36 Bình luận
  • khdba2002

    Ko biết mọi người sao chứ tôi cầm cái cốc này lên uống cảm giác bia hơi ngon hơn hẳn

  • vadaihiep

    Mình nghĩ người viết bảo thủ, hoặc câu tương tác thôi.

    Người HN thích cốc xanh thì kệ người ta sao phải muốn họ dùng cốc khác?

    Đứng ở góc độ chủ quán bia, nếu cốc xanh đang đông khách, giá cốc lại rẻ, thì tội gì họ đổi cốc xịn hơn?

  • rocknotstone

    9 điểm 3 môn

  • khdba2002

    Ko biết mọi người sao chứ tôi cầm cái cốc này lên uống cảm giác bia hơi ngon hơn hẳn

    • hoa_hong_den

      @khdba2002 nó là cảm giác hoài niệm, như mình cho đến giờ vẫn khoái ăn chay theo kiểu ông ngoại mình ăn ngày xưa, tương hột chưng cho thêm xíu đường chưng cho nóng lên rồi ăn với cơm, thế thôi quất luôn 3 chén cơm vẫn thèm,

    • nnlong82

      Nó kiểu bị quen, ra quán bia hơi mà cái cốc uống bia nó khác đi là thôi, cảm giác uống chả ra sao ! Lâu lâu đi làm trận thể thao rồi ra làm mấy quại với anh em mà cầm cái cốc lên đã thấy bia nó ngon như húp sò rồi ^_^

  • Bigpanda

    Nên vậy, về mặt truyền thông cũng sẽ có nhiều cái để nói hơn, dạng như signature là phải vậy cho nó đặc biệt ko bị giống giống với các loại khác

    Bản thân mình cũng thích uống bằng ly này

  • vadaihiep

    Mình nghĩ người viết bảo thủ, hoặc câu tương tác thôi.

    Người HN thích cốc xanh thì kệ người ta sao phải muốn họ dùng cốc khác?

    Đứng ở góc độ chủ quán bia, nếu cốc xanh đang đông khách, giá cốc lại rẻ, thì tội gì họ đổi cốc xịn hơn?

  • dangquang1020

    Thì kệ mẹ người ta, thích dùng cái gì uống thì dùng

  • coderth

    Bảo thủ là những thằng cứ có vấn đề với việc người khác làm gì, ăn gì, ăn như thế nào ... ấy

  • taymonkhanh

    Đây ông tác giả cũng nhận ra rồi này…

  • pqduong

    uống bia hay làm vỡ cốc, dùng cốc này ok còn gì

  • hoangt

    Ăn uống ko chỉ bằng mồm mà còn bằng mắt nữa, cái cốc nhà báo cho là cóc gặm có thể nó không đẹp nhưng nó phù hợp.

  • mr_bear

    Thị giác cũng là 1 phần cảm nhận ẩm thực, thử ăn trong 1 cái hộp xốp, 1 cái bát nhựa với ăn trong 1 cái đĩa sành sứ xem có khác 1 trời 1 vực ko

  • Firefly

    Anh em tôi ở Quê, toàn uống bằng Bát. Làm gì có cốc cóc gặm mà uống 😂

  • vannamvu

    đơn giản cái cộc này rẻ nhất so với các loại cốc bằng thủy tinh khác

  • hauc2

    Cuối cùng ngon hay không vẫn 80% nằm ở bia và đồ nhắm. Cái cốc chỉ là câu chuyện...nhưng có chuyện hay thì uống cũng vào hơn.

    • pincono

      @hauc2 bác nhầm. uống gì thì e k biết, chứ uống bia thì còn phải uống bằng mắt nữa nhé

      có mấy e gái PG váy ngắn rót bia thì 1 hơi hết luôn

      uống khéo lại còn thấy tí nước zãi ấy chứ

  • nhat_nguyen

    Quan trọng nhất là cái thủy tinh làm ra cái cốc cóc gặm kia có đủ an toàn khi dùng để uống không!

