70 Bình luận
  • kunbui287

    Xưa từng rất hót câu chuyện: xin làm dự án thủy điện, nhưng mục đích chính là gỗ và khoáng sản ở vùng đó

  • ke_lang_thang

    @skygreen123 Đọc bài chưa nhỉ?? Tốn hơn 800 tỷ tiền thuế để tiền thuế để phá rừng làm hồ xong tốn thêm 1 đống tỷ tiền thuế để trồng lại 1.844 ha rừng ở nơi khác để bù lại. Chưa kể đến chi phí bao nhiêu năm dùng để bảo tồn khu vực rừng này.

    Giá trị kinh tế của nông nghiệp xung quanh khu vực này phải đóng góp bao nhiêu năm mới bù lại được tổng vốn đầu tư cho dự án này??

    Làm hồ để tưới mấy ruộng thanh long lại đi tị nạnh vs thủy lợi phục vụ dân sinh của 2 thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước.

    Đồng bằng SCL là vựa lương thực của cả nước, nhưng quy mô hồ nước ngọt lớn nhất cũng chỉ hơn 120 ha, sâu chưa đến 5m và không tốn chi phí khắc phục như trồng lại rừng.

  • skygreen123

    Năm nào mùa khô khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều kinh khủng. Nước cung cấp cho chăn nuôi, trồng trọt và sinh hoạt đều cực kì thiếu.

    Cứ tình nguyện xách nước cho người dân khu vực này đủ dùng thì nói gì cũng được.

    Sông ngòi khu vực Nam Trung Bộ ngắn và dốc. Dòng chảy lưu lượng rất thấp vào mùa khô. Dự án ra đến quốc hội rồi cũng đã bàn bạc chán chê.

  • hoa_hong_den

    đúng là ngu dốt, cứ canh me phá rồi ăn cho hết

    • Manhkhi

      @hoa_hong_den Rừng có nhiều gỗ quý, phải làm sao để khai thác hơp lý số gỗ đó. Và phải có dự án

    • hoa_hong_den

      @Manhkhi qua xem bọn nước ngoài nó bảo vệ rừng mà ham. Cấm động đến dù ngọn cỏ, có 1 đường mòn để đi cho dò cây đổ chắn ngan thì cũng chỉ được phép cắt cái đoạn chắn ngan đường dời đi, còn 2 doạn kia kg chắn ngan thì cứ để như thế

  • shinichi_kuto
    Trong số 600 ha rừng tự nhiên sắp bị phá có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông. Rừng ở đây nhờ được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị con người tác động, trữ lượng gỗ còn rất lớn.
  • kunbui287

    Xưa từng rất hót câu chuyện: xin làm dự án thủy điện, nhưng mục đích chính là gỗ và khoáng sản ở vùng đó

  • henryford

    làm dự án chén gỗ trước là lãi to rồi, còn lại thu thóc lép dẫn,

  • DQV

    Đơn đảng thì chấp nhận đọc xong đi ra

  • skygreen123

    Năm nào mùa khô khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều kinh khủng. Nước cung cấp cho chăn nuôi, trồng trọt và sinh hoạt đều cực kì thiếu.

    Cứ tình nguyện xách nước cho người dân khu vực này đủ dùng thì nói gì cũng được.

    Sông ngòi khu vực Nam Trung Bộ ngắn và dốc. Dòng chảy lưu lượng rất thấp vào mùa khô. Dự án ra đến quốc hội rồi cũng đã bàn bạc chán chê.

    • AntiGod

      @skygreen123

      skygreen123 bình luận -
      Năm nào mùa khô khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đều kinh khủng. Nước cung cấp cho chăn nuôi, trồng trọt và sinh hoạt đều cực kì thiếu.
      Cứ tình nguyện xách nước cho người dân khu vực này đủ dùng thì nói gì cũng được.
      Sông ngòi khu vực Nam Trung Bộ ngắn và dốc. Dòng chảy lưu lượng rất thấp vào mùa khô. Dự án ra đến quốc hội rồi cũng đã bàn bạc chán chê.

      Ko biết đúng sai như nào. Nhưng cần những cmt đa chiều như này

    • qwik

      @skygreen123 thế làm hồ thuỷ lợi xong có bảo đảm bảo ko cần xách nước cho người dân ko?

    • skygreen123

      @qwik Khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ mùa khô rất thiếu nước nên đã phải ngăn suối, xây đập tạo thành hồ nhân tạo cung cấp nước cho người dân để trồng trọt, sinh hoạt. Các vùng miền khác làm hồ thủy lợi mục đích chính cung cấp nước cho nông nghiệp còn khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ mùa khô phải mua nước từng can về để sinh hoạt đấy.

      Có hồ nước thì sẽ có mương cấp nước cho nông nghiệp. Có nhà mày nước sạch cung cấp nước cho người dân và công nghiệp dịch vụ.

      Các tỉnh miền Trung mùa khô sông cạn nước, nước mặn xâm nhập đang kêu trời kia kìa.

      Còn câu hỏi có cần xách nước hay không sau khi có hồ thủy lợi thì xin vui lòng Google. Google không mất tiền ngu đâu.

