Ghi chép của Keosoft90
bài tập tăng cường chiều cao
“Có nhiều người cho rằng chiều cao của cơ thể con người do gen
di truyền của cha mẹ! Ý kiến này khi xét rộng ra thì hầu như không đúng,
bởi chúng ta đã từng thấy có những trường hợp cha mẹ thấp người lại
sinh con cao, và ngược lại! Thế thì vấn đề gen di truyền chưa phải là
yếu tố duy nhất cho việc cao hay thấp của một con người.”
Loại trừ trường hợp một số bệnh tật về xương sống, sụn tiết hợp ( sụn đầu xương), qua quá trình nghiên cứu và chiêm nghiệm, chúng tôi thấy có thể làm tăng thêm chiều cao từ 3cm đến 7cm đối với một người tuổi dưới 30, bởi ở tuổi này các bác sĩ chuyên khoa cho rằng xương cốt còn đang trong thời kỳ phát triển. Có hai bộ phận trên cơ thể con người cần chú ý:
Ở thân, trục xương sống vô cùng quan trọng. Nếu trục xương sống bị cong chiều cao của cơ thể có thể bị giảm mấy cm. Trục xương sống được cấu tạo bởi 32 khúc xương nhỏ trồng nối lên, xen giữa là những khớp gân hình như cái đĩa bằng gân thịt. Những khớp gân này có tác dụng giúp cho hai khớp sống gần nhau, không chạm vào nhau, cũng như giúp cho trục xương sống xoay trở dễ dàng.
Những nhà cơ thể học cho biết rằng ở những người ít vận động, lâu ngày làm cho các khớp xương gân nằm xen giữa hai đốt sống sẽ bị co rút lại và cứng đơ thành những miếng xương, nghĩa là bị hoá cốt. Trên toàn trục xương sống của mỗi người có cả thảy 22 khớp gân này. Thay vì tạo sự vận động để từng khớp gân có thể tăng trưởng dày lên từ 3 ly hay 4 ly, đằng này do thiếu vận động mà chúng bị hoá cốt chỉ còn bề dày mỗi miếng chừng 1 ly. Như vậy nếu vận động chúng ta có thể tăng thêm chiều cao cơ thể chừng 2cm đến 3cm nhờ vào các khớp gân ở trục xương sống.
Ngoài ra sụn đầu xương chân cũng góp phần tích cực vào việc tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Người dưới 30 tuổi các sụn đầu xương ở đôi chân chưa hoá cốt, và có thể dãn ra vì chúng bằng gân nếu con người biết cách tác động làm cho chúng dãn ra trước khi bị hoá cốt.
Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một số bài tập tăng trưởng chiều cao của tác giả Phạm Văn Tươi in trong sách “Bắp thịt trước đã” xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975, để bạn đọc tham khảo:
Bài tập 1:
Thân mình nằm sấp trên mặt đất, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, cầm một cặp tạ nhẹ, hai chân duỗi thẳng ra sau. Giơ thẳng chân phải lên khỏi mặt đất, tay trái vươn thẳng về trước. Bỏ chân phải xuống, rút tay trái về sau, đồng thời giơ chân trái lên, vươn tay phải về trước. Khi tập tay đưa tới cố giãn ra như với lấy một vật gì, và chân cũng cố giãn ra như đang đạp một vật. Tập đúng cách sẽ mỏi ở trục xương sống, vì động tác này làm cử động các khớp gân và giãn trục xương sống, tuỳ theo sức lực mỗi người tập động tác này từ 20 đến 40 lần trong 1 ngày.
Bài tập 2:
Thân người đứng thẳng, hai tay cầm cặp tạ nhẹ buông xuôi theo mình. Bước chân trái về trước, đưa tay phải vươn lên, thân người khom tới trước, chân phải duỗi thẳng ra sau, đầu và cổ giữ thật thẳng, tay trái đưa về sau. Tập từ 20 đến 40 lần để giãn trục xương sống và vận động các khớp gân trong trục xương này.