  • cafebuon1111

    Bạn gặp và yêu vợ lúc vợ bán mới 18. 30 năm sau bạn giàu có, chả lẽ bỏ vợ để yêu lại 1 cô gái 18 tân tiến hơn?

  • pis2000

    em cứ thích cái cốc này thì có sao ko tiên sư bố anh viết bài rảnh háng

  • haiyannotme

    thế cũng thành bài báo, mà phải công nhận uống bằng cốc này cảm giác ngon hơn

  • Jaxxx

    Nhiều ông biết cái đb j đâu, a dua là chính.

  • baokhanhtlc

    Chắc bài này cố tình viết vậy để tăng tương tác thôi, cái cốc xanh đấy là bao tâm huyết thiết kế đấy (nó giống như chuyện cái bình xăng của Đức quốc xã trước kia, đơn giản nhưng ko phải cái bình nào cũng thay thế được): cốc dày dặn đủ đầm tay để cầm, để cụng mà không lo vỡ, dung tích rất lý tưởng để uống, nhìn bia rót vào bọt bám li ty quanh thuỷ tinh đã thấy hấp dẫn rồi, giờ thay cốc khác ông định thay loại nào để phục vụ quán bia ?

  • Jackie_Chu_ai

    Cốc này mấy ông đầu 8x trờ về trước thích vì nó hoài niệm chứ mình cuối 8x thì thấy bình thường, quan trọng là bia gì và không khí, không gian quán thôi.

  • gasieutrung

    Tôi đây uống bia HN hơn 20 năm chưa thấy quán bia HN nào ko dùng cái cốc “cóc gặm” này. Có cái cốc này cảm giác ngon nó phải lên đến 30-40% chứ đùng đùa

  • doctorphan

    Bài vớ vẩn vl

  • moedihoang

    Người ta đặt cái title cố tình đặt dấu "?" phía sau để cho các bố vào tranh luận mà. Lao vào cãi nhau, chửi thằng tác giả thế là ăn trap rồi

  • lifelover

    Em bỏ bia hơi đến chục năm nay rồi, ra quán bia hơi thì mấy ae gọi cả két ra ngâm thùng đá mỗi thằng ôm 1 chai uống dần. Bia hơi HN nhiều năm gần đây chất lượng kém, cốc xấu đẹp gì mà rửa ko sạch uống cũng khó chịu 😄

  • Thienson88

    Ơ ko xem phim ah, uống xong còn phải đập cốc nữa, cốc này không hợp lý thì còn cốc nào :v

  • gaidepthitcho

    Mình đi công tác xa lâu ngày phải đặt mua chục cốc này uống bia hơi HN đóng lon. Uống bia khác thì dùng cốc khác

  • trannhunhong

    Chuyện chưa kể về cốc bia vại “huyền thoại” ở Hà Nội: Thiết kế trong 1 giờ, thống trị hơn 40 năm không có đối thủ


    Uống bia là một trong những nét văn hoá đường phố đặc trưng của người Hà Nội. Cốc bia hơi ấy dù giá rẻ "bèo" nhưng lại có sức hấp dẫn riêng và thậm chí trở thành thức uống "giải khát" của người dân vào mùa hè.

    Tuy nhiên, ít ai để ý rằng hầu hết các quán nhậu thường chỉ sử dụng một loại cốc duy nhất. Đó là chiếc cốc thuỷ tinh vại, có màu xanh xanh, trăng trắng, đục ngầu rất đặc trưng. Khi chạm tay, cảm giác cả chiếc cốc đều sần sùi. Đưa lên mắt ngắm nhìn, thấy hàng vạn, hàng nghìn bọt khí vây quanh thành cốc, giống như những bọt bia đang tan dần trong lớp thủy tinh xanh nhạt.


    Trước đó, trong thời kỳ bao cấp khó khăn, bia hơi dù được coi là mặt hàng xa xỉ nhưng những của hàng Mậu dịch quốc doanh độc quyền bán bia của nhà nước luôn đông kín khách mỗi buổi chiều về. Cảnh tượng cả trăm con người nhẫn nại chờ đợi rồi thất vọng ra về khi chưa đến lượt bia đã bán hết không phải chuyện hiếm.


