16
Hay
Hot 152 ngày trước
linkhay.com
Thử đề xuất phương án lấy cọc bê tông sự cố Rọc Sen lên.
Hy vọng giúp ích gì đó...
(2330 clicks)
Loan tin
h2tn1987
huongtruong
và 3 người nữa
Tin cùng kênh Công nghệ
chipping đã gửi
- 3Hay
Đạo diễn Trần Văn Thủy: Nếu không dùng người tài là thiệt thòi lớn
"Hà Nội trong mắt ai" xem hồi 1980s ở rạp..và đặc biệt là "Chuyện tử tế" đã xem đi xem lại mấy lần mà không chánBình luận Loan tin TKM lumiacuibap - 6Hay
Hạ tầng cáp quang, điện lực... nối các nước Scandinavia với lục địa châu Âu gần khu vực sự cố Nord Stream 2 [NS2: S-route]
Nước nào gây ra vụ "nổ",ĐM/NATO tự hủy?Ko có b/c nào v/v mất net/điện,NS2 đã hồi phục. Ko thể dùng TNT được, gây rò rỉ “bằng kỹ thuật dầu khí" chăng?1 Bình luận Loan tin KBietJ haolvht và 1 người nữa - 13Hay
Có thể người ta phá hoại đường ống Nord Tream 1, 2 bằng cách tương tự thế này...
Vĩ cuồng: "Chắc đây là diễn đàn đầu tiên trên thế giới đề cập giả thiết này...???" =)) [Mình tìm mãi trên mạng chưa thấy ai nói về nó]64 Bình luận Loan tin adbk mrsaigon và 3 người nữa
Nó gồm 3 đốt nối nhau, mình sợ nó ko chịu đc lực kéo
@tuannguyenvt Đổ hết bê tông ôm hết 34 mét cọc D500 bạn ạ, lực kéo bây h sẽ tập trung vào ống vách thép D1000... nên ko ảnh hưởng gì cái cọc trong lòng nó.
@chipping nếu ôm đc hết 34m cọc thì tức là đã đào đất suốt chiều dài cọc rồi thì sao ko rút thẳng lên luôn mà phải đổ bê tông xung quanh làm gì nữa nhỉ?
@dangquang1020 Cọc ly tâm đó 34met , ko chịu kéo đc, lại nặng 10 tấn ko thể cẩu thẳng đứng đc (hôm kia đã có sự cố tại mối nối khi nhấc nên dừng, điều này tớ cũng đã nói là ko cẩu đc).
Hiện trạng, bên trong ống vách D1500, nó đã đc nạo đất rồi bạn, ta lồng ống D1000 từng đốt 6/12m cho đến hết chiều dài cọc ly tâm. Đổ bê tông nghèo hoặc vữa xi măng như thi công xi măng đất (CDM)...đợi đạt cường độ rồi kéo lên.
@chipping Cái khó của để xuất này là làm sao để đổ thành cọc mới ôm hết được cọc DUL hiện tại, và sau khi đổ xong thì cọc mới đã nặng tới ~70 tấn. Mà cọc mới muốn ôm hết cọc DUL thì coi như đã giải phóng được toàn bộ ma sát thân cọc thì việc kéo 10T lên khả thi hơn nhiều mà bác!
@hqd_ome Đọc còm mèn dưới ạ (trả lời bạn sg1679).
Đã kéo 10T nhưng ko đc bạn ạ (ko thể kéo với cọc ly tâm hàn liên hoàn như thế).
Ko tới 70 tấn đâu: cọc+lồng+bê tông nghèo+20% tải ma sát nếu còn...
@hqd_ome Xin lỗi bạn, mình tính cụ thể lại hơn 72 tấn, chúng ta dùng 02 con cẩu 50 tấn (50+50=100 tấn) "đồng tâm hiệp lực" là ok
(Toàn bộ bài post này mình xin giải thích bằng kiến thức lớp 12 trở xuống)
@hqd_ome Cái này đổ như bê tông cọc nhồi thôi bạn, ko cần quá chính xác nên còn dễ hơn.
@chipping biết vị trí rồi, sao k cắt khúc cọc cho nhẹ
@cryptovn Dạ đây, nghĩ xem sao ko cắt đc?
@chipping ủa máy cắt chứ cắt thế này hả cụ
@cryptovn Dạ đây
@chipping à thanks bác, e quên là bản thân cái cọc nó đã ko chịu nổi lực kéo của chính nó.
@chipping thế cái máy tàu này được sản xuất ra mà cắt không nổi hả bác?
@DONPHAN2903 Ko đủ không gian mà thao tác bạn ạ. Chỉ có ngoi lên khỏi mặt mới cắt đc bạn ạ.
Tiện thể bạn hỏi rất hay, mình cập nhật phương án hiện nay (báo mới đưa tin), sẽ đóng cừ ván thép (larsen) thành tường vây quanh, mình đoán có thể chống tường hệ khung như dưới (hoặc có thể chống 1 vài cây thép "H" ở giữa nữa - gọi là king-posts). Tương tự như hình này (có 2 cây cọc ở xa xa), khi đó công nhân làm việc dưới sâu và đem máy vào cắt đc.
@chipping mình nghĩ tìm cách cắt ngắn, giảm tải cho đoạn dưới cùng thì có thể “an toàn hơn”. Vì nếu cách của bác, đổ keo vào rồi kéo lên, giả sử không thành công thì cái trụ đang chuc tấn thánh trăm tấn? Rủi ro cao quá? Nếu không thành công, có p.a nào rút cái “cột báo” đó ra lại không?
@DONPHAN2903 P.Án trên chủ yếu là ý tưởng, mình lười tính tối ưu, có thể giảm:
- Đường kính D1000 => D800;
- Dày 10mm về 5mm;
sẽ bớt khối lượng rất nhiều
Phương án mình nó như bạn kéo cái ống lên thôi rất khả thi, về sức bền vật liệu, bạn biết nó chỉ mỗi tác dụng thành ống thép thêm đó mà thôi, kéo tới tầm 12 mét thì cố định cắt bớt.. cứ thế cho hết 34-35 mét.
@chipping đó là thành công, kéo lên được! Còn nếu không kéo lên được? Rút cái “trụ bao” đó lên lại được không? Hay lúc đó lại phải tìm phương án kéo trục 100 tấn thay vì 10 tấn?
Tôi cũng đang “chém gió” theo ý tưởng của bác, tôi tích kỹ thuật, nhưng không phải dân trong nghề nên mong bác “chém gió” chỉ giúp! Dùng từ “chém gió” chứ không thì nhiều ông lại bắt bẻ nói mình sao hay ra dẻ quá!