      Thanh niên ở nhà chỉ cần mở vòi nước ra là có dùng thì biết dell gì.

    • occi

      @skygreen123 Quan trọng là có nhất thiết hồ phải nằm đúng vị trí đó không, có phương án nào dẫn nước tích trữ ra khu vực khác không. Có dám chắc là quốc hội đã " nghiên cứu kỹ" hay bị tác động để phê chuẩn không?

    • skygreen123

      @occi Ngày xưa chưa có nước máy thì mỗi nhà làm 1 cái bể chứa nước. Giờ dùng nước máy thì nhà nước làm bể chứa.

      Saigon mà không có nước từ hồ thủy lợi Dầu Tiếng thì sẽ thế nào? Sông Đà mà cạn nước thì Hà Nội có báo động không?

      Nên nhớ miền Nam có 6 tháng mùa khô đấy. Còn mùa mưa thì miền Nam nước bao la. Vùng Nam Trung Bộ nổi tiếng khô cằn.

      Còn đã nghiên cứu kĩ chưa thì xin mời xem các bài báo viết về khô hạn vùng này các năm trước.

    • qwik

      @skygreen123 mình ở vùng cách nguồn nước cả ngàn km hơn ko cần xây hồ kề bên nhưng vẫn mở vòi là có nước Ngoài ra chỗ mình ở cũng khô hạn, do đó phải trồng nhìu cây theo mình gooogle thì cây rừng là thứ mà chống hạn + giữ nước tốt nhất

    • skygreen123

      @qwik Xin mời vào Bình Thuận, Ninh Thuận trồng cây để lấy nước cho dân dùng. Vào cả đồng bằng sông Cửu Long trồng cây để lấy nước ngăn xâm nhập mặn. Nói chuyện trên trời.

    • baun

      @skygreen123 nguyên nhân sâu xa của việc khô hạn một phần là Ninh Thuận và Bình Thuận không giữ được rừng. Tình trạng phá rừng canh tác của 2 tỉnh này diễn ra trên diện rộng và kéo dài mấy chục năm rồi. Tỉnh Đồng Nai kế bên nhưng khả năng giữ và bảo vệ rừng rất tốt. Xưa mình đi tới chỗ Thác Mai, sông La Ngà chảy qua là ranh giới tự nhiên của Đồng Nai và Bình Thuận, đứng bên Bình Thuận toàn rẫy nhìn bên kia sông toàn rừng, thấy khỉ đang đu cây luôn.

    • skygreen123

      @baun Nguyên nhân sâu xa là xuất hiện con người canh tác và sinh sống. Nếu không có con người thì đâu có chuyện gì xảy ra đâu.

      Con người phải trồng trọt, phải chăn nuôi và phải ăn nữa chứ. Ngày xưa người ta du canh, du cư. Giờ ngụ canh, ngụ cư thì phải có nương rẫy chứ.

      Người dân đói khổ phá rừng làm nương rẫy thì ai mà cản nổi. Còn Lâm tặc thì lại là chuyện khác.

    • astro

      @skygreen123 thiếu gì chỗ ở Ninh Thuận Bình Thuận làm hồ, sao cứ nhè vào rừng làm nhỉ? Đất ở đó phân nô hết rồi hay sao???

    • baun

      @skygreen123 nói vậy thì chẳng đâu giữ được rừng cả, và chẳng cần giữ rừng làm gì. Vấn đề là dân đói thì ở đâu cũng như nhau nhưng nơi họ giữ được nơi thì không? Như vậy thì là do chính sách và thực thi của chính quyền mỗi nơi mỗi khác nhau thôi, chứ dân với lâm tặc thì đâu cũng có cả. Đồng Nai có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất Đông Nam Bộ, còn các tỉnh xung quanh như Bình Phước, Bình Thuận, Bình Dương toàn đất canh tác. Thì ắt hẳn Đồng Nai phải có biện pháp gì đó khác biệt mới giữ được rừng, chứ không cứ làm ngơ cho dân phá rồi hợp thức hoá thành đất nông nghiệp thì cũng như các tỉnh khác thôi. Bên Bình Phước cứ đòi làm đường và cầu qua khu dự trữ sinh quyển chỗ cái cầu gãy Mã Đà nổi tiếng hay lên phim, nhưng bên Đồng Nai họ quyết từ chối. Nếu cứ ưu tiên dân sinh thì khi con đường đó hình thành thì dân lại đổ ra mặt đường sống rồi lấn tiếp vào rừng, rồi bao nhiêu đất rừng sẽ được hợp thức hoá thành đất ở và đất nông nghiệp?

    • doandaihiep

      @skygreen123 xây hồ trữ nước thì đúng rồi, quan trọng đánh giá tác động gây ra thôi, mà làm được việc này thì tầm mấy a cb ta chưa làm được tốt

    • qwik

      @skygreen123 thế sao lại phải xây hồ ngay rừng nguyên sinh? đất ở đó có thiếu đâu nhỉ?

    • ke_lang_thang

      @skygreen123 Đọc bài chưa nhỉ?? Tốn hơn 800 tỷ tiền thuế để tiền thuế để phá rừng làm hồ xong tốn thêm 1 đống tỷ tiền thuế để trồng lại 1.844 ha rừng ở nơi khác để bù lại. Chưa kể đến chi phí bao nhiêu năm dùng để bảo tồn khu vực rừng này.