    Khi ấy, người Hà Nội sử dụng đủ các loạt cốc chén to nhỏ. Đến năm 1976, hoạ sỹ Lê Huy Văn ngày đó đang làm việc ở Phòng Kỹ thuật Liên hiệp xã Tiểu thủ Công nghiệp Trung ương đã được giao nhiệm vụ thiết kế chiếc cốc uống bia, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

    Trước đó, ông có thời gian dài làm việc và học tập trong lĩnh vực mỹ thuật tại Đức.

    Ông chia sẻ với Báo Đấu Thầu: "Tôi sang Đức năm 12 tuổi để học phổ thông, sau đó được chuyển vào Trường dạy nghề Kamera - und Kinowerke Dresden. Nơi đây đã mang đến tay nghề cơ khí chính xác điêu luyện, giúp tôi có nền tảng thực tiễn sinh động để học tốt về design sau này. Kết thúc 3 năm học tại Dresden, tôi từ biệt bờ sông Elbe Dresden lãng mạn của nước Đức, về với mùi khói lam chiều, bữa cơm cà kho chốn quê nhà".

    Chưa đầy một tiếng đồng hồ sau khi được giao nhiệm vụ, hình dáng của chiếc cốc đã hiện lên trên bản vẽ và 3 ngày sau mẻ cốc vại bia "huyền thoại" đầu tiên chính thức ra lò tại HTX Thủy tinh Dân Chủ.


    Hoạ sĩ Lê Huy Văn nhớ lại: "Trên bản vẽ, tôi thiết kế chiếc cốc có hình côn, phần miệng loe to thân đáy nhỏ lại nhằm giúp việc xếp chồng cốc lên nhau thuận tiện; trên thân cốc có gờ tròn để dễ cầm nắm. Chất liệu chế tác cốc từ thủy tinh tái chế, có tính bảo vệ môi trường, giá thành rẻ…và có độ cứng nhất định để khi chạm cốc không bị vỡ, sứt. Cốc có dung tích tới nửa lít do thời điểm đó mua bia mậu dịch mỗi lần xếp hàng chỉ được phép mua 1 cốc, uống xong rồi quay lại xếp hàng mua tiếp, nên chiếc cốc được thiết kế lớn để mua cho đỡ mất công".

    Quy trình "chế" cốc bia khá đơn giản, chủ yếu dựa vào sức khỏe và kỹ thuật của người thợ. Theo đó, mảnh kính vỡ được đập thành mảnh nhỏ loại bỏ tạp chất rồi cho vào lò nung 1.800 độ C trong 6 tiếng; khi thủy tinh nóng chảy người thợ dùng chiếc ống dài khoảng 1,5m lấy thủy tinh ra và dùng hơi thổi, xoay đều tạo hình cốc. Cốc sau đó được cắt mép, làm tròn miệng và ủ nguội bằng tro từ 12 - 15 tiếng…

    Việc sản xuất cốc bia xanh vào thập kỷ 80 - 90, đã trở thành nguồn thu chủ lực của nhiều hợp tác xã thủy tinh. Ở Hà Nội, trước có Xí nghiệp thủy tinh Thanh Đức tại Trương Định chuyên sản xuất cốc. Đến 2017, làng nghề thổi bình, lọ thủy tinh Xối Trì, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực (Nam Định) vẫn còn 3 hộ dân duy trì nghề làm cốc bia với trung bình một ngày, mỗi lò làm ra khoảng 1.500 chiếc cốc.

    Thời điểm sản phẩm cốc bia xanh ra đời, Bộ Nội thương là nơi duy nhất thu mua, bán buôn đến các nhà tiêu thụ. Giá mỗi chiếc cốc thời điểm đó chỉ 500 đồng/chiếc; bán buôn cho cửa hàng bia khoảng 2.05 đồng/cốc. Hiện chợ đầu mối Gầm Cầu (Hà Nội) được biết đến là nơi duy nhất phân phối cốc cho toàn Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành lân cận; với giá bán buôn từ 6000 - 6.500 đồng/cốc, bán lẻ khoảng 10.000 đồng/cốc.


