Ghi chép của mankichi
CHẮN HỌC ĐẠI CƯƠNG"
1. Các binh chủng và quân số trong chắn học
Bộ bài chơi chắn gồm có 120 quân. Trong thực tế khi chơi chắn thì người ta chỉ dùng 100 quân (20 quân còn lại dùng cho advance user luyện thêm một bí kíp cao cấp gọi là tổ tôm). Quân gồm các binh chủng VẠN, VĂN, SÁCH trải dài từ 2 (nhị) đến 9 (cửu). Mỗi quân có một sức mạnh và tầm quan trọng riêng. Người chơi chắn giỏi phải như vị tướng biết tập hợp và rèn luyện các quân binh chủng thành từng nhóm gọi là cước sắc. Ngoài ra còn 4 nhân vật đóng vai trò chỉ huy có tầm quan trọng như nhau gọi là CHI CHI (hệ trưởng). Câu thần chú để nhận diện và huy động các binh chủng là: "Vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng". Câu này không được quên vì nếu quên thì các thành công lực đã luyện đều bị mất hết, người lúc đó chỉ như một cao thủ bị phế bỏ võ công mà thôi.
2. Cách chơi.
Mỗi người chơi được cấp phát 19 lính thuộc các binh chủng khác nhau được lấy từ đít lên đầu (chia bài) Nếu lấy từ đầu xuống đít là dân amateur không sành điệu. Nói theo ngôn ngữ bóng đá thì là Serie B. Sau khi chia bài thừa lại năm quân sẽ được gộp vàomột phần 19 cây để làm nọc hay lọc (câu chuyện là l cao hay n thấp thực sự tốn khá nhiều giấy mực của giới nghiên cứu chắn học). Người ù ván trước sẽ được quyền rút một cây trong nọc cho vào một trong 4 phần còn lại để bắt cái. Có một cách xác định cái nhanh dựa vào vị trí của người bắt cái là:
Nhất: Chi, ngũ, cửu
Nhị tiến, lục tiến
Tam đối, thất đối
Tứ tụt, bát tụt (lùi)
Sau khi bắt cái thì người có cái sẽ có 20 quân trên tay, sắp xếp theo ý đồ chiến thuật và lĩnh ấn tiên phong đánh con đầu tiên và tiếp tục theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi một con được đánh xuống thì người dưới cánh có quyền ăn hoặc không ăn. Nếu ăn thì phải hạ xuống. Khi hạ cần cẩn thận nếu không sẽ xảy ra trường hợp treo tranh và trái vỉ. Chắn Beginner thì không tính trái vỉ nhưng sẽ bắt treo tranh. Trường hợp này không phải ngồi im xem người khác chơi tiếp nhưng hậu quả được đúc kết vào câu: "Treo tranh trái vỉ nghỉ ăn tiền" có nghĩa là nếu ù thì cũng vô nghĩa.
Ví dụ về treo tranh: Trên bài có một chắn bát sách và một con bát văn. Nếu cửa trên đánh bát sách thì không được hạ bát văn xuống làm cạ mà phải hạ bát sách xuống làm chắn và giữ cạ bát sách, bát văn trên tay. Trái vỉ có nghĩa là đặt con định ăn lên trên con hạ xuống.
Nếu không ăn thì bốc một con từ nọc cũng theo phương thức từ dưới lên. Các tay chắn cao thủ thường là bốc nọc vì họ nắm rõ hai khẩu quyết: Khi đi vợ dặn cao tay bốc, tự làm tự ăn, qua cửa thì cấu. Bốc xong thì ném xuống chiếu. Ăn được thì ăn không ăn được thì hô dưới để cho cửa dưới tiếp tục. Một ván chắn sẽ kết thúc khi có một người ù. Khi có người ù thì những người còn lại có trách nhiệm trả tiền, hai chú ngồi vuông góc vói người ù có trách nhiệm chia bài.
