Ghi chép của sipjin_tu82
Các huyền thoại 2
Kran và Kra

Kan và Kra là 2 vợ chồng . Trong thần thoại Chi Lê và Arhentina họ là mặt trăng và mặt trời .
Aladdin và Badroulbadour
Ngày xưa, có bà vợ góa của một người thợ may nghèo tên là Moustafa sống với con trai tên là Aladdin.

Aladdin
Năm Aladdin 15 tuổi, có một lão phù thủy cao tay cất công từ châu Phi sang, làm quen với mẹ con Aladdin để thực hiện một mưu đồ to lớn của lão. Lão dụ dỗ Aladdin đến một cái hầm bí mật lấy cho lão cái đèn dầu "cũ kĩ" nằm trong đó. Khi lấy được rồi, vì Aladdin nấn ná không chịu đưa cây đèn nên lão phù thủy tức giận đọc thần chú bịt kín miệng hầm để nhốt Aladdin. Cái nhẫn thần mà lão phù thủy đưa cho Aladdin trước khi vào xuống hầm đã giúp Aladdin thoát khỏi hang. Có cây đèn thần trong tay, cuộc sống của mẹ con Aladdin đã khá hơn trước. Đến năm 18 tuổi, bằng sự trợ giúp đắc lực của Thần đèn , Aladdin đã cưới được công chúa Badroulbadour.

Badroulbadour
Nhiều năm trôi qua, lão phù thủy phát hiện Aladdin vẫn còn sống, và sống rất hạnh phúc bên nàng công chúa xinh đẹp, lão bèn quyết lấy cho bằng được cây đèn thần. Nhờ mưu mẹo, lão dễ dàng đoạt được cây đèn thần của Aladdin. Lão bắt cóc công chúa và sai Thần đèn lấy tất cả của cải đem sang châu Phi, ép công chúa phải lấy lão. Mất cây đèn thần, Aladdin tiếp cận công chúa nhờ vào Thần nhẫn. Hai người lập mưu lấy lại cây đèn. Công chúa mưu lược đã dụ lão phù thủy uống thuốc độc rồi chết. Thế là Aladdin lấy lại được cây đèn thần và rước công chúa về sống. Cả hai từ nay cũng không cần Thần đèn giúp đỡ nữa và họ quyết định cho Thần đèn được tự do.
Yakami Hime

yakami hime là một nhân vật của một huyền thoại Nhật Bản .rất giống với Penelope ( vợ của Odyssey) . một người phụ nữ, chờ đợi cho cô tình yêu trở lại.
Lưu Bình _ Dương Lễ

Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời.Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có, đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình nhà nghèo nên ráng học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu, của tiền khánh tận. Sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ nên tìm đến để nhờ giúp đỡ. Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với dĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên là Châu Long đang kén chồng.

Châu Long
Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau. Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ cao. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa. Việc ra mặt khích khí bạn, rồi ngầm giúp đỡ cho trọn tình thủy chung như thế, cũng thường thấy ở phương Ðông chúng ta

Lạc Long Quân - Âu Cơ

Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 29 TCN) tên húy là Sùng Lãm , con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long.
Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.

Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ là tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và đem về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra 100 người con trai. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên của người Bách Việt.
Ngưu Lang - Chúc Nữ
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.
Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.

Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài

Một cô gái trẻ tên là Chúc Anh Đài, người Thượng Ngu , Chiết Giang, cải trang thành con trai để tới Hàng Châu học tập. Trong chuyến đi của mình, cô đã gặp và kết thân với Lương Sơn Bá, một bạn cùng học đến từ Cối Kê .Họ học hành cùng nhau trong 3 năm, trong quá trình đó quan hệ của họ càng được củng cố thêm. Khi hai người chia tay nhau, Chúc Anh Đài có nói rằng sẽ thu xếp để Lương Sơn Bá cưới người em gái 16 tuổi (do cô tạo ra) của mình. Khi Lương Sơn Bá đến nhà Chúc Anh Đài, anh mới phát hiện ra giới tính thật sự của cô. Mặc dù họ dành hết tình cảm cho nhau và yêu nhau say đắm kể từ thời điểm đó, nhưng Chúc Anh Đài đã bị cha mẹ mình hứa gả cho Mã Văn Tài .

Chúc Anh Đài
Vì phiền muộn, Lương Sơn Bá đã mất tại nơi làm việc khi đang là huyện lệnh của huyện Ngân . Vào ngày Chúc Anh Đài phải lấy Mã Văn Tài, khi đoàn đón dâu đi ngang qua mộ Lương Sơn Bá, một trận cuồng phong nổi lên ngăn cản đoàn đi tiếp. Chúc Anh Đài rời kiệu hoa đến trước mộ Lương Sơn Bá để cúng tế. Phần mộ Lương Sơn Bá bỗng mở ra và Chúc Anh Đài đi vào trong đó. Sau đó, từ trong mộ, một đôi bướm quấn quít bên nhau và cùng bay đi.
Hằng Nga

