78 Bình luận
  • anonimus

    học thuộc luật giao thông, ra đường va chạm nhường nhịn xin lỗi bỏ qua cho người là công đức vô lượng rồi

    học thuộc luật lao động, luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, đi làm sếp chửi, đồng nghiệp ganh, về nhà ko trút giận lên vợ con, ko giận cá chém thớt chửi cha mắng mẹ là công đức vô lượng rồi

    mấy cái kinh chú là để sư tu tập, phật tử học làm gì? cũng giống như tài liệu code, java, python, C+ để lập trình viên, dân làm IT người ta học, người thường học thuộc lòng mà ko làm việc với máy tính thì học làm gì? có hiểu gì mà học

  • lightrain

    Phật giáo tôi chỉ nể mấy bạn Khme trong miền tây, cả tu sĩ lẫn followers đều sống đúng tinh thần phật giáo nguyên thủy. Còn lại thì hehe xin lỗi các bạn phật tử, nó là hàng phiên bản fake nước 1 của tàu, lồng ghép quá nhiều thứ hăm dọa nhằm kiểm soát, cai trị và thu xèng sponsor.

  • Jennyhp

    @SamSam Hồi xưa thông tin khó khăn nên mới phải thông qua chữ Hán, giống kiểu Hoa Thịnh Đốn. Giờ cái gì cũng dễ, bên Phật giáo làm thế nào để có thể phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn, các thầy học và đọc tiếng Phạn thì tốt hơn bao nhiêu. Dù k hiểu nhưng nghe âm điệu tiếng Phạn chắc cũng hay hơn, giống như mình nghe trực tiếp tiếng Anh vậy, các thầy giờ cũng học hành giỏi giang hơn trước nhiều.

    He he, mình vô thần, nên nghĩ rằng đọc kinh cũng giống như tự kỷ ám thị vậy. Đọc nhiều sẽ tự ngấm vào người thành tiềm thức. Nghĩ điều tốt thì sẽ làm việc tốt, tâm thanh thản. Theo mình thì đây mới đích thực là miracle, chứ k phải những thứ viển vông cầu được ước thấy.

  • SamSam

    Bạch đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì thần chú Đại Bi, thì không bị 15 việc chết xấu, sẽ được 15 chỗ sanh tốt.


    Thế nào là 15 việc chết xấu?

    1. Không bị chết do đói khát khốn khổ.

    2. Không bị chết do gông tù đánh đập.

    3. Không bị chết vì oan gia thù địch.

    4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau.

    5. Không bị chết do cọp sói cùng ác thú tàn hại.

    6. Không bị chết bởi rắn rít độc cắn.

    7. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy.

    8. Không bị chết bởi phạm nhằm thuốc độc.

    9. Không bị chết do loài sâu trùng độc làm hại.

    10. Không bị chết vì điên cuồng mê loạn.

    11. Không bị chết do té cây, té xuống núi.

    12. Không bị chết bởi người ác trù ếm.

    13. Không bị chết bởi tà thần, ác quỷ làm hại.

    14. Không bị chết vì bịnh ác lâm thân.

    15. Không bị chết vì phi mạng tự hại.

    Tụng trì thần chú Đại Bi, không bị 15 việc chết xấu như thế.


    Sao gọi là 15 chỗ sanh tốt?

    1. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp đấng quốc vương hiền lành.

    2. Tùy theo chỗ sanh, thường ở cõi nước an lành.

    3. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp thời đại tốt,

    4. Tùy theo chỗ sanh, thường gặp bạn lành.

    5. Tùy theo chỗ sanh, thân căn thường được đầy đủ.

    6. Tùy theo chỗ sanh, đạo tâm thuần thục.

    7. Tùy theo chỗ sanh, không phạm cấm giới.

    8. Tùy theo chỗ sanh, thường được quyến thuộchòa thuận, có ân nghĩa.

    9. Tùy theo chỗ sanh, vật dụng, thức ăn uống thường được đầy đủ.

    10. Tùy theo chỗ sanh, thường được người cung kính giúp đỡ.

    11. Tùy theo chỗ sanh, tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt.

    12. Tùy theo chỗ sanh, những việc mong cầu đều được toại nguyện.

    13. Tùy theo chỗ sanh, long thiên, thiện thầnthường theo ủng hộ.

    14. Tùy theo chỗ sanh, thường được thấy Phật nghe pháp.

    15. Tùy theo chỗ sanh, khi nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.


    Nếu kẻ nào trì tụng chú Đại Bi, sẽ được 15 chỗ sanh tốt như thế! Cho nên tất cả hàng trời, người, đều nên thường tụng trì, chớ sanh lòng biếng trễ.

    • kiennt222

      @SamSam 4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau.

      Như thế này nghĩa là những người lính ngày xưa ra trận bảo vệ đất nước mà hi sinh là chết xấu ak, còn người sợ chết trốn ra nước ngoài thì là sống tốt ak

    • SamSam

      @kiennt222 Là dân thường bị dính bom rơi đạn lạc đấy bác.

    • cmcc

      @kiennt222 tốt xấu trong phật pháp nó đâu có giống hoàn toàn tốt xấu trong xh loài người

  • hiall

    Em có thắc mắc hơi lớn chút.

