Ghi chép của sipjin_tu82
Các huyền thoại 1
Đại Thánh Gia - Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và chiến sĩ, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ). Một số học giả cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana
Theo truyền thuyết, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa. Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới, con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng.
Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây và có một cây gậy "Như ý" có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không "cướp" từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng Một vạn ba nghìn năm trăm cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng lấy được một số món quà khác từ Đông Hải Long Vương.
Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên "Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư tin rằng con khỉ sẽ gặp chuyện không hay, căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.
Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng sai bao nhiêu thiên binh thiên tướng đi thu phục cũng bị Ngộ Không đánh cho tan tành. Trong khi đó Tôn Ngộ Không lại là bại tướng dưới tay những yêu tinh nguyên là những con vật của các vị tiên. Điển hình như: Con trâu thần của Thái Thượng Lão Quân với bảo bối là vòng Kim Cang Trát có thể thâu được mọi binh khí.
Nếu kể về tài phép thì lúc Hội Bàn Đào bị Tôn Ngộ Không phá nát có cả Trấn Nguyên Đại Tiên. Ông này chỉ cần phủi tay áo là đã bắt được Tôn Ngộ Không, nhưng lại để Ngộ Không đánh tới Linh Tiêu Điện.
Sau đó thiên đình phải nhờ sự trợ giúp của Phật Tổ như lai mới giam giữ được hầu gia dưới chân núi . Và chỉ khi gặp người có duyên thì mới hóa giải được bùa phép .
Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm cho đến khi gặp Đường Tam Tạng đi sang Tây Thiên thỉnh kinh. Quan Âm đánh lừa Ngộ Không và đặt trên đầu Ngộ Không một "vòng kim cô" để Tam Tạng có thể khống chế. Chỉ cần đọc một câu thần chú thì vòng kim cô có thể siết chặt đầu Ngộ Không, gây đau đớn khủng khiếp.
Trên chặng đường còn lại, Ngộ Không bảo vệ sư phụ trên đường thỉnh kinh. Họ gặp được Trư Bát Giới và Sa Tăng, hai vị tiên đã bị đày xuống trần gian và theo thầy trò Tam Tạng. Con ngựa chở Tam Tạng cũng là một vị thần, nhưng các nhân vật khác không biết điều này
Họ đã đối đầu với nhiều yêu tinh và học nhiều học thuyết Phật giáo trước khi trở về nước Đường sau khi lấy được kinh. Sau khi lấy được kinh, bốn thầy trò Tam Tạng được phong làm Phật.
Nữ Oa

Nữ Oa là một nữ thần Trung Quốc, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy. Theo thần thoại, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.
Nữ Oa trong thần thoại của người Trung Hoa là vị nữ thần tạo ra con người, rồi sau cùng với vua Phục Hy dạy dân chúng.
Ta có thể thấy, trong các thần thoại nơi khác cũng đều có những vị thần tạo ra con người. Trong thần thoại Hy Lạp, Prô-mê-thêu là vị thần sáng tạo ra con người. Trong thần thoại của người Ai Cập, con người được ra đời do được thần gọi. Trong thần thoại Do Thái, Giô-hô-va sáng tạo ra con người.
Còn trong thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa đã tạo ra con người như thế nào ? Theo thần thoại, bà là một vị nữ thần đầu người thân thuồng luồng, chỉ khi tiếp xúc với con người bà mới biến phần thân dưới thành thân người thôi. Truyện kể, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thế giới trần gian đã có sông nước, cây cỏ và muôn thú, mưa nắng thuận hòa. Nữ Oa tuy thấy nơi đây có chất của sự sống, như dường như sự sống còn chưa hoạt bát, bà cảm thấy cần phải tạo ra một loài động vật mới.
Nữ Oa xem qua các loài động vật khác, bà nhận thấy chúng đều thiếu một thứ, đó chính là sự thông minh, tư duy, sáng tạo. Vì vậy, bà quyết định tạo ra một loài động vật có bộ óc cực kỳ thông minh, và động vật đó sẽ trở thành loài độc tôn trong các loại động vật.