Hằng Nga hay đơn giản là chị Hằng, là một nhân vật thần thoại trong truyền thuyết của người Trung Quốc và một số nền văn minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, nữ thần của mặt trăng. Không giống như các vị thần mặt trăng đã được nhân cách hóa của các nền văn minh khác, Hằng Nga chỉ sống trên Mặt Trăng. Như là "người phụ nữ trên Mặt Trăng", Hằng Nga có thể coi là sự bổ sung cho khái niệm người đàn ông trên Mặt Trăng của người phương Tây. Miệng núi lửa trên Mặt Trăng Chang-Ngo do IAU đặt là lấy theo tên gọi Thường Nga.
Hằng Nga là đề tài của một vài truyện cổ tích trong truyền thuyết Trung Hoa, phần lớn đều gắn liền với các thành phần sau: Hậu Nghệ-người bắn cung; vị vua-hoặc là nhân từ hoặc là độc ác; thuốc trường sinh; mặt trăng; thỏ ngọc. Người ta cũng cho rằng Hằng Nga sống trong cung Quảng Hàn.
Hằng Nga và chồng của mình là Hậu Nghệ đã từng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời. Ngọc Hoàng rõ ràng là không vui mừng gì với giải pháp của Hậu Nghệ trong việc cứu mặt đất và các sinh linh trên đó: chín con trai của ông đã chết. Như là một sự trừng phạt, Ngọc Hoàng đày Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người.

Hậu Nghệ
Cảm nhận thấy là Hằng Nga rất đau khổ vì bị mất khả năng bất tử, Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm thuốc trường sinh trong một cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử. Vào cuối cuộc hành trình, Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đồng ý cho Hậu Nghệ một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử.
Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian (tại sao?). Giống như Pandora trong truyền thuyết Hy Lạp, Hằng Nga trở thành người tò mò: Nàng mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi Hậu Nghệ quay lại nhà. Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do thuốc quá mạnh. Mặc dù Hậu Nghệ muốn bắn Hằng Nga để tránh không cho nàng bị lơ lửng trên bầu trời, nhưng chàng không thể nhằm mũi tên vào nàng. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được mặt trăng.
Trên cung trăng, Hằng Nga kết bạn với một con thỏ ngọc (là giống cái) đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng.
Một người bạn khác là người thợ đốn củi Ngô Cương. Người thợ đốn củi này trước đó đã làm cho các vị thần bực tức vì cố gắng trở thành bất tử và vì thế đã bị đày tới cung trăng. Ngô Cương chỉ được rời khỏi cung trăng nếu có thể hạ được một cây gỗ mọc ở đó. Vấn đề là mỗi lần chàng chặt cây thì thân cây lại liền ngay lại, điều này làm cho chàng vĩnh viển phải ở lại cung trăng.
Ninja
“Ninja” (Nhẫn Giả), thử hỏi có ai chưa từng nghe đến từ này? Nhưng nếu hỏi có ai đã từng nghe đến Ninjitsu hay biết đến nguồn gốc các Ninja thì có lẽ ta được cùng một câu trả lời: rất ít!

Lịch sử của Ninja từ lâu cũng bí ẩn như chính họ vậy. Có rất ít, hay hầu như không có ghi chép chính thức nào về họ - những con người chọn cho mình sự nghiệp trong bóng tối – và có lẽ, về phương diện nào đó, các Ninja thích điều này. Vì vậy, hầu như những kiến thức về Ninja mà con người hiện đại có đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác, bởi thường dân, samurai, lãnh chúa và chính bản thân các Ninja.

“Nonuse” hay “Nghệ thuật ám động” chính thức xuất hiện dưới ánh sáng vào năm 522 (sau Công Nguyên), được gọi là một nghi thức để lĩnh hội Phật học – tôn giáo chính và duy nhất của nước Nhật bấy giờ, bởi các tu sĩ đã tiếp thu một phần võ học của Trung Hoa. Bản thân các tu sĩ không phải là các võ sư và cũng không hoạt động cho ai cả. Họ chỉ được mời đến bởi các lãnh chúa và dưới vỏ bọc của việc sùng tín đạo Phật, các lãnh chúa khai thác thông tin từ họ. Nên, từ “Ninja” chỉ chính thức xuất hiện sau đó, rất lâu sau.
Suốt thời gian đó, các tu sĩ ngày càng hoàn thiện kỹ năng chiến đấu của mình, phát triển thành một môn phái võ nghệ mới, từ những gì tiếp thu được từ võ Trung Hoa và võ cổ truyền Nhật, với cái tên “Ninjitsu”-“Nghệ thuật nhẫn chiến”. Đó chỉ là một trường hợp ép buộc, giữa sự đam mê võ học của các võ sư và sự lấn át ngày càng nhiều của triều đình Nhật Hoàng đến quyền lợi của họ. Và đó, “Ninja” ra đời, theo như chúng ta dự đoán, vào năm 645 tức là đầu “Thời Asuka-Nara” (645-794) trong lịch sử Nhật. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thực sự như những gì các câu chuyện miêu tả. Lúc này, họ chỉ là một nhóm võ sư, chiến đấu bằng một kỹ thuật lạ lùng, tự do và ít được biết đến. Đó là cho đến khi “Thời Heian” (794-1185) bắt đầu năm 794…
Hoàn cảnh lịch sử
Dưới sự thống trị của gia tộc Fujiwara, trong cái “mác” “Nhiếp Chính”, triều đình Nhật và cả nước Nhật dần thay đổi. Từ đây, Nhật Hoàng không còn là “người nắm quyền lực” nữa, mà chỉ là “biểu tượng quyền lực” cho gia tộc nào nắm giữ được Hoàng Gia (họ Yamato). Và cũng từ đây, chính quyền trung ương không còn mạnh mẽ để kiểm soát toàn nước Nhật. Nhiệm đó được giao cho các địa chủ giàu có và dĩ nhiên, hùng mạnh, để họ trở thành các “Daimyo” hay “Lãnh Chúa” (theo cách quen gọi dù rằng không đúng thật với ý nghĩa của từ này). Đơn giản chỉ vì nông dân vui vẻ nộp tô ruộng của mình cho các Daimyo hơn là gồng mình gánh thuế vụ nặng nề của triều đình, còn các Daimyo sẵn sàng mở túi nhận tiền cùng quyền lực của họ trong khi triều đình (hay chính xác là nhà Fujiwara) thoát khỏi trách nhiệm kiểm soát những lãnh thổ rộng lớn hay đàn áp các cuộc nổi dậy.

