23
Hay
Hot 147 ngày trước
linkhay.com
Nhiều *chuyên gia online* nghĩ ra những cách giải cứu cháu bé (lọt cọc 35 mét) không tưởng
Hình minh hoa dễ hình dung độ khó của vấn đề đội giải cứu đang làm
(2934 clicks) 
Bé trai kẹt trong cọc bêtông tử vong
Đồng Tháp- Em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, bị rơi xuống cọc bêtông trong công trình xây dựng 4 ngày trước đã tử vong.
Tin cùng kênh Thời sự
- 6Hay
Chủ tịch Cuba chỉ trích Mỹ 'liên tục xây tường', đặt niềm tin vào BRICS
tội ông bạn già! bao nhiêu năm bị kìm kẹp - 5Hay
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề xuất mặc áo dài ngũ thân tại các phiên họp
Nhìn có vẻ nóng nực quá - 5Hay
'Có cán bộ kê khai hàng chục bất động sản, thu nhập 1 năm hàng tỉ'
E ko hiểu phiếu tín nhiệm lắm, ai bỏ phiếu?
SamSam đã gửi
- 11Hay
Nếu là Hoàng Tử, các bác sẽ chọn tiên cá hay công chua
Em thì không cần đến 1 giây @@23 Bình luận Loan tin Wasamala ruoitrau2105 và 1 người nữa - 9Hay
Đã tìm thấy hung thủ bắt công chúa Quỳnh Nga
Để Thạch Sanh phải đi cứu16 Bình luận Loan tin lumiacuibap Wasamala
Xin trả lời một số thắc mắc của mọi người:
- Cho camera xuống: đội cứu hộ đã cho cam xuống ngay từ đầu nhưng chỉ thấy đất bùn, nên không thể xác định được bé ở đâu trong đoạn cọc 35m và tình trạng bé như thế nào.
- Công trình có đầy đủ biển báo, căng dây, sáng hôm đó khi bé và mấy bé khác vào đã bị bảo vệ đuổi ra. Sự việc đau lòng là khi tất cả công nhân đi nghỉ trưa, các cháu quay trở lại lần 2.
- 35m là tương đương cả 1 toà nhà chục tầng, đóng cọc (cọc xây cầu đường) đã khó, nhổ cọc lên còn khó hơn gấp nhiều lần. Cọc được nối bằng nhiều đoạn lại với nhau bằng mối hàn, kéo lên rất dễ bị đứt mối (bê tông chịu nén chứ không chịu kéo tốt).
- Xunh quanh có những cọc khác nữa.
- Địa chất khu đó là đất mềm, ẩm, đào hay làm gì không cẩn thận là dễ sụt lún gây sạt lở, nước tràn vào cọc. Cách đó vài mét là 1 con sông.
Đội cứu hộ và các chuyên gia đã và đang làm những gì có thể rồi. Mọi người bớt phán xét và cùng mong phép màu xảy ra đi ạ.
#nguồncopy
@SamSam Theo hiểu biết của mình xin fix lại 01 tí:
- Camera bị cản trở (do dị vật trong ống) ở đâu => nghi ngờ ở đó (ko cần camera, 01 quả nặng/cục gạch thả dây xuống cũng biết bé đang ở đoạn nào (bé là vật rơi mới nhất)
- Công trình này có dấu hiệu vi phạm ATLĐ, tất cả các công trường cọc kiểu này phải có biện pháp bịt cọc sau thi công (hầu hết dùng bao cát/đất..mình rất cay cú mỗi lần đến công trường nào mà ko bịt bao cát lên lỗ cọc, công nhân rất dễ bị thụp chân, nhất là cọc ép âm xuống lòng đất như vậy), mình lấy chính hình công trình Rọc Sen (chèn dưới) có 1 cây cọc đang được bịt bao cát, còn cọc cháu bé bị rơi thì ko? + điều 10 TCVN 10667: 2014, về ATLĐ trong khi thi công và giám sát cọc ly tâm.