    Kinh thì dịch sang tiếng Việt, người tụng (đọc, hoặc chép) thì nó vào trong tâm được. Nhưng mà thấy mấy sư thầy chuyển dịch nhiều câu rất khó hiểu mà kinh thì ít chú giải để phật tử hoặc chưa là phật tử hiểu về các lời dạy của đức Phật.

    Chú: thì kí âm, do vậy thì đọc (kí âm) sẽ không hiểu mà thực tế thì đối tượng nghe chú có phải không phải là con người không. Thế nên tại sao các bài chú không đọc y tiếng gốc, phiên âm sang tiếng Việt, tam sao thất bản.

    Bác nào có kiến thức thông não em phát.

    p/s: e không phải là phật tử, nhưng nghe kinh Phật và nghe trì chú cũng khá nhiều dịp. Nghe thuyết pháp, kiến giải về đạo Phật cũng tương đối!

    • SamSam

      @hiall Vợ em hay tụng kinh nên em cũng có tìm hiểu. Trong một cuốn kinh phật thường có 2 phần:

      1 là những câu chú thì thường là tiếng hán phiên âm sang tiếng Việt. Gốc gác chắc cũng là do Kinh Phật được thỉnh từ Tây Trúc về rồi được dịch sang tiếng Hán sau đó du nhập sang Việt Nam.

      2 là phần nội dung còn lại đã được dịch hoàn toàn sang tiếng Việt để phật Tử vừa có thể tụng và có thể hiểu ngay được ý nghĩa của từng câu chữ trong đó.


      Còn tại sao không tụng và đọc luôn Kinh phật bằng tiếng Phạn thì chắc chắn là rào cản ngôn ngữ rồi, làm sao có thể học tiếng Phạn một cách rộng rãi đến tất cả các Phật tử. Còn tại sao không phiên âm từ tiếng Phạn sang tiếng Việt mà lại phiên âm tiếng Hán thì cũng như đã nói ở trên do gốc gác người TQ đã thỉnh kinh từ nhiều thế kỉ trước rồi Phật giáo du nhập sang Việt Nam. Thứ 2 là tiếng Phạn là tiếng đa âm nên rất khó phiên âm sang tiếng Việt là đơn âm. (Cái này cũng tìm hiểu trên google chứ em cũng không phải chuyên gia ngôn ngữ gì)

    • Jennyhp

      @SamSam Hồi xưa thông tin khó khăn nên mới phải thông qua chữ Hán, giống kiểu Hoa Thịnh Đốn. Giờ cái gì cũng dễ, bên Phật giáo làm thế nào để có thể phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn, các thầy học và đọc tiếng Phạn thì tốt hơn bao nhiêu. Dù k hiểu nhưng nghe âm điệu tiếng Phạn chắc cũng hay hơn, giống như mình nghe trực tiếp tiếng Anh vậy, các thầy giờ cũng học hành giỏi giang hơn trước nhiều.

      He he, mình vô thần, nên nghĩ rằng đọc kinh cũng giống như tự kỷ ám thị vậy. Đọc nhiều sẽ tự ngấm vào người thành tiềm thức. Nghĩ điều tốt thì sẽ làm việc tốt, tâm thanh thản. Theo mình thì đây mới đích thực là miracle, chứ k phải những thứ viển vông cầu được ước thấy.

    • tfmn00

      @hiall phần Kinh thì đọc để hiểu, phần Chú thì để hành trì thôi ko cần hiểu

    • Theant

      @Jennyhp mình cũng vô thần, mình ủng hộ nghịch lý Epicurus vậy nên Chúa hay Phật mình cũng chỉ thấy hay ở 1 vài quan điểm mà nó đúng với cách suy nghĩ, cách sống của mình. Còn lại mình sống sao, ăn gì mà thấy thoải mái, tự thấy thế là đúng là ổn là được. Có những ng ăn thịt nhưng cái tâm còn tốt, còn thiện gấp vạn mấy ng ăn chay, tụng kinh niệm Phật chẳng hạn, nhất là bò chay gà tay tôm cua chay )

    • SamSam

      @Theant Người theo đạo Phật, có Pháp danh trên chùa, ngày ngày ăn chay niệm phật thì không nhiều. Phần đông là phật tử ăn mặn, đi lễ ngày rằm, mùng 1, thỉnh thoảng ăn chay. Còn vì sao món chay giả món mặn thì thực sự muốn biết lý do thì google 1 phát là ra ngay, các thầy chùa cũng nói việc này nhiều rồi.

    • gnnat23

      @Theant vấn đề là cái bác thấy đúng chưa chắc nó đúng với thiên đạo, hay nhân đạo, ví dụ như chém lợn, chọi trâu xong chém, ăn thịt chó trộm cắp, có thể bác thấy nó đúng nhưng nó man rợ, còn muốn biết điều gì đúng thì phải có thầy và gần những hiểu biết.

    • Theant

      @SamSam cái lý do chay giả mặn như b nói, chẳng qua chỉ là ngụy biện thôi. Bản chất của cái việc ăn món chay mà phải giả mặn nó đã đi ngược lại nhiều tiêu chí trong triết lý nhà Phật.

      2 vợ chồng bác tụng kinh niệm Phật thì bác cho em hỏi chút quan điểm về phóng sinh hiện nay, và 2 vợ chồng bác có phóng sinh trên chùa như mọi người không? Phóng sinh như thế nào?