Tuy nhiên, theo thời gian và thế hệ, các Daimyo ngày càng mạnh mẽ hơn và hình thành các “Clan” hay “Gia Tộc” cha truyền con nối, thống trị đất phong. Họ không còn vui vẻ với một túm dân ít ỏi trong lãnh thổ - vốn không nhỏ bé gì - của mình và các cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi. Sự cần thiết thông tin quân sự làm xuất hiện nhu cầu thám tử và các Ninja nhanh chóng được chấp nhận như những người săn tin siêu hạng bởi khả năng thâm nhập dễ dàng vào quần chúng hay bất kỳ cộng động nào đó. Tuy nhiên, đó chỉ mới là buổi bình minh cho sự nghiệp sáng chói (trong bóng tối) của các Ninja khi mà xã hội thời Heian là một xã hội “Võ Sĩ Đạo Trị”…
Các Samurai…

Cùng xuất hiện với nghệ thuật Ninjitsu là một “tôn giáo”, có vẻ như vậy, đáng chú ý và là nền móng cho gần nửa lịch sử phong kiến Nhật: “Bushido” hay “Võ Sĩ Đạo”. Một nguyên tắc bất di bất dịch quy định về một dạng tinh thần thượng võ cho những người học theo, để bảo tồn danh dự của con người. Đó chính là nguyên tắc làm người của các Samurai và thật là thiếu sót nếu không nhắc đến họ khi bàn về các Ninja.
“Samurai” xuất hiện cùng với sự ra đời của “Bushido” nhưng chính thức thì nó xuất hiện vào giữa thời Heian trong không khí căng thẳng của các cuộc gây hấn giữa 2 đại gia tộc của nước Nhật: nhà Minamoto và nhà Taira. Các samurai, không đơn giản chỉ là những chiến binh thô kệch xuất thân từ bình dân, và sau này là các “gia tộc Samurai cao quý”. Họ là những chiến binh ưu việt, thông thạo mọi môn nghệ thuật (đặc biệt là kiếm thuật hay “Kendo”) và nhất là có một lòng kiên quyết theo Võ Sĩ Đạo. Nếu họ chệch khỏi con đường này thì để bảo tồn danh dự, theo Võ Sĩ Đạo, họ phải tự sát bằng nghi thức Hara-Kiri (mổ bụng, thậm chí cắt ruột mình quăng ra trước mặt đối thủ để kiêu hãnh về danh dự trước khi chết).
Các Daimyo thấy được sự lợi hại của các Samurai cũng như Võ Sĩ Đạo, vì sự quy định lòng trung thành với chủ là một trong những nguyên tắc kiên quyết Võ Sĩ Đạo. Các đội quân Samurai ra đời dần dần và càng mạnh hơn theo các cuộc chiến đến khi thời Heian chính thức kết thúc thì các Samurai đã thiết lập ưu thế tuyệt đối của mình trong lịch sử cũng như đời sống Nhật bấy giờ. Nhưng chính sự ưu việt của họ, hay chính xác hơn, sự ưu việt của Võ Sĩ Đạo, thứ làm họ được kính ngưỡng, lại là điểm yếu chết người của các Samurai khi họ đối diện với “Sengoku Jidai” hay “Thời Chiến Quốc”(1478-1605) - những trang vàng của lịch sử Ninja…
…Và Ninja

Thời Sengoku bắt đầu cho hơn 100 năm loạn chiến đẫm máu của các Gia Tộc hùng mạnh tranh giành danh hiệu “Seiitaishogun” hay “Bình Phiên Đại Tướng Quân”, thường được biết đến ngắn hơn: Shogun. Các cuộc chiến đã diễn ra từ trước thời này (từ sau thời Heian, qua thời Kamakura, thời Muromachi) đã chứng minh rõ ràng cho các Daimyo thấy: chiến tranh không chỉ cần có những chiến binh dũng cảm liều chết là đủ. Vì vậy, chiến trận trong thời này là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, hay nói đúng hơn, nghệ thuật phản phúc và gian xảo! Một chiến thắng hoàn hảo không phải là một chiến thắng đẫm máu trên chiến trường mà là một cái chết nhanh gọn, êm ái của kẻ địch bởi tay một Ninja!
Danh tiếng của các Ninja càng tăng cùng với những kỹ năng được “huyền thoại hóa” bởi những người dân thường, những Samurai và Daimyo, đặc biệt là từ chính các Ninja. Dù có trang bị ưu việt đến thế nào đi nữa, các Ninja cũng vẫn là một đối thủ lép vế trước các Samurai thiện chiến đã trải trăm trận. Vì vậy, các ý tưởng về khả năng siêu phàm của Ninja (tách thành 5 người, hoà vào môi trường, giả dạng người khác, hóa thú, tàng hình,…) tạo một sự thuận lợi cho họ khi đối đầu với những đối thủ mà họ biết rõ là hoàn toàn không hiểu gì về mình! Nhưng điều đó không có nghĩa là các Ninja đều là những tay sát thủ máu lạnh, những “gã xấu” như thường được dựng lên trong phim ảnh, sách truyện. Đa số họ là những hiệp sĩ dạng như Robin Hood với châm ngôn bảo vệ người dân lương thiện chống lại các thế lực bóc lột. Hành động ám muội của họ không xuất phát từ sự thiếu danh dự của họ mà được coi là sự biểu hiện của lòng trung thành đặc biệt đối với chủ nhân của mình, tương tự như các Samurai!