- Thực chất là 34 mét, gồm 3 modules; 12+12+10;
Các gạch đầu dòng cuối mình ko có ý kiến => có vẻ phản bát phương án khá ảo tưởng là đào cọc lên
- (Tiểu tiết) Về hình 3D thì thực chất nó là 27 cm, theo tiêu chuẩn các nhà máy cọc đang áp dụng TCVN 7888:2014, ko có cọc nào có đường kính trong 25 cm cả (trong các bài báo do người công nhân đặt thước cho phóng viên chụp ko trùng phương với đường kính sinh ra đọc sai số) trừ khi nghiệm thu vật liệu đầu vào (cọc về công trường)quá sai số cho phép... Cũng mong kiểm tra sai cháu kẹt ở đoạn trên tí cho còn hy vọng), xem hình dưới thông số cọc nhà sx phải đạt được.
Ps: Mình đọc báo sau 24h sự cố xảy ra và riêng mình thì KHÔNG có ý kiến gì, vì biết nó buồn lắm.
1 bình luận trên mạng
Chưa kể đến là bên trong ống không nhẵn nhiều điểm gồ ghề, đất đá rơi theo che lấp cháu bé, bên cạnh là sông...
Xin trả lời một số thắc mắc của mọi người:
- Cho camera xuống: đội cứu hộ đã cho cam xuống ngay từ đầu nhưng chỉ thấy đất bùn, nên không thể xác định được bé ở đâu trong đoạn cọc 35m và tình trạng bé như thế nào.
- Công trình có đầy đủ biển báo, căng dây, sáng hôm đó khi bé và mấy bé khác vào đã bị bảo vệ đuổi ra. Sự việc đau lòng là khi tất cả công nhân đi nghỉ trưa, các cháu quay trở lại lần 2.
- 35m là tương đương cả 1 toà nhà chục tầng, đóng cọc (cọc xây cầu đường) đã khó, nhổ cọc lên còn khó hơn gấp nhiều lần. Cọc được nối bằng nhiều đoạn lại với nhau bằng mối hàn, kéo lên rất dễ bị đứt mối (bê tông chịu nén chứ không chịu kéo tốt).
- Xunh quanh có những cọc khác nữa.
- Địa chất khu đó là đất mềm, ẩm, đào hay làm gì không cẩn thận là dễ sụt lún gây sạt lở, nước tràn vào cọc. Cách đó vài mét là 1 con sông.
Đội cứu hộ và các chuyên gia đã và đang làm những gì có thể rồi. Mọi người bớt phán xét và cùng mong phép màu xảy ra đi ạ.
#nguồncopy
@SamSam Theo hiểu biết của mình xin fix lại 01 tí:
- Camera bị cản trở (do dị vật trong ống) ở đâu => nghi ngờ ở đó (ko cần camera, 01 quả nặng/cục gạch thả dây xuống cũng biết bé đang ở đoạn nào (bé là vật rơi mới nhất)
- Công trình này có dấu hiệu vi phạm ATLĐ, tất cả các công trường cọc kiểu này phải có biện pháp bịt cọc sau thi công (hầu hết dùng bao cát/đất..mình rất cay cú mỗi lần đến công trường nào mà ko bịt bao cát lên lỗ cọc, công nhân rất dễ bị thụp chân, nhất là cọc ép âm xuống lòng đất như vậy), mình lấy chính hình công trình Rọc Sen (chèn dưới) có 1 cây cọc đang được bịt bao cát, còn cọc cháu bé bị rơi thì ko? + điều 10 TCVN 10667: 2014, về ATLĐ trong khi thi công và giám sát cọc ly tâm.
- Thực chất là 34 mét, gồm 3 modules; 12+12+10;
Các gạch đầu dòng cuối mình ko có ý kiến => có vẻ phản bát phương án khá ảo tưởng là đào cọc lên
- (Tiểu tiết) Về hình 3D thì thực chất nó là 27 cm, theo tiêu chuẩn các nhà máy cọc đang áp dụng TCVN 7888:2014, ko có cọc nào có đường kính trong 25 cm cả (trong các bài báo do người công nhân đặt thước cho phóng viên chụp ko trùng phương với đường kính sinh ra đọc sai số) trừ khi nghiệm thu vật liệu đầu vào (cọc về công trường)quá sai số cho phép... Cũng mong kiểm tra sai cháu kẹt ở đoạn trên tí cho còn hy vọng), xem hình dưới thông số cọc nhà sx phải đạt được.