      Giá trị kinh tế của nông nghiệp xung quanh khu vực này phải đóng góp bao nhiêu năm mới bù lại được tổng vốn đầu tư cho dự án này??

      Làm hồ để tưới mấy ruộng thanh long lại đi tị nạnh vs thủy lợi phục vụ dân sinh của 2 thành phố đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước.

      Đồng bằng SCL là vựa lương thực của cả nước, nhưng quy mô hồ nước ngọt lớn nhất cũng chỉ hơn 120 ha, sâu chưa đến 5m và không tốn chi phí khắc phục như trồng lại rừng.

    • herovnmother

      @skygreen123 xin hỏi bác có phải người dân vùng này không? bác có nắm tình hình hạn hán cụ thể tại vùng hàm thuận nam này qua các năm chứ? tình hình canh tác nông nghiệp chăn nuôi ảnh hưởng như thế nào? đang nói đích danh cái hồ tại vị trí cụ thể là xã hàm thạnh huyện hàm thuận nam, hồ cấp nước cho khu phía nam vì phía bắc đã có đại ninh..., lôi cả vùng bình thuận và ninh thuận ra là không đúng, bình thuận khô hạn khu vực phía bắc như hàm thuận bắc, bắc bình, tuy phong là các nơi giáp với ninh thuận là đúng, đem áp với khu phía nam như hàm thuận nam, hàm tân hoặc đức linh, tánh linh là quy chụp đổ đồng không chính xác. Lập luận của bác có vẻ logic với người mới lạ ko biết gì về vùng này, còn đối với tình hình thực tế là không chính xác!

    • FlyingGeneral

      @herovnmother kể cả có đúng là khô hạn thì cũng có thể chọn nhiều vị trí để làm hồ tích nước, thủy điện, thay vì chọn chặt rừng. Đường quốc lộ bẻ cong để né 1 cái cây còn được cơ mà.

    • skygreen123

      @herovnmother Năm nào tivi, báo chí chẳng đưa lên hình ảnh mùa khô của Bình Thận. Lấy bản đồ ra đó xem khoảng cách từ hồ Đại Ninh ra đến điểm xa nhất của Hàm Thuận Nam là bao xa? Tạm lấy khoảng cách thị trấn Hàm Thuận Nam đến hồ Đại Ninh là 140km thì lấy nước bằng niềm tin à?

      Hồ này nó thiết kế để cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt của huyện Hàm Thuận Nam và 1 phần của Hàm Tân. Mùa khô dân ở đó thiếu nước thì ông vui lòng đi xách nước chứ đừng lên tivi mà kêu nhé.

      Rừng cũng quan trọng. Nhưng nước thì quan trọng hơn. Người ta làm hồ chứa nước chứ có làm sân golf hay phân lô bán nền đâu.

      Hàm Thuận Nam là huyện ven biển. Sẽ có hoạt động du lịch, công nghiệp phát triển trong thời gian tới. Mà có mấy cái đó thì phải cần nước chứ.

      Còn nói Hàm Thuận Nam không phải là vùng khô hạn thì mình nói luôn Bạn chẳng biết gì về khí hậu.

      https://binhthuan.gov.vn/1324/32694/596...


      https://nld.com.vn/thoi-su/binh-t...


      https://vtv.vn/vtv9/binh-thua...

    • skygreen123

      @ke_lang_thang Theo luật Lâm Nghiệp hiện tại thì muốn lấy đất rừng khu này làm gì đó thì phải trồng rừng khu vực khác tương đương. Ok chưa?

      Còn nói khu vực Hàm Thuận Nam đủ nước dùng rồi và không khô hạn thì cho dẫn chứng. Hay dell biết mùa khô năm nào dân Bình Thuận cũng than trời vì thiếu nước. Trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt và sau này là hoạt động du lịch, công nghiệp đều cần nước.

      Dân ở chỗ nào thì cũng là dân. Nhà ông cúp nước thì ông có lấy không khí hít thở thay được không?

      Người ta thiết kế hồ chứa thủy lợi thì cần vị trí có địa hình lòng chảo và cách xa khi dân cư. Vị trí đó là hợp lý rồi. Sau này có lấy nước để làm nước máy thì cũng phải lấy nước ở khu vực tương đối sạch. Chứ làm hồ nước ở khu dân cư sẽ làm đảo lộn sinh hoạt của người dân. Chi phí giải phóng mặt bằng cũng cao hơn và nguồn nước tương đối ô nhiễm.

      Còn thể hiện ta tài giỏi thì vui lòng chỉ cho nhà nước vị trí nào làm hồ nước được cho là hợp lý đi.

