Tin cùng kênh Thời sự
- 4Hay
Armenia đối mặt yêu cầu nhượng bộ mới từ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ
tuyến đường mới nối Azerbaijan với Thổ Nhĩ Kỳ - 4Hay
TanNg đã gửi
- 15Hay
Copyright © 2008-2015 Công ty Cổ phần VCCorp - Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh
Hotline: (84)-4-73095555 (ext: 62173) - Email: info@vccorp.vn
Địa chỉ: Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số: 278/GP-BTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14 tháng 6 năm 2017
@anhpndnet @echeveria Hôm nọ có đọc một bài báo thì chính bọn Ấn, Bangladesh đang học rất nhiều bài học từ xây khu kinh tế của Việt Nam. Cơ bản các bên mỗi bên có cái hay, học nhau. Không biết nó có chịu học phòng cháy chữa cháy chặt chẽ với vận chuyển BOT giá cao của mình nữa không.
@Hakan Trong 20 năm qua, và 5 năm gần đây Tàu nó lấn đất của Ấn độ không hề ít, kiểu như luồn dân vào xây khu định cư sâu trong lãnh thổ Ấn độ, những gì nó làm trên Biển đông với VN thì nó cũng làm như vậy với Ấn độ. Vậy nên sẽ không có chuyện Ấn độ nó sẽ coi TQ là bạn, mà nó coi là một kẻ thù mạnh hơn nó nên nó phải hành xử kiềm chế, giữ mồm miệng thôi, còn thực tế làm được gì bất lợi cho TQ là nó sẽ làm.
@Jennyhp Ấn nó cũng nén nhịn vì nói về quân sự thì không địch lại được TQ ở các khu vực đấy. Nhìn vào Ấn Độ để thấy là dã tâm cướp lãnh thổ của TQ không bao giờ cạn, hy vọng ngoan với TQ thì nó sẽ ngừng dã tâm với mình chỉ sợ là hy vọng viển vông.
Ấn Độ đã bước vào thế cản không được rồi. Nền dân chủ lớn nhất Tg, tư duy quản lí nn cũng thoáng hơn TQQ, thị trường thì tiềm năng như TQ 15 năm về trước.
kéo Ấn ra khỏi BRIC sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của khối Mỹ Âu.
Việc Bác Abe ngày xưa nâng vai trò của Ấn trong Ấn độ dương và thái bình dương, là sự khôn khéo chiến lược. Nhật tự xác định không thể là đối trọng của TQ và nhằm phân tán căng thẳng, TQ vs Nhật cả trên biển và thương mại, ABE đã sinh ra sáng kiến bộ tứ!
@Hakan Ở trong bài viết là nói đến Bangladesh. Ông bạn Bangladesh quy hoạch Đặc khu Kinh tế rồi cho Nhật làm chủ đầu tư hơn 1000 héc ta đất. Dự án từ 2017 đến nay đã hoàn thành hơn 50% nên ông Nhật mới tiếp tục ký duyệt dự án làm cảng vận chuyển để kết nối giữa Bangladesh với Ấn Độ. Ở trong bài có nói duyệt 1,7 tỷ đô làm cảng, trước đây đã duyệt 1,5 tỷ đô từ lúc làm Đặc khu. Nhật cam kết đầu tư 20 tỷ đô cho Bangladesh trong việc xây dựng Đặc khu kinh tế.
@Hakan Trong 20 năm qua, và 5 năm gần đây Tàu nó lấn đất của Ấn độ không hề ít, kiểu như luồn dân vào xây khu định cư sâu trong lãnh thổ Ấn độ, những gì nó làm trên Biển đông với VN thì nó cũng làm như vậy với Ấn độ. Vậy nên sẽ không có chuyện Ấn độ nó sẽ coi TQ là bạn, mà nó coi là một kẻ thù mạnh hơn nó nên nó phải hành xử kiềm chế, giữ mồm miệng thôi, còn thực tế làm được gì bất lợi cho TQ là nó sẽ làm.
@anhpndnet Bangladesh ổn quá nhỉ, sao VN ko làm thế được nhỉ?
@echeveria Chuyện cũng khó nói lắm. Chúng ta nghiên cứu về đặc khu trước cả Bangladesh, vốn dĩ chúng ta nhìn thấy vấn đề đặc khu kinh tế và chuyển dịch chuỗi cung ứng trước đấy, nhưng trong mọi vấn đề thì đều có lời ra lời vào, có người ủng hộ, có người phản đối...
- Giờ Bangladesh vẫn chưa hoàn thiện về đặc khu kinh tế đâu, nhưng đơn hàng dệt may hiện làm không kịp, còn doanh nghiệp chúng ta thì thiếu đơn hàng. Nhật đầu tư tiền vào Bangladesh để xây dựng nhiệt điện khí hóa lỏng, TQ cũng đầu tư 5 tỷ đô vào Bangladesh cho 1 đặc khu kinh tế khác, trong đó có nhà máy nhiệt điện than (lớn nhất Bangladesh khi hoàn thành)
- Samsung, Foxconn, PouChen thì bây giờ đã bắt đầu dịch chuyển sang đặc khu kinh tế Tamil Nadu của Ấn Độ. Cái chỗ Tamil Nadu này quy tụ nhiều công ty khủng lắm. Như cái bài báo ở link này có nói Nhật đầu tư xây cảng nước sâu Matarbari ở Bangladesh là để kết nối vào Tamil Nadu ở Ấn Độ đấy (tàu đi qua vịnh Bengal)
Để giải thích tại sao nước người ta làm được mà nước mình làm không được thì ... rất khó!