Nhưng các Samurai không bao giờ có thể làm những điều như lẻn vào nhà để ám sát, phá hoại, thám thính hay bất cứ điều gì “đê tiện”, phi thượng võ, không thì phải mổ bụng tự sát để bảo tồn danh dự theo nguyên tắc Võ Sĩ Đạo. Nhưng các Ninja thì chẳng có những nguyên tắc như vậy! Nguyên tắc tối thượng và duy nhất của họ là: đạt mục đích bằng mọi giá! Nên hoàn toàn không có gì xấu hổ nếu một Ninja tấn công một Samurai từ sau lưng, hay thậm chí dùng thủ đoạn để ám toán trong một trận chiến “tay đôi” được xem (và được các Daimyo khai thác triệt để) là điều hiển nhiên với Ninja!
Chính vì vậy, với các Samurai chân chính (và ngoan đạo), thì Ninja là một đối thủ đáng nguyền rủa, “nhơ nhớp” và đáng sợ. Một nỗi sợ hãi mà các Ninja trông đợi…
Ninja trong Lịch Sử
Mọi Daimyo trong thời Sengoku đều không phải là những samurai chân chính như những người tiền nhiệm của mình trong thời Heian. Họ không hề có ý tưởng liều chết trên chiến trường để bảo tồn danh dự như các Samurai. Danh dự của các Daimyo đạt được từ thành quả chiến trận của họ chứ không phải từ Võ Sĩ Đạo. Vì vậy, trong thời Sengoku, không có từ “công bằng” trong chiến trận (với các Daimyo) và trong tình yêu, trong hai lĩnh vực đó, chỉ có “thắng” và “thua”!
Hiển nhiên điều đó không ngăn một số Daimyo theo nguyên tắc Võ Sĩ Đạo đàng hoàng nhưng chắc chắn là họ không thành công. Và điều đó thể hiện qua hình ảnh của Tokugawa Ieyasu (thống nhất nước Nhật, sáng lập nhà Mạc sau thời Sengoku), một danh tướng, một chính trị gia tài ba và gian xảo nhưng chưa bao giờ được coi như một Samurai chân chính! Và vì vậy, các Ninja, những thám tử và sát thủ siêu hạng mà không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới, được coi như một con bài chiến thuật của mọi Daimyo thực thụ! Hàng loạt hệ thống bẫy rập, cửa giả, phòng trống tìm thấy trong các lâu đài cổ đã cho thấy Ninja là một mối đe doạ rình rập mà các Samurai và Daimyo quan tâm thực sự.

Các Ninja phát triển rất mạnh trong thời Sengoku đặc biệt là Ninja phái Koga, làm thành đội hộ vệ cho samurai Sanada Yukimura trong cuộc chiến cuối cùng oanh liệt của Yukimura trước quân Mạc Phủ. Nhưng sự kiện đáng chú ý của các Ninja (vì hoạt động của họ không bao giờ được đưa ra ánh sáng) lại được xoay quanh cuộc kháng cự mãnh liệt của họ bên cạnh các Ronin (samurai vô chủ) của vùng rừng núi Iga chống lại sự xâm lấn của quân đội Oda Nobunaga. Dù bị đàn áp đẫm máu, nhưng các Ninja Iga vẫn giữ vững được thánh địa Iga của mình bằng kỹ năng chiến đấu ưu việt trong rừng núi cùng với cái chết đột ngột của Oda Nobunaga.
Sau thời Sengoku, nhà Mạc (Tokugawa) ra đời, các Ninja lui về cuộc sống bí ẩn của họ nhưng vẫn liên tục phục vụ cho triều đình hay địa chủ thuê mướn họ, nổi tiếng nhất chính là đội Ninja phái Iga bảo vệ thành Edo (Tokyo sau này) – kinh đô nhà Mạc suốt 250 năm! Và theo ghi nhận lịch sử còn lại, người Ninja cuối cùng đã phục vụ triều đình Nhật đến tận Đại Chiến Thế Giới II!