Nữ Oa suy nghĩ không biết phải tạo loại động vật đó có thân hình thế nào. Suy nghĩ mãi, bà biến thân mình trở thành người có tứ chi, rồi bay lên mây du ngoạn khắp nơi. Bỗng đến dòng sông Hoàng Hà rộng lớn, bà nhìn xuống mặt nước, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của Nữ Oa. Bà nhìn thấy hình của mình dưới nước, bất giác nghĩ ra cách để tạo ra loài động vật mới. Bà tạo ra động vật mới có thân thể thế nào vậy ? Trả lời, bà tạo ra loại động vật này mô phỏng theo thân hình của bà. Nhưng bà lấy gì để tạo loại động vật đó ? Trả lời, bà dùng một thứ rất bình thường thôi, đó là…bùn. Bà lấy bùn dưới sông tạo ra con người. Nhờ khéo tay, bà nặn ra loài động vật rất hoàn chỉnh, chúng đứng thẳng bằng hai chân, có tay phối hợp với chân, thân thể trần trụi, bà còn chú ý tạo cho chúng một bộ óc thông minh hơn tất cả các loài nào khác. Rồi bà thổi hơi tiên vào, những động vật đất sét đó bỗng hóa thành động vật thật. Bà vui mừng, đặt cho chúng tên gọi là con người. Làm nhiều quá nên bà mệt mỏi, bà lấy sợi dây nhúng vào đất sét lỏng kéo lết cho những vệt đất tạo thành người. Những người do Nữ Oa nặn ra đẹp đẽ thành những kẻ quí phái, còn những giọt đất sét kéo lết trở thành những người thường dân. Con người trong thần thoại Trung Hoa đã hình thành như vậy đó.
Nhưng bà không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là bà tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông. Bà thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ phận sinh dục để sinh sản. Bà còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.
Sau đó, bà dạy dân chúng cách lấy nhau, hôn phối để sinh sản, phát triển nòi giống.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi đã tạo ra con người, công việc của Nữ Oa xem như đã dứt. Nhưng không ngờ, tiếp sau đó, một tai họa đã giáng xuống đầu con người. Ở trên thiên cung, thần Cộng Công làm phản, đem quân thiên ma đánh thiên giới. Thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc. Cộng Công bị thua đau, không muốn trở về mà chẳng làm nên gì, hắn bèn dùng đầu húc gãy cây trụ chống trời. Trụ trời bị gãy sụp, lập tức làm cho thiên địa hỗn độn. Ở dương gian cũng bị tai họa, trên bầu trời xuất hiện lỗ đen lớn, gây họa cho dương trần. Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm, không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời.
Nữ Oa bèn bay khắp nơi, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ, bà dùng lau sậy đốt với đá tạo lớp keo, rồi ra sức lấp dán, vá bầu trời lại. Chẳng bao lâu, bầu trời đã trở lại bình thường. Nhân dân không còn bị khổ sở nữa.
Sau đó, để giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa vừa rồi, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là sáo, để thổi nhạc, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác.
Nữ Oa thấy dân chúng không có lễ nghĩa gì, loạn luân với nhau, hôn phối bậy bạ, bà bèn đặt ra lễ về hôn nhân, dạy cho dân.
Nữ Oa được người đời sau ghi nhớ, thường được tôn là “thần sinh sản”, “thần tình yêu”, “thần hôn nhân”, người ta còn lập đền thờ bà. Và đến ngày nay, người ta vẫn truyền tụng câu chuyện cổ “Nữ Oa đội đá vá trời”, bà rất được tôn sùng trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là dân tộc Hán.
Bên cạnh đó, còn có một số truyền thuyết khác như Nữ Oa đã khống chế được Ngưu Vương. Con quái vật này thường đe dọa hãm hại con người bằng hai cái sừng và hai tai khổng lồ. Nữ Oa khống chế bằng cách sỏ một sợi giây phép vào mũi Ngưu Vương. Ngoài ra, Nữ Oa đã xây một lâu đài tráng lệ, là khuôn mẫu cho các cung điện có thành quách bao quanh của vua chúa Trung Hoa sau này. Những vật liệu xây cất lâu đài của Nữ Oa được các Thần Núi hoàn tất chỉ trong một đêm.