@DONPHAN2903 Bạn có thấy cẩu tháp ngta làm nhà cao tầng ko, ngta cứ kíhc từng đốt lên đó.... Tương tự, nếu ko gấp về thời gian, ngta cứ kích thuỷ lực dần lên thôi bạn. Kéo đc bạn ạ, ko sao cả...Còn cẩu thì dùng 02 con 50 tấn hiệp lực (tớ đang tính bảng trên chỉ hơn 70Tấn tí, còn giảm đường kính, dày ống thì khối lượng giảm nhiều bạn ạ).
@chipping không đúng bác ơi. lúc thi công đưa cọc vào máy ép người ta cũng cẩu thẳng đứng lên bác, nên cọc phải chịu đc tải bản thân. cùng lắm nếu đã nạo được đất đến mũi cọc thì người ta sẽ hàn luôn mã/xích/thép thanh vào thép ở mũi rồi kéo lên nếu sợ cọc ko chịu được tải trọng bản thân.
Theo thông tin em biết được thì chưa lấy được hết đất ở mũi cọc 5m còn lại, dù khoan mũi xoắn, mũi nước áp lực hay dùng gàu cọc nhồi cỡ nhỏ. em thấy là dù vét lên rồi nhưng hiện tượng trồi đất thêm do áp lực đất dưới quá lớn, vét xong đất lại trồi lên nên mãi không sạch bác. trước làm hầm dù đã ép cừ nhưng đào đến độ sâu 8m khu vực Minh Khai Hà Nội, thì sau 1 đêm đất sẽ trồi lên 5-10cm.
@mrmurom Cẩu từng đốt ≤12 mét mà
@chipping Phương án cừ larsen này chỉ hiệu quả khi mực nước ngầm thấp, chiều sau đào mở được khoảng dưới 20m, thời gian kéo dài và chi phí rất lớn mà không xử lý được khoảng 10m cọc cuối cùng .
Vướng nhất ở đây là giải phóng được toàn bộ ma sát thân cọc ở lớn đất cứng còn lại (khoảng 5-10m cuối). Lồng thép không thể xuống sâu hơn nữa cũng gây khó khăn hơn cho việc khoan xung quanh phá ma sát do không đủ không gian để thao tác.
Trường hợp gia cường chịu kéo bằng tăng kích thước cọc mà ko giải phóng được toàn bộ ma sát thân cọc thì việc bố trí được hệ kéo khoảng 200T tại hiện trường cũng rất khó khăn về thiết bị, thi công móng, bệ đỡ dàn kéo ...
Lý thuyết thì dễ nói nhưng trường hợp này quá khó!
@hqd_ome
Ko vấn đề gì:
- Như mình nói trên, kẹp hệ ống nước tia áp lực cao theo ống D1000 mình đề xuất,
- Xói chân ống D1000 như thế, nó sẽ tiếp tục hạ xuống, bố trí bơm hút bùn đất lên...phá đc miếng đất nào nó hút lên ngay....kết hợp cánh khuấy phá sét liên tục như thi công cọc xi măng đất (CDM). nếu quá cứng.
@hqd_ome À về phương án cừ Larsen hiện trường đang làm, thì sẽ rất lâu và tạo ra hố sâu nguy hiểm. Mình ko mặn mà lắm với phương án này.
@chipping vấn đề của cụ nêu ra không khả thi cho lắm. trọng lượng cọc sau khi đổ thêm có thể là vấn đề khi nhổ nhưng tôi nghĩ vấn đề lớn hơn là sự kết dính giữa hai lớp béton cũ và mới. Không có gì đảm bảo là lớp béton của lớp cọc đóng cũ sẽ liên kết tốt và đủ ma sát để nhấc cọc lên an toàn ( nhìn độ nhám bề mặt của cọc bê tông đúc sẵn thì thấy ko khả thi lắm )
@t_hh Tôi lười tính toán cụ thể do phải bao điều kiện hiện trường mình chưa rõ hết, nên bao quát bài toán. Có thể tùy biến:
- Giảm trọng lượng:
+ Đổ 1 phần dưới (ko đổ hết cả ) => sao cho đủ lực dính bê tông cũ mới (Ví dụ như tôi, tôi sẽ dùng phụ gia trương nở bít khe thấm huyền thoại, loại này bám dính vô đối, khi nở ra nó tăng áp lực ma sát bê tông cũ mới rất chặt...ví dụ thế); Lực dính bê tông cũ mới:
F dính = Axc (Ton/m2)
(A: diện tích xung quang lăng trụ, c lực dính [lực]/[diện tích], A = CxL, C: chu vi cọc D500, l là đoạn đổ bê tông, c"nhỏ": rất lớn nếu dùng phụ gia trương nở.
+ Giảm chiều dày và đường kính ống D1000 => giảm trọng lượng ống và bê tông nghèo đổ thêm;
Chúng ta giải phương trình căng bằng lực để tìm ra L(m) chiều sâu cần đổ: F dính >= Tổng trọng lượng;
Cụ biết là lực dính bê tông cũ mới rất là lớn, có phụ gia là để: bù lại việc ta khó làm sạch thành cọc D500, ninh kết nhanh tí (theo tôi vấn đề tg ko còn là biến số quan trọng, vì pp này đã quá tiếc kiệm thời gian rồi).
Làm sạch cọc D500: Với vói tia nước áp lực cao hàn kiểu vòng (ring) trượt nội tiếp trong lòng ống đề nghị D1000, từ trên xuống dưới rồi, lên xuống vài lần là ko có vấn đề gì cụ ạ.
Tất cả, điều tôi nói trên, kỹ sự kinh nghiệm sẽ tùy biến đc hết. Bài post này, chỉ là ý tưởng cơ bản bao quát các trường hợp-chủ đạo key item là cái ống thêm vào D1000, D có thể thay đổi, tùy biến các thông số khác nữa, theo điều kiện công trường mới tối ưu khả thi. Rất đa dạng các yếu tố ta có thể tùy biến được cụ ạ!
Cụ thích thì down cái file này nhập thử, file tính bê tông lòng cọc để lên thép đài móng đấy
https://www.vobaotoan.com/luc-bam-dinh-g...
@chipping Tôi nghĩ cụ vẫn chưa hiểu hết ý tôi nói.