3. Điều kiện và cách ù
Điều kiện để ù là trên bài phải có ít nhất 6 chắn và các quân còn lại đã có đôi có cặp, ngôn ngữ chắn gọi là tròn bài hay là va rồi, quệt rồi. Chỉ được ù quân bốc từ nọc lên, các quân do người khác đánh ra chỉ được ù trong trường hợp chíu ( chíu có nghĩa là đã có 3 quân giống nhau trên tay và thấy quân thứ tư cũng giống. Chíu được ưu tiên ở cửa nào cũng có quyền ăn và ù. Nếu ăn chíu thì phải xếp thành hàng dọc. Ăn bòn thì phải xếp thành hai đôi). Người ngồi trên cánh được phép ù trước trong trường hợp hai chú cùng ù một con.
4. Cước sắc và cách tính điểm
Trong chắn học có nhiều cước sắc, thường là các cước sau.
1. Bài đen xì cả thì gọi là bạch định (6 điểm)
2. Bài có 8 cây đỏ thì gọi là 8 đỏ (7 điểm)
3. Lèo = Cửu vạn, bát sách, chi chi ( 5 điểm)
4. Tôm = Tạm vạn, tam sách, thất văn (4 điểm)
5. Thiên khai = 4 quân giống nhau (3)
6. Chíu = có 3 quân giống nhau, ăn thêm một quân nữa (3)
7. Bòn = Hai lần ăn cùng một quân tạo thành 2 đôi (3)
8. Bạch thủ = 5 chắn tròn bài, bốc lên một con tạo thành chắn thứ 6 (4)
9. Trì =Ù tại cửa (3)
10. Thập thành = 10 chắn
11. Xuông =Không có các cước trên trong bài thì gọi là xuông
12. Thông = Ù hai ván liền nhau
Khi ù thì trong bài có cước nào trong số các cước trên thì hô bấy nhiêu câu. Ví dụ câu: Thông trì bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chíu có tôm có thiên khai có ăn bòn . Điểm sẽ được cộng vào theo bảng điểm nêu trên.
Chắn học là mênh mông, biến hóa khôn lường. Trong một lúc không thể nhớ hết được. Kỳ sau tao viết tiếp. Nhân tiện có mấy câu đọc trong lúc chơi cho vui:
1. Đêm chưa ngủ nghe bạch thủ ù chi trì lèo tôm
2. Cửu vạn bát sách chi chi. Ba gian nhà ngói ra đi vì mày
3. Trời mưa nước lũ tràn về. Cửu vạn vác đá kè đê sông hồng
4. Trăng lên đỉnh núi trăng tà. Mở ra tôi mới thấy là xxx văn (xxx = nhị .. cửu)
5. Bố culi và mẹ cũng culi. Sinh ra thằng bé đen sì đẩy xe (tứ vạn)
6. Lục sách một nách 2 con. Nhị đào thà bẻ cho người tình chung
... còn nhiều lắm đéo nhớ hết được h
7. Lục vạn vác quốc ra đồng ruộng thì không quốc mặt trông lên trời
8. Ngũ văn mặc áo cà sa trông xa cứ tưởng phật bà quan âm
9. Long lanh như bát nước chè đẹp thì có đẹp nhưng què một chân (tam văn)
10. Cửu văn nấu rượu pha cồn công an bắt được lên đồn nhảy dây
khi ù: những cước quên kô hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố í) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào qui định của từng vùng. Nếu chưa biết xướng thì khi ù và nhờ các bác xướng giúp, tuy nhiên nếu họ xướng thiếu cước của mình thì mình sẽ được ít điểm.
_________________________________________________________
Xé cạ, gò, tẩy, câu, chíu…
Câu: là cái tưởng như dễ nhất trong các cái trên. Giống hệt như khi câu kéo trong phỏm. Không có gì nhiều để nói. Chỉ lưu ý các chú là khi câu con gì thì cũng phải tính xem liệu nó có còn hay không, liệu thằng đầu cánh có què con đó hay không? Làm thế nào để tính được như vậy thì không có cách nào khác là anh em chịu khó nộp học phí nhiều nhiều chút vì chính đoạn này mới là high-tech.
Xé cạ (chắn): Thường khi đánh chắn thì bài càng “tròn” (nhiều chắn và cạ, ít cây què) càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (VD như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ…) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả chắn. Xé cạ nói đơn giản là đánh 1 cây trong 1 cạ trên tay xuống, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn (đánh để bắt nó ăn còn khó hơn đánh để nó không ăn được), để con nào để có cơ hội thằng nhà dưới tự thúc vào đít mình hay vồ được dưới nọc) thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc và nếu có thể, nhìn bài thằng bên cạnh . Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ (nếu các chú chỉ ăn toàn chắn dưới mặt), còn nếu đã xé chắn thì bị bó chờ, không thể đánh cả chắn đi được. Đây có lẽ là kỹ thuật cao cấp nhất trong chắn học.