@anhpndnet @echeveria Hôm nọ có đọc một bài báo thì chính bọn Ấn, Bangladesh đang học rất nhiều bài học từ xây khu kinh tế của Việt Nam. Cơ bản các bên mỗi bên có cái hay, học nhau. Không biết nó có chịu học phòng cháy chữa cháy chặt chẽ với vận chuyển BOT giá cao của mình nữa không.
@anhpndnet về bài toán đặc khu, bạn hãy nhìn vào địa chính trị của Bangladesh để thấy nó rất khác vs vị trí địa chính trị của VN. Còn về bài toán đặc khu sâu hơn thì mình miễn không bàn, vì chủ yếu kết quả/hậu quả nó ở tương lai vài ba chục năm sau.
ngoài ra, Bangladesh là nước có mỗi quan hệ giao hảo với tất cả các nước lớn: China, India và sắp tới là nhóm thân hữu của Mỹ ở Châu Á. Dệt may ko phải bây giờ mà từ trước đến nay nó vẫn là nước xuất khẩu lớn hơn VN.
@TanNg Bangladesh đúng là học theo VN đấy anh.
@Hakan Chuyện đặc khu thì mình nói vậy thôi, chứ bàn sâu xa thì đến ra tới QH cũng còn chưa thống nhất được, nên khó nói lắm, lương lai chưa biết được thế nào.
Còn Bangladesh bạn bảo trước nay xuất khẩu lớn hơn VN thì chắc bạn nhầm đấy. Bangladesh mới chỉ phát triển mấy năm gần đây thôi, mà cũng bấp bênh lắm, mới năm 2021/2022 còn phải xin viện trợ IMF 4,5 tỷ đô để cứu nền kinh tế nữa kìa.
@anhpndnet bạn nhầm, VN luôn xếp sau Bang về xuất khẩu hàng dệt may nhé. Ví dụ 2016, VN xuất 28 tỷ usd, Băng: 34 tỷ usd.
bước ngoặt là giai đoạn covid, VN mới lên trên Băng,
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt may Việt Nam năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%; đi EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%; đi Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, đi Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ tăng trưởng một con số trong năm 2016, nhưng xét trong tổng thể toàn cầu cũng như các biến động kinh tế, chính trị lớn tại các thị trường chính thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận.
@Hakan Số liệu trên Worldbank năm 2015 thì toàn bộ ngành xuất khẩu của Bangladesh chỉ đặt có 31 tỷ, không có số liệu 2016. Nhưng làm thế nào sang 2016 Bangladesh xuất khẩu được 34 tỷ chỉ riêng ngành dệt may? Mình đang đọc nhầm chăng?
world kia có thể là phần còn lại của thế giới! tổng export thì nó cả cột đó.
Ngành dệt may trước nỗi lo Bangladesh
10:00 | 07/04/2017
Bangladesh hiện là quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ở mức 28,1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh phụ thuộc vào ngành dệt may rất lớn khi chiếm tới hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu (con số này ở Việt Nam chỉ là 15%).
Ngành dệt may phục hồiTrật tự mới trong ngành dệt may thế giới
@Hakan
Tỷ lệ của "World" là 100%, tức là phần "World" là tổng chứ không phải phần còn lại. Cơ mà mình vừa check lại số liệu thì tính riêng ngành dệt may đã chiếm 80-90% phần xuất khẩu của Bangladesh nên đúng là tính riêng dệt may thì hơn thật.
@anhpndnet việc quá phụ thuộc vào 1 ngành nào đó thì em thấy hại hơn là lợi. Đặc biệt là ngành dệt may (quá dễ để chuyển đổi sang khu vực khác).
@Hakan @truongan91 Có cái bảng số liệu như này thì so sánh dễ hơn. Ở VN thường gộp chung dệt may và da giày vào chung nhóm ngành, tổng lại thì chúng ta vẫn hơn. Nhưng tính riêng ngành dệt may thì Bangladesh vẫn hơn từ trước giờ. Tổng xuất khẩu của Bangladesh 2015 mới chỉ bằng VN năm 2005. Đặt tất cả trứng vào 1 giỏ thế này thì nhiều rủi ro và dễ bị ép về chính trị.
@TanNg Cái vụ bọn nó đánh nhau ở biên giới thì em biết, cái vụ giành đất này thì chưa từng nghe. Bọn Ấn cũng khiếp mà để bọn TQ nó làm vậy
@Jennyhp Ấn nó cũng nén nhịn vì nói về quân sự thì không địch lại được TQ ở các khu vực đấy. Nhìn vào Ấn Độ để thấy là dã tâm cướp lãnh thổ của TQ không bao giờ cạn, hy vọng ngoan với TQ thì nó sẽ ngừng dã tâm với mình chỉ sợ là hy vọng viển vông.
