Avatar's subria

Ghi chép của subria

Xin đừng điều hành đất nước theo kiểu EDISON

Copy của 1 anh Lưu Xuân Huy trên facebook
Thomas Alva Edison (11 tháng 2, 1847 – 18 tháng 10, 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. ông là tiêu biểu của câu nói"Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và 99 phần trăm đổ mồ hôi" . Cả cuộc đời của ông là sự lao động không nghừng nghỉ với hàng triệu thí nghiệm và gần 2000 bằng phát minh.
Nhưng với từng đó cống hiến , EDiSOn vẫn được gọi là " Nhà Phát Minh" Chứ không phải một " nhà khoa học" bởi chính cách làm việc của ông. Một vị học giả đã nói rất chân thực thế này: " Nếu Edison trải qua sự đào tạo tốt hơn, có lẽ ông ấy không cần đến từng đó thí nghiệm ( Hơn hai nghìn hoặc mười nghìn tuỳ theo tài liệu) mới chế tạo thành công bóng đèn điện.
Trong suốt quá trình thí nghiệm chế tạo bóng điện, edison gần như không nghiên cứu về tính chất lý hoá của những vật liệu đuọc sử dụng, hầu hết đó đơn thuần là những thí nghiệm ngẫu hứng với những vật liệu khác nhau- không được thì làm lại. Thất bại, đơn giản chỉ là đã tìm ra còn đường không thành công, một cách làm việc nếu ở thời hiện nay bị coi là tuỳ tiện.
Thế nhưng, đã bước sang thế kỷ 21 mà ở ta hiện nay không chỉ trong khoa học mà ngay trong cách điều hành , các nhà lãnh đạo- rất-có-học cũng có cách làm việc tuỳ tiện không kém edison-ít-học cách đây cả trăm năm.
Nguyên cả một bộ máy cồng kếnh, với hàng chục, hàng trăm kỹ sư , tiến sĩ chuyên ngành vật liệu, kết cấu, kinh tế đủ cả nằm ở khắp các sở xây dựng, khoa học công nghệ , được coi là hỗ trợ lãnh đạo thành phố nhưng với lý do làm đẹp hồ gươm phục vụ đại lễ mà Uỷ Ban nhân dân TP hà Nội Quyết định chi 50 Tỉ để xới tung quanh Hồ Gươm Lát bằng đá xanh. Đá xanh không thấm nước, nhanh có rêu, trơn trượt, thậm chí về mặt cảm quan cũng không ổn vì tạo cảm giác lạnh lẽo. Thế nhưng quyết định của lãnh đạo thì vẫn là quyết định, vỉa hè bị xới lên, đá xanh được lát xuống. Để rồi mới lát được khoảng 1/4 thì Chủ tịch hà Nội cho dừng lại với Tuyên bố " Thử đến thế thôi". Vỉa hè Hồ gưom, bộ mặt thủ đô, tiền mồ hôi của dân chứ đâu phải sàn nhà vệ sinh nhà ông, tiền túi của ông mà thích thì lật lên lát lại không thích thì dừng. Trước khi quýêt định tiêu tiừn dân sau không mang ra tính toán trước sau, sao không nghiên cứu suy xét. Đâu thể nào quyết định viêc lớn bằng cảm hứng -vừa -loé-sau-một-đêm.
Rồi cũng chỉ sau một đêm mà hà Nội Quyết định bịt ngã tư. Một quyết định khó hiểu chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Hàng Chục tỉ đầu tư cho hệ thống đèn tín hiệu bỗng dưng thành sắt vụn. Để rồi thay cho tắc đường nghiêm trọng bằng những tắc đường cực kỳ nghiêm trọng. Sau thời gian thử nghiệm, ngã tư lại được bỏ bịt lần lượt. Hàng rào INOX được đầu tư lại bỏ xó. Sao trước khi bịt ngã tư không tính toán cẩn thận lưu lượng, độ dài thân xe và tốc độ di chuyển khi phải cua góc hẹp.
Rồi áp thử nghiệm áp dụng công nghệ mới và việc sửa chữa mặt cầu thăng long mà sau và tháng đã hỏng. Thử nghiệm áp dụng công nghệ Novachip trên nền đất yếu ở đường cao tốc Sài Gòn- Trung lương khiến tổng đầu tư cho con đường lên đến gần 10 000 tỷ. Đầu tư xong đường Hồ Chí Minh người ta cũng nói rằng tuyến đường này sẽ giúp phát triển các tỉnh dọc con đường đi qua. Nhưng thực tế, dọc hai bên đường hàng quán thưa thớt, mật độ sử dụng thấp. Chẳng biết khi nào con đường tỷ đô phát huy hiệu quả.
Bước sang thế kỷ 21 được 10, một quyết định theo kiểu EDISON có thể lại được đưa ra. Một hệ thống đường sắt cao tốc sẽ được đầu tư tới 56 tỷ đô ( hoặc nhiều hơn thế nữa) . Chưa có bất kỳ một tính toán mang tính khoa học nào về hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn vốn, hay thậm chí là tác động xãc hội ( như một số bộ trưởng đang vẽ ra viễn cảnh) . Tất cả mới chỉ là tôi tin là, tôi chắc chắn rằng....... những khẳng định duy ý chí. Cứ làm đi rồi sẽ biết hay thậm chí như một ông lãnh đạo phát biểu: "làm đi con cháu tài giỏi hơn sẽ trả nợ" . Quyết định vay 56 tỷ đô để tiêu dễ như edison thay sợi platin bằng sợi than trong hàng nghìn thí nghiệm trước khi chế tạo ra bóng đèn vậy. Nhưng tiếc rằng, vận mệnh quốc gia , vận mệnh dân tộc liệu chịu được mấy lần thử nghiệm thất bại. hàng tỷ đô, hay có thể chỉ là hàng tỷ đồng đựoc làm ra từ bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt của nhân dân lao động- liệu các nhà lãnh đạo có nghĩ đến khi ký quyết định đầu tư.
Ngàn lần xin hãy lãnh đạo quốc gia như những nhà khoa học, đưngf chỉ như là những nhà phát minh. Bởi dẫu là nhiệt tình thực sự với quốc gia, thì sự ngu dốt chỉ khiến dân tộc ta mãi không tiến lên được.
5047 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
Website liên kết