1
Hay
91 ngày trước
batdongsanvungvendalat.com.vn
Loan tin
Làm homestay ở Đà Lạt là một mô hình đầy tiềm năng, nhưng cũng đầy thách thức. Xứ Đà Lạt thơ mộng đã trở thành một điểm đến nổi tiếng với cả khách du lịch trong và ngoài nước. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và không gian yên tĩnh, Đà Lạt chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang muốn tìm sự yên tĩnh thư giãn. Do lượng khách du lịch đổ về ngày một đông, nên đầu tư làm homestay ở Đà Lạt là một lựa chọn tiềm năng với nhiều cơ hội phát triển. Vậy tiềm năng như thế nào, có rủi ro gì kèm theo hay không, cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Kinh doanh homestay Đà Lạt có tiềm năng không
Như đã nói, du lịch Đà Lạt phát triển từng ngày và không có dấu hiệu chững lại. Do đó kinh doanh homestay Đà Lạt thật sự có tiềm năng, với những lợi thế như sau:
Vị trí địa lý: Đà Lạt nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, lại có cao tốc và sân bay nên thuận lợi cho du khách trong nước và du khách quốc tế.
Khí hậu và cảnh quan: Với khí hậu ôn đới và không khí trong lành, Đà Lạt là một thiên đường để du khách “chạy trốn” khỏi cái nóng và gió bụi của thành thị. Cảnh quan tươi đẹp với rừng thông, đồi núi, suối thác…. cũng đủ để trái tim chúng ta xao xuyến mãi.
Sự phát triển du lịch: bây giờ chỉ cần nói đi du lịch, trong đầu rất nhiều người đã “nhảy số” đến hai chữ Đà Lạt. Lượng khách trong lẫn ngoài nước ngày một đông đúc, công thêm đường sá thuận tiện và các mô hình phục vụ du lịch nở rộ, nên du lịch Đà Lạt luôn luôn phát triển mạnh.
Như vậy cũng đủ thấy rằng, tiềm năng làm homestay ở Đà Lạt là vô cùng lớn, nếu đầu tư bày bản nghiêm túc, có định hướng rõ ràng thì việc thu lợi nhuận chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.
Những thách thức khi mở homestay ở Đà Lạt
Ảnh hưởng từ Covid
Trải qua đợt dịch Covid, nhiều người đã bị giáng đòn kinh tế vô cùng nặng nề, trong đó nặng nhất là ngành du lịch. Nhiều homestay khắp nơi nói chung và Đà Lạt nói riêng đã phải đóng cửa do không gồng gánh nổi. Cũng có người đã chủ động nhảy sang mô hình kinh doanh khác. Có những vấn đề mà chúng ta không ai lường trước được, vì vậy nhảy vào cuộc chơi này các chủ đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Sự cạnh tranh lẫn nhau
Homestay ra đời càng nhiều, đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa hơn. Vì thế, sự cạnh tranh sẽ càng đẩy lên cao hơn nữa nếu muốn kinh doanh thuận lợi.
Xu hướng của homestay
Lahaland đã nói đến sự cạnh tranh khi có quá nhiều homestay mở ra, mà cạnh tranh ở đây là cạnh tranh gì? Muốn khách hàng lựa chọn homestay của mình để lưu trú, người chủ đầu tư phải làm cho nó thật sự khác biệt, có điểm độc đáo riêng để khách hàng có lý do mà lựa chọn. Điều này đòi hỏi người làm homestay ở Đà Lạt phải tìm tòi, nghiên cứu thị hiếu khách hàng, tính toán thật kỹ lưỡng.
Chi phí nhân lực
Muốn vận hành một bộ máy, bắt buộc phải có nhân lực. Nhiều người chủ homestay do muốn tiết kiệm chi phí ban đầu nên đã tự mình làm hết mọi thứ. Chưa kể, mới lúc đầu chưa có doanh thu nên việc trả lương cho nhân lực thường không cao, dẫn đến không tuyển được người. Đây cũng là bài toán đau đầu cần phải giải ngay.