@TanNg Ngoan nghĩa là khéo léo k làm mất mặt nó khi không cần thiết, chứ nó bảo gì cũng nghe thì … Thực ra trước đây VN trên danh nghĩa là chư hầu của nó, nhưng chưa bao giờ để nó nhúng tay vào việc nước mình.
@TanNg tư tưởng đại hán, bành trướng nó là gen của TQ.
Nhưng lấn đất của Ấn thì em nghĩ là không, vì bọn ấn về quân sự nó cũng ko ngán tàu, nơ chị ngán về kinh tế...nếu có chuyển dịch chuỗi cung ứng ban đầu vẫn rất phụ thuộc vào tàu.
@Hakan
Nhưng lấn đất của Ấn thì em nghĩ là không, vì bọn ấn về quân sự nó cũng ko ngán tàu,
Aksai Chin, chiến tranh Trung Ấn 1962
@anhpndnet @Hakan mình từng làm ngành dệt may da giày, đúng là mảng da giày của VN lớn hơn rất nhiều mảng dệt may nên việc Băng đứng trên mình mảng dệt may là bình thường
@Hakan @Jennyhp
Năm 1962, TQ tranh thủ lúc Nga/Mỹ đang xích mích ở Cuba thì TQ xua quân qua chiếm đất. Ấn đánh thua rồi phải cầu viện Mỹ đến cứu, sau đó thì TQ tuyên bố "đã dạy cho Ấn 1 bài học" và quyết định rút quân về nước. Trước khi rút quân thì TQ sửa lại biên giới Trung - Ấn nên kết quả là từ đó anh Ấn ngậm ngùi chịu mất đất.
@anhpndnet bạn đọc kỹ vùng tranh chấp Kashmir, và rất nhiều bên tranh chấp! Băng, Pakis, Trung, Ấn.
@Hakan Kashmir là một vùng tổng quát. Năm 1962 chiến tranh biên giới Trung - Ấn thì chỉ có đánh nhau giữa Trung và Ấn thôi. Kết quả của cuộc chiến là TQ tự ý dời đường biên giới LAC để lấn đất vùng Aksai Chin trước đó nằm bên biên giới của Ấn Độ.
Thế số liệu wb đúng, vì dệt may chiếm 80% giá trị xuất khẩu của Băng vào thời điểm đó
Băng, Ấn, Pakistan còn đang tìm hiểu học tập mô hình phát triển kinh tế của mình đó.
@manhtran123456 Trong kinh doanh thường mấy ông học theo lại có lợi thế.
Vì bớt mấy cái dở hơi của ông trước
Giờ còn ngạo nghễ nta học mình, thì độ 5 - 10 năm sau có khi XKLĐ sang Ấn, Băng mà kiếm cơm ấy.
@ntvim88
Sếp có cao cấp chính trị mà comment mỉa mai khập khiễng quá. Xã hội hơn 100 triệu dân, luôn có người này người nọ, bất kỳ ngành nghề lao động nào cũng nên trân trọng, mỗi người điều có lựa chọn cho bản thân họ. Xuất khẩu lao động sang Ấn, sang Bangladesh thì sao, có gì là xấu? VN còn qua cả Lào, Cam lao động cơ mà. Lao động là vinh quang, còn tốt hơn nhiều trường hợp ở nhà vô công rồi nghề, nghiện ngập hút chích, đầu trộm đuôi cướp.
https://baoquocte.vn/mo-rong-hon-nua-quan-he-hop-tac-viet-nam-campuchia-trong-linh-vuc-lao-dong-va-dao-tao-nghe-222362.html
@anhpndnet uki, lao động là vinh quang. Nhưng tốt hơn vẫn là ở quê hương chứ ko phải tha phương chứ
@ntvim88
Đồng ý, quê hương là chùm khế ngọt. Nhưng cuộc sống mà, đâu phải lúc nào cũng được chọn cái tốt, người ta phải xa quê hương, xa gia đình đi tha phương xuất khẩu lao động kiếm sống thì đã là một nỗi niềm riêng trong lòng rồi. Em đang chăn heo ở Bangladesh, cuối ngày nghỉ ngơi lên mạng một chút thì thấy đồng bào mình có comment mỉa mai như thế thì em đau lòng lắm :'(
https://www.youtube.com/watch?v=rKUieR...
Dân số VN đứng thứ 15 trên thế giới, nhưng diện tích đất đứng thứ 66 lận. Bài toán dân số và việc làm chưa bao giờ đơn giản. Không phải ai cũng có được mai mắn giống nhau.
Nhật thì càng ngày càng tụt hạng về kinh tế, chính sách thì sai lầm, sức cạnh tranh kém đi, dân số thì ngày càng già, dần dần bị TQ, Hàn Quốc qua mặt. Còn cái vẹo gì đâu mà còn đòi làm cái này cái nọ. Bám đít Mỹ thôi