Ngày nay, vùng Koga vẫn là trung tâm đào tạo nghệ thuật Ninjitsu hàng đầu của nước Nhật. Mặc dù có vẻ kém cạnh hơn Kendo và Judo, Ninjitsu vẫn tồn tại và phát triển, một phần nhờ vào sự bí ẩn của nó, nhờ vào lịch sử oanh liệt của các Ninja mà ai cũng muốn được biết đến, dù chỉ một lần…
Kan và Kra là 2 vợ chồng . Trong thần thoại Chi Lê và Arhentina họ là mặt trăng và mặt trời .
Aladdin và Badroulbadour
Ngày xưa, có bà vợ góa của một người thợ may nghèo tên là Moustafa sống với con trai tên là Aladdin.
Aladdin
Năm Aladdin 15 tuổi, có một lão phù thủy cao tay cất công từ châu Phi sang, làm quen với mẹ con Aladdin để thực hiện một mưu đồ to lớn của lão. Lão dụ dỗ Aladdin đến một cái hầm bí mật lấy cho lão cái đèn dầu "cũ kĩ" nằm trong đó. Khi lấy được rồi, vì Aladdin nấn ná không chịu đưa cây đèn nên lão phù thủy tức giận đọc thần chú bịt kín miệng hầm để nhốt Aladdin. Cái nhẫn thần mà lão phù thủy đưa cho Aladdin trước khi vào xuống hầm đã giúp Aladdin thoát khỏi hang. Có cây đèn thần trong tay, cuộc sống của mẹ con Aladdin đã khá hơn trước. Đến năm 18 tuổi, bằng sự trợ giúp đắc lực của Thần đèn , Aladdin đã cưới được công chúa Badroulbadour.
Badroulbadour
Nhiều năm trôi qua, lão phù thủy phát hiện Aladdin vẫn còn sống, và sống rất hạnh phúc bên nàng công chúa xinh đẹp, lão bèn quyết lấy cho bằng được cây đèn thần. Nhờ mưu mẹo, lão dễ dàng đoạt được cây đèn thần của Aladdin. Lão bắt cóc công chúa và sai Thần đèn lấy tất cả của cải đem sang châu Phi, ép công chúa phải lấy lão. Mất cây đèn thần, Aladdin tiếp cận công chúa nhờ vào Thần nhẫn. Hai người lập mưu lấy lại cây đèn. Công chúa mưu lược đã dụ lão phù thủy uống thuốc độc rồi chết. Thế là Aladdin lấy lại được cây đèn thần và rước công chúa về sống. Cả hai từ nay cũng không cần Thần đèn giúp đỡ nữa và họ quyết định cho Thần đèn được tự do.
Yakami Hime
yakami hime là một nhân vật của một huyền thoại Nhật Bản .rất giống với Penelope ( vợ của Odyssey) . một người phụ nữ, chờ đợi cho cô tình yêu trở lại.
Lưu Bình _ Dương Lễ
Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời.Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có, đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình nhà nghèo nên ráng học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu, của tiền khánh tận. Sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ nên tìm đến để nhờ giúp đỡ. Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với dĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên là Châu Long đang kén chồng.
Châu Long
Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau. Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ cao. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa. Việc ra mặt khích khí bạn, rồi ngầm giúp đỡ cho trọn tình thủy chung như thế, cũng thường thấy ở phương Ðông chúng ta
Lạc Long Quân - Âu Cơ
Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 29 TCN) tên húy là Sùng Lãm , con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long.
Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm người con trai. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.
Theo truyền thuyết Việt Nam, Âu Cơ là tổ mẫu của người Việt. Tương truyền, Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Trong khi đi tuần thú phương Nam, ông đã để Âu Cơ lại trên một cái động. Khi Lạc Long Quân đi đến đây thì thấy nàng xinh đẹp nên đã đem lòng yêu mến và đem về làm vợ. Hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sống với nhau và sinh ra 100 người con trai. Sau đó vì thủy thổ tương khắc nên hai người phải chia con ra 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ về núi và chia nhau cai quản các vùng. Đây là tổ tiên của người Bách Việt.
Ngưu Lang - Chúc Nữ
Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.
Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng Bảy âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.
Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông.
Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.
Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài
Một cô gái trẻ tên là Chúc Anh Đài, người Thượng Ngu , Chiết Giang, cải trang thành con trai để tới Hàng Châu học tập. Trong chuyến đi của mình, cô đã gặp và kết thân với Lương Sơn Bá, một bạn cùng học đến từ Cối Kê .Họ học hành cùng nhau trong 3 năm, trong quá trình đó quan hệ của họ càng được củng cố thêm. Khi hai người chia tay nhau, Chúc Anh Đài có nói rằng sẽ thu xếp để Lương Sơn Bá cưới người em gái 16 tuổi (do cô tạo ra) của mình. Khi Lương Sơn Bá đến nhà Chúc Anh Đài, anh mới phát hiện ra giới tính thật sự của cô. Mặc dù họ dành hết tình cảm cho nhau và yêu nhau say đắm kể từ thời điểm đó, nhưng Chúc Anh Đài đã bị cha mẹ mình hứa gả cho Mã Văn Tài .