Phục Hy

Phục Hy , khoảng năm 2800 trước Công Nguyên, là người đầu tiên trong ba vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ. Ông là một anh hùng văn hóa Trung Hoa, được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Tuy nhiên, một nhân vật huyền thoại khác là Thương Hiệt , cũng được coi là người phát minh ra chữ viết.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sinh ra tại Thành Kỷ ( nay có lẽ là Thiên Thủy, Cam Túc) sau dời tới Trần Thương . Đóng đô tại đất Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam).
Kinh Dịch được cho là do ông đọc Hà Đồ (bản đồ sông Hoàng Hà ???). Theo truyền thuyết, một cách sắp xếp của Bát quái (八卦) của Kinh Dịch đã hiện lên trước ông một cách thần bí. Cách sắp xếp này có trước biên soạn Kinh Dịch trong thời nhà Chu. Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con long mã (có sách viết là một con rùa) nổi tên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà. Phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của thư pháp.
Sách Bạch hổ thông nghĩa của Ban Cố (32 – 92), thời đầu của nhà Hậu Hán, đã viết về tầm quan trọng của Phục Hy như sau:
“ Thời đầu, còn chưa có đạo đức hay trật tự xã hội. Người chỉ biết đến mẹ, không biết cha. Khi đói, người ta tìm thức ăn, khi thỏa mãn, người ta vứt đồ còn lại. Họ ăn thịt cả lông, uống máu, và che thân bằng da thú và vỏ cây. Rồi Phục Hy đến, nhìn lên ngắm trời, nhìn xuống ngắm đất. Ông hợp chồng với vợ, sắp đặt ngũ hành, và đề ra luật lệ cho con người. Ông đề ra bát quái, để thu tóm sự thống trị thiên hạ.
”
—Ban Cố. Bạch hổ thông nghĩa. trích từ Kinh Dịch.
Phục Hy dạy dân nấu ăn, dùng lưới đánh cá, và săn bắn bằng vũ khí sắt. Ông thể chế hóa hôn nhân và thực hiện buổi tế trời đầu tiên. Một bia đá, niên đại khoảng năm 160, vẽ hình Phục Hy với Nữ Oa - người vừa là vợ vừa là chị em gái của ông.
Cùng với Thần Nông và Hoàng Đế, Phục Hy còn được cho là người phát minh ra đàn cổ cầm.
Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, (Tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), và được xem là một trong những vị tư lệnh thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.
Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros qua đời, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexandros sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông qua đời, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles .
[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
Hestia

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hestia còn có tên VESTA là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hestia là con của hai vị thần Rhea và Cronus thuộc dòng dõi Titan, và là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất trên đỉnh Olympus. Nữ thần là người mà nữ thần Rhea sinh ra đầu tiên và cũng là người mà thần Cronus nôn ra cuối cùng.
Nữ thần Hestia là vị thần của bếp lửa, sự quây quần của mọi thành viên trong gia đình, sức khỏe gia đình và nội trợ..., nhưng truớc kia là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng, ngoan đạo và thiện chí.
Trên đỉnh Olympus Zeus chán nản công việc nên gọi Prometheus và Epimetheus đến tạo ra thêm nhiều loài vật và con nguời để tạo sự vui vẻ và khí thế cho các vị thần. Prometheus nặn người xong thì Epimetheus đã trao tất cả các món quà cho loài vật rồi. Không biết kiếm thêm quà ở đâu, Prometheus lên trời xin Zeus lửa của thần linh (lửa dùng để đun máu bất tử của thần). Zeus không đồng ý, Prometheus cứ năn nỉ nên Zeus phải bàn với các vị thần. Các thần đều không có ý kiến, Hestia liền đứng dậy tạo ra chút bọt biển đun cùng với chút lửa, làm cho ngọn lửa không còn hung tàn nóng nảy như truớc nữa. Cảm kích truớc sự thông minh và tài giỏi, Zeus giao cho Hestia trông coi lửa thần, còn đích thân Zeus đưa cho Prometheus ngọn lửa nhỏ nhắn.