    • pis2000

      @skygreen123 đúng rồi bác, khu này mùa mưa ngắn, lượng mưa ít, đất đai khô cằn, nóng ... e từng qua đây khảo sát làm nông nghiệp như chạy mất dép vì nóng nắng trong năm dài quá

    • herovnmother

      @skygreen123 thế lại không đúng, trên thực tế (không phải trên bản đồ) dù phía bắc gần đại ninh nhất nhưng chính phía bắc lại là khô hạn nhất chứ không phải phía nam (bác có hiểu điều này chưa hay bất chấp thực tế, hoặc là ko hiểu chỉ lý luận cho vui) nên nơi cần dẫn nước là phía bắc kìa, chứ ko phải phía nam.

      Còn các bài báo nó chính là phương tiện dọn đường trước khi thực hiện để việc thực hiện được rộng đường dư luận hơn. Đọc để biết chứ không phải để tin toàn bộ...mọi thứ phải từ quan sát thực tiễn, đường để bị dẫn dắt quá nhiều! Bởi thế, người địa phương ngta thường thấy câu chuyện hoàn toàn khác, còn người đâu đâu thì nói tam sao thất bản kiểu suy diễn logic hoặc là thuyết âm mưu khó hiểu lắm!

    • skygreen123

      @pis2000 Khoan xuống 40-50m mà không có nước thì đã thấy chán rồi. Ngay mùa khô ở khu vực miền Đông Nam Bộ đã thấy khắc nghiệt.

    • skygreen123

      @FlyingGeneral Ông tư vấn cho nhà nước vị trí làm hồ thủy lợi đi. Dân ở đó mùa khô cần nước hay cần rừng hơn? Nhà ông cúp nước 1 -2 ngày thì ông thấy sao? Người nông dân bị chết khô cả 1 vườn cây thì họ nghĩ gì?

    • pis2000

      @skygreen123 cái trò khoan giếng cũng hay ho lắm bác bác vác cái khoan xuống chỗ bằng khu này khoan có khi cả gần trăm m ko thấy nước, nhưng bác vác lên chân đồi hoặc cao hơn xíu khoan thì tầm 30-40m lại có nước, mà như vậy thì dẫn đc nước xuống dùng cũng chết mọe

    • herovnmother

      @FlyingGeneral về vị trí mình không có đủ chuyên môn để phân tích là để ở rừng, đồng bằng hay nơi nào đó khác. Nhưng trên thực tế vùng này không khô hạn để mà đưa ra lý do đánh đổi là phá rừng làm hồ tích nước như là 1 kiểu cứu vùng này cấp bách hoặc hạn chế phát triển kinh tế xã hội là không đúng, chủ yếu là mị dân để được làm chính, đó là không hợp lý, còn nhiều vùng cần cứu trước hơn là vùng này, cụ thể là các khu vực phía bắc của bình thuận ấy, nó cực kỳ khô hạn hơn nhiều, nó cần cứu trước sao không làm, phía nam đang ổn sao lại cứu!?

    • skygreen123

      @pis2000 Thấy nông dân mùa khô khoan hẳn ngay gần lòng suối rồi bơm về rẫy. Còn trên rẫy cao thì khoan nát bét ra rồi. Còn mạch nước ngầm thì khó nói. Ví dụ giếng đào nhà mình có nước còn hàng xóm thì cạn khô.

      Ai ở vùng mùa khô phải mua từng can nước dùng về rồi mới hiểu. Còn dân phía Bắc, Nội thành Saigon thì biết gì về nước lôi đâu.

    • skygreen123

      @herovnmother Ổn tức là không thiếu nước vào mùa khô? Vùng trồng Thanh Long của Bình Thuận đang trồng ở khu nào thế? Hàm Thuận Nam là 1 huyện có biển nên sau này sẽ phát triển thêm dịch vụ du lịch, công nghiệp nữa.

      Tôi ví dụ làm 1 cái hồ chứa nước sinh hoạt nhé. Làm hồ ngay khu dân cư thì nước đó mang lên lọc thành nước máy có dùng được không? Dư chất phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt đổ xuống thì nước đó có làm nước uống được không?

      Hồ này thiết kế để dùng cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp. Còn muốn lấy đất mấy trăm héc ta của khu dân cư ở chỗ khác thì chỉ giúp nhà nước đi.

      Nói chung thì làm con đường, xây 1 ngôi nhà đều ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng để làm sao tốt cho sinh kế của người dân địa phương thì người ta lờ đi.

    • skygreen123

      @herovnmother Ông có phải là nông dân Hàm Thuận Nam không mà phát biểu hùng hồn thế? Làm hồ chứa nước cho dân dùng mà mị dân? Chắc ở Hàm Thuận Nam không có internet, Camera chắc? Đông Nam Bộ, Tây Nguyên người ta còn phải làm đập tràn, hồ thủy lợi trữ nước cho mùa khô kìa.

    • herovnmother

      @skygreen123 nếu tôi nói CÓ (thậm chí có nghiên cứu sâu) thì ô cũng đâu chịu những lý luận của ô chỉ là lý thuyết theo quan điểm cá nhân không thực tiễn đúng không?

    • herovnmother

      @skygreen123 bớt lý thuyết với lý luận online lại đi, bác có quyền nghĩ như vậy thoải mái ko ai cấm nhưng đừng lan truyền làm người khác ngộ nhận, thật đấy!