    • SamSam

      @Theant Nhà em chỉ có vợ tụng kinh niệm Phật, còn em thì có nghe Pháp, nghe chú, chủ yếu là vợ nghe thì mình cũng nghe. Nhiều quán ăn chay giả mặn do có nhiều thực khách ban đầu có khi chỉ ăn để muốn giản cân hoặc ăn cho biết thôi, sau cũng có người từ đó bén duyên Phật pháp. Dù sao ăn một bữa chay giả mặn cũng bớt sát nghiệp hơn một bữa ăn mặn. Còn quan điểm phóng sinh thì 2 vợ chồng em khi nào ra chợ phát tâm phóng sinh thì sẽ mua một chậu ốc, còn bao nhiêu là mua hết. Rồi đi ra hồ rộng để phóng sinh. Phóng sinh là không hẹn trước, không đặt (hàng) trước, không fix ngày.

    • Theant

      @SamSam Nếu ăn chay vì lý do sức khỏe thì em cũng ko bàn, chỉ là nhiều người ăn chay giả mặn vì lý do tích đức, bớt nghiệp này nọ thì e thấy nó hơi . . .không hợp lý cho lắm vì nó ko hướng tới dưỡng tâm, quả dục. Phóng sinh ốc thì em thấy cũng là ổn nhất trong các loại, Chim cá thì chủ yếu ko có kiến thức, phóng sinh theo phong trào, còn mang nghiệp thêm. Cảm ơn bác!

    • Jennyhp

      @Theant Mọi người thường hay nghĩ đã làm gì là phải làm tới mức tuyệt đối, người tốt nhất quyết không được làm gì xấu, ăn chay là k có giả gì hết, nhưng thực ra mỗi người chỉ cần tốt hơn chính mình trước đây là được rồi, có ý thức tích đức rõ ràng là tốt hơn k nghĩ gì chứ, nên động viên chứ đừng mắng mỏ

      He he, còn cá nhân mình thì nghĩ là chay mặn đều tốt như nhau cả, vì con người là 1 mắt xích trong tự nhiên, tất cả ăn chay có khi thế giới lại diệt vong Miễn là đừng hành hạ động vật, đừng ăn con gì sắp tuyệt chủng là được

    • Theant

      @Jennyhp Vậy nên mình mới nói đến mục đích ăn chay là gì đó bác, mình cũng ko nói cái gì tuyệt đối, nhưng mình nghĩ nếu theo tư tưởng, cách lý giải, mục đích ăn chay của nhà Phật thì nó cũng nên đúng và xuất phát từ tâm, mọi sự phải từ tâm mà ra. Ý sau của bác thì mình cũng ủng hộ, thứ nhất mình là cao nhất trong chuỗi thức ăn tự nhiên, thứ 2, những người lao động chân tay nhiều, điều kiện kinh tế không đủ tốt để bổ sung đạm bằng hình thức khác thì không thể không ăn thịt được. M thì cũng chưa bao giờ ăn chay, tụng kinh niệm Phật và cũng không có ý định đó.

    • hiall

      @tfmn00 thực tế là vậy nên tôi mới hỏi.

    • vjnc

      @SamSam ăn chay niệm phật gì em không ý kiến, nhưng phóng sinh em nói thẳng ra rất ghét, có cầu thì sẽ có cung, không ai mua lấy gì họ bắt, bắt mấy con cho người ăn rồi phải bắt thêm cho người phóng sanh nữa. Chưa nói đến phóng sanh không có kiến thức làm chết, gây hại tùm lum nữa

    • captain_tuan

      @Theant Trước em xem được cái clip của 2 ông tây tranh luận về vấn đề ăn chay, một ông nói là nên ăn chay bằng loại rau, củ gì đó để tránh sát sinh, ông còn lại hình như nhà trồng loại rau, củ kia nói rằng để có cái món đấy lên đĩa thì ông ấy đã phải phun thuốc trừ sâu, phải giết nhiều sóc, chuột thì tránh sát sinh cái gì

    • aloha2504

      @Theant chào các bác. Lâu lâu mới thấy anh em tranh luận nhẹ nhàng và hay quá.

      Nhà tôi theo đạo Phật từ đời bà tôi đến giờ cubgx được 30 năm. Ngày xưa ít công cụ dúng là theo bằng tâm thức ở hiền gặp lành, nhân quả luân hồi. Đến tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn nhưng cũng do nghiệp chướng (lười 😄) nên cũng chưa ra ngô ra khoai lắm, một vài thứ cơ bản thì coa hiểu sơ sơ.

      về vấn đề ăn chay thì cũng có nhiều diễn giải rồi. Đầu tiên thời đức Phật tu đạo do đi khuất thực nên ko cấm ăn chay, ng ta cúng gì thì dùng nấy, chỉ cấm 4 loại thịt từ các con vât: 1. vì mình mà chết, 2. nghe thấy tiếng kêu, 3. nhìn thấy con vật bị giết, 4. Tự mình giết thịt

      sau này theo đạo giáo phát triển, có chùa chiền và tăng đoàn và tự chủ về ăn uống thì bắt đầu quy định ko được ăn chay.

      nếu coi sư là người học đạo như trẻ con đi học và người tu đạo như trẻ con tìn hiểu thế giới đạo, thì ăn chay được hiểu là những bước đầu tiên để học và làm theo đạo Phật với ý nghĩ rèn luyện tâm từ bi, bớt 1 bữa ăn mặn là bớt 1 phần đau khổ của 1 sinh vật nào đó, bớt 1 bữa ăn chay nghĩ là giúp tâm an lành hơn. Và ăn chay cũng coi như là 1 việc rèn luyện cho cơ thể nên làm từ từ dần dần cũng tốt như giảm ăn thịt, ăn nhiều rau hơn, hàng tháng phát nguyện ăn 2,4,8... ngày chay, thay thức ăn thịt bang đồ giả giả thịt