Ps: Mình đọc báo sau 24h sự cố xảy ra và riêng mình thì KHÔNG có ý kiến gì, vì biết nó buồn lắm.
@chipping Đã có nước nào rút được cái cọc sâu 35 mét dưới lòng đất lên mặt đất chưa? Với khả năng hạn hẹp của mình, tôi không tìm ra nước nào làm được như thế ...
@anhpndnet Cụ tìm làm gì cho mất công, ko ai làm thế bao h vì nó ko khả thi trong mọi trường hợp.
(Hơn 20 năm qua, tôi làm ko dưới nửa triệu mét cọc ly tâm(chưa kể loại cọc khác), kể cả đứng lớp các nhà máy sx cọc từng chi tiết, h thỉnh thoảng đi xử lý sự cố công trình liên quan nền móng có cọc).
@chipping trên báo nói là cọc D500, độ dày bê tông 60mm, vậy lòng trong 500-(60*2) = 380mm, vậy thì đường kính trong tầm 38cm nghe có vẻ hợp lý hơn là 25cm
Công bố của VKS:
https://baovephapluat.vn/cong-to-kiem-s...
@anhpndnet Về lý thuyết nếu là cọc D500 thì đường kính trong là 340mm ông ạ! Trừ trường hợp gia công theo thiết kế (nhưng phức tạp lắm, nhà máy phải chuyển đổi nhiều công đoạn ảnh hưởng cả tiến độ và kỹ thuật trừ khi ổng "tiêu thụ hộ" bãi cọc thừa của dự án nào trước đó, cũng hiếm gặp).
Tôi chưa thấy hình ảnh báo nào đặt thước tại ngay ống cháu rơi cả.
- Tìm đường kính ngoài: Có ông nào lấy sợi dây quàng chu vi ngoài, đo dài dây, rồi tính đường kính là chính xác nhất (theo công thức chu vi toán lớp 5 C=piD => D=C/3.14)
- Đường kính trong; thì đặt thước đi qua 2 lỗ neo cáp đối xướng ở mặt bích là chính xác nhất (hình dưới tôi lấy từ bài cọc hiện trường Rọc Sen đấy, "d' nhỏ nhé).
Mà nhìn bãi cọc này có vẻ có nhiều đường kính khác nhau, nên chả biết đâu mà lần???
@chipping đúng vậy, phương án rút cả cọc dài 35 dưới đất lên khó khả thi, tuy nhiên tôi không trách gì đội cứu hộ cả, tuy nhiên theo cá nhân tôi phương án đào 1 con dốc có chiều dài tương đương chiều dài cọc rồi từ từ hạ nó theo con dốc, sau đó kéo ra sẽ dễ hơn, do tôi không biết thực tế hiện trường như thế nào nên đây cũng chỉ là suy nghĩ của tôi thôi, mong ae góp ý thêm..!
@khanhlavoba304 Dạ thôi bác
Pitagor là con dốc (cạnh huyền) luôn luôn lớn hơn chiều cao cọc rồi.
Ổn định hố móng: Địa chất ven sông mực nước ngầm kiểu bình thông nhau ko cho phép đào con dốc vậy đâu...khối lượng đào thì mời bác lên tầng 10 nhìn xuống đất
Hơn nữa, cứu người điều kiện biên chính là "y học" (vì t/g duy trì sự sống rất gấp), chúng ta ko thể à ơi theo "cơ học" hì hục, để đưa các lực lượng cơ bắp chỉ để làm truyền thông đánh bóng hình ảnh. Dù chúng ta chuyên môn đến đâu, "ăn cơm trước kẻng " cũng phải nghe lời bác sĩ ...trong trường hợp này là tiên quyết
@chipping ở dưới bác kia còn bình luận là "đào múc" sâu 35m rồi hút nước và rút cọc lên sẽ nhanh hơn nữa, không hiểu sao có thể nghĩ đến đào múc hay đào đường dốc xuống sâu 35m.