Tẩy: Thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng như các Hải đăng đi copy & paste. Tuy vậy cũng không nên hy vọng nhiều quá. Và nhiều khi các chú sẽ phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ.
Đôi khi bài có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ. Quả này ít xảy ra nhưng khong phải không có. Vụ này cũng là tẩy đỏ, nhưng là tẩy ngược.
Gò: Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài các chú có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lai muốn kiếm tí cước sắc để xướng cho sang mồm. Có nhiều loại hình gò khác nhau. Anh sẽ mô tả lần lượt từ dễ đến khó.
• Gò tôm: Thường diễn ra khi cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc mọt chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam lẫn thất rồi chờ nhị thì ko noi làm gì)
• Gò lèo: Diễn ra khi các chú cầm một cạ cửu/ bát, một con chi và một con bat/cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.
• Gò tám đỏ: Nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.
Chíu: Very easy. Cầm ba con giống hệt nhau trên tay, khi con còn lại do bất cứ nhà nào đánh ra hoặc do rút nọc mà lên, dù ở bất cứ đâu, thì hô chíu rồi lôi về cửa mình mà chén. Quả này thường được 1 dịch. Hè hè!
Ăn bòn: Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại ăn được nốt cây còn lại thì gọi là ăn bòn. Quả này cũng được 1 dịch.
Xin nói thêm một tí về vấn đề treo tranh trái vỉ
Với những người bắt đầu đánh thì thường sẽ không phạt lỗi trái vỉ vì vậy bỏ qua. Treo tranh: thông thường đúng là người khác sẽ không biết là mình bị treo tranh cho tới khi mình hạ bài, nhưng mình cũng không biết luôn vì mình mà biết thì mình treo tranh làm x gì, hoặc là biết thì đã muộn rồi thì đành ngồi im ...
Bộ bài chơi chắn gồm có 120 quân. Trong thực tế khi chơi chắn thì người ta chỉ dùng 100 quân (20 quân còn lại dùng cho advance user luyện thêm một bí kíp cao cấp gọi là tổ tôm). Quân gồm các binh chủng VẠN, VĂN, SÁCH trải dài từ 2 (nhị) đến 9 (cửu). Mỗi quân có một sức mạnh và tầm quan trọng riêng. Người chơi chắn giỏi phải như vị tướng biết tập hợp và rèn luyện các quân binh chủng thành từng nhóm gọi là cước sắc. Ngoài ra còn 4 nhân vật đóng vai trò chỉ huy có tầm quan trọng như nhau gọi là CHI CHI (hệ trưởng). Câu thần chú để nhận diện và huy động các binh chủng là: "Vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng". Câu này không được quên vì nếu quên thì các thành công lực đã luyện đều bị mất hết, người lúc đó chỉ như một cao thủ bị phế bỏ võ công mà thôi.
2. Cách chơi.
Mỗi người chơi được cấp phát 19 lính thuộc các binh chủng khác nhau được lấy từ đít lên đầu (chia bài) Nếu lấy từ đầu xuống đít là dân amateur không sành điệu. Nói theo ngôn ngữ bóng đá thì là Serie B. Sau khi chia bài thừa lại năm quân sẽ được gộp vàomột phần 19 cây để làm nọc hay lọc (câu chuyện là l cao hay n thấp thực sự tốn khá nhiều giấy mực của giới nghiên cứu chắn học). Người ù ván trước sẽ được quyền rút một cây trong nọc cho vào một trong 4 phần còn lại để bắt cái. Có một cách xác định cái nhanh dựa vào vị trí của người bắt cái là:
Nhất: Chi, ngũ, cửu
Nhị tiến, lục tiến
Tam đối, thất đối
Tứ tụt, bát tụt (lùi)
Sau khi bắt cái thì người có cái sẽ có 20 quân trên tay, sắp xếp theo ý đồ chiến thuật và lĩnh ấn tiên phong đánh con đầu tiên và tiếp tục theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Khi một con được đánh xuống thì người dưới cánh có quyền ăn hoặc không ăn. Nếu ăn thì phải hạ xuống. Khi hạ cần cẩn thận nếu không sẽ xảy ra trường hợp treo tranh và trái vỉ. Chắn Beginner thì không tính trái vỉ nhưng sẽ bắt treo tranh. Trường hợp này không phải ngồi im xem người khác chơi tiếp nhưng hậu quả được đúc kết vào câu: "Treo tranh trái vỉ nghỉ ăn tiền" có nghĩa là nếu ù thì cũng vô nghĩa.