Bà được rất nhiều thần cầu hôn nhưng đều không chấp nhận. Mãi sau bà vẫn còn là một trinh nữ.Bà là một nữ thần tài giỏi, khéo léo, thân thiện lại thông minh và xinh đẹp nên đuợc các vị thần và người dân tin tưởng và yêu quý. Bà luôn biết cách giúp đỡ, cải thiện cũng như sửa chữa khuyết điểm của mọi người theo một cách rất nhẹ nhàng và ôn tồn, mang tính giáo dục nhưng không tỏ ra phẫn nộ, giận dữ hay quá nhân hóa vấn đề, khi được mọi người góp ý bà lắng nghe, khi được cầu xin, bà cố giúp hết mình. Bà không cam chịu, không khuất phục với nhũng điều không hay, có hại cho cả ngượi dân và thần linh. Biểu tượng của bà là bếp lửa, chum đồng, chum vàng và ánh nắng, ánh sáng của thiên nhiên.
Demeter

Demeter là chị gái của thần tối cao Zeus và là mẹ của nữ thần Persephone.
Demeter là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc.
Demeter có với thần Zeus một cô con gái là Persephone. Một hôm Hades lên gặp Zeus và xin được cưới Persephone. Zeus phân vân, nhưng Hades đã đề nghị rằng mình sẽ tự tay bắt cóc nàng để khỏi liên lụy. Zeus đồng ý, và thế là Hades liền bay xuống vùng đất mà Persephone đang dạo chơi. Thần tạo ra một bông hoa thơm ngát. Persephone thích thú chạm vào bông hoa, ngay lập tức mặt đất nứt ra và bàn tay của Hades kéo cô xuống địa ngục.
Bị Hades bắt về làm vợ, Persephone đòi Hades trả về nhưng thần đâu có nghe.
Còn Demeter, bà đi khắp nơi này đến nơi khác tìm con. Sau chín ngày chín đêm, bà tìm chúa tể của mặt trời là Helios (tất cả các sự kiện trong ngày ông đều biết). Ông kể hết cho nữ thần nghe. Demeter liền đi phiêu bạt đó đây không ai biết được tung tích.Cây cối khô cằn,nạn đói xảy ra,nhiều người chết. Zeus sai bao nhiêu vị thần giục bà quay lại mùa màng nhưng bà không nghe. Zeus bèn sai Hermes xuống mời Demeter lên họp. Demeter bảo không có con bà sẽ không trông nom mùa màng nữa. Zeus sai Hermes xuống mời Persephone trở về. Hades đoán ngay em mình sẽ để vợ vĩnh viễn trên mặt đất, thần đưa Persephone quả lựu và Persephone ăn bốn hạt rồi về. Ác thay với người Hy Lạp lựu là biểu tượng của vợ chồng. Theo phán quyết của Zeus và bà mẹ Rea, Persephone sống sáu tháng với chồng còn lại sống với mẹ. Thời gian Persephone ở với chồng gây ra mùa thu và mùa đông. Những tháng còn lại, khi nàng được ở với mẹ của mình - đó là mùa xuân và mùa hạ, cây cối xanh tươi.
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và chiến sĩ, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ). Một số học giả cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana
Theo truyền thuyết, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa. Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới, con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng.
Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây và có một cây gậy "Như ý" có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không "cướp" từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng Một vạn ba nghìn năm trăm cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng lấy được một số món quà khác từ Đông Hải Long Vương.
Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên "Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư tin rằng con khỉ sẽ gặp chuyện không hay, căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.
Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng sai bao nhiêu thiên binh thiên tướng đi thu phục cũng bị Ngộ Không đánh cho tan tành. Trong khi đó Tôn Ngộ Không lại là bại tướng dưới tay những yêu tinh nguyên là những con vật của các vị tiên. Điển hình như: Con trâu thần của Thái Thượng Lão Quân với bảo bối là vòng Kim Cang Trát có thể thâu được mọi binh khí.
Nếu kể về tài phép thì lúc Hội Bàn Đào bị Tôn Ngộ Không phá nát có cả Trấn Nguyên Đại Tiên. Ông này chỉ cần phủi tay áo là đã bắt được Tôn Ngộ Không, nhưng lại để Ngộ Không đánh tới Linh Tiêu Điện.