+ Thứ nhất là lực ma sát giữa ai lớp béton mới và cũ không lớn và chặt như cụ nói ở dưới nên khi đổ bê tông để liên kết giữa lớp cũ và mới thường phải tạo nhám bề mặt hoặc đặt cốt thép chờ từ cấu kiện đổ trc để tạo liên kết giữa hai khối bê tông. Với cọc ly tâm là loại cọc đúc sẵn nên thường bề mặt trong và ngoài của cọc thường có độ nhám ko cao do đổ trong coffrage nhà máy và thâm trí có thêm lớp bôi trơn giảm ma sát khi tháo coffrage. Nên khi cụ đổ bê tông lớp ngoài cọc mà phần liên kết giữa hai lớp béton không có thì khả năng liên kết là rất kém.
+ Thứ hai trong tiêu chuẩn cụ gửi tôi xem thì có mục 1.3 " Việc liên kết chắc chắn giữa bê tông đổ bù và bê tông của các cấu kiện lắp ghép nén được thực hiện bằng cốt thép chờ từ các cấu kiện lắp ghép, bằng cách bố trí các chốt bê tông hoặc tạo bề mặt nhám, bố trí các cốt thép dọc chờ, hoặc bằng các biện pháp tin cậy khác đã được kiểm chứng.
Tính toán độ bền các mối nối tiếp xúc do tác dụng của các lực trượt, kéo, nén giữa cấu kiện lắp ghép và bê tông liền khối được tiến hành theo I.4 đến I.8. " Cọc của cụ vừa không có độ nhám và chẳng có thép chờ tạo liên kết thì chắc không sử dụng mấy công thức tính ở dưới.
+ Thứ ba : Theo tôi hiểu thì cọc của công trình sức chịu tải chủ yếu là chịu nén đầu cọc ( Nghĩa là cọc khoan sâu vào lớp địa chất tốt để tăng sức chịu tải chứ không phải tính ma sát thân cọc ). Trong công thức tính mà cụ đưa ra từ ví dụ thì có Rbt là cường độ chịu nén của béton nên nếu sử dụng béton mác thấp thì cường độ chắc chắn ko cao nên khả năng bám dính sẽ giảm ( đây là tôi suy từ công thức ). Chính vì vậy nên tôi muốn nói là phương án này khó khả thi.
@t_hh Cụ phản biện khá mô phạm công tác BT đấy.
Đây chỉ là bài toán trọng lực, chưa có tiền lệ, cứ vật lý mà tính:
-1 mét cọc này nặng có chưa tới 300kg, lực chất kết dính tầm 1.5ton/m² là đủ cụ ạ (cho mỗi mét dài D500), nên tôi đề xuất bê tông nghèo cũng đc. Bê tông-bê tông bám dính rất tốt, hơn cả bê tông với thép (thép rằng là để tăng tính hình học "cản trở cốt thép" ko xê dịch khi làm việc toàn khối với bê tông và tăng diện tích tiếp xúc).
- Ngay cả ko quá nặng nề về ma sát, cụ tròng 2 cái ống rất khít về đk cũng khó rút ra rồi, đằng này cọc gồ ghề, zic -zac các mối nối (nếu L đổ bê tông > L cọc).
Cọc ly tâm chủ yếu chịu lực ma sát cụ ạ. Nên còn gọi là cọc treo ("lơ lửng" trong đất ko chống vào đá gốc- hiếm vì độ mảnh của cọc rất kém ko ổn định với nén tải dài hạn do lệch tâm ko kiểm soát đc.
- Cọc ly tâm hay gọi cọc ma sát (sức chịu tải cọc chủ yếu là: lực ma sát đất +lực dính). Nên khi kiểm tra lún, ngta hay tính khối móng quy ước...chính là khối đất nó lôi kéo đi xuống khi chịu nén.
Kính cụ
@chipping cụ nên xem lại phía ngoài thành cọc đâu có gồ ghề zíc zắc ?
Còn với nền đất bùn ngay cạnh sông thế này mà cụ bảo sức chịu tải chủ yếu là ma sát cọc thì tôi xin không bình luận thêm.
@t_hh - Cái gồ ghề tôi nói: Đk ko đều ở ngay 1 đốt cọc ta đi kiểm tra (đương nhiên còn cho phép theo TCVN 7888), cụ kiểm tra, cứ quàng vài lần bằng thước dây la rõ (tôi hay dùng dây thép, rồi đo lại) => D;
- Cái zic-zắc, là chỗ đoạn nối 2 mối cọc, ko thể trúng tâm hoàn toàn,
Cụ tính cọc 34 mét thì sức chịu tải của cọc là bao nhiêu? Phát triển chiều sâu cọc cho đến diện tích xung quanh cọc "thu gom" được đủ ma sát góp, để cọc đạt tải trọng thiết kế...đất ven sông ngta mới sử dụng cọc ma sát kiểu này, chứ chống tới đá gốc riêng ĐBSL thì rất tốn kém (nó rất sâu).
Bài toán lệch tâm ko cho phép cọc ly tâm chống mũi: nếu độ mảnh ổn định ko cho phép (lo >>, trong bài toán nén đơn vị P=1).
Dù sao, cũng cảm nhận đc cụ có chuyên môn. Cảm ơn cụ !
@chipping hai đoạn nối này thì làm sao đủ hả cụ. " Không thể trúng tâm hoàn toàn " Làm gì có gì là tuyệt đối hả cụ. Cụ nên hiểu nguyên tắc " Béton chịu nén và thép chịu kéo " Cái không trúng tâm hoàn toàn của cụ nó sinh ra Moment và được chịu bởi lồng thép.
- Bài toán lệch tâm nào hả cụ mà không cho chống mũi ? Gớm mấy cái cọc précontrainte này có mà chống thoải mái. Còn ma sát đất bùn và sét gần sông thì không đáng kể cụ nhé.
@t_hh Lồng thép này nó dự ứng lực kéo căng để cố ổn định theo phương dọc đó cụ, có tí lệc tâm nó "bục" ngay
Do dó, nó chịu chuyển vị ngang rất kém, nén lệch tâm là vỡ... ko chống đá đấm gì đc.
Lớp trên là bùn thôi cụ, còn dưới địa chất nó khác... tôi làm địa chất miền Nam suốt mà, có khi cụ gặp "thấu kính" toàn cát, phải khoan dẫn.
35 mét cọc dừng rồi thì địa chất phía dưới cũng là phổ biến mà tôi gặp.
@chipping Cám ơn cụ vì đã phản hồi. Tôi thì cũng xin viết nốt vài dòng mà tôi hạn hẹp hiểu được.
- Dự ứng lực thường là tắc động trước một lực ngược chiều với lực mà cấu kiện phải mang tại điều kiện bình thường. Chính vì điều đó mà các cấu kiện dự ứng lực ngày nay thường được sử dụng để là các công trình vượt nhịp lớn như cầu hay nhà cao tầng. Thường thì các cấu kiện này sẽ được làm bằng béton mác cao nên rất khó "bục" như cụ nói. Nguọc lại nó làm tăng khả năng chịu đựng của kết cấu với cùng một tiết diện.