Ví dụ về treo tranh: Trên bài có một chắn bát sách và một con bát văn. Nếu cửa trên đánh bát sách thì không được hạ bát văn xuống làm cạ mà phải hạ bát sách xuống làm chắn và giữ cạ bát sách, bát văn trên tay. Trái vỉ có nghĩa là đặt con định ăn lên trên con hạ xuống.
Nếu không ăn thì bốc một con từ nọc cũng theo phương thức từ dưới lên. Các tay chắn cao thủ thường là bốc nọc vì họ nắm rõ hai khẩu quyết: Khi đi vợ dặn cao tay bốc, tự làm tự ăn, qua cửa thì cấu. Bốc xong thì ném xuống chiếu. Ăn được thì ăn không ăn được thì hô dưới để cho cửa dưới tiếp tục. Một ván chắn sẽ kết thúc khi có một người ù. Khi có người ù thì những người còn lại có trách nhiệm trả tiền, hai chú ngồi vuông góc vói người ù có trách nhiệm chia bài.
3. Điều kiện và cách ù
Điều kiện để ù là trên bài phải có ít nhất 6 chắn và các quân còn lại đã có đôi có cặp, ngôn ngữ chắn gọi là tròn bài hay là va rồi, quệt rồi. Chỉ được ù quân bốc từ nọc lên, các quân do người khác đánh ra chỉ được ù trong trường hợp chíu ( chíu có nghĩa là đã có 3 quân giống nhau trên tay và thấy quân thứ tư cũng giống. Chíu được ưu tiên ở cửa nào cũng có quyền ăn và ù. Nếu ăn chíu thì phải xếp thành hàng dọc. Ăn bòn thì phải xếp thành hai đôi). Người ngồi trên cánh được phép ù trước trong trường hợp hai chú cùng ù một con.
4. Cước sắc và cách tính điểm
Trong chắn học có nhiều cước sắc, thường là các cước sau.
1. Bài đen xì cả thì gọi là bạch định (6 điểm)
2. Bài có 8 cây đỏ thì gọi là 8 đỏ (7 điểm)
3. Lèo = Cửu vạn, bát sách, chi chi ( 5 điểm)
4. Tôm = Tạm vạn, tam sách, thất văn (4 điểm)
5. Thiên khai = 4 quân giống nhau (3)
6. Chíu = có 3 quân giống nhau, ăn thêm một quân nữa (3)
7. Bòn = Hai lần ăn cùng một quân tạo thành 2 đôi (3)
8. Bạch thủ = 5 chắn tròn bài, bốc lên một con tạo thành chắn thứ 6 (4)
9. Trì =Ù tại cửa (3)
10. Thập thành = 10 chắn
11. Xuông =Không có các cước trên trong bài thì gọi là xuông
12. Thông = Ù hai ván liền nhau
Khi ù thì trong bài có cước nào trong số các cước trên thì hô bấy nhiêu câu. Ví dụ câu: Thông trì bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chíu có tôm có thiên khai có ăn bòn . Điểm sẽ được cộng vào theo bảng điểm nêu trên.