    • aloha2504

      Đối với đạo Phật, thì thức ăn là đồ để nôi sống cái xác thân vì có xác thân mới có điều kiện để tu tập. Đừng để thân xác phụ thuộc vao thức ăn hay các thứ khác đem lại nhục cảm tam thời cì nó sẽ cản trở bước đường tu đạo 😄

      cơ bản là thế nên chay mặn không quá quan trọng trong đạo Phật đâu ạ, cái tâm đối với thức ăn như thế nào quan trong hơn nhiều

      conf vấn đề phóng sinh thì tôi cũng còn nhiều điều chưa rõ lắm, như vc bác kia nói là không đặt không hẹn trước, gặp gì phóng sinh nấy khi tâm khởi theo tôi là tốt nhất.

      chủ động phóng sinh theo tôi cũng tốt, coi như có là hành động của bản thân để phát tâm từ bi và rèn luyện hành vi tốt. Còn nếu dùng phóng sinh để loè thiên hạ hay làm màu, ... thì nghiệp xấu nhiều hơn phúc

    • SamSam

      @vjnc Đúng là cũng khó, ai cũng có ý đúng, vậy thì chỉ có cách làm tối ưu chứ không có đúng hẳn hoặc sai hẳn. Tối ưu là không hẹn trước, không đặt trước, không chọn ngày để hạn chế việc người ta bắt nhiều (vào ngày rằm, mùng 1) hơn. Rồi khi phóng sinh là mua hết, mua nhiều nhất trong khả năng (như em hay phóng sinh là mua tất cả 1 chậu ốc vậy là mua được cả phần phóng sinh và phần để bán cho người ăn ốc), chọn con ốc vì ốc cũng dễ sống hơn nếu được thả trở lại. Khi làm việc đó mình cảm thấy vui và là đúng là một vịệc có ý nghĩa là đủ.

    • truongan91

      @Theant phóng sinh thế nào chả được miễn là đúng cách. Sao lại phân biệt phóng sinh chim cá là mang thêm nghiệp ??? Tương tự là việc từ thiện. Nhiều người bảo từ thiện xong quảng cáo là không tốt nhưng thực tế ra thì nó vẫn là làm việc thiện, thích đức. VD người ta quảng cáo xong mà nhiều người thấy thế làm gương, noi theo đi từ thiện là tốt chứ, hoặc quảng cáo xong doanh nghiệp phát triển, người ta lại quay vòng đi từ thiện tiếp, thế chả là tốt à @@

    • Theant

      @truongan91 b nên tìm hiểu kĩ hơn và đọc các cmt ở trên để sao vì sao phóng sinh cá và chim mà mình nói như thế. Phóng sinh như b nói là phóng sinh theo phong trào, cho có cái danh mà ko có cái tâm, ko nhìn thấy bản chất của vấn đề. Việc đó giống như ngu dốt + nhiệt tình vậy.

  • huyhoiham

    em giờ cũng thuộc chú đại bi nhưng chỉ hay đọc 1 2 biến

  • anonimus

    học thuộc luật giao thông, ra đường va chạm nhường nhịn xin lỗi bỏ qua cho người là công đức vô lượng rồi

    học thuộc luật lao động, luật dân sự, luật hôn nhân gia đình, đi làm sếp chửi, đồng nghiệp ganh, về nhà ko trút giận lên vợ con, ko giận cá chém thớt chửi cha mắng mẹ là công đức vô lượng rồi

    mấy cái kinh chú là để sư tu tập, phật tử học làm gì? cũng giống như tài liệu code, java, python, C+ để lập trình viên, dân làm IT người ta học, người thường học thuộc lòng mà ko làm việc với máy tính thì học làm gì? có hiểu gì mà học

    • hung608608

      @anonimus Mỗi người một Đức tin mà bác . Chúng ta cứ tự do sống theo ý mình , chỉ cần không làm hại ai , không gây hại cho xã hội là được rồi . Riêng em thì thấy thanh thản khi cuối tuần được ngồi 1 mình 1 ly sting , nghe Lofi girl , mắt lim dim trong cái nắng nhẹ của Sài Gòn .

    • SamSam

      @anonimus Tất cả những điều bác liệt kê ở trên đều có trong kinh phật gọi rút gọn là tu thân dưỡng tính đấy bác. Nó giống như một điều tổng quát để sau này xã hội đẻ thêm ra cái luật AI, cái luật XYZ gì chăng nữa cũng không cần phải liệt kê mà bản thân phật tử biết hành xử làm sao cho đúng.

      Đúng là với người không theo đạo nào hết, không tín ngưỡng thì không thích nghe/đọc kinh Phật. Tuy nhiên đã là phật tử thì là những người tin tưởng những điều trong kinh Phật dạy thì họ phải tụng niệm hàng ngày để quán tưởng, để làm theo những lời trong kinh Phật đó chứ.