Chúc Anh Đài
Vì phiền muộn, Lương Sơn Bá đã mất tại nơi làm việc khi đang là huyện lệnh của huyện Ngân . Vào ngày Chúc Anh Đài phải lấy Mã Văn Tài, khi đoàn đón dâu đi ngang qua mộ Lương Sơn Bá, một trận cuồng phong nổi lên ngăn cản đoàn đi tiếp. Chúc Anh Đài rời kiệu hoa đến trước mộ Lương Sơn Bá để cúng tế. Phần mộ Lương Sơn Bá bỗng mở ra và Chúc Anh Đài đi vào trong đó. Sau đó, từ trong mộ, một đôi bướm quấn quít bên nhau và cùng bay đi.
Hằng Nga
Hằng Nga hay đơn giản là chị Hằng, là một nhân vật thần thoại trong truyền thuyết của người Trung Quốc và một số nền văn minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, nữ thần của mặt trăng. Không giống như các vị thần mặt trăng đã được nhân cách hóa của các nền văn minh khác, Hằng Nga chỉ sống trên Mặt Trăng. Như là "người phụ nữ trên Mặt Trăng", Hằng Nga có thể coi là sự bổ sung cho khái niệm người đàn ông trên Mặt Trăng của người phương Tây. Miệng núi lửa trên Mặt Trăng Chang-Ngo do IAU đặt là lấy theo tên gọi Thường Nga.
Hằng Nga là đề tài của một vài truyện cổ tích trong truyền thuyết Trung Hoa, phần lớn đều gắn liền với các thành phần sau: Hậu Nghệ-người bắn cung; vị vua-hoặc là nhân từ hoặc là độc ác; thuốc trường sinh; mặt trăng; thỏ ngọc. Người ta cũng cho rằng Hằng Nga sống trong cung Quảng Hàn.
Hằng Nga và chồng của mình là Hậu Nghệ đã từng là những vị thần bất tử sống trên thượng giới. Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời. Ngọc Hoàng rõ ràng là không vui mừng gì với giải pháp của Hậu Nghệ trong việc cứu mặt đất và các sinh linh trên đó: chín con trai của ông đã chết. Như là một sự trừng phạt, Ngọc Hoàng đày Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống hạ giới để sống cuộc sống của con người.
Hậu Nghệ
Cảm nhận thấy là Hằng Nga rất đau khổ vì bị mất khả năng bất tử, Hậu Nghệ quyết định lên đường đi tìm thuốc trường sinh trong một cuộc hành trình dài và đầy gian khổ, nguy hiểm để hai người có thể trở lại cuộc sống bất tử. Vào cuối cuộc hành trình, Hậu Nghệ đã gặp được Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu đồng ý cho Hậu Nghệ một viên thuốc, nhưng dặn rằng mỗi người chỉ cần nửa viên để trở thành bất tử.
Hậu Nghệ mang viên thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp. Hậu Nghệ dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp và sau đó rời khỏi nhà trong một khoảng thời gian (tại sao?). Giống như Pandora trong truyền thuyết Hy Lạp, Hằng Nga trở thành người tò mò: Nàng mở chiếc hộp và nhìn thấy viên thuốc ngay khi Hậu Nghệ quay lại nhà. Sợ rằng Hậu Nghệ có thể nhìn thấy mình đang lục lọi chiếc hộp, nên vô tình Hằng Nga đã nuốt chửng viên thuốc. Ngay lập tức Hằng Nga bay lên trời do thuốc quá mạnh. Mặc dù Hậu Nghệ muốn bắn Hằng Nga để tránh không cho nàng bị lơ lửng trên bầu trời, nhưng chàng không thể nhằm mũi tên vào nàng. Hằng Nga cứ bay lên mãi cho đến khi hạ xuống được mặt trăng.
Trên cung trăng, Hằng Nga kết bạn với một con thỏ ngọc (là giống cái) đang chế thuốc trường sinh, cũng đang sống trên cung trăng.
Một người bạn khác là người thợ đốn củi Ngô Cương. Người thợ đốn củi này trước đó đã làm cho các vị thần bực tức vì cố gắng trở thành bất tử và vì thế đã bị đày tới cung trăng. Ngô Cương chỉ được rời khỏi cung trăng nếu có thể hạ được một cây gỗ mọc ở đó. Vấn đề là mỗi lần chàng chặt cây thì thân cây lại liền ngay lại, điều này làm cho chàng vĩnh viển phải ở lại cung trăng.
Ninja
“Ninja” (Nhẫn Giả), thử hỏi có ai chưa từng nghe đến từ này? Nhưng nếu hỏi có ai đã từng nghe đến Ninjitsu hay biết đến nguồn gốc các Ninja thì có lẽ ta được cùng một câu trả lời: rất ít!
Lịch sử của Ninja từ lâu cũng bí ẩn như chính họ vậy. Có rất ít, hay hầu như không có ghi chép chính thức nào về họ - những con người chọn cho mình sự nghiệp trong bóng tối – và có lẽ, về phương diện nào đó, các Ninja thích điều này. Vì vậy, hầu như những kiến thức về Ninja mà con người hiện đại có đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác, bởi thường dân, samurai, lãnh chúa và chính bản thân các Ninja.
“Nonuse” hay “Nghệ thuật ám động” chính thức xuất hiện dưới ánh sáng vào năm 522 (sau Công Nguyên), được gọi là một nghi thức để lĩnh hội Phật học – tôn giáo chính và duy nhất của nước Nhật bấy giờ, bởi các tu sĩ đã tiếp thu một phần võ học của Trung Hoa. Bản thân các tu sĩ không phải là các võ sư và cũng không hoạt động cho ai cả. Họ chỉ được mời đến bởi các lãnh chúa và dưới vỏ bọc của việc sùng tín đạo Phật, các lãnh chúa khai thác thông tin từ họ. Nên, từ “Ninja” chỉ chính thức xuất hiện sau đó, rất lâu sau.
