải mang sứ mệnh cao cả là lan tỏa abc.... này nọ
. Sử là môn khoa học nhưng lại bị đóng mác thành môn tuyên truyền xã hội nên cứ đòi nhồi vô đầu người khác cái mình được dạy được biết. Chứ có cái mới, khác với cái mình được dạy là đấu tố, dán nhãn ngay. Sử kiểu đó ai mà thích nổi, nếu như không muốn nói là sợ.
@signoreV Sao em dị ứng với từ lan toả bác ạ. Có lẽ trên phương tiện thông tin lạm dụng quá
@SuperSliver không đồng ý với bác vài điểm. Đây là phim có bối cảnh lịch sử nên việc bám sát lịch sử là điều nên làm vì như vậy mới có thể chạm vào cảm xúc người xem. Việc bối cảnh lộn xộn có thể do thói quen làm việc cẩu thả chứ ko hẳn vì kinh phí, vì cảnh thực tế có vẻ ít hoành tráng hơn nhiều so với những gì đang thể hiện trên phim. Thực ra quan điểm của bài viết đơn giản là cần cố gắng chỉn chu công việc ở mọi giai đoạn, điều này vô cùng cần thiết đối với một tác phẩm điện ảnh. Nó thực sự là vấn đề nhức nhối trong thói quen làm việc của người VN nói chung, đó là vô cùng ...ẩu
Có thể đây là đại cảnh, quay cảnh phương nam trù phú. Rồi các cảnh be bé sẽ được setup quay sau. Cứ chờ phim ra xem như thế nào. Dù sao cũng nên ghi nhận sự đầu tư này
Toàn mấy ông cụ non. Giá mà thay vì góp ý thì nhảy vào làm
Mình thấy giống bên Thái Lan hơn là VN trời ạ.
Lũ thượng đẳng đòi đứng trên vai người khác mà bình phẩm, phán xét. Tôi không định bình luận gì đâu nhưng đọc cái bài bình phẩm của thằng ranh con Minh Luân ở trên mà thấy nóng mắt quá. Với kiến thức nông cạn của nó về lịch sử VN mà dám chụp bô lên đầu những nhà cách mạng, nhà yêu nước trước 1945. Nó dám phán rằng dân ta đã chấp nhận sự cai trị của bọn ăn cướp mắt xanh mũi lõ. Nó không hiểu được sự căm hận của đại bộ phận dân chúng, nhất là dân lao động, tá điền đang tích lũy từng ngày chỉ chờ lúc bùng lên. Nó nói như thể những nhà yêu nước của dân tộc như những tên phá hoại trật tự xã hôi, những tên phản loạn. Giọng điệu của nó giống hệt một tên việt gian, liếm gót ngoại bang.
Còn về bộ phim thì đạo diễn họ chỉ dựa trên tình tiết của tiểu thuyết chứ họ không có trách nhiệm phải làm y hệt mọi tình tiết như trong truyện. Đây là phim điện ảnh chứ không phải công trình khoa học về lịch sử mà phải làm theo ý từng cá nhân. Đám tỏ ra thượng đẳng nhưng mang tâm lý tự nhục luôn phê phán , bình phẩm về các tác phẩm điện ảnh có hơi hướng lịch sử, chúng chê bai đủ thứ, từ trang phục, bối cảnh đến diễn xuất. Sao chúng không ủng hộ, góp ý tích cực để những tác phẩm sau tốt dần lên. Con đường nào mà không có vấp váp, sai xót. Cá nhân tôi luôn ủng hộ những nhà làm phim về lịch sử, dù còn nhiều thứ chưa hoàn thiện, nhưng tôi trân trọng và cảm nhận được sự tiến bộ, cầu thị của những nhà sản xuất.
@mr_vietnam "Nó dám phán rằng dân ta đã chấp nhận sự cai trị của bọn ăn cướp mắt xanh mũi lõ. Nó không hiểu được sự căm hận của đại bộ phận dân chúng, nhất là dân lao động, tá điền đang tích lũy từng ngày chỉ chờ lúc bùng lên. Nó nói như thể những nhà yêu nước của dân tộc như những tên phá hoại trật tự xã hôi, những tên phản loạn. Giọng điệu của nó giống hệt một tên việt gian, liếm gót ngoại bang." => chuẩn
Cái phim gì làm đầu tiên cũng thấy hay, khó mà vượt qua được
Bài trên fb không comment được nữa https://www.facebook.com/leonnguyen86/p...
Đến nam chính còn không vượt qua nổi cái bóng của chính bản thân cơ mà.
Phim ảnh VN gần đây rất lạ, cứ có được cái phim nổi nổi cái là bị kéo đi đóng phim Ma hết
. như dàn Mắt biếc cuối cùng 100% đi đóng phim Ma
nếu mà bản quyền mà bắt thế này thế nọ thì đừng làm còn hơn; chứ bây giờ xem phim mà 90% chỉnh sửa là không được rồi.
nhiều khi mình nghĩ không phải nhà làm phim việt nam kém, mà là khán giả quá ngu còn những người hiểu biết thì cơ bản vẫn chỉ là những người hiểu biết chả có đóng góp j cho Thị Trường