      Phật tử giống như Tester trong ngành IT vậy, không cần phải code nhưng vẫn cần phải hiểu ít nhất là cách vận hành. Còn nếu tester mà còn biết code nữa thì chẳng phải càng test hiệu quả hay sao

    • Jennyhp

      @anonimus Kinh là học đạo đức mà bác, không bỏ lọ cũng bổ chai

    • BinhNQ84

      @anonimus đọc kinh, nghe chú cũng là 1 cách để khi xảy ra va chạm giao thông thì biết nhịn, khi bị sếp mắng thì về không trút giận lên vợ con đấy lãnh đạo ạ

    • anonimus

      @SamSamkinh phật thì chỉ có chuyển pháp luân là cốt lõi, hiểu được tứ diệu đế và bát chánh đạo để hoá giải vô thường là đủ, ngoài ra đều là hoa lá cành rườm rà ko cần thiết, phật cũng ko dạy phải cạo đầu ăn chay, tụng kinh niệm chú mà chỉ cần thực hành ngũ giới hàng ngày là tốt rồi, riêng xã hội này ai ai mà cũng chỉ cần giữ được 2 giới ko trộm cáp và ko nói dối thì nó cũng thành thiên đàng địa giới rồi, còn những người suốt ngày tụng niệm om ma ni bat me hum nhưng chắc gì giữ được giới nào, mà đã ko giữ được ngũ giới thì cũng đừng tụng niệm làm gì xấu mặt nhà phật

    • anonimus

      @hung608608 đó cũng chính là lời phật dạy và mong muốn chúng sinh thực hành hằng ngày, chứ ko phải học kinh tụng niệm lên chùa thắp nhang cúng dường, khấn sao giải hạn, nhiều người bây giờ tu tập theo trend, sư sãi hổ lốn, đột lốt tôn giáo trục lợi, buôn thần bán thánh tất cả đều khiến Phật pháp mạt vận

    • SamSam

      @anonimus Cốt lõi của đạo Phật là giúp con người thoát khổ, bằng cách bản thân tự giác ngộ. Chứ không dựa vào thế lực nào cả. Người hiểu đc điều đó khi đi chùa sẽ không mong cầu tiền tài danh vọng, không dâng sao giải hạn mê tín dị đoan. Còn vì sao phật tử phải tụng kinh niệm Phật thì tụng kinh để tẩy trừ những dục vọng, có tâm thanh tình sẽ chuyển hoá tốt cho bản thân mỗi ngày. Bởi Kinh là lời Phật dạy về đạo đức, chỉ ra các phương thức tu tập, có khả năng chuyển hóa thân tâm.

    • anonimus

      @SamSam sư sãi chùa chiền ngày một nhiều, phật tử theo phật tụng niệm có ở khắp nơi, theo lời như bạn nói thì VN có bình yên hơn ko? hay càng ngày càng mạt pháp vì tụng niệm mấy cái thứ đại từ đại bi như bạn?

    • SamSam

      @anonimus Người theo đạo Phật trên toàn cầu 8% thôi bác, còn riêng Việt Nam thì chưa đến 5%. Nếu 5% ds mà đại diện được cho tình hình cả đất Nước thì chú bé đần cũng thành nhà hiền triết

    • anonimus

      @SamSam ok, nhưng nếu ta đặt giả sử cả thế giới theo phật tụng niệm kiểu như bạn nói thì có chắc là thế giới sẽ bình yên ko?

    • SamSam

      @anonimus Theo mình cả thế giới theo đạo Phật, tu tâm dưỡng tính, chắc chắn cuộc sống sẽ tốt hơn. Lý do tất cả đều không phạm những giới sau:


      Người Phật tử tại gia đã quy y giữ từ một tới năm giới sau đây:

      Pànàtipàtà veramanì: Tránh xa sát sinh.

      Adinnàdàna veramanì: Tránh xa sự trộm cắp.

      Kàmesu micchàcàrà veramanì: Tránh xa sự tà dâm.

      Musà vàdà veramanì: tránh xa sự nói dối.

      Suràmeraya majjappamàdatthàna veramanì: Tránh xa sự dễ dãi uống rượu.

    • heo2019

      @anonimus nếu như cả thế giới đều theo Phật tụng niệm thì chắc chắn bình yên.

      1. Nếu hàng ngày ăn chay hoặc ăn uống thanh đạm thì chắc là ít thành phần xã hội đen đỏ, bớt hung hăng

      2. Một ngày dành khoảng 2-3 tiếng ngồi thiền. Mỗi bữa ăn khoảng 2 tiếng để cảm ơn và dâng, ăn chậm nhai kĩ. Một ngày dành 2 tiếng đọc sách. Ngoài ra làm vườn, nấu ăn…

      Thế là cả ngày sống chậm, 10 tiếng cho các việc trên, 8 tiếng ngủ, thế còn có 6 tiếng dư. Nếu như vậy thì sẽ ko có chiến tranh, hạn chế/không còn trộm cắp, mn cũng bớt thời gian ganh ghét đố kị.

    • Theant

      @anonimus ưng cmt của bác quá, e cũng quan điểm như vậy và chỉ cố gắng sống tử tế hơn mỗi ngày. Không đức tin, không nghe giảng đạo, tụng kinh gì bao giờ.