Đầu tư kiểu “ăn xổi ở thì”
Cũng không ít chủ đầu tư theo kiểu “ăn xổi ở thì”, nghĩa là cứ nghĩ mở ra là có khách mà không tính toán tìm hiểu gì cả. Đến khi gặp khó khăn thì lại muốn bỏ cuộc.
Muốn làm homestay ở Đà Lạt thành công thì phải làm gì
Để thành công khi làm homestay ở Đà Lạt, nắm vững thông tin về thị trường là rất quan trọng. Hãy tận dụng một số công cụ phân tích thị trường để hiểu rõ hơn về giá phòng, doanh thu (theo ngày, theo tháng, theo quý), vị trí, xu hướng đặt phòng…. mới có thể nghĩ đến chuyện lâu dài.
Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, điểm mạnh và yếu của homestay khác, xu hướng đặt phòng và các dịch vụ khác mà du khách thường yêu cầu.
Xem xét các đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu các homestay khác đang hoạt động ở Đà Lạt để tìm hiểu về cách họ kinh doanh, giá cả và dịch vụ mà họ cung cấp. Điều này giúp bạn xác định được những lợi thế và điểm đặc biệt để tạo ra sự khác biệt cho homestay của bạn.
Phân tích sự cạnh tranh của các khu vực mở homestay ở Đà Lạt
Trung tâm thành phố: khu Hòa Bình, chợ Đà Lạt, hồ Xuân Hương và bán kính 2km thường là khu rất cạnh tranh từ khách sạn đến nhà nghỉ, homestay. Giá thì cực kỳ cao. Người mới muốn đầu tư nên tránh khu vực này.
Cách trung tâm 3-5km: là khu vực phường 3 và phường 8. Tuy cũng cạnh tranh cao nhưng giá mềm hơn trung tâm, lại có cảnh đẹp nên có thể đầu tư.
Các trung tâm 7-10km: thuộc phường 10. Quỹ đất ở đây còn nhiều, có cảnh rừng thông mây bạt ngàn, xung quanh là nhiều quán cafe “sống ảo” nên rất thích hợp để mở homestay mô hình hòa mình vào thiên nhiên.
Vùng ngoại ô: gồm khu vực Ankroet, ngã ba Tình, khu Ma Rừng Lữ Quán, thung lũng Đạ Sar (huyện Lạc Dương), đất Lâm Hà… Càng ra xa thì quỹ đất càng nhiều, giá lại rẻ nên rất thích hợp mở homestay kết hợp các mô hình lưu trú trải nghiệm.
Tóm lại, làm homestay ở Đà Lạt là một lựa chọn hấp dẫn với nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần hiểu rõ thị trường và cạnh tranh, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tạo ra những trải nghiệm độc đáo và chất lượng. Bằng cách sử dụng các công cụ phân tích thị trường và nghiên cứu cạnh tranh, bạn có thể xác định được điểm mạnh của homestay của mình và tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng.
Hơn nữa, vị trí cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của homestay ở Đà Lạt. Lựa chọn vị trí gần các điểm du lịch nổi tiếng sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra, việc tạo ra trải nghiệm và dịch vụ chất lượng cũng là yếu tố quan trọng. Đánh giá và cải thiện dịch vụ, đồng thời duy trì giá cả cạnh tranh, sẽ giúp homestay của bạn trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho du khách.
Nguồn: https://batdongsanvungvendalat.com.vn/lam-homestay-o-da-lat/

Làm homestay ở Đà Lạt: tiềm năng và thách thức
Kinh doanh homestay Đà Lạt có tiềm năng không? Những thách thức khi mở homestay ở Đà Lạt. Muốn làm homestay ở Đà Lạt thành công thì phải làm gì?
0 Bình luận
- Chưa có bình luận nào cho chủ đề này.