-Sức chịu tải của cọc = Sức chịu tải do ma sát thành cọc + Sức chịu tải đầu cọc. Với tôi hiểu thì những công trình gần sông đầm hồ thì do ma sát của nền đất quanh đó khá kém nên thường sức chịu tải do ma sát không đáng kể so vơi sức chịu tải đầu cọc ( Tôi đang nói trong trường hợp cụ thể là trường hợp này). Tất nhiên sẽ phụ thuộc vào địa chât công trình được cung cấp.
- Về cơ bản trong thi công thì với béton thì tính theo cm còn công trình thép tỉ lệ sai số tính theo mm . Công trình thì bao giờ cũng có chuyển vị ngang nên móng và cọc cũng không tránh việc bị chuyển vị theo phuong ngang nhưng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp vỡ cọc như cụ nói. Tôi chỉ thấy việc làm bằng vật liệu dự ứng lực vừa là tăng khả năng chịu lực và vừa giảm được đường kính cọc thi công.
@t_hh Dự ứng lực với kết cấu chịu nén thì nó giảm độ lệch tâm, chịu uốn thì giảm độ võng.
K dám kéo. Bị đứt cái tuột nằm dưới luôn.
5m cuối k khoan xung quanh đc. Đất cứng
@saigon1679 Ko vấn đề gì, kẹp rất nhiều ống nứic thép xung quanh cái ống thép D1000 mình đề nghị trên...bơm nước xói áp lực cao để hạ ống D1000 xuống (phương án có từ thế kỉ 19).
- Lực dính do vữa bê tông trong ống lớn hơn rất nhiều: lực (dính+lực ma sát) đất cộng lại (đang xét cả 34m).
- Với ống thép D1000, thành dày 10mm thì có thể chịu lực kéo rất lớn.
Đổ bê tông xong kéo lên bình thường.
@chipping vấn đề ống 1500 chưa tới quá độ sâu của cọc. Và hiện tại k ép xuống đx. Đất đoạn dưới đó quá cứng. Chưa làm mềm đc.
@saigon1679 Dùng dòng nước áp lực cao như trên ạ (water gun/jet - rất phổ biến khi hạ ống vách), nếu cứng quá thì dùng thêm mũi khuấy ruột gà như thi công cọc xi măng đất => tan ngay, PA mình sơ bộ ra hướng, anh em chuyên gia ở dưới công trường dư sức hiểu/tính toán thêm và triển khai các "dẫn suất" ý tưởng để khả thi.
@chipping xói đc thì nhấc luôn chứ bác. Đổ bê tông thêm làm gì đâu
@Mr_TK 34-35 mét 3 đốt này, nhấc đc thì nói làm gì....
Đào một đường rãnh đường thẳng nằm ngang rồi cho cọc bê tông đổ nằm xuống?
@115asksuckhoe Mình hiểu thì do đất ven sông nên đào vài m thì nó tự san lấp xuống ngay, muốn đào thế phải vừa đào vừa gia cố bê tông 2 bên rãnh luôn.
@115asksuckhoe Ko thể đào được bạn ạ, trừ khi người ta khai thác mỏ với đất cứng, đào xoắn ốc/giật cơ mới chịu nổi độ sâu đó! Đây bên cạnh sông thì chịu, rất phức tạp.
Bạn đứng toàn nhà 10 tầng nhìn xuống cho dễ hình dung.
@chipping nếu đã đào đất trong ống D1500 rồi thì vì sao ko thể cắt ngắn cọc bê tông ra rồi móc lên từ từ được ạ?
@DONPHAN2903 nhấc lên là nó đứt mối nối dưới cùng ngay, trừ khi luồn được cáp buộc chặt đốt dưới cùng rồi kéo lên
@ConCoVN ý mình hỏi là vì sao không thể Cắt ngắn ra từng đoạn rồi kéo từng đoạn nhỏ lên mà phải kéo cả cây 35m ạ?
@ConCoVN Nếu ko có thi thể cháu bé đáng thương kia thì ko có vấn đề gì, ta luồng 1 lồng thép (steel cage) từ trên xuống dưới đổ lấp ) như đổ bê tông bịt đầu cọc khi chuẩn bị lên đài móng), rồi kéo lên thôi, nát cọc bỏ, ko cần thiết. Còn đây cần phải nguyên vẹn 1 tí, nên nó khó..do đó mình đề xuất p.án trên.
Ps: P.A này ko thể để cứu người, nó rất mất tg, vì điều kiện biên về "y tế" là ko cho phép (24 tiếng trở lại, còn hy vọng tí, đk bé ép cháu khó thở ...thương tâm
). Nên ngay từ đầu mình nói là vô phướng cứu chữa 
@DONPHAN2903 Bạn xem cmmt mình trả lời bạn cryptovn, ở trên ạ!
@115asksuckhoe bác đào sao rãnh sâu 35m dài cũng 35m luôn
@MrBean86 còn đỡ hơn đào xung quanh chứ bác, đào một đường chéo nghiêng 45 độ cũng được
lấy tiền đó cho bố mẹ thằng bé nuôi anh em thằng bé ăn học nên người là hơn.
Kéo lên sao được mà kéo, đồ là làm màu thời gian rồi giải tán hết
@fordeco Mình nghĩ lý do nhân đạo thôi bạn... Cái mình nghĩ là vấn đề nhức nhối nhất, ám ảnh nhất là cháu đi lượm sắt kiếm tiền, suy dinh dưỡng độ 3 (khá giống thế hệ mình ngày trước, những năm 1970-80s, đói ăn, lượm lặt linh tinh về đổi kem đổi chè
) ... Mình làm biến đổi khí hậu ở các tỉnh ĐBSCL, rất nhiều cảnh đời và bài toán chung về XH... nhức nhối lắm, nghèo 
@chipping mình nói thì thô chứ lý do là truyền thông quá dữ rồi, nên giờ há miệng mắc quai chứ nhân đạo gì.
Loay hoay cả tuần không làm ăn gì được thì khéo gãy cọc đâu phía dưới rồi, rút lên là vô vọng, giờ tiến thoái lưỡng nan do lúc đầu to mồm quá.