Sau đó thiên đình phải nhờ sự trợ giúp của Phật Tổ như lai mới giam giữ được hầu gia dưới chân núi . Và chỉ khi gặp người có duyên thì mới hóa giải được bùa phép .
Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm cho đến khi gặp Đường Tam Tạng đi sang Tây Thiên thỉnh kinh. Quan Âm đánh lừa Ngộ Không và đặt trên đầu Ngộ Không một "vòng kim cô" để Tam Tạng có thể khống chế. Chỉ cần đọc một câu thần chú thì vòng kim cô có thể siết chặt đầu Ngộ Không, gây đau đớn khủng khiếp.
Trên chặng đường còn lại, Ngộ Không bảo vệ sư phụ trên đường thỉnh kinh. Họ gặp được Trư Bát Giới và Sa Tăng, hai vị tiên đã bị đày xuống trần gian và theo thầy trò Tam Tạng. Con ngựa chở Tam Tạng cũng là một vị thần, nhưng các nhân vật khác không biết điều này
Họ đã đối đầu với nhiều yêu tinh và học nhiều học thuyết Phật giáo trước khi trở về nước Đường sau khi lấy được kinh. Sau khi lấy được kinh, bốn thầy trò Tam Tạng được phong làm Phật.
Nữ Oa
Nữ Oa là một nữ thần Trung Quốc, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy. Theo thần thoại, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.
Nữ Oa trong thần thoại của người Trung Hoa là vị nữ thần tạo ra con người, rồi sau cùng với vua Phục Hy dạy dân chúng.
Ta có thể thấy, trong các thần thoại nơi khác cũng đều có những vị thần tạo ra con người. Trong thần thoại Hy Lạp, Prô-mê-thêu là vị thần sáng tạo ra con người. Trong thần thoại của người Ai Cập, con người được ra đời do được thần gọi. Trong thần thoại Do Thái, Giô-hô-va sáng tạo ra con người.
Còn trong thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa đã tạo ra con người như thế nào ? Theo thần thoại, bà là một vị nữ thần đầu người thân thuồng luồng, chỉ khi tiếp xúc với con người bà mới biến phần thân dưới thành thân người thôi. Truyện kể, sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thế giới trần gian đã có sông nước, cây cỏ và muôn thú, mưa nắng thuận hòa. Nữ Oa tuy thấy nơi đây có chất của sự sống, như dường như sự sống còn chưa hoạt bát, bà cảm thấy cần phải tạo ra một loài động vật mới.
Nữ Oa xem qua các loài động vật khác, bà nhận thấy chúng đều thiếu một thứ, đó chính là sự thông minh, tư duy, sáng tạo. Vì vậy, bà quyết định tạo ra một loài động vật có bộ óc cực kỳ thông minh, và động vật đó sẽ trở thành loài độc tôn trong các loại động vật.
Nữ Oa suy nghĩ không biết phải tạo loại động vật đó có thân hình thế nào. Suy nghĩ mãi, bà biến thân mình trở thành người có tứ chi, rồi bay lên mây du ngoạn khắp nơi. Bỗng đến dòng sông Hoàng Hà rộng lớn, bà nhìn xuống mặt nước, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của Nữ Oa. Bà nhìn thấy hình của mình dưới nước, bất giác nghĩ ra cách để tạo ra loài động vật mới. Bà tạo ra động vật mới có thân thể thế nào vậy ? Trả lời, bà tạo ra loại động vật này mô phỏng theo thân hình của bà. Nhưng bà lấy gì để tạo loại động vật đó ? Trả lời, bà dùng một thứ rất bình thường thôi, đó là…bùn. Bà lấy bùn dưới sông tạo ra con người. Nhờ khéo tay, bà nặn ra loài động vật rất hoàn chỉnh, chúng đứng thẳng bằng hai chân, có tay phối hợp với chân, thân thể trần trụi, bà còn chú ý tạo cho chúng một bộ óc thông minh hơn tất cả các loài nào khác. Rồi bà thổi hơi tiên vào, những động vật đất sét đó bỗng hóa thành động vật thật. Bà vui mừng, đặt cho chúng tên gọi là con người. Làm nhiều quá nên bà mệt mỏi, bà lấy sợi dây nhúng vào đất sét lỏng kéo lết cho những vệt đất tạo thành người. Những người do Nữ Oa nặn ra đẹp đẽ thành những kẻ quí phái, còn những giọt đất sét kéo lết trở thành những người thường dân. Con người trong thần thoại Trung Hoa đã hình thành như vậy đó.