Suốt thời gian đó, các tu sĩ ngày càng hoàn thiện kỹ năng chiến đấu của mình, phát triển thành một môn phái võ nghệ mới, từ những gì tiếp thu được từ võ Trung Hoa và võ cổ truyền Nhật, với cái tên “Ninjitsu”-“Nghệ thuật nhẫn chiến”. Đó chỉ là một trường hợp ép buộc, giữa sự đam mê võ học của các võ sư và sự lấn át ngày càng nhiều của triều đình Nhật Hoàng đến quyền lợi của họ. Và đó, “Ninja” ra đời, theo như chúng ta dự đoán, vào năm 645 tức là đầu “Thời Asuka-Nara” (645-794) trong lịch sử Nhật. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thực sự như những gì các câu chuyện miêu tả. Lúc này, họ chỉ là một nhóm võ sư, chiến đấu bằng một kỹ thuật lạ lùng, tự do và ít được biết đến. Đó là cho đến khi “Thời Heian” (794-1185) bắt đầu năm 794…
Hoàn cảnh lịch sử
Dưới sự thống trị của gia tộc Fujiwara, trong cái “mác” “Nhiếp Chính”, triều đình Nhật và cả nước Nhật dần thay đổi. Từ đây, Nhật Hoàng không còn là “người nắm quyền lực” nữa, mà chỉ là “biểu tượng quyền lực” cho gia tộc nào nắm giữ được Hoàng Gia (họ Yamato). Và cũng từ đây, chính quyền trung ương không còn mạnh mẽ để kiểm soát toàn nước Nhật. Nhiệm đó được giao cho các địa chủ giàu có và dĩ nhiên, hùng mạnh, để họ trở thành các “Daimyo” hay “Lãnh Chúa” (theo cách quen gọi dù rằng không đúng thật với ý nghĩa của từ này). Đơn giản chỉ vì nông dân vui vẻ nộp tô ruộng của mình cho các Daimyo hơn là gồng mình gánh thuế vụ nặng nề của triều đình, còn các Daimyo sẵn sàng mở túi nhận tiền cùng quyền lực của họ trong khi triều đình (hay chính xác là nhà Fujiwara) thoát khỏi trách nhiệm kiểm soát những lãnh thổ rộng lớn hay đàn áp các cuộc nổi dậy.
Tuy nhiên, theo thời gian và thế hệ, các Daimyo ngày càng mạnh mẽ hơn và hình thành các “Clan” hay “Gia Tộc” cha truyền con nối, thống trị đất phong. Họ không còn vui vẻ với một túm dân ít ỏi trong lãnh thổ - vốn không nhỏ bé gì - của mình và các cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi. Sự cần thiết thông tin quân sự làm xuất hiện nhu cầu thám tử và các Ninja nhanh chóng được chấp nhận như những người săn tin siêu hạng bởi khả năng thâm nhập dễ dàng vào quần chúng hay bất kỳ cộng động nào đó. Tuy nhiên, đó chỉ mới là buổi bình minh cho sự nghiệp sáng chói (trong bóng tối) của các Ninja khi mà xã hội thời Heian là một xã hội “Võ Sĩ Đạo Trị”…
Các Samurai…
Cùng xuất hiện với nghệ thuật Ninjitsu là một “tôn giáo”, có vẻ như vậy, đáng chú ý và là nền móng cho gần nửa lịch sử phong kiến Nhật: “Bushido” hay “Võ Sĩ Đạo”. Một nguyên tắc bất di bất dịch quy định về một dạng tinh thần thượng võ cho những người học theo, để bảo tồn danh dự của con người. Đó chính là nguyên tắc làm người của các Samurai và thật là thiếu sót nếu không nhắc đến họ khi bàn về các Ninja.
“Samurai” xuất hiện cùng với sự ra đời của “Bushido” nhưng chính thức thì nó xuất hiện vào giữa thời Heian trong không khí căng thẳng của các cuộc gây hấn giữa 2 đại gia tộc của nước Nhật: nhà Minamoto và nhà Taira. Các samurai, không đơn giản chỉ là những chiến binh thô kệch xuất thân từ bình dân, và sau này là các “gia tộc Samurai cao quý”. Họ là những chiến binh ưu việt, thông thạo mọi môn nghệ thuật (đặc biệt là kiếm thuật hay “Kendo”) và nhất là có một lòng kiên quyết theo Võ Sĩ Đạo. Nếu họ chệch khỏi con đường này thì để bảo tồn danh dự, theo Võ Sĩ Đạo, họ phải tự sát bằng nghi thức Hara-Kiri (mổ bụng, thậm chí cắt ruột mình quăng ra trước mặt đối thủ để kiêu hãnh về danh dự trước khi chết).
Các Daimyo thấy được sự lợi hại của các Samurai cũng như Võ Sĩ Đạo, vì sự quy định lòng trung thành với chủ là một trong những nguyên tắc kiên quyết Võ Sĩ Đạo. Các đội quân Samurai ra đời dần dần và càng mạnh hơn theo các cuộc chiến đến khi thời Heian chính thức kết thúc thì các Samurai đã thiết lập ưu thế tuyệt đối của mình trong lịch sử cũng như đời sống Nhật bấy giờ. Nhưng chính sự ưu việt của họ, hay chính xác hơn, sự ưu việt của Võ Sĩ Đạo, thứ làm họ được kính ngưỡng, lại là điểm yếu chết người của các Samurai khi họ đối diện với “Sengoku Jidai” hay “Thời Chiến Quốc”(1478-1605) - những trang vàng của lịch sử Ninja…
…Và Ninja
