Ghi chép của sipjin_tu82
Các huyền thọai 3
GANESH - VỊ THẦN ĐẦU VOI

Ganesh là vị Thần Ấn Độ rất được tôn thờ, và cũng dễ nhận ra nhất, với cái đầu voi và cái bụng bự. Có ít nhất là bốn thuyết nói về nguồn gốc của Ngài.
Thuyết thứ nhất cho rằng Shiva tự mình tạo nên Ganesh. Tuy nhiên, Ganesh quá đẹp trai, khiến vợ của Shiva cũng phải mê, làm cho Shiva nổi ghen. Shiva liền khiến Ganesh biến dạng trở thành « đầu voi, bụng bự », rồi giao cho Ganesh chỉ huy đám thị vệ lùn của mình.
Theo thuyết thứ hai thì Ganesh sinh ra từ cáu ghét của Parvati, hay từ máu kinh nguyệt của Bà. Sau đó Parvati giao cho Ganesh trách nhiệm giữ cửa phòng mình, chủ yếu là để ngăn không cho Shiva xông vào, trong những lúc Bà không muốn. Một cách « thi vị » hơn một chút, người ta kể rằng trong lúc Parvati tắm, Shiva đòi vào, Parvati không cho, và lấy cáu ghét của mình làm nên Ganesh để ngăn chặn Shiva. Chuyện khác : Parvati đang có kinh, không muốn tiếp Shiva, liền lấy máu kinh nguyệt của mình làm nên Ganesh, vẫn với sứ mạng chặn đường Shiva. Thật ra chỉ cần ghi nhận Ganesh sanh ra từ sự ô uế bợn nhơ của người nữ.
Khi mới sanh, Ganesh rất đẹp trai (như thuyết trước). Nhưng, trong lúc giữ cửa cho mẹ, gặp lúc Shiva xông đến đòi vào, Ganesh liền khện cho Shiva một trận không nhân nhượng. Shiva gọi Vishnu đến giúp, Ganesh khện luôn Vishnu. Rốt cuộc Brahma phải nhập cuộc, và trước thần lực của toàn thể Ba Ngôi, Trimurti, Ganesh thất thế và bị chặt bay đầu. Parvati nổi tam bành, đòi « Chúa Ba Ngôi » phải trả lại cho bà đứa con yêu dấu. Shiva, Ngôi thứ ba, xuống nước, hứa sẽ khẩn cấp ráp lại cho Ganesh cái đầu thứ nhất mà Ngài chớp được. Một con voi lò mò bước đến. Thế là Ganesh được ráp cho một cái đầu voi ! Thuyết này nhấn mạnh đến « mặc cảm oedipe » của trẻ con : bé trai yêu mẹ và ghen với bố, trong tiềm thức hình dung sự tranh chiến với bố, cũng như những hình phạt mà nó phải chịu (thiến) nếu vượt quá một lằn ranh dục tính nào đó. Thật ra, có chỗ kể rằng Ganesh đã thực sự có liên hệ xác thịt với Parvati.
Một thuyết khác cho rằng khi Shiva chặt đứt cái đầu thứ năm của Brahma, cái đầu Đạo Sĩ, thì Ngài kiêu hãnh trưng bày « của quý » ra trước các vị phu nhân của những Đạo Sĩ cao trọng (nhắc lại mâu thuẫn giữa các giai cấp thấp với tầng lớp Đạo Sĩ ?). Các Đạo Sĩ này nguyền rủa Shiva, khiến cho dương vật của Shiva rơi xuống đất, và đồng thời Shiva trở thành một con voi. Một vị Thần ráp dương vật lại cho Shiva và Shiva lấy lại hình thù cũ. Đến khi Shiva làm tình với Parvati, thì một giọt tinh dịch rơi xuống đất, hóa ra Ganesh, mang đầu voi, nhắc lại việc cha mình cũng đã từng là voi. Ở đây cần ghi nhận liên hệ giữa bản tính « voi », tượng trưng cho sự thông thái, và sự kiện bị thiến mất dương vật. Phải chẳng bỏ tình dục đi, thì sẽ trở thành thông thái (vì thăng hoa những thôi thúc dục tình cơ bản) ?
Còn một thuyết thứ tư theo đó Parvati để rơi một giọt máu kinh nguyệt của mình xuống sông Hằng (Gange). Một Nữ Quỷ nuốt giọt máu ấy, thụ thai, sanh ra Ganesh với năm cái đầu voi. Bốn cái đầu bị cắt, còn lại Ganesh với một đầu voi. Thuyết này nhắc chuyện bị cắt đầu trong thuyết thứ hai, đồng thời gợi lại chuyện Brahma với năm cái đầu và chuyện sanh ra từ máu kinh nguyệt. Một chi tiết khác, sông Gange, tượng trưng bởi Nữ Thần Ganga, nơi Parvati đặt giọt máu kinh nguyệt của mình, nằm ngay trên chính ... búi tóc của Shiva !
Sơn Tinh - Thủy Tinh
Sơn Tinh-Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam. Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc kén rể đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương của mình. Hai nhân vật trung tâm của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai người đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho ai, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gái cho. Vì ở dưới biển nên Thủy Tinh đã chậm chân hơn nên mất Mị Nương. Khi Sơn Tinh trở thành con rể vua Hùng, một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Câu chuyện về cuộc chiến ngàn năm của Sơn Tinh và Thủy Tinh là một cách lý giải của dân gian về những đợt lũ lụt xảy ra hàng năm tại đất nước Văn Lang, nay thuộc Việt Nam.
Sơn Tinh - Tản Viên (so hot
)