Nhưng bà không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là bà tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông. Bà thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ phận sinh dục để sinh sản. Bà còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.
Sau đó, bà dạy dân chúng cách lấy nhau, hôn phối để sinh sản, phát triển nòi giống.
Truyền thuyết kể rằng, sau khi đã tạo ra con người, công việc của Nữ Oa xem như đã dứt. Nhưng không ngờ, tiếp sau đó, một tai họa đã giáng xuống đầu con người. Ở trên thiên cung, thần Cộng Công làm phản, đem quân thiên ma đánh thiên giới. Thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc. Cộng Công bị thua đau, không muốn trở về mà chẳng làm nên gì, hắn bèn dùng đầu húc gãy cây trụ chống trời. Trụ trời bị gãy sụp, lập tức làm cho thiên địa hỗn độn. Ở dương gian cũng bị tai họa, trên bầu trời xuất hiện lỗ đen lớn, gây họa cho dương trần. Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm, không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời.
Nữ Oa bèn bay khắp nơi, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ, bà dùng lau sậy đốt với đá tạo lớp keo, rồi ra sức lấp dán, vá bầu trời lại. Chẳng bao lâu, bầu trời đã trở lại bình thường. Nhân dân không còn bị khổ sở nữa.
Sau đó, để giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa vừa rồi, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là sáo, để thổi nhạc, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác.
Nữ Oa thấy dân chúng không có lễ nghĩa gì, loạn luân với nhau, hôn phối bậy bạ, bà bèn đặt ra lễ về hôn nhân, dạy cho dân.
Nữ Oa được người đời sau ghi nhớ, thường được tôn là “thần sinh sản”, “thần tình yêu”, “thần hôn nhân”, người ta còn lập đền thờ bà. Và đến ngày nay, người ta vẫn truyền tụng câu chuyện cổ “Nữ Oa đội đá vá trời”, bà rất được tôn sùng trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Trung Hoa, đặc biệt là dân tộc Hán.
Bên cạnh đó, còn có một số truyền thuyết khác như Nữ Oa đã khống chế được Ngưu Vương. Con quái vật này thường đe dọa hãm hại con người bằng hai cái sừng và hai tai khổng lồ. Nữ Oa khống chế bằng cách sỏ một sợi giây phép vào mũi Ngưu Vương. Ngoài ra, Nữ Oa đã xây một lâu đài tráng lệ, là khuôn mẫu cho các cung điện có thành quách bao quanh của vua chúa Trung Hoa sau này. Những vật liệu xây cất lâu đài của Nữ Oa được các Thần Núi hoàn tất chỉ trong một đêm.
Phục Hy
Phục Hy , khoảng năm 2800 trước Công Nguyên, là người đầu tiên trong ba vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ. Ông là một anh hùng văn hóa Trung Hoa, được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Tuy nhiên, một nhân vật huyền thoại khác là Thương Hiệt , cũng được coi là người phát minh ra chữ viết.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sinh ra tại Thành Kỷ ( nay có lẽ là Thiên Thủy, Cam Túc) sau dời tới Trần Thương . Đóng đô tại đất Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam).
Kinh Dịch được cho là do ông đọc Hà Đồ (bản đồ sông Hoàng Hà ???). Theo truyền thuyết, một cách sắp xếp của Bát quái (八卦) của Kinh Dịch đã hiện lên trước ông một cách thần bí. Cách sắp xếp này có trước biên soạn Kinh Dịch trong thời nhà Chu. Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con long mã (có sách viết là một con rùa) nổi tên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà. Phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của thư pháp.