@chipping
"Theo tìm hiểu, rạng sáng 5/1 khi thực hiện cẩu ống trụ bê tông thì xảy ra sự cố. Cụ thể, quá trình cẩu ống trụ gồm 3 đoạn ống đã khiến cho mối nối giữa ống thứ 2 và thứ 3 bị lệch. Do đó lực lượng hiện trường đã tạm dừng và có thể coi đây là thất bại."
Quá khó đấy!!!
@anhpndnet Theo timeline cụ dẫn (5/1/2023) thì tôi cũng chịu cho ô nào bẩu móc đầu cẩu cái cây cọc 34 mét đó lên => chuyên gia hiện trường có vấn đề nặng về kiến thức độ bền mối hàn. Mối hàn đó chủ yếu đủ lực để dẫn hướng các đốt khi ép/đóng cọc trong đất mà thôi, ko thể đủ giữ 3 đốt ổn định trong quá trình lift-up, nó sẽ bị gấp khúc ngay. Tôi ko vút đuôi, ngay từ đầu tôi đã nói là ko thể cẩu đc.
(xin xóa)
@chipping theo anh sau vụ này các nhà sản xuất cọc có nên làm thêm ntn ko?
@googol Không cần bạn ạ, bởi thông thường An Toàn Viên phải nắm và yêu cầu đơn vị thi công làm bao cát/đất đặt lên trên là đủ, tuân thủ theo quy định an toàn mình đã dẫn ở tiêu chuẩn trên (Điều 10-TCVN 10667: 2014).
Đào 5 mét nó thành cái ao luôn, chứ ở đấy mà đào rồi ngả cái cột nằm ngang (chưa kể các cột xunh quanh vướng víu)
@SamSam Vừa đào múc vừa cho máy hút nước, đào tới đâu hút tới đó, nếu cần có thể gia cố vách vừa đào..!
@khanhlavoba304 đào sâu 35m thì bán kính miệng đào phải bao nhiêu, thời gian cần là bao nhiêu?
@atcm Bán kính(hay còn gọi là độ rộng của mương đào) vát theo độ cứng của đất theo thực tế, đây cũng chỉ là 1 ý tưởng thôi, còn nếu để thực thi thì cần phải khảo sát hiện trường xem các điều kiện có đáp ứng đc ko..? Nếu đáp ứng đc thì pa này thi công rất nhanh, an toàn và dễ thi công hơn nhiều..!
@khanhlavoba304 bác định lấy cái gì "đào múc" sâu xuống 35m mà bảo thi công rất nhanh, an toàn và dễ vậy
rất nhanh của bác là bao nhiêu ngày
@atcm @chipping update mới nhất:
"Sáng 6/1, thông tin với báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, lực lượng chức năng đã tính đến phương án cuối cùng để cứu hộ, giải cứu bé Hạo Nam là mở rộng miệng hố hàng chục mét để nhổ trụ bê tông lên. Việc này có thể sẽ phải lấp dòng kênh bên cạnh do phương án này đòi hỏi phải có mặt bằng rất lớn, ước tính khoảng 60m."
@anhpndnet Đào là biện pháp cơ học ấu trĩ và chắc chắn ko khả thi cụ ạ!
Tôi đề xuất phương pháp KHÔNG cần đào như sau cụ ạ! (tôi vẽ Autocad đấy, hơi xấu tí) Tí tôi post bài nhờ các cụ loan hộ
@chipping Post bài loan hộ cái gì!!! Nếu ông muốn hiến kế cho đội cứu hộ thì để tôi cho số điện thoại mà gọi trực tiếp chứ post bài làm gì
@anhpndnet Hay, thôi cụ gửi hộ tôi đến anh em đi
@chipping ông là người đưa có nghĩ ra giải pháp thì nếu muốn giúp thì liên hệ trực tiếp, chứ người gửi hộ với lại post lên mạng làm gì đâu. Số ông Bửu (người hay phát ngôn) trên báo bữa giờ là 090 năm 2577 tám 7
Cái ảnh 3D nhìn được cái cọc sâu cỡ nào thì mọi người mới thấy khó. Chưa kể đó ko phải 1 cây liền mà là 3 cây hàn vào nhau.
Hầu hết mọi ng chỉ xem cái ảnh mà báo vẽ, nhìn tưởng như cọc sâu 5 mét nên ngòi chém gió như dễ rút lên lắm vậy
1 bình luận trên mạng
🔥 Cập nhật 17h:
- Đã nối dây cáp với các trụ bê tông ... do trụ bê tông nối 3 đoạn nên sẽ có 3 sợi cáp kết nối cùng lúc nhằm tránh lệch, đứt gãy, trượt trong quá trình kéo lên mặt đất.
- Đang huy động thêm 1 xe cẩu cỡ lớn hơn, sợi cáp lớn hơn ở nơi khác đến hỗ trợ kéo phụ vì độ ma sát giữa cọc bê tông và mặt đất vẫn còn khá lớn.
- Trong điều kiện l**g ống vách thép chật hẹp, công tác cứu hộ thao tác rất khó khăn. Công tác cứu hộ bắt buộc phải làm chậm để đảm bảo an toàn nên tiến độ chưa thể thực hiện như dự tính ban đầu.
Ảnh từ hiện trường.
#beatvn
Không nghĩ là sẽ lâu vậy, đúng là hồi hợp đợi tin. Vẫn cứ hi vọng.
@akill4u thôi đã công bố là ko còn sống cho mọi người đỡ mong đợi rồi bác. Cơ thể chắc chắn k sinh nhiệt nổi để tồn tại đến 100 giờ.
@contranos rất có thể bé đã tv sau khi rơi xuống chừng 30p rồi
https://dantri.com.vn/xa-hoi/be-trai...
Kéo lên quá khó, giờ có thông tin tử vong để bình tĩnh rút cọc lấy em bé ra
Dù biết là em bé khó sống sót sau khi rơi xuống nhưng thật sự rất mong 1 phép màu. Ngay giữa ĐBSCL vựa gạo cả nước, thiên nhiên trù phú, chim trời cá nước trái cây đủ thể loại ăn được mà vẫn còn 1 đứa trẻ còi cọc tới mức lọt vào 1 cái hố chỉ dài hơn bàn chân người lớn 1 chút. Không thể tưởng tượng nổi.
tối nay lại ko ngủ đc rồi
@VuonChuoi bác xuống miền tây bao giờ chưa
@VuonChuoi miền Tây bắt cá ăn thì dễ nhưng mà nhà nghèo ko có tiền mua gạo đó bác. Với lại kể bác nghe chứ ko trách ai: rất nhiều nhà nuôi con kiểu thả đi nhông kiếm ăn. Con nhỏ đã biết đi là cho đi tuốt, rồi tụi nó kéo bầy đi câu, đi lụm ve chai như trg hợp bé Nam. Tới giờ cơm mò về nhà thôi. Ko ai đâu mà giữ trẻ. Mà trời cho con cá, chứ tui mắc cười là nhiều đứa con nít nó ko chịu ăn cá nha. Kiểu tui cười ra nước mắt luôn á, nó nghèo k có thịt ăn nhưng nó từ nhỏ chê cá. Quê má tui Bến Tre từ nhỏ tui thấy có mấy đứa ăn cơm với cùi dừa kho nước mắm mà lớn luôn.
@contranos em bà con mình lúc nhỏ chỉ thích ăn cơm với muối tiêu, cá thịt không ăn.
@contranos chắc sợ tanh, ichthyophobia
Nhưng em cũng không hình dung nổi nếu theo như báo chí nói là đường kính lòng 25cm thì với 1 người đang bước đi làm sao lại chui lọt thỏm luôn xuống được nhỉ?
@sandert thằng bé nó ốm quá, khung xương chậu mà nhỏ hơn 25cm
Ngay từ đầu m đã thấy không có hi vọng rồi, chỉ thấy lạ là trên mạng có nhiều "chuyên gia " quá!, việc rút 1 cái cọc lên để đảm bảo an toàn cho người ở trong là rất mất thời gian, khác hoàn toàn việc rút để phá hủy, chưa kể cọc bê tông rút lên rất dễ bị đứt, như vậy kể cả có cẩu lớn cũng ko thể kéo trực tiếp dc
Khổ thân bé.
Kéo đc cột lên, ko có bé trong đó. Bé lọt vào hố đen, xuyên không đến nơi khác và đang tìm đường về nhà....