    • anonimus

      @SamSam bạn lại mâu thuẫn, nếu con người giữ giới được thì cần gì phải tụng niệm nữa, xã hội theo quan niệm phật giáo đưa ra là mô hình xã hội không tưởng, tụng niệm ko thể làm xã hội tốt hơn, vì vậy nên người ta mới đưa ra luật để răn đe, kiểm soát, 1 người trộm cắp theo quan niệm phật giáo thì ko giữ giới, ko được về cõi niết bàn, nhưng có tụng niệm đến đâu thì người ta vẫn tiếp tục trộm cấp, vì vậy xã hội thực tế người ta mới ra luật, trộm cấp thì chặt tay, vừa răn đe vừa ngăn chặn ko thể tiếp tục trộm cắp lần sau, chính điều này mới giúp xã hội tồn tại ổn định và phát triển

    • SamSam

      @anonimus Không hiểu ý của bác, vì việc tụng niệm thì đến sư thầy, cao tăng đắc đạo vẫn hàng ngày tụng niệm mà bác.

    • anonimus

      @SamSam vậy tôi hỏi bạn thái tử tất đạt đa cồ đàm làm gì để thành phật? ông ấy có xây chùa cạo đầu ăn chay tụng kinh ko?

    • 123344555

      @anonimus Câu nói ngu, nói linh tinh sao lắm like thế. Thôi cứ vui sướng đi 😂

      Không biết thì học, điều đó đơn giản vậy mà cũng ko hiểu được sao.

      Nói chú, Phật học chỉ dành cho sư là câu nói vô minh nhất trên đời..(nói theo nghĩa dân dã gọi là ngu ạ). Phật học, ai tin thì niệm, thì học theo thôi. (Dĩ nhiên ko tin thì ko học, cái đó cũng đương nhiên).

      Nếu điều đó đem lại bình an cho ai đó, thì điều đó tốt rồi.

    • SamSam

      @anonimus Đức Phật Thích Ca chỉ có một những người khác đâu có thể tự thành Phật, các đệ tử còn nghe ông giảng giải (những bài giảng này chép lại thành Kinh Phật) để chỉ ra con đường cho người khác học theo. Phật giáo Nguyên Thuỷ, Đại Thừa, hay Kim Cang đều tụng kinh và có những bài kinh riêng của mình. Bác có thể đọc thêm ở đây


      https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A...

    • aloha2504

      @anonimus nác này nói chuyện kiểu ngang phè phè. Đầu tiên nếu bác chưa hiểu về đạo Phật thì mình nói chuyện, còn nếu khôgn thì anh em ko nên tranh cãi nữa

  • pis2000

    Cuối tuần toàn nghe "Nhịp đập thị trường" - đọc báo cáo các thứ

  • gnnat23

    chã có ích lợi gì, thần chú giống như pass em anh A, em chị B giới thiệu, khi qua cỗng thì nói là bọn gác cỗng nó cho qua, thời đấy là xưa rồi, pass đã đỗi qua anh X, chị Y rồi, giờ còn giới thiệu em anh A, em chị B là không linh nghiệm, chưa kễ đã phiên âm qua tiếng Việt, pass xai mẹ nó hết rồi, cho nên đọc cũng chã ích lợi gì.

    • KBietJ

      @gnnat23 Theo ý riêng của mình: Kinh, Pháp Phật ... gì gì ấy nên học nội dung! đọc từng câu, từng lời thì thấy dỡ hơi làm sao...

      Ví như bác đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng là bản dịch tiếng Braxin!

      BTW: có 1 người bạn mình giải thích thấy tạm chấp nhận: đọc Kinh, Chú vô nghĩa, tối nghĩa... là để tịnh tâm_ tịnh tâm vì đọc lời vô nghĩa; mà kỳ thực tụng kinh cho mục đích vậy, thì còn hàng ngàn cách hay hơn.

  • gasieutrung

    Phật pháp ở VN rất khó tiếp cận hoặc có tiếp cận thì nhiều lúc ko đúng ko đủ vì kinh kệ toàn dùng tiếng Hán. Các thầy thì chưa đủ căn cở để dịch nghĩa cho chuẩn. Dẫn đến phật tử tiếp cận hoặc tu tập cũng ko nắm được đúng hay thiếu sót khi tu tập pháp môn đó. Nên phật pháp VN như là một mớ hỗn tạp vang thau lẫn lộn mãi luân hồi

    • SamSam

      @gasieutrung Cả thế giới cũng chỉ có 8%, nói chung là ít, được cái là Việt Nam khá nhiều chùa chiền, phong tục văn hoá thì hay đi lễ cầu bình an ngày rằm và mùng một.

    • gnnat23

      @SamSam Phật giáo từ bọn Tàu nó bị nhiễm thêm văn hóa Tàu, đẽ thêm mấy nghi thức thủ tục nhang đèn chuông mõ, vàng mã dâng sao giãi hạn, đẽ thêm cái tịnh độ tông xuốt ngày xin Phật Adida cứu, đẽ thêm cái đại thừa, phóng sinh cầu xin cho người khác, cái phóng sinh giờ biến tướng vãi ra, nên cấm hoặc giảm, bõ, chứ tôi đọc mấy cuốn sách Nguyên Phong dịch, Phật giáo chủ trương đơn giản quay vào bên trong an vui, không cầu xin quỳ lụy ai, làm gì hưởng đó.

  • lightrain

    Phật giáo tôi chỉ nể mấy bạn Khme trong miền tây, cả tu sĩ lẫn followers đều sống đúng tinh thần phật giáo nguyên thủy. Còn lại thì hehe xin lỗi các bạn phật tử, nó là hàng phiên bản fake nước 1 của tàu, lồng ghép quá nhiều thứ hăm dọa nhằm kiểm soát, cai trị và thu xèng sponsor.