Chắn học là mênh mông, biến hóa khôn lường. Trong một lúc không thể nhớ hết được. Kỳ sau tao viết tiếp. Nhân tiện có mấy câu đọc trong lúc chơi cho vui:
1. Đêm chưa ngủ nghe bạch thủ ù chi trì lèo tôm
2. Cửu vạn bát sách chi chi. Ba gian nhà ngói ra đi vì mày
3. Trời mưa nước lũ tràn về. Cửu vạn vác đá kè đê sông hồng
4. Trăng lên đỉnh núi trăng tà. Mở ra tôi mới thấy là xxx văn (xxx = nhị .. cửu)
5. Bố culi và mẹ cũng culi. Sinh ra thằng bé đen sì đẩy xe (tứ vạn)
6. Lục sách một nách 2 con. Nhị đào thà bẻ cho người tình chung
... còn nhiều lắm đéo nhớ hết được h
7. Lục vạn vác quốc ra đồng ruộng thì không quốc mặt trông lên trời
8. Ngũ văn mặc áo cà sa trông xa cứ tưởng phật bà quan âm
9. Long lanh như bát nước chè đẹp thì có đẹp nhưng què một chân (tam văn)
10. Cửu văn nấu rượu pha cồn công an bắt được lên đồn nhảy dây
khi ù: những cước quên kô hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố í) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào qui định của từng vùng. Nếu chưa biết xướng thì khi ù và nhờ các bác xướng giúp, tuy nhiên nếu họ xướng thiếu cước của mình thì mình sẽ được ít điểm.
_________________________________________________________
Xé cạ, gò, tẩy, câu, chíu…
Câu: là cái tưởng như dễ nhất trong các cái trên. Giống hệt như khi câu kéo trong phỏm. Không có gì nhiều để nói. Chỉ lưu ý các chú là khi câu con gì thì cũng phải tính xem liệu nó có còn hay không, liệu thằng đầu cánh có què con đó hay không? Làm thế nào để tính được như vậy thì không có cách nào khác là anh em chịu khó nộp học phí nhiều nhiều chút vì chính đoạn này mới là high-tech.
Xé cạ (chắn): Thường khi đánh chắn thì bài càng “tròn” (nhiều chắn và cạ, ít cây què) càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (VD như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ…) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả chắn. Xé cạ nói đơn giản là đánh 1 cây trong 1 cạ trên tay xuống, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn (đánh để bắt nó ăn còn khó hơn đánh để nó không ăn được), để con nào để có cơ hội thằng nhà dưới tự thúc vào đít mình hay vồ được dưới nọc) thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc và nếu có thể, nhìn bài thằng bên cạnh . Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ (nếu các chú chỉ ăn toàn chắn dưới mặt), còn nếu đã xé chắn thì bị bó chờ, không thể đánh cả chắn đi được. Đây có lẽ là kỹ thuật cao cấp nhất trong chắn học.
Tẩy: Thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng như các Hải đăng đi copy & paste. Tuy vậy cũng không nên hy vọng nhiều quá. Và nhiều khi các chú sẽ phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ.
Đôi khi bài có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ. Quả này ít xảy ra nhưng khong phải không có. Vụ này cũng là tẩy đỏ, nhưng là tẩy ngược.
Gò: Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài các chú có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lai muốn kiếm tí cước sắc để xướng cho sang mồm. Có nhiều loại hình gò khác nhau. Anh sẽ mô tả lần lượt từ dễ đến khó.
• Gò tôm: Thường diễn ra khi cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc mọt chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam lẫn thất rồi chờ nhị thì ko noi làm gì)
• Gò lèo: Diễn ra khi các chú cầm một cạ cửu/ bát, một con chi và một con bat/cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.
• Gò tám đỏ: Nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.
Chíu: Very easy. Cầm ba con giống hệt nhau trên tay, khi con còn lại do bất cứ nhà nào đánh ra hoặc do rút nọc mà lên, dù ở bất cứ đâu, thì hô chíu rồi lôi về cửa mình mà chén. Quả này thường được 1 dịch. Hè hè!
Ăn bòn: Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại ăn được nốt cây còn lại thì gọi là ăn bòn. Quả này cũng được 1 dịch.
Xin nói thêm một tí về vấn đề treo tranh trái vỉ
Với những người bắt đầu đánh thì thường sẽ không phạt lỗi trái vỉ vì vậy bỏ qua. Treo tranh: thông thường đúng là người khác sẽ không biết là mình bị treo tranh cho tới khi mình hạ bài, nhưng mình cũng không biết luôn vì mình mà biết thì mình treo tranh làm x gì, hoặc là biết thì đã muộn rồi thì đành ngồi im ...