Bài tập 3:
Thân mình nằm sấp, hai tay nắm một cặp tạ nhẹ đưa tới trước, hai chân duỗi thẳng ra sau. Cùng một lúc cả hai chân, hai tay giơ bổng lên khỏi mặt đất, rồi lại để xuống. Khi giơ chân tay lên cố giãn thân người ra để tập cột xương sống cho ngay thẳng. Tập từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 4:
Thân mình nằm sấp, hai bàn tay đan lại để sau gáy, hai chân duỗi thẳng ra và được kềm ( giữ) lại bằng một vật nặng. Sau đó nâng người và thân lên rồi hạ xuống. Tập từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 5:
Đầu đội một bịch cát nặng chừng 5 kg, nhón chân đi qua đi lại để tập dãn sụn đầu xương. Mỏi chân thì nghỉ.
Cũng có thể đi nhón chân, không đội bao cát, hai tay vươn lên như lấy một vật trên cao, ra sức duỗi thẳng chân ra cho dãn sụn đầu xương chân.
Riêng đối với người bị lưng tôm, bài tập leo dây và leo thang là rất cần thiết.
Một điều cần lưu ý là các bài tập trên cần có sự kiên trì và từ từ, không nên nôn nóng tập quá sức chịu đựng của cơ thể dễ gây nên bệnh tật. Phương châm “ Dục tốc bất đạt” ( muốn mau chóng thì không đạt được mục đích) phải luôn nhớ nằm lòng trong thời gian tập cho cao thêm.
Ngoài ra không thể không nói tới việc chấm dứt ngay những hoạy động gây hoá cốt sụn đầu xương hay khớp gân giữa hai đốt xương sống quá sớm, làm cong trục xương sống như: Nhảy dây, gánh, vác, khiêng vật nặng, đứng tấn quá thấp và quá lâu…
Song song đó, nên tích cực tham gia thêm một trong các môn TDTT có tác dụng tích cực vào việc tăng trưởng chiều cao như: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, thể dục dụng cụ, các động tác dãn chân trong võ thuật.
Chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số chỉ số cơ thể trung bình của người Việt Nam mà một số nhà cơ thể học đã đưa ra là 1,65m chiều cao và nặng 60kg đối với nam; 1,60m nặng 50kg đối với nữ. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Sổ tay võ thuật
Loại trừ trường hợp một số bệnh tật về xương sống, sụn tiết hợp ( sụn đầu xương), qua quá trình nghiên cứu và chiêm nghiệm, chúng tôi thấy có thể làm tăng thêm chiều cao từ 3cm đến 7cm đối với một người tuổi dưới 30, bởi ở tuổi này các bác sĩ chuyên khoa cho rằng xương cốt còn đang trong thời kỳ phát triển. Có hai bộ phận trên cơ thể con người cần chú ý:
Ở thân, trục xương sống vô cùng quan trọng. Nếu trục xương sống bị cong chiều cao của cơ thể có thể bị giảm mấy cm. Trục xương sống được cấu tạo bởi 32 khúc xương nhỏ trồng nối lên, xen giữa là những khớp gân hình như cái đĩa bằng gân thịt. Những khớp gân này có tác dụng giúp cho hai khớp sống gần nhau, không chạm vào nhau, cũng như giúp cho trục xương sống xoay trở dễ dàng.
Những nhà cơ thể học cho biết rằng ở những người ít vận động, lâu ngày làm cho các khớp xương gân nằm xen giữa hai đốt sống sẽ bị co rút lại và cứng đơ thành những miếng xương, nghĩa là bị hoá cốt. Trên toàn trục xương sống của mỗi người có cả thảy 22 khớp gân này. Thay vì tạo sự vận động để từng khớp gân có thể tăng trưởng dày lên từ 3 ly hay 4 ly, đằng này do thiếu vận động mà chúng bị hoá cốt chỉ còn bề dày mỗi miếng chừng 1 ly. Như vậy nếu vận động chúng ta có thể tăng thêm chiều cao cơ thể chừng 2cm đến 3cm nhờ vào các khớp gân ở trục xương sống.