Giờ cố đấm ăn xôi thôi, nhưng khả năng lớn là xôi hỏng bỏng không. Thực tế nhất là như mình nói ở post trên
@fordeco Thật, 7 ngày rồi mà còn tù mù thế này thì thôi cho em bé yên nghỉ ở dưới luôn. Mà có khi các bác ở trên muốn test thử khả năng giải quyết tình huống của các đơn vị cứu hộ để làm kinh nghiệm cho tương lai luôn. Tiền để giải cứu chắc ko thành vấn đề, nhưng chuyển (hết) tiền đó thành tiền mặt cho bố mẹ thì lại không hơp thức hoá được.
@fordeco Nói làm truyền thông thì hơi quá ạ. Thực sự là rất khó bạn ạ, chuyên gia người Nhật còn bỏ đi...
Vụ này cá nhân thấy sao ấy, xuất hiện và biến mất đúng thời điểm
@truongthanh23 Bạn cố gắng vào linkhay đọc nhiều hơn.. Đợt này mình thấy Yt, FB có nhiều tin đểu, xuyên tạc rất vô nhân đạo bạn ạ.
@chipping công nhận, thấy rất nhiều tin vô lý chả căn cứ mẹ gì vẫn tin.
Đã đào được đất xung quanh rồi thì luồn cáp xuống đến đốt dưới cùng hãm chặt rồi kéo dần lên, kéo 1 đoạn rồi cắt dần bên trên. Cách luồn cáp xuống kiểu ntn
@ConCoVN Vấn đề là ổn định ạ
Kiểu "bắt chó" này ko khả thi, nên các bạn người Nhật đi về rồi 
- Độ mảnh kết cấu kiểu trụ (l0 quá dài so với đk mặt cắt ngang)
- Điểm tiếp xúc có lực cục bộ quá lớn; => Chia nhiều điểm buột, nhưng lại còn vướng đoạn 5 mét ở dưới còn dính tí (nên mình +20% tải) => đứt đoạn đó lại rất mệt mỏi. (ống thép D1000 mình đề xuất nó chịu hết các lực này rất đều từ trên xuống dưới)
- Mất ổn định do 2 mối hàn => sinh ra zích zắc. => sinh mô men uốn gãy cọc dưới hố (như nén dầm tương đương n điểm buộc cáp vậy) => thì khổ lắm;
- Khó kiểm soát gia tốc/ lực nâng.
@ConCoVN ống không mà như thế này còn khó, nói gì còn đứa bé mắc ở trong nữa.
@chipping trước tôi cũng chưa xem phương án của người Nhật, giờ xem lại thấy nó khả thi hơn pán của bác. Không ngờ kiểu của mình cũng giống mấy ô Nhật
Ông đang muốn làm gì vậy? Nếu thực sự có phương pháp khả thi và tự tin về chuyên môn cũng như phương pháp thì nên gọi trực tiếp cho các đơn vị ở hiện trường, có số của phó chủ tịch rồi đó.
Chứ ông post cái phương pháp lên mạng rồi thêm tít phụ "Hy vọng giúp ích gì đó..." để chứng minh chuyện gì vậy!?
@anhpndnet Có những chuyện tôi ko nói ra ở đây đc...chả có chứng minh điều gì, diễn đàn này ae nhà báo nhiều, tôi hy vọng nó sẽ loan xa... Thế thôi.
@chipping giả sử nhà báo hay người khác có đọc được thì họ cũng không phải là trực tiếp người đưa ra phương pháp này, cho dù họ có trình bày lại gián tiếp thì cũng không thể bao quát hết mọi chi tiết được. Chưa kể là có những thông tin ở hiện trường mà bản thân ông cũng chưa chắc đã nắm được, ví dụ lần trước ông bảo cọc D400 nhưng hiện trường là cọc D500. Rồi thông tin đất đai, kích thước, tình hình thực tiễn thế nào cũng đều ảnh hưởng đến phương pháp giải cứu cả. Chứ không phải cứ tính toán lý thuyết là nó sẽ đúng như vậy.
Nếu ông muốn mở topic bàn tán cho vui thì tôi không thấy có vấn đề gì, nhưng ông thể hiện là người có chuyên môn và mong muốn đóng góp phương pháp giải cứu thì nên có hành động thực tiễn, chứ đừng chỉ dừng lại ở nói trên mạng ở đây.
- Giả sử phương pháp của ông khả thi và hợp lý đúng đắn, vì việc bàn tán trên mạng rồi chờ đợi và hy vọng nó tự loan xa qua người nào đó thì rõ là lãng phí thời gian, lãng phí công sức của mấy trăm người đang làm việc ở hiện trường. Mà đó cũng ảnh hưởng đến những công việc khác của người dân và tiền thuế này nọ.
- Giả sử phương pháp của ông là không hợp lý thì chờ đợi hy vọng nó tự loan xa rồi cũng sẽ bị bác bỏ, thế thì cũng như không, chẳng giải quyết được gì.
Muốn biết đúng hay sai thì phải đưa ra thực tiễn mới biết được. Có những chuyện đặc thù không phải cứ vẽ ra giấy rồi đưa bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được đâu.
@anhpndnet Tôi đã đọc hết cmmt của ông. Ý tưởng trên là khả thi, triển khai thêm thôi, còn tôi ko thể/ko muốn trực tiếp làm điều đó đc... Thôi thì xem như 1 case để xem xét. Tôi bỏ ý định nó đc áp dụng thực tiễn đi, đc chưa?
@dankia2027 Cây kim có mấy gam nó chìm, con tàu nặng hàng trăm nghìn tấn vẫn nổi.
Bạn có phản biện gì thì nói đi?
@chipping
Đừng hiểu lầm ý tôi. Như ở comment trên tôi đã nói, nếu ông muốn bàn luận, thảo luận thì ok thôi, dù đúng dù sai thì cũng luôn là đều đáng hoang nghênh. Còn ý nghĩ ban đầu của ông là post ở lên mạng để chờ có người loan ra tới đội cứu hộ thì .. nghe chán lắm
@anhpndnet Tôi hay còm men post kiểu vậy về kỹ thuật XD ô ạ. Hơn 11 năm trước (2011), tôi đã "đảo chiều dư luận" vụ cột điện bê tông ly tâm "ko thép"...ở linkhay này (thật ra thép làm cột bê tông ly tâm nó rất bé 9mm...blabla). Hồi đó, ngta xúm vào chửi dân xd ăn bớt một cách bầy đàn... hic. Ở diễn đàn lh này có rất nhiều các bạn bên truyền thông.
Nên tôi "vô duyên + vĩ cuồng" nghĩ, ở đây sẽ có những người loan tin như thế
Nói chung, đam mê cái gì đó... luôn có những phút "bốc đồng-Ơ rê ka" 
https://tuoitre.vn/ha-tinh-taxi-d...