  • heo2019

    Mình cũng đã đọc và phải cả tuần mới học thuộc Chú đại bi. Sau đó thì mình cố gắng hàng ngày đọc 3 lần chú, hôm nào quên thì chịu. Mình thường đi lễ và làm mọi thứ theo cảm tính chứ ko theo thầy nào. Căn bản mình bận đi làm, chưa có biểu thời gian nguyên tắc cho bản thân, con mới đẻ.

    Suy cho cùng, khi trưởg thành, con người lại tìm về chính bản thân, giữ cho lòng tĩnh lặng, giúp cơ thể chữa lành.

    Mình tin là Phật Pháp hướng con người đến điều đúng, và tuỳ theo từg giai đoạn của con người mà mình cố gắng điều chỉnh hành vi dần dần.

    Mình vừa đọc nhẩm xong bài chú thì đọc được bài của Sam Sam, cám ơn!

  • haythenhi

    Đạo Phật là đạo thực hành, tụng kinh trì chú cũng là một cách thực hành. Để thấy và sống được ở trung đạo thì bắt buộc phải dựa trên những phương pháp cực đoan. Ở từng phía cực đoan mới có cơ hội thấy được trung đạo, cũng là con đường hết mà, đi đường nào tới được thì đi, tuỳ duyên nghiệp mỗi người.

  • KBietJ

    Mình có người bạn: ngày nào cũng tụng Chú Đại bi!

    Nhưng nhà cửa không bao giờ lau dọn, để mặc người khác...

    Ăn uống cơm dâng, nước rót giùm...

    Việc nặng nhẹ trong nhà không làm, để mặc mọi người!

    ... ai kiến giải giùm mình xem bạn này đã gần với Phật lắm chưa ạ!?

    • SamSam

      @KBietJ Không phải cứ ăn chay, niệm phật là thành chính quả đâu bác Em còn biết mấy em giựt chồng làm con giáp thứ 13 cũng đọc kinh, đi chùa, ăn chay các kiểu cơ. Mọi thứ nó vô thường lắm, có phải ai đọc cùng một cuốn sách đều giỏi như nhau đâu. Trong 1 lớp học cùng thầy cô, cùng giáo trình, cùng thời gian và hoàn cảnh còn có học sinh giỏi, học sinh trung bình cơ mà.

    • aloha2504

      @KBietJ đạo Phật là đạo thực hành và tu tập, như bạn nói đó, ng ban của bạn bỏ luôn phân thực hành và tu tập rồi. Nếu bạn tốt thì nên khuyện bạn ấy tìm hiểu nhiều hơn về đạo về cách thức tu đạo.

  • gnnat23

    theo tôi biết thì khi 1 con vật chết do bị giết, linh trí nó càng cao thì oán hận càng nặng, 1 người ăn nhiều vào sẽ bị tiêm nhiễm các oán hận đó khó tu hành, nên đã gọi là tu thì tự động không ăn động vật, bất kễ đạo nào, không phãi ngẫu nhiên mà tất cả các đạo đều có các kỳ ăn chay, kễ cã trứng sữa, các bác cứ đễ ý mấy người làm đồ tễ, chặt cá, thịt nhiều sẽ rất dữ tợn, hoặc nói đâu xa nuôi chó cho nó ăn thịt xống nhiều là nó dữ hơn.

    ăn chay cây cõ cũng là tổn hại đấy, nhưng theo họ lý luận thì cây cối, chấn động lực thấp, oán hận không nhiều nên ít ảnh hưởng cho việc tu hành cũa họ, còn tốt nhất khi vào hạ bế quan gì đấy thì ăn ít, đủ duy trì xự xống.

    theo tôi thời đức Phật còn xống, thì cũng chã có chuyện đọc kinh, tụng niệm cã ngày, nên cứ theo thế mà làm, đừng bị ãnh hưỡng bỡi Phật giáo bọn tàu, theo tôi biết sau này các thầy đều đi du học Ấn hay Nepal để đọc trực tiếp kinh từ tiếng gốc, đễ ý xem bọn nó toàn vẽ ra mấy cái hũ tục như đố vàng mã, đốt nhang, phóng sinh, lên chùa ngày tết như đi xông khói, hãi vãi, giờ mấy chùa cũng giác ngộ cấm bớt việc đốt nhang rồi, rồi còn tụng niệm siêu độ gì đấy, xưa người nhà tôi muốn mời thầy về tụng là phãi thuê xe đẹp nhé, xe xấu không đi, ấn tượng đến giờ. Sau này tôi xem phim với đọc sách thì biết thời xưa đức Phật đến 1 vương quốc, cha ông vua vừa mới chết, ông vua ra lệnh cho đức Phật siêu độ, đức Phật từ chối và đưa ra ví dụ: 1 lọ đựng cát đá và 1 lọ đựng tinh dầu, nếu bỏ xuống sông thì lọ nào sẽ nổi, lọ nào sẽ chìm, ta có cầu nguyện cũng không thay đỗi được, tôi thấy cũng hợp lý, đó là ý kiến riêng không đụng chạm ai nhé, nói chuyện cho vui, còn đức tin ai thì người ấy theo.