Sách Bạch hổ thông nghĩa của Ban Cố (32 – 92), thời đầu của nhà Hậu Hán, đã viết về tầm quan trọng của Phục Hy như sau:
“ Thời đầu, còn chưa có đạo đức hay trật tự xã hội. Người chỉ biết đến mẹ, không biết cha. Khi đói, người ta tìm thức ăn, khi thỏa mãn, người ta vứt đồ còn lại. Họ ăn thịt cả lông, uống máu, và che thân bằng da thú và vỏ cây. Rồi Phục Hy đến, nhìn lên ngắm trời, nhìn xuống ngắm đất. Ông hợp chồng với vợ, sắp đặt ngũ hành, và đề ra luật lệ cho con người. Ông đề ra bát quái, để thu tóm sự thống trị thiên hạ.
”
—Ban Cố. Bạch hổ thông nghĩa. trích từ Kinh Dịch.
Phục Hy dạy dân nấu ăn, dùng lưới đánh cá, và săn bắn bằng vũ khí sắt. Ông thể chế hóa hôn nhân và thực hiện buổi tế trời đầu tiên. Một bia đá, niên đại khoảng năm 160, vẽ hình Phục Hy với Nữ Oa - người vừa là vợ vừa là chị em gái của ông.
Cùng với Thần Nông và Hoàng Đế, Phục Hy còn được cho là người phát minh ra đàn cổ cầm.
Alexandros Đại đế
Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế, (Tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), và được xem là một trong những vị tư lệnh thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời; ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.
Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros qua đời, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexandros sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông qua đời, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles .
3 NỮ THẦN SỐ PHẬN MOIRAE
ATROPOS

Là chị cả trong 3 nữ thần số phận, là người nắm giữ tương lai của cả con người và thần linh, nhiệm vụ của bà ta là cắt những sợi tơ tượng trưng cho cuộc sống của một người, khi cắt đứt sợi tơ đồng nghĩa với việc lấy đi mạng sống của một người.
LAHKESIS

Là người thứ hai trong 3 chị em, nắm quyền quyết định hiện tại của mọi sinh linh, nhiệm vụ của cô ta là kéo sợi tơ sinh mệnh của mọi người để quyết định cuộc đời hiện tại cho người đó.
CLOTHO

Là em út trong 3 nữ thần số phận, Clotho là người nắm giữ quá khứ của vạn vật, nhiệm vụ chính của bà ta là cuốn những sợi tơ sinh mệnh vào một cái guồng quay xa khổng lồ tượng trưng ncho tất cả quá khứ của mọi sinh linh trên đất cũng như trời.
ATROPOS
Là chị cả trong 3 nữ thần số phận, là người nắm giữ tương lai của cả con người và thần linh, nhiệm vụ của bà ta là cắt những sợi tơ tượng trưng cho cuộc sống của một người, khi cắt đứt sợi tơ đồng nghĩa với việc lấy đi mạng sống của một người.
LAHKESIS
Là người thứ hai trong 3 chị em, nắm quyền quyết định hiện tại của mọi sinh linh, nhiệm vụ của cô ta là kéo sợi tơ sinh mệnh của mọi người để quyết định cuộc đời hiện tại cho người đó.
CLOTHO
Là em út trong 3 nữ thần số phận, Clotho là người nắm giữ quá khứ của vạn vật, nhiệm vụ chính của bà ta là cuốn những sợi tơ sinh mệnh vào một cái guồng quay xa khổng lồ tượng trưng ncho tất cả quá khứ của mọi sinh linh trên đất cũng như trời.
[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
Hestia
Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hestia còn có tên VESTA là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hestia là con của hai vị thần Rhea và Cronus thuộc dòng dõi Titan, và là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất trên đỉnh Olympus. Nữ thần là người mà nữ thần Rhea sinh ra đầu tiên và cũng là người mà thần Cronus nôn ra cuối cùng.
Nữ thần Hestia là vị thần của bếp lửa, sự quây quần của mọi thành viên trong gia đình, sức khỏe gia đình và nội trợ..., nhưng truớc kia là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng, ngoan đạo và thiện chí.