@chipping
Nên tôi "vô duyên + vĩ cuồng" nghĩ, ở đây sẽ có những người loan tin như thế Nói chung, đam mê cái gì đó... luôn có những phút "bốc đồng-Ơ rê ka"
https://tuoitre.vn/ha-tinh-taxi-d...
Đứng ngoài cuộc thì tôi thấy rằng chuyện ông đang làm là rất kệnh cỡm, nên ngay từ comment đầu tôi mới hỏi là ông muốn làm cái gì!? Tôi comment thẳng thắng cũng chỉ là muốn ông nhìn lại 1 tý trước đi đẩy mọi chuyện đi quá xa xôi.
Từ mấy link trước, hay cả những bình luận đầu ở link này thì ông đều thể hiện là ông tự tin có giải pháp khả thi và muốn đề xuất / tham mưu cho đội ở hiện trường thực hiện. Thế mà tôi đưa số điện thoại liên lạc trực tiếp thì ông lại không muốn làm mà muốn có người khác làm hộ, thế mới kỳ.
a) Nếu phương án của ông là chắc cú khả thi, chưa ai nghĩ đến, lại dễ thực hiện, đỡ tốn kém thì việc bàn ngay cho đội hiện trường để giải quyết vấn đề sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc của hàng trăm người, kể cả những người dân bị ảnh hưởng công việc vì lực lượng chức năng đang bận xử lý vấn đề này. Chưa kể là đối với cậu bé xấu số thì còn có thể được lên sớm hơn trước khi thân xác phân hủy quá nặng.
b) Còn ngược lại, giả sử phương án của ông là không khả thi vì lý do thực tiễn nào đó mà ông chưa biết được vì ông đâu có nắm tình hình thực tiễn ở hiện trường thế nào. Suốt 10 ngày qua, hàng trăm người tại hiện trường cùng rất nhiều người tham khảo khác, luôn cả chỉ đạo từ các bộ ngành chuyên môn này nọ, có thể có người đã nghĩ ra phương án giống như ông rồi và đã bàn bạc rồi nhưng bị bác bỏ vì không khả thi.
Rõ ràng theo hướng (a) hay là (b) thì chỉ có liên lạc với lực lượng ở hiện trường thì mới biết được. Mà khi đưa ra ý tưởng hay đề xuất gì thì người ta cần nói chuyện với người có chuyên môn để còn đào sâu thông tin về phương án, còn phản biện, còn feedback các kiểu nên chẳng thể nào thông qua trung gian không có chuyên môn được cả. Nếu thông qua trung gian, chẳng lẽ khi đội hiện trường đặt câu hỏi thì người trung gian lại phải post lên mạng để chờ ông trả lời à.
Tôi đã cho số trực tiếp, (giả sử không muốn lộ danh tính thì thiếu gì cách để gọi được), nhưng vì lý do gì đó ông không muốn làm thì đó là vấn đề của ông, là quyền của ông. Nhưng khi ông đã không dám hay không muốn trực tiếp đưa ra đề xuất của mình thì ông cũng nên xem lại cách thể hiện của ông ở trên mạng về vấn đề này nhé. Tôi thấy ở link khác và link này thì ông đang comment thể hiện là đội kỹ sư ở hiện trường yếu kém và kể cả đội chuyên gia Nhật cũng yếu kém nên không nghĩ ra phương án khả thi và dễ làm như ông. Thậm chí ở trong link này ông còn comment khiến người khác hiểu nhầm về phương án của nhóm chuyên gia Nhật sai (dù chưa chắc là ông đã biết phương án của người ta là gì)
Trà dư tửu hậu, bàn luận chém gió thì OK thôi, nhưng đừng nên thể hiện quá lố nhé
@chipping cái ông andpndnet đó chắc dân học hoặc làm trong linh vực luật hay làm cho nhà nước nên hay bắt bẻ, quan trọng câu chữ ghê lắm! Kê ông ấy đi! Mình dân kỹ thuật hoặc thích kỹ thuật công nghê nên ăn nói không “sâu sắc” như họ! Cứ bàn tiếp về vấn đề kỹ thuật thôi! Chẳng cần quan tâm những cái khác làm gì bác àh!... đoàn người tiếp tục bàn/tháo luận/chém gió nào
@anhpndnet
Với căn cứ thông tin trên báo đài tôi chỉ có vậy.
- Nếu họ post chi tiết, lên cho ae cả nước biết thì có rất nhiều người tham gia.
- Tôi cũng ko biết phương án na ná như tôi bị bác;
Tôi ko có tham vọng chê: ae hiện trường, chuyên gia Nhật. Tôi thấy nó ko ổn thì nói ko ổn thôi. Còn phưong án mới nhất (đóng cừ thép gì đó) tôi ko có ý kiến.
Chính vì chỉ có từng đó thông tin nên p.án của tôi có biến rất rộng, quan trọng là ý tưởng...chỉ cần cái mặt bằng trên ngta hiểu ngay.
Ông còm men vậy thì chả ai muốn/dám post sáng kiến gì lên đâu!!!
@DONPHAN2903 tôi có nói gì về chuyện ông đấy bàn kỹ thuật hay gì đâu, tôi chỉ nói vấn đề là ông đấy đang thể hiện là muốn đề xuất cho đội hiện trường thực hiện nhưng lại muốn có người khác đẩy đưa dùm chứ không tự làm.
@chipping
Với căn cứ thông tin trên báo đài tôi chỉ có vậy.
- Nếu họ post chi tiết, lên cho ae cả nước biết thì có rất nhiều người tham gia.
- Tôi cũng ko biết phương án na ná như tôi bị bác;
Tôi ko có tham vọng chê: ae hiện trường, chuyên gia Nhật. Tôi thấy nó ko ổn thì nói ko ổn thôi. Còn phưong án mới nhất (đóng cừ thép gì đó) tôi ko có ý kiến.
Chính vì chỉ có từng đó thông tin nên p.án của tôi có biến rất rộng, quan trọng là ý tưởng...chỉ cần cái mặt bằng trên ngta hiểu ngay.
Ông còm men vậy thì chả ai muốn/dám post sáng kiến gì lên đâu!!!
Ông đừng quay sang đá ngược. Tôi đã nói là bàn luận thì thoải mái vô tư nhưng đừng làm kiểu post phương án rồi chờ đợi người khác sẽ đẩy tin cho đội hiện trường thực hiện phương án (giải thích cụ thể ở trên rồi). Đấy là tôi nói cho ông hiểu chứ chẳng phải phê phán gì cá nhân ông.