  • 123344555

    Mình đọc và tin theo hướng Phật giáo nguyên thủy nên cũng ít tụng niệm, đi chùa theo Phật giáo phát triển (Đại thừa). Tuy nhiên, tụng niệm thì mình cũng không phản đối gì.

  • 123344555

    Thật, người thì không có biết một chút gì về thứ mình nói, nhưng lại đem thiên kiến chủ quan của mình ra để bàn luận. Người thì viết chính tả cho đúng cũng chưa nổi, cũng múa phím góp vui.


    Dạ, tặng mọi người tàng kinh các bằng tiếng Việt, để hiểu thứ mình đang bàn luận về.

    Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể bắt đầu bằng cuốn "https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp00.htm

    • aloha2504

      @123344555 oh hay đấy, để đọc thử. Tôi mới đọc quyển đường xưa may trắng hay quá, ngày xưa có đọc kinh pháp cú rồi nên thấy khá ăn khơp

  • roswell

    Mình theo Phật giáo nguyên thủy không hề thấy có bài kinh này, có lẽ thuộc hệ thống Phật giáo phát triển chăng?

    • SamSam

      @roswell Ở Việt Nam, các tông phái khác nhau thường có xu hướng hòa nhập lại tạo thành một phái chung bao gồm Tịnh độ tông, Thiền tông và Mật tông do đó thời kinh của Việt Nam thường chịu ảnh hưởng bởi ba sơn môn trên. Nhìn chung, công phu khuya thường mang màu sắc của Mật tông (tụng chú Lăng Nghiêm), công phu chiều lại thiên về Tịnh Độ (tụng kinh, niệm Phật). Thông thường, người trì tụng sẽ thiền (ảnh hưởng của Thiền tông) trước khi tụng đọc kinh điển, trước khi tụng phần chính kinh thường là tụng các chân ngôn (mantra) tịnh nghiệp như Tịnh pháp giới chân ngôn (Án lam tóa ha), Tịnh Tam nghiệp chân ngôn (Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám), Tịnh Khẩu nghiệp chân ngôn..., Đại Bi Tâm Đà-la-ni (phương pháp Mật tông), các bài kệ tán (màu sắc Tịnh Độ tông) như Cúng hương Tán Phật, Kỳ nguyện, Tán Phật, Quán tưởng, Tán Dương Chi... rồi mới đi vào phần chính kinh, sau chính kinh thường là Tâm kinh (Thiền Tông) và chân ngôn (như Quyết định vãng sinh chân ngôn, Dược Sư quán đỉnh chân ngôn, Tiêu tai cát tường thần chú)... cùng với các bài hồi hướng.

    • gnnat23

      @SamSam mấy cái này bọn tàu vẽ ra, ai có kiến thức nên tìm hiễu sẽ biết bọn nó mê tín dị đoan cỡ nào, đạo Phật nguyên gốc không khuyến khích thờ cúng tụng niệm vàng mã dâng sao giãi hạng, phóng sinh tàn sát chim chóc các kiểu như giờ.

    • 123344555

      @gnnat23 sách đó, chịu khó đọc đi. Không phải "bọn tàu vẽ ra" đâu.

      Mấy cái Tây Du Ký này kia thì Tàu vẽ ra thật, còn mấy cái Kinh, Chú này thì không phải "tàu vẽ ra" đâu.

    • gnnat23

      @123344555 ông mới phãi đọc sách, sẽ có nhiều bất ngờ đấy, cái mà ông biết sẽ khác xa với đạo Phật gốc nhé.

    • 123344555

      @gnnat23 vâng anh đúng hết. Phần anh cả đấy. Nhớ về đọc chính tả lớp 1 trước khi tranh luận. 😂🤣

  • nguyentrieu89

    Thời đức Phật đã nói không được dùng thần thông, không dùng chú pháp gì cả, tới giờ lại tụng chú, mà tụng thì như vẹt có hiểu gì mà tụng, hôm trước có vị thầy bảo là Phật giảng kinh pháp để chúng sinh nghe mà học theo giờ lại đem đi tụng học thuộc lòng rồi trả đọc cho Phật nghe.

    Với lại đức Phật có phải thánh thần phép thuật thần thông gì đâu, ngài chỉ là một người hiểu chân lý đi trước truyền lại cách để hiểu chân lý đó mà thôi

    • SamSam

      @nguyentrieu89 Muốn hiểu chú nói gì thì google giải nghĩa từng câu từng chữ có khó gì đâu bác. Thời đại 4.0 trên Google muốn gì cũng hiểu được dễ mà. Phập pháp là một đạo thuộc trường phái tự thân, không dựa vào đấng thần linh nào cả. Khi tụng kinh hay đọc chú không phải là trả bài cho thầy giáo hay cho Phật nghe đâu, mà đang đọc cho chính bản thân mình đó.

    • ntmj27

      @nguyentrieu89 nó là niềm tin thôi, tin nó giúp mình nhẹ nhàng hơn là đc. Nghe nó mà giúp cho mình thảnh thơi là được. Còn không thấy có lợi thì đừng nghe, ai bắt đc mình nghe đâu. Quan trọng gì ý với chẳng nghĩa

    • nguyentrieu89

      @ntmj27 đọc mà không hiểu mình đọc cái gì thì khác gì cái máy phát, khác gì con vẹt

    • nguyentrieu89

      @SamSam đồng ý là tự thân không dựa, thế mà suốt ngày lên trên chùa lại khấn này khấn kia thì không dựa đó là gì

Website liên kết