    • skygreen123

      @herovnmother Lý thuyết gì? Tôi thấy ông toàn dùng thuyết âm mưu. Hàm Thuận Nam không phải vùng khô hạn thì chỉ có thằng ko biết gì mới nghĩ như vậy. Nói Hồ Đại Ninh cung cấp nước cho Hàm Thuận Nam đã thấy không biết gì về địa lý rồi.

      Khô hạn mà bảo là quan điểm cá nhân? Ông có biết nhìn bản đồ và không ảnh không vậy? Học Địa Lý cô giáo không dạy cho biết khí hậu vùng Nam Trung Bộ à?

      Muốn làm hồ thì phải có suối cấp nước. Ông tư vấn xem chỗ nào có suối để xây hồ đi.

    • herovnmother

      @skygreen123 khô hạn lời với ô cào phím này luôn

    • skygreen123

      @herovnmother Tôi thấy đang phí lời với ông đấy. Tranh cãi chẳng dựa trên lý luận gì cả. Hay lại bảo Hàm Thuận Nam không phải vùng khô hạn. Mùa khô người dân dùng nước thoải mái.

      Cây thì chết khô còn ông thì múa phím. Sinh kế của người nông dân của người nông dân chứ phải của ông đâu. Ông thích hít không khí trong lành còn người nông dân muốn nước tưới cho cây của họ.

    • herovnmother

      @skygreen123 rồi rồi..., ô là nhất rồi, giỏi thiên văn, tường địa lý-bản đồ, giỏi phân tích, lý luận. Ô là khôn nhất, nói là đúng. Rồi vậy được chưa? còn thiếu gì không?

    • FlyingGeneral

      @skygreen123 mình ko có nhiều kiến thức chuyên môn về mảng này, nên ko dám lạm bàn. Mình ủng hộ tự do ngôn luận và tranh luận văn minh. Các bác tranh luận ở topic này mình đều đọc và ủng hộ hết nhé.

      Việc làm hồ đập và chặt rừng đều là việc lớn, mình nghĩ cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đưa các phương án cụ thể rồi chọn cái tối ưu, và Quốc hội nên có kênh lấy ý kiến nhân dân công khai. Chính quyền tỉnh phải có nhiều phương án để cử tri chọn. Cá nhân mình ủng hộ làm hồ chứa nước và phản đối việc phá rừng để làm.

    • skygreen123

      @herovnmother Có cấm ông đưa quan điểm của ông đâu. Nhưng dân thì cần nước còn ông thì cần rừng và không khí.

    • skygreen123

      @FlyingGeneral Muốn làm hồ thủy lợi thì phải có suối ( hoặc con sông) cấp nước cho hồ. Diện tích đất phải đủ lớn. Phải xa khu dân cư để tránh ảnh hưởng cuộc sống người dân. Địa hình phải phù hợp để xây hồ chứa nước.

      Chứ đâu thể cứ thấy 1 mảnh đất trống rồi xây bức tường hình tròn là ra cái hồ thủy lợi.

      Trước khi ra đến Quốc hội bàn bạc thì người ta cũng có báo cáo môi trường rồi.

    • herovnmother
      nếu tôi nói CÓ (thậm chí có nghiên cứu sâu) thì ô cũng đâu chịu những lý luận của ô chỉ là lý thuyết theo quan điểm cá nhân không thực tiễn đúng không?

      @FlyingGeneral ô kia cãi quay cuồng như cái máy mà ko đọc nội dung ngta nói luôn. Ghớm thật! chịu!

    • FlyingGeneral

      @skygreen123 Nếu buộc phải chặt rừng thì đành đánh đổi vậy. Chỉ mong bước đấu thầu bán gỗ với công tác trồng lại rừng được làm đàng hoàng minh bạch (mà mình ko tin tưởng khúc này lắm)

    • shinichi_kuto

      @skygreen123 Mời bác phản biện.