Trên đỉnh Olympus Zeus chán nản công việc nên gọi Prometheus và Epimetheus đến tạo ra thêm nhiều loài vật và con nguời để tạo sự vui vẻ và khí thế cho các vị thần. Prometheus nặn người xong thì Epimetheus đã trao tất cả các món quà cho loài vật rồi. Không biết kiếm thêm quà ở đâu, Prometheus lên trời xin Zeus lửa của thần linh (lửa dùng để đun máu bất tử của thần). Zeus không đồng ý, Prometheus cứ năn nỉ nên Zeus phải bàn với các vị thần. Các thần đều không có ý kiến, Hestia liền đứng dậy tạo ra chút bọt biển đun cùng với chút lửa, làm cho ngọn lửa không còn hung tàn nóng nảy như truớc nữa. Cảm kích truớc sự thông minh và tài giỏi, Zeus giao cho Hestia trông coi lửa thần, còn đích thân Zeus đưa cho Prometheus ngọn lửa nhỏ nhắn.
Bà được rất nhiều thần cầu hôn nhưng đều không chấp nhận. Mãi sau bà vẫn còn là một trinh nữ.Bà là một nữ thần tài giỏi, khéo léo, thân thiện lại thông minh và xinh đẹp nên đuợc các vị thần và người dân tin tưởng và yêu quý. Bà luôn biết cách giúp đỡ, cải thiện cũng như sửa chữa khuyết điểm của mọi người theo một cách rất nhẹ nhàng và ôn tồn, mang tính giáo dục nhưng không tỏ ra phẫn nộ, giận dữ hay quá nhân hóa vấn đề, khi được mọi người góp ý bà lắng nghe, khi được cầu xin, bà cố giúp hết mình. Bà không cam chịu, không khuất phục với nhũng điều không hay, có hại cho cả ngượi dân và thần linh. Biểu tượng của bà là bếp lửa, chum đồng, chum vàng và ánh nắng, ánh sáng của thiên nhiên.
Demeter
Demeter là chị gái của thần tối cao Zeus và là mẹ của nữ thần Persephone.
Demeter là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc.
Demeter có với thần Zeus một cô con gái là Persephone. Một hôm Hades lên gặp Zeus và xin được cưới Persephone. Zeus phân vân, nhưng Hades đã đề nghị rằng mình sẽ tự tay bắt cóc nàng để khỏi liên lụy. Zeus đồng ý, và thế là Hades liền bay xuống vùng đất mà Persephone đang dạo chơi. Thần tạo ra một bông hoa thơm ngát. Persephone thích thú chạm vào bông hoa, ngay lập tức mặt đất nứt ra và bàn tay của Hades kéo cô xuống địa ngục.
Bị Hades bắt về làm vợ, Persephone đòi Hades trả về nhưng thần đâu có nghe.
Còn Demeter, bà đi khắp nơi này đến nơi khác tìm con. Sau chín ngày chín đêm, bà tìm chúa tể của mặt trời là Helios (tất cả các sự kiện trong ngày ông đều biết). Ông kể hết cho nữ thần nghe. Demeter liền đi phiêu bạt đó đây không ai biết được tung tích.Cây cối khô cằn,nạn đói xảy ra,nhiều người chết. Zeus sai bao nhiêu vị thần giục bà quay lại mùa màng nhưng bà không nghe. Zeus bèn sai Hermes xuống mời Demeter lên họp. Demeter bảo không có con bà sẽ không trông nom mùa màng nữa. Zeus sai Hermes xuống mời Persephone trở về. Hades đoán ngay em mình sẽ để vợ vĩnh viễn trên mặt đất, thần đưa Persephone quả lựu và Persephone ăn bốn hạt rồi về. Ác thay với người Hy Lạp lựu là biểu tượng của vợ chồng. Theo phán quyết của Zeus và bà mẹ Rea, Persephone sống sáu tháng với chồng còn lại sống với mẹ. Thời gian Persephone ở với chồng gây ra mùa thu và mùa đông. Những tháng còn lại, khi nàng được ở với mẹ của mình - đó là mùa xuân và mùa hạ, cây cối xanh tươi.