    Hai năm sau khi ra lò, chiếc cốc vại đã "xâm chiếm" khắp Hà Nội. Những người hiểu biết và nghiên cứu về thiết kế từng đánh giá cốc bia vại là một "Good Design".

    Họa sĩ Huy Văn phân tích, có vài lý do chính khiến chiếc cốc vại tồn tại lâu bền. Thứ nhất, nó được thiết kế chắc chắn, mộc mạc, phù hợp với việc uống bia. Mẫu cốc đơn giản cũng giúp quá trình sản xuất, vận chuyển trở nên thuận lợi hơn. Ngày nay, chiếc cốc thu nhỏ lại, bớt loe hơn nhưng nhìn chung, thiết kế không thay đổi nhiều.

    Đồng thời, vì được làm từ nguyên liệu tái chế nên giá thành cốc vại rẻ lại hạn chế ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là do cảm thụ, thói quen của người tiêu dùng. Khi họ đã quen với sản phẩm, nhận thấy được tiện ích của nó thì thật khó để dịch chuyển sang một sản phẩm khác.

    Năm 2010, CTCP Thương mại bia Hà Nội (HABECO Trading) đưa ra mẫu thiết kế mới. Loại cốc này có màu trắng, hình trụ hơi thuôn đáy to, thân cốc có tạo đường vân dọc và vân hình ô van. Năm 2011 dự kiến có khoảng 50.000 đến 75.000 chiếc cốc được sản xuất nhưng rồi nó nhanh chóng chỉm nghỉm vì không thể nào đánh bật được ưu điểm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng dành cho cốc vại.

    Chưa hết, nhiều nhà hàng hoặc hàng bia cao cấp cũng muốn nâng chất lượng phục vụ khách hàng nên đã thử thay thế bằng loại cốc nhựa trắng giả pha lê có độ bền cao nhưng đều không được khách hàng ưa chuộng. Họ nói uống bia hơi trong loại cốc nhẹ tếch ấy làm mất đi hương vị đậm đà của bia hơi Hà Nội và đòi chủ cửa hàng phải sử dụng loại cốc vại truyền thống. Vậy là những loại cốc đời mới đành chịu cảnh xếp xó nhường chỗ cho chiếc cốc xanh huyền thoại.

    Nhiều lúc ngồi ngắm cốc vại, tác giả Huy Văn vừa thoáng tự hào vì đến nay, nó đã đi sâu vào đời sống, trở thành vật dụng thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, thi thoảng ông lại thấy rất buồn và chỉ mong một mai ra đường, thấy chiếc cốc vại được thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm mới.

    "Điều ấy có nghĩa là ngành thiết kế nước mình phát triển hơn, có người giỏi hơn tôi, đã nghĩ ra những chiếc cốc vừa đẹp, vừa có nhiều ưu điểm hơn cốc vại".

  • nighthunter

    Tôi đã từng làm cho gành bia. Làm cho bia hãng lớn. Từng đi phát cốc cho khách. Và nhờ khách dừng cốc bia của hãng mình. Nhưng thực tế đi thị trường. Đi nhậu nhẹt. Cầm cái cốc bia cóc gặm. Rót bia tràn ra khỏi cốc. Làm một hơi bay nửa cốc. Thấy phê thôi rồi. Mà ngồi quán vỉa hè. Vừa uống vừa nói chuyện rộn ràng thấy vui vãi nhái. Cốc mà rơi cái choang một cái nghe cũng vui tai. Cả khách lẫn chủ cười như nổ ngô. Tôi thấy cái cốc này uống bia hơi ngon hẳn. Là đỉnh cao của thiết kế lẫn tối ưu về kinh tế. Một kiệt tác từ thời bao cấp.

  • traiyenbai

    Các bác có địa chỉ bia hơi nào ngon và chuẩn ở HN không ? Chia sẻ cho ae với ạ

  • libiyuong

    chuẩn rồi, tranh cãi làm gì.

Website liên kết