      1. Tại sao lại phá rừng làm hồ chứa khi mà El Nino đã gần kề và sát nách? Năm nay Việt Nam làm hồ chứa, năm sau đã là El Nino đỉnh rồi, chả có nước nhiều đâu mà chứa, chỉ có hạn khốc liệt.
      2. Trong thời điểm sẽ hạn nặng và nắng nóng cực độ khi El Nino đạt cao điểm trong năm sau, thì rừng hay một hồ chứa trơ đáy - cái nào quan trọng hơn? Hay là tỉnh Bình Thuận sợ cháy rừng trên diện rộng nên muốn chặt bớt? Và một cái hồ chứa nước sẽ chứa cái gì khi mà mùa mưa năm nay ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã diễn ra quá nửa và có thể gần qua đi rồi. Tại sao lại không làm hồ chứa trong những năm La Nina mưa nhiều, mà để đến lúc El Nino mới làm?
      3. Trở lại thực tế căn bản nhất của một hệ sinh thái và sinh quyển nước, thì rừng hay một hồ chứa sẽ có chức năng chống chịu hạn hán mạnh mẽ hơn? Đặc thù của địa hình và vị trí địa lý tại tỉnh Bình Thuận nói chung, và Hàm Thuận Nam nói riêng, là có lượng mưa hàng năm rất ít và khó đón mưa. Điều này đã diễn ra hàng trăm năm, nếu không muốn nói là hàng nghìn năm nay. Tại sao dân cư ở đó vẫn sống yên ổn sau ngần ấy năm trước khi định làm hồ? Tình trạng hạn là đặc thù vùng miền, thì đào thêm hồ chứa sẽ tốt hơn (lấy nước ở đâu mà chứa, chưa kể cần phải tính đến mức độ bốc hơi nước và thẩm thấu xuống lòng đất do nắng nóng và cạn kiệt những kênh nước ngầm), hay là giữ rừng - trồng thêm cây - tạo lớp thực bì che phủ bức xạ nhiệt sẽ tốt hơn? Tại sao các quốc gia nông nghiệp tân tiến trên toàn cầu như Israel, vùng đệm Sahara, đều khẳng định rằng trước tình trạng sa mạc hóa, cát hóa đất đai, thì trồng cây và phủ xanh mặt đất là cách duy nhất để chống hạn? Tại sao Việt Nam lại đi làm ngược lại? Một vùng đất có đặc thù sa mạc hóa và ít mưa như Bình Thuận, thì lại tiếp tục phá rừng và chặt cây, với một cái lý do rất vớ va vớ vẩn là để làm hồ chứa nước? Như vậy chẳng phải chính phủ, quốc hội và người dân Việt Nam chọn phương án cầu may kiểu như "há miệng chờ sung rụng" (xây hồ với hy vọng mưa xuống có nước trong hồ ở một vùng ít mưa và nóng) thay vì có ý chí và niềm tin, cũng như nỗ lực trồng rừng, giữ rừng, phủ xanh vùng đất bị hoang mạc hóa? Vậy hóa ra người Việt còn thua cả các quốc gia Châu Phi nằm ở vùng cận Sahara, hoặc Trung Quốc đang phủ xanh sa mạc Tân Cương? Cái mà 100.000 người dân cần không phải là một cái hồ sẽ trở nên khô khốc trong tương lai (điều đó là chắc chắn vì đã có rất nhiều hồ tưới tiêu khổng lồ trên toàn cầu đang biến mất hiện nay). Hoặc cho dù là một cái hồ có nước, nhưng nước đó được dùng để tưới tiêu cho những cánh đồng trồng nông sản phun xịt và bón chất hóa học để hy vọng phục vụ cho thị trường thế giới, để người dân "giàu lên" nhờ cây trái nhúng thuốc độc (ví dụ như EU vừa từ chối hàng trái cây thanh long của Việt Nam vì dư lượng hóa chất), thì điều đó cũng không đáng đánh đổi với một khu rừng đầy sự sống bền vững.
      4. TIỀN là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề và xu hướng nghiêm trọng. Lối suy nghĩ TÀI TRỢ CỦA TƯ BẢN luôn khiến con người mờ mắt, mờ ý chí, suy nghĩ nông cạn và cho rằng mình có quyền lực thay đổi tất cả. Chính ĐỒNG TIỀN làm cho chúng ta luôn chọn lợi nhuận, tư lợi, cái dễ dàng trước mắt, đòi hỏi đáp ứng ngay nhu cầu, nhưng quên mất lợi ích dài hạn, chức năng bền vững đặc thù trong từng vùng miền, đức khiêm tốn trước Trời Đất, và sự sáng suốt tôn trọng quy luật của Tự Nhiên. Đừng nghĩ có TIỀN là có TẤT CẢ. ADB hay WB chỉ là công cụ của TƯ BẢN, với lối suy nghĩ TƯ BẢN, niềm tin TƯ BẢN. Chính nền tài chính mà WB, IMF, ADB... đang chống lưng đã làm những điều tệ hại, phá hủy môi trường qua các dự án không bền vững, nhúng tay vào công việc nội bộ của các quốc gia nghèo, tạo ra cớ tiếp tay cho giới tư bản bành trướng thêm hệ thống quyền lực chết chóc của họ.
      5. Sự đắc ý viện dẫn cả chục ngàn mẫu đất rừng bị phá hủy trong quá khứ để làm các công trình thủy điện và thủy lợi càng cho thấy mindset của người Việt không học được điều gì cả, không tiếp thu được các bài học xương máu đang xảy ra ở hiện tại và cả trong tương lai nữa. Mùa nóng vừa qua, cho dù có cả đống thủy điện backup, nhưng Việt Nam đã thiếu điện trầm trọng. Cần đặt các câu hỏi căn bản. Vấn đề của thiếu điện ở đâu ra? Do nguyên nhân gì? Việc phá thêm rừng để làm thủy điện có khiến tình trạng này được cải thiện? Nước để chạy turbine do đâu mà có? Tại sao nước hồ cạn queo rất nhanh khi nắng nóng diễn ra dài hơn 1 tháng? Báo chí thì ra rả đăng bài về biến đổi khí hậu, cảnh báo nắng nóng do hiện tượng xả thải khí nhà kính, nhưng chưa bao giờ dám động đến nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách quyết liệt - chính là TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TƯ BẢN. Càng giàu, càng ham mê LỢI NHUẬN, càng muốn KIẾM TIỀN, thì càng đẩy nhanh cuộc khủng hoảng và xô đổ mọi nhân tố đã giữ thế giới này CÂN BẰNG. Bạn sẽ không bao giờ đáp ứng được LÒNG THAM, vì NÓ LÀ VÔ ĐÁY. Chỉ có thể biết DỪNG, THÌ QUAY ĐẦU LÀ CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC BẾN BỜ CỦA SỰ SỐNG.
      Đã hết thời gian mơ mộng và suy nghĩ nông cạn cho các dự án viễn vông và không thực tế rồi. Nếu Việt Nam tiếp tục dấn bước vào con đường TĂNG TRƯỞNG CỦA TƯ BẢN, thì sẽ hết thuốc chữa và hết cả khả năng chống chịu với những gì Hành Tinh Titanic đã dự báo từ hơn 15 năm trước. Việt Nam sẽ chẳng còn gì ngoài một mảnh đất điêu tàn và không có sự sống.
    • maxbale