Thời Sengoku bắt đầu cho hơn 100 năm loạn chiến đẫm máu của các Gia Tộc hùng mạnh tranh giành danh hiệu “Seiitaishogun” hay “Bình Phiên Đại Tướng Quân”, thường được biết đến ngắn hơn: Shogun. Các cuộc chiến đã diễn ra từ trước thời này (từ sau thời Heian, qua thời Kamakura, thời Muromachi) đã chứng minh rõ ràng cho các Daimyo thấy: chiến tranh không chỉ cần có những chiến binh dũng cảm liều chết là đủ. Vì vậy, chiến trận trong thời này là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, hay nói đúng hơn, nghệ thuật phản phúc và gian xảo! Một chiến thắng hoàn hảo không phải là một chiến thắng đẫm máu trên chiến trường mà là một cái chết nhanh gọn, êm ái của kẻ địch bởi tay một Ninja!
Danh tiếng của các Ninja càng tăng cùng với những kỹ năng được “huyền thoại hóa” bởi những người dân thường, những Samurai và Daimyo, đặc biệt là từ chính các Ninja. Dù có trang bị ưu việt đến thế nào đi nữa, các Ninja cũng vẫn là một đối thủ lép vế trước các Samurai thiện chiến đã trải trăm trận. Vì vậy, các ý tưởng về khả năng siêu phàm của Ninja (tách thành 5 người, hoà vào môi trường, giả dạng người khác, hóa thú, tàng hình,…) tạo một sự thuận lợi cho họ khi đối đầu với những đối thủ mà họ biết rõ là hoàn toàn không hiểu gì về mình! Nhưng điều đó không có nghĩa là các Ninja đều là những tay sát thủ máu lạnh, những “gã xấu” như thường được dựng lên trong phim ảnh, sách truyện. Đa số họ là những hiệp sĩ dạng như Robin Hood với châm ngôn bảo vệ người dân lương thiện chống lại các thế lực bóc lột. Hành động ám muội của họ không xuất phát từ sự thiếu danh dự của họ mà được coi là sự biểu hiện của lòng trung thành đặc biệt đối với chủ nhân của mình, tương tự như các Samurai!
Nhưng các Samurai không bao giờ có thể làm những điều như lẻn vào nhà để ám sát, phá hoại, thám thính hay bất cứ điều gì “đê tiện”, phi thượng võ, không thì phải mổ bụng tự sát để bảo tồn danh dự theo nguyên tắc Võ Sĩ Đạo. Nhưng các Ninja thì chẳng có những nguyên tắc như vậy! Nguyên tắc tối thượng và duy nhất của họ là: đạt mục đích bằng mọi giá! Nên hoàn toàn không có gì xấu hổ nếu một Ninja tấn công một Samurai từ sau lưng, hay thậm chí dùng thủ đoạn để ám toán trong một trận chiến “tay đôi” được xem (và được các Daimyo khai thác triệt để) là điều hiển nhiên với Ninja!
Chính vì vậy, với các Samurai chân chính (và ngoan đạo), thì Ninja là một đối thủ đáng nguyền rủa, “nhơ nhớp” và đáng sợ. Một nỗi sợ hãi mà các Ninja trông đợi…
Ninja trong Lịch Sử
Mọi Daimyo trong thời Sengoku đều không phải là những samurai chân chính như những người tiền nhiệm của mình trong thời Heian. Họ không hề có ý tưởng liều chết trên chiến trường để bảo tồn danh dự như các Samurai. Danh dự của các Daimyo đạt được từ thành quả chiến trận của họ chứ không phải từ Võ Sĩ Đạo. Vì vậy, trong thời Sengoku, không có từ “công bằng” trong chiến trận (với các Daimyo) và trong tình yêu, trong hai lĩnh vực đó, chỉ có “thắng” và “thua”!
Hiển nhiên điều đó không ngăn một số Daimyo theo nguyên tắc Võ Sĩ Đạo đàng hoàng nhưng chắc chắn là họ không thành công. Và điều đó thể hiện qua hình ảnh của Tokugawa Ieyasu (thống nhất nước Nhật, sáng lập nhà Mạc sau thời Sengoku), một danh tướng, một chính trị gia tài ba và gian xảo nhưng chưa bao giờ được coi như một Samurai chân chính! Và vì vậy, các Ninja, những thám tử và sát thủ siêu hạng mà không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới, được coi như một con bài chiến thuật của mọi Daimyo thực thụ! Hàng loạt hệ thống bẫy rập, cửa giả, phòng trống tìm thấy trong các lâu đài cổ đã cho thấy Ninja là một mối đe doạ rình rập mà các Samurai và Daimyo quan tâm thực sự.
Các Ninja phát triển rất mạnh trong thời Sengoku đặc biệt là Ninja phái Koga, làm thành đội hộ vệ cho samurai Sanada Yukimura trong cuộc chiến cuối cùng oanh liệt của Yukimura trước quân Mạc Phủ. Nhưng sự kiện đáng chú ý của các Ninja (vì hoạt động của họ không bao giờ được đưa ra ánh sáng) lại được xoay quanh cuộc kháng cự mãnh liệt của họ bên cạnh các Ronin (samurai vô chủ) của vùng rừng núi Iga chống lại sự xâm lấn của quân đội Oda Nobunaga. Dù bị đàn áp đẫm máu, nhưng các Ninja Iga vẫn giữ vững được thánh địa Iga của mình bằng kỹ năng chiến đấu ưu việt trong rừng núi cùng với cái chết đột ngột của Oda Nobunaga.
Sau thời Sengoku, nhà Mạc (Tokugawa) ra đời, các Ninja lui về cuộc sống bí ẩn của họ nhưng vẫn liên tục phục vụ cho triều đình hay địa chủ thuê mướn họ, nổi tiếng nhất chính là đội Ninja phái Iga bảo vệ thành Edo (Tokyo sau này) – kinh đô nhà Mạc suốt 250 năm! Và theo ghi nhận lịch sử còn lại, người Ninja cuối cùng đã phục vụ triều đình Nhật đến tận Đại Chiến Thế Giới II!
Ngày nay, vùng Koga vẫn là trung tâm đào tạo nghệ thuật Ninjitsu hàng đầu của nước Nhật. Mặc dù có vẻ kém cạnh hơn Kendo và Judo, Ninjitsu vẫn tồn tại và phát triển, một phần nhờ vào sự bí ẩn của nó, nhờ vào lịch sử oanh liệt của các Ninja mà ai cũng muốn được biết đến, dù chỉ một lần…