Ngoài ra sụn đầu xương chân cũng góp phần tích cực vào việc tăng trưởng chiều cao của cơ thể. Người dưới 30 tuổi các sụn đầu xương ở đôi chân chưa hoá cốt, và có thể dãn ra vì chúng bằng gân nếu con người biết cách tác động làm cho chúng dãn ra trước khi bị hoá cốt.
Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một số bài tập tăng trưởng chiều cao của tác giả Phạm Văn Tươi in trong sách “Bắp thịt trước đã” xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975, để bạn đọc tham khảo:
Bài tập 1:
Thân mình nằm sấp trên mặt đất, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, cầm một cặp tạ nhẹ, hai chân duỗi thẳng ra sau. Giơ thẳng chân phải lên khỏi mặt đất, tay trái vươn thẳng về trước. Bỏ chân phải xuống, rút tay trái về sau, đồng thời giơ chân trái lên, vươn tay phải về trước. Khi tập tay đưa tới cố giãn ra như với lấy một vật gì, và chân cũng cố giãn ra như đang đạp một vật. Tập đúng cách sẽ mỏi ở trục xương sống, vì động tác này làm cử động các khớp gân và giãn trục xương sống, tuỳ theo sức lực mỗi người tập động tác này từ 20 đến 40 lần trong 1 ngày.
Bài tập 2:
Thân người đứng thẳng, hai tay cầm cặp tạ nhẹ buông xuôi theo mình. Bước chân trái về trước, đưa tay phải vươn lên, thân người khom tới trước, chân phải duỗi thẳng ra sau, đầu và cổ giữ thật thẳng, tay trái đưa về sau. Tập từ 20 đến 40 lần để giãn trục xương sống và vận động các khớp gân trong trục xương này.
Bài tập 3:
Thân mình nằm sấp, hai tay nắm một cặp tạ nhẹ đưa tới trước, hai chân duỗi thẳng ra sau. Cùng một lúc cả hai chân, hai tay giơ bổng lên khỏi mặt đất, rồi lại để xuống. Khi giơ chân tay lên cố giãn thân người ra để tập cột xương sống cho ngay thẳng. Tập từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 4:
Thân mình nằm sấp, hai bàn tay đan lại để sau gáy, hai chân duỗi thẳng ra và được kềm ( giữ) lại bằng một vật nặng. Sau đó nâng người và thân lên rồi hạ xuống. Tập từ 10 đến 20 lần.
Bài tập 5:
Đầu đội một bịch cát nặng chừng 5 kg, nhón chân đi qua đi lại để tập dãn sụn đầu xương. Mỏi chân thì nghỉ.
Cũng có thể đi nhón chân, không đội bao cát, hai tay vươn lên như lấy một vật trên cao, ra sức duỗi thẳng chân ra cho dãn sụn đầu xương chân.
Riêng đối với người bị lưng tôm, bài tập leo dây và leo thang là rất cần thiết.
Một điều cần lưu ý là các bài tập trên cần có sự kiên trì và từ từ, không nên nôn nóng tập quá sức chịu đựng của cơ thể dễ gây nên bệnh tật. Phương châm “ Dục tốc bất đạt” ( muốn mau chóng thì không đạt được mục đích) phải luôn nhớ nằm lòng trong thời gian tập cho cao thêm.
Ngoài ra không thể không nói tới việc chấm dứt ngay những hoạy động gây hoá cốt sụn đầu xương hay khớp gân giữa hai đốt xương sống quá sớm, làm cong trục xương sống như: Nhảy dây, gánh, vác, khiêng vật nặng, đứng tấn quá thấp và quá lâu…
Song song đó, nên tích cực tham gia thêm một trong các môn TDTT có tác dụng tích cực vào việc tăng trưởng chiều cao như: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, thể dục dụng cụ, các động tác dãn chân trong võ thuật.
Chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số chỉ số cơ thể trung bình của người Việt Nam mà một số nhà cơ thể học đã đưa ra là 1,65m chiều cao và nặng 60kg đối với nam; 1,60m nặng 50kg đối với nữ. Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Sổ tay võ thuật