      @shinichi_kuto Theo mình một số cái bạn so sánh chưa xác thực lắm. Nhưng vote vì cái tâm của cụ. Viết dài được như này thật sự trân trọng.

    • shinichi_kuto

      @maxbale ko phải em viết bác ơi, em đọc thấy hay nên copy lên đây cho mọi người thảo luận. Em có 1 thắc mắc cùng ý với trong bài viết đó là NƯỚC Ở ĐÂU? Hồ xây thì dễ rồi nhưng mà lấy nước ở đâu để chứa.

    • shinichi_kuto

      @FlyingGeneral

      FlyingGeneral bình luận -
      @skygreen123 Nếu buộc phải chặt rừng thì đành đánh đổi vậy. Chỉ mong bước đấu thầu bán gỗ với công tác trồng lại rừng được làm đàng hoàng minh bạch (mà mình ko tin tưởng khúc này lắm)

      Rừng tự nhiên cứ chặt là mất nhé bác. Trồng lại chỉ là 1 đám cây, chứ ko phải là rừng.

    • maxbale

      @shinichi_kuto Thật ra Bình Thuận thì ko đến nỗi như sa mạc Sahara. Nhưng rõ ràng nguồn nước là vấn đề trong dự án này. Chắc cũng có những nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định. Bởi một đại dự án không thể không có những đánh giá về tác động môi trường và các vấn đề liên can. Mình sẽ ngồi chờ các cụ có những hiểu biết hơn đưa ra để rõ.

    • occi

      @skygreen123 Tôi có đọc báo cáo tham vấn ĐTM nhưng không thấy chỗ nào đưa ra thêm 1 vài vị trí khác để so sánh. Ngoài ra cũng chỉ chọn duy nhất 1 phương pháp đập dâng chặn sông để tích nước thành hồ. Nên không biết khi lập dự án họ đã khảo sát các vị trí khác chưa, không biết họ có nghiên cứu các phương pháp tích nước khác chưa ( ví dụ như dẫn dòng nước đến 1 vị trí khác rồi đào hồ ở đó tích nước lại)/ Đọc không thấy chỗ nào ghi nêu bật được kết luận là vị trí đặt hồ là bắt buộc không thể thay đổi

    • FlyingGeneral

      @shinichi_kuto thẳng thắn mà nói thì lựa chọn chặt rừng làm hồ chủ yếu vì lý do chi phí thấp hơn là làm hồ chỗ khác, tức là đang bỏ khó chọn dễ, dù biết rõ là phương án dễ làm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

    • skygreen123

      @kunbui287 Đừng bị bọn báo chí nó dắt đi như 1 con bò. Hồ Biển Lạc là hồ tự nhiên có từ lâu đời chứ không phải hồ Thủy Lợi.

      https://tuoitre.vn/binh-thuan-tho...


      Trong vùng bán ngập, trước đây có quy hoạch diện tích khoảng 230ha khai thác đất sét sản xuất gạch ngói, cát xây dựng. Từ năm 1983 người dân đã bắt đầu khai thác sét phục vụ cho việc sản xuất gạch ngói thủ công.

    • kunbui287

      @skygreen123 báo chí có giá trị phản biện tốt. ông bày tỏ quan điểm được rồi. Không cần phải gay gắt và nghĩ mình thông minh như 1 con lợn nhé!

    • skygreen123

      @kunbui287 Mày là thằng ngu. Mày có biết hồ Thủy Lợi khác hồ Tự nhiên là thế nào không? Hay hồi nhỏ không được đi học tử tế?

      Thông minh thì đi mà thể hiện đi. Chắp tay lỗ đít ngu như bò rồi tưởng mình cao đạo.

    • kunbui287

      @skygreen123 ôi bố tướng ơi, tôi mới nói 2 câu, đều là trích thông tin mang tính phản biện từ cơ quan báo chí chính thống mà bố tướng bảo tôi tưởng mình cao đạo. Trong khi bố tướng chiếm quá nửa số cmt trong cái topic này, ông nào nói gì khác quan điểm là bố tướng nhẩy vào mồm người ta để cãi, đua lý và chửi. Gay gắt và tức giận chỉ khiến não bố tướng teo nhỏ hơn thôi nhá

    • skygreen123

      @kunbui287 Tự nhiên ở đâu nhảy vào rồi nói người khác tém tém. Tôi có nói chuyện hay phản biện gì ông đâu. Hồ Biển Lạc nó là cái hồ tự nhiên rồi ông dẫn cái link bảo nó là hồ thủy lợi.