Tản Viên, còn gọi là Sơn Tinh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử)., thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.
Thủy Tinh ( Đẹp trai - ga lăng nhưng chậm chân mất người đẹp nhưng với phong thái như thế này sẽ vãn còn có nhiều em xin chết lắm
)

Mỵ Nương ( như thế này thật thì chết nhiều người nữa
)

[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
Ganesh là vị Thần Ấn Độ rất được tôn thờ, và cũng dễ nhận ra nhất, với cái đầu voi và cái bụng bự. Có ít nhất là bốn thuyết nói về nguồn gốc của Ngài.
Thuyết thứ nhất cho rằng Shiva tự mình tạo nên Ganesh. Tuy nhiên, Ganesh quá đẹp trai, khiến vợ của Shiva cũng phải mê, làm cho Shiva nổi ghen. Shiva liền khiến Ganesh biến dạng trở thành « đầu voi, bụng bự », rồi giao cho Ganesh chỉ huy đám thị vệ lùn của mình.
Theo thuyết thứ hai thì Ganesh sinh ra từ cáu ghét của Parvati, hay từ máu kinh nguyệt của Bà. Sau đó Parvati giao cho Ganesh trách nhiệm giữ cửa phòng mình, chủ yếu là để ngăn không cho Shiva xông vào, trong những lúc Bà không muốn. Một cách « thi vị » hơn một chút, người ta kể rằng trong lúc Parvati tắm, Shiva đòi vào, Parvati không cho, và lấy cáu ghét của mình làm nên Ganesh để ngăn chặn Shiva. Chuyện khác : Parvati đang có kinh, không muốn tiếp Shiva, liền lấy máu kinh nguyệt của mình làm nên Ganesh, vẫn với sứ mạng chặn đường Shiva. Thật ra chỉ cần ghi nhận Ganesh sanh ra từ sự ô uế bợn nhơ của người nữ.
Khi mới sanh, Ganesh rất đẹp trai (như thuyết trước). Nhưng, trong lúc giữ cửa cho mẹ, gặp lúc Shiva xông đến đòi vào, Ganesh liền khện cho Shiva một trận không nhân nhượng. Shiva gọi Vishnu đến giúp, Ganesh khện luôn Vishnu. Rốt cuộc Brahma phải nhập cuộc, và trước thần lực của toàn thể Ba Ngôi, Trimurti, Ganesh thất thế và bị chặt bay đầu. Parvati nổi tam bành, đòi « Chúa Ba Ngôi » phải trả lại cho bà đứa con yêu dấu. Shiva, Ngôi thứ ba, xuống nước, hứa sẽ khẩn cấp ráp lại cho Ganesh cái đầu thứ nhất mà Ngài chớp được. Một con voi lò mò bước đến. Thế là Ganesh được ráp cho một cái đầu voi ! Thuyết này nhấn mạnh đến « mặc cảm oedipe » của trẻ con : bé trai yêu mẹ và ghen với bố, trong tiềm thức hình dung sự tranh chiến với bố, cũng như những hình phạt mà nó phải chịu (thiến) nếu vượt quá một lằn ranh dục tính nào đó. Thật ra, có chỗ kể rằng Ganesh đã thực sự có liên hệ xác thịt với Parvati.
Một thuyết khác cho rằng khi Shiva chặt đứt cái đầu thứ năm của Brahma, cái đầu Đạo Sĩ, thì Ngài kiêu hãnh trưng bày « của quý » ra trước các vị phu nhân của những Đạo Sĩ cao trọng (nhắc lại mâu thuẫn giữa các giai cấp thấp với tầng lớp Đạo Sĩ ?). Các Đạo Sĩ này nguyền rủa Shiva, khiến cho dương vật của Shiva rơi xuống đất, và đồng thời Shiva trở thành một con voi. Một vị Thần ráp dương vật lại cho Shiva và Shiva lấy lại hình thù cũ. Đến khi Shiva làm tình với Parvati, thì một giọt tinh dịch rơi xuống đất, hóa ra Ganesh, mang đầu voi, nhắc lại việc cha mình cũng đã từng là voi. Ở đây cần ghi nhận liên