@anhpndnet Tôi nói ở trên rồi, sở dĩ tôi nhờ ô, là vì ô có thể quăng cái mặy bằng concept là ae hiểu (ước gì ô dân kỹ thuật nhỉ). Tôi cố cỗ đọng để cmmt trả lời ông bên post bạn Samsam gì đó. Nếu thế, thì tôi nhầm người...
Mà ô thấy toàn tôi độc diễn, tôi ko vỗ ngực xưng tên thể hiện gì đâu, vì diễn đàn này ko chuyên nền móng nên rất nhiều bạn hỏi, tôi có gì tôi nói nấy.
@anhpndnet P.Án tham khảo thử xem ô ơi. Khổ.
@chipping
Mà ô thấy toàn tôi độc diễn, tôi ko vỗ ngực xưng tên thể hiện gì đâu, vì diễn đàn này ko chuyên nền móng nên rất nhiều bạn hỏi, tôi có gì tôi nói nấy.
Tôi cũng đã giải thích với ông rồi. Giả sử có người trung gian để đẩy cái phương án này cho đội hiện trường rồi người ta phản biện hoặc đặt thêm câu hỏi thì cái người trung gian đấy sẽ phải làm thế nào!? Chẳng lẽ post lên đây chờ ông trả lời tiếp. Trong khi vốn dĩ điều ông muốn làm có thể thực hiện bằng cách gọi trực tiếp.
Chuyện bàn luận phương án, bàn luận kỹ thuật gì đó thì tôi không có chuyên môn nên không ý kiến. Điều tôi đang nói là ở cái ý định, cái mong muốn ban đầu của ông.
@chipping
Chả liên quan ạ
Chính vì ban đầu ông bảo có phương án muốn đưa cho đội hiện trường nên tôi mới bảo liên lạc trực tiếp và comment cho ông hiểu vấn đề. Chứ còn ban đầu ông bảo là bàn luận thì tôi đã không có ý kiến gì rồi.
@anhpndnet Đó là cái khó của tôi, tôi ko biết chuyên môn ô là gì nhưng nếu vào lĩnh vực của ô tôi cũng ko hiểu đc.
Còn cái mặy bằng trên ô vứt ông nào kỹ sư cứng cũng hiểu, có khi từ đó sáng tạo hơn cả ý tưởng ban đầu ...ko cần hỏi lại. Bản vẽ như là ngôn ngữ vậy ô ạ
Phương án tôi rất nhiều biến số cần chỉn chu, vì tôi phải bao quát "mò" những thông tin mình có trên báo đài (rào điều kiện biên)...
@anhpndnet Chúng ta sắp thành chị em với con vịt rồi
Tôi bảo ô với cụ Actm gì đó loan tin hộ như tham.vọng có ô nào truyền thông ...tới đc ae hiện trường.
Đây là concept thôi ông
@chipping
À mà cũng vì tôi thấy ông chắc cú với phương án khả thi, còn vẽ và tính toán các kiểu nên chính bản thân tôi cũng nghĩ và hy vọng phương án của ông sẽ khả thi thành công nên mới thúc đẩy ông liên lạc đội hiện trường nhé.
Còn tôi không gọi như ông bảo là vì tôi đíu biết về kỹ thuật xây dựng, người ta hỏi ngược lại thì chả lẽ ú ớ à ...
@chipping
Đây là concept thôi ông
Có số điện thoại trực tiếp rồi đấy, chẳng thà ông dùng số ảo mà gọi ẩn danh để nói trực tiếp với đội hiện trường thì còn tốt hơn là chờ đợi có ông nào đẩy đưa thông tin đến tận nơi. Giải quyết vấn đề sớm được 1 ngày thì đỡ được biết bao nhiêu thứ đấy cụ
@anhpndnet Cả 1 bài tính dài sau cái mặt đó nữa đó ông. Anw: Thôi cảm ơn ông đã cho 1 ít thông tin như trên.
@anhpndnet Tôi ngại thật. Nhưng tôi tin chắc với cái mặt bằng trên đã chuyển tải ý tưởng, ng kỹ thuật ngta sẽ hiểu ngay cụ ạ. Đó chắc cũng là lý do tôi với cụ cứ đôi co.
Hơn nữa, tôi thấy việc nó cũng ko gấp nữa, cháu đi rồi....
@linhdoha ông và cái ông @donphan2903 (và chắc vài ông nữa) ở trên do không nắm rõ câu chuyện ban đầu nên hiểu chưa đúng ý của tôi.
Tôi nhắc lại là tôi không có ý kiến gì về chuyện bàn bạc kỹ thuật hay gì đâu, như tôi nói ở trên là còn hoang nghênh ấy chứ. Mà chuyện là xuất phát từ ban đầu ông @chipping bảo có ý tưởng khả thi, tôi bảo cho số điện thoại để liên lạc đội hiện trường, biết đâu giúp được người ta xem sao, thì ông chipping bảo là ông ấy không muốn làm mà bảo hay là tôi gọi hộ đi, rồi sang linkhay thì đại ý là ông ấy muốn post lên mạng và chờ có ông nào truyền tin hộ đến cho đội hiện trường. Tôi thấy kiểu "hy vọng, chờ đợi" này chưa ổn nên nói cho ông chipping hiểu, tiếp diễn theo câu chuyện trên (ở link khác) chứ không phải là nói về vấn đề chia sẻ kỹ thuật gì của ông ấy.
@chipping
Hơn nữa, tôi thấy việc nó cũng ko gấp nữa, cháu đi rồi....
Vẫn gấp chứ sao không gấp nữa. Tập trung vào việc này 10 ngày qua làm tắc khá nhiều việc khác đấy, và sẽ còn tắc dài dài nữa cho tới khi xong hẳn. Về mặt chuyên môn giải cứu hay kỹ thuật xây dựng cầu đường gì thì tôi không biết gì cả nên không có ý kiến, nhưng về khâu "tổ chức" thì tôi thấy có nhiều điều chưa ổn. Có những chuyện vừa tắc việc, vừa tạo những thông tin không tốt để cho người ta có cơ hội lợi dụng xuyên tạc các kiểu... Chưa kể là có mấy ông "phá game" nữa, chán hẳn
@anhpndnet ...Vậy ông đã hiểu tôi chưa? Tôi làm thuê cho nước ngoài,lác đác gần 40 năm rồi, chúng tôi quen ý tưởng sáng tạo và tranh luận thoải mái, nên tôi ko thể quen phong cách các cụ NN ...nên thôi xin ô thông cảm.
@chipping tôi chẳng có ý gì với cá nhân ông đâu, vì thấy ông mong muốn đưa phương án cho đội hiện trường với lại nghĩ rằng nếu phương án khả thi thật thì sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề còn tồn đọng. Chần chờ, chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng bao nhiêu việc khác.
Về phương diện suy nghĩ cá nhân thì tôi nghĩ rằng vụ này có lẽ sẽ tốt hơn nếu người "cầm trịch" có chuyên môn xây dựng thực sự chứ không phải chỉ là vai trò lãnh đạo. Ngay như số điện thoại mà tôi cho ông là của người đóng vai trò "phát ngôn và tiếp nhận thông tin" trong vụ việc này, tuy nhiên ông đó lại nguyên ngành y (bác sĩ ck2)
Anyway, chuyện gì xảy ra rồi mới rút kinh nghiệm thì luôn dễ hơn là lúc đang xử lý vấn đề.
@anhpndnet Tôi chẳng hiểu nổi, đi xử lý 1 tai nạn đã an bài, có cục bi thảm đã kết thúc , bằng 1 phương án nguy hiểm khác sâu 18 mét @@
https://vnexpress.net/can-mot-ngay-d...
@chipping tôi chợt nghĩ: sau tất cả, lỡ như chẳng may vẫn không thể đem cọc lên thì sẽ thế nào?
Dân mạng giờ đang lan truyền bài ca cứu giếng 5 phút
Có phương án nào đưa em lên mà không cần rút cọc không?
@yuizaky [Sorry hương hồn em] Là có p.a hút chân không (cần áp lực âm rất lớn), nhưng tâm linh ko cho phép một thi hài ko toàn thây (mất ko toàn thây)
Theo thời gian thì bắt đầu phân hủy rồi bạn
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n...
Đã đưa đc cháu lên chưa các cụ? Ko thấy báo nào cập nhật nữa
Trong hồi ký của chủ tịch sáng lập tập đoàn Huyndai thì ông muốn tất cả các lãnh đạo cao cấp trong tập đoàn bên mảng đóng tàu, luyện kim, bán dẫn, ô tô, truyền thông... đều phải được rèn luyện trong mảng xây dựng Huyndai vì với ông nếu làm tốt được trong ngành xây dựng thì sang ngành nào cũng có thể sống và làm tốt được. Ai học xây dựng có hiểu được quan điểm này của người sáng lập tập đoàn Huyndai không?
@adbk Hyundai, không phải Huyndai.
Bác đọc nhiều rồi mà vẫn nhầm cơ bản vậy sao?
@soskhanh Cũng không hiểu sao nhầm được, Hyundai - Hiện Đại. Lúc học lớp 12 có mua cuốn Không bao giờ là thất bại, tất cả chỉ là thử thách, trong đó có nhiều câu chuyện truyền cảm hứng của người sáng lập tập đoàn Hyundai. Có những câu chuyện như lấy tàu chở dầu cũ làm đắm để hoàn thành đoạn nối của đê biển (mà trước đó tất cả các chuyên gia, kỹ sư đều bó tay)
Cháu đã mất rồi xác định hút lên được không các bác. Tôi thấy cho máy hút hết buồn đất lên khả thi mà.
@anh_ngon31 Mình cũng nghĩ đến giống kiểu nội soi thế này, dùng camera và ngoằm gắp kéo lên, vươngs đất đã thì gắp đất đá ra trước.
@goldensea80 @anh_ngon31 Sorry 02 cụ, rữa rồi...
sao không cắt đến đâu, dùng trực thăng kéo lên đến đấy luôn có phải nhanh hơn không?
@h2tn1987 trực thăng của Mỹ cũng không kéo nổi cho đến phần cuối cùng
Mấy cái ông vẽ to chuyện, đóng cái ống rồi đi đổ bê tông thành cọc D1500 -> trọng lượng cả ống, cọc gần 150 tấn chưa kể ma sát thành ống. Kéo nó lên được còn cả vấn đề. Chi bằng bọc được ống , đào đất, hút nước đưa người xuống cắt, bịt đáy rồi kéo cọc ly tâm lên.
Đơn giản hơn, khoan cọc lỗ cọc D800 cạnh cọc ly tâm, xác định vị trí cháu, xuống hơn 2m, đưa thợ lặn cắt đáy, bịt đáy, kéo lên.
Người lặn xin liên hệ Công ty CP XD Đường sắt.
Chỉ sợ 1 điều cháu xuống đáy -35m.
@vn_forest Cụ còm men câu đầu là chưa rõ p.án rồi. Cẩu đc thì nói làm gì ợ.
Chúc cụ cuối tuần vui vẻ 
Có hóa chất, phụ gia nào làm mềm đất, giảm ma sát giữa đất và trụ bê tông không nhỉ !
@nghia0910 Chưa thấy ai dùng bạn ạ.
Trong đất cọc chịu 2 lực:
a- Má sát (F=muy x N, muy hệ số ma sát, N phản lực chống lại áp lực đất gây lên thành cọc, vật lý 7 hoặc lớp 8 tùy thế hệ học);
b- Lực dính ướt (vật lý 10, ở Rọc Sen sét mịn lực dính rất lớn và chặt);
Với cọc bất kì: "Đơn giản có thể dùng nhớt xe trộn vào đất"...Nhưng trường hợp dưới sâu N rất lớn do áp lực nên ko thể trộn và nhớt thấm xuống đc vì nhớt cũng có sức căng mặt ngoài rất lớn. Ví dụ là nhớt xe cho dễ hình dung vì nó có thể khử ma sát, làm tan lực dính ướt do nó có tính ko thấm nước => khử các lực dính ướt của nước ngầm trong đất. (Bất kì hoá chất nào đều làm ô nhiễm môi trường đất nên hiếm khi thấy hoá chất kiểu đó, vả lại đây cũng là hy hữu).
Đa số dùng biện pháp cánh khuấy cơ học ( Thi công cọc nhồi, đá gốc rất cứng người ta còn khoét 1-2 mét nên mấy cái đất cứng này ko có vấn đề gì)
Vấn đề thằng bé nó đang ở đoạn nào còn chưa biết
Tỉ lệ ở đoạn cốt cuối cùng khá thấp 1 thằng bé tầm 20 kg lọt vào cái ống phi 27 trong có bùn đất đặc không phải là nước thì tỉ lệ bị két ở đoạn giữa ống sẽ là cao nhất còn xuống tặn dưới cuối ống thì quá thấp. Có khi vẫn kẹt ở đoạn trên cùng
Hơn tuần giời rồi 1 là kéo lên luôn không được hoặc dứt ở đoạn nào thì phải chịu.
Không được hoặc không thấy xác thì chôn luôn cho nhẹ, Tiền đó hỗ trợ người còn sống đê