      Ông có biết hồ thủy lợi khác hồ tự nhiên là cái gì không?

      Người viết bài cũng có 5-7 loại. Trang quochoitv cũng chỉ là trang thông tin điện tử. Ngay báo chí nước ngoài cũng fake new đầy kia kìa. Đâu phải ai viết gì cũng tin được.

      Quan điểm khác nhau thì đừng nên dạy dỗ. Dân ở đó không có nước thì họ chịu chứ ông chịu éo gì.

    • kunbui287

      @skygreen123 thú thực với ông, tôi là dân báo chí chính thống. Không phải đơn giản và tự nhiên, rất nhiều cơ quan báo chí chính thống, bao gồm nhiều báo lớn (bao gồm cả Truyền hình Quốc hội - chịu sự quản lý của Văn phòng Quốc hội - cái này tôi rõ, chứ không phải "cũng chỉ là trang thông tin điện tử" như cách hiểu của ông) lại được phép đi sâu vào phân tích mang tính phản biện xung quanh Dự án này và những thứ liên quan của Bình Thuận. Bởi báo chí ở ta không chỉ là phản biện, mà việc tạo dư luận còn là tín hiệu, mở đường cho những bước bước tiếp theo... Việc đầu tư Dự án là đúng và cấp thiết, như quan điểm của ông, nhưng không có nghĩa là cứ thế mà làm, ko có gì phải bàn. Những thông tin mang tính phản biện và ý kiến dư luận có thể là cơ sở để điều chỉnh Dự án cho phù hợp hơn, như Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An nói: "Nếu có điều bất hợp lý, ảnh hưởng môi trường, phá hệ sinh thái đến mức nặng nề, tỉnh sẵn sàng điều chỉnh, xác định việc đúng thì quyết tâm làm, sai sẽ chỉnh sửa, tiếp thu, không bảo thủ". Thân!

    • skygreen123

      @kunbui287 Thấy bên trên ông nói dự án sinh ra chủ yếu là vì rừng và khoáng sản. Có dẫn chứng gì không ông?

      Tôi đọc ở các diễn đàn khác thì khu vực đó là rừng trồng, rừng sản xuất là chủ yếu. Thấy dân cũng ở ngay gần đó. Mà ở VN tôi biết thì cứ có chỗ nào có dân ở thì rừng gần đó cũng chỉ còn lại rừng thưa thôi. Dân mình phá rừng ác lắm.

      Trong tổng 600 héc ta đó thì bao nhiêu là rừng trồng, bao nhiêu là rừng nguyên sinh. Bao nhiêu là đất sản xuất.

      Còn vụ khai thác cát, sét từ lòng hồ Tôi thấy có từ ngày xưa. Hồ Thủy lợi, hồ Thủy Điện hay hồ tự nhiên đều có hiện tượng bồi đắp hàng năm. Ngày xưa cứ mùa cạn dân, đầu lậu khai thác. Sau này các vụ cát tặc hút cát làm lở bờ sông nên mới bị cấm ngặt. Ngay hồ Trị An đang bị bồi lắng khối lượng cát rất lớn. Đang phải lên kế hoạch nạo vét kia kìa.

      Bây giờ ai còn dám bao che khai thác cát lậu. Phát hiện bắt ngay.

  • herishinehero

    Thất bại thật

  • contranos

    Cái cần ở đây là nội dung dự án hồ chứa nước, và toàn bộ thảo luận của Quốc hội về xây hay không xây hồ này, đem công khai ra cho mọi người xem. Ai phản đối thì xem mà phản đối. Chứ cứ ngồi máy lạnh, cơm đủ ăn áo đủ mặc nhưng nơi khác làm gì cũng phản đối mà ko có căn cứ gì thì thôi im dùm.

  • 247az

    Cứ lý luận kiểu cần phát triển, rồi nắng cháy khô hạn thì áp vào đâu cũng được hết. Dự án nào lúc vẽ ra chả đẹp. Chỉ còn vài mảnh rừng nguyên sinh trên cả nước, hãy bảo vệ và đừng đâm vào chính lá phổi của mình

  • baun

    Trong hình là cây bằng lăng ổi hay còn gọi là săng lẻ, cây đẹp và gỗ vân chun rất đẹp, hay được làm mặt tủ li ngày xưa. Mỗi cây vậy chắc cả trăm năm mới lớn được vậy, mình thích vẻ đẹp của cái cây, lâm tặc thích vòng vanh của gỗ. Nhà anh Minh Nhựa có 1 cây gốc cũng cỡ trong này nghe đồn giá cả chục tỷ! Nhưng giá trị của nó trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh có lẽ gấp nhiều lần và dài hạn hơn những gì ta có thể thấy! Sao người ta có thể đốn hạ giết chết vẻ đẹp mà cả trăm năm mới hình thành được nhỉ?

    PS: rừng sáng lẻ ở Nghệ An cũng chẳng có mấy cây đạt được kích thước cỡ như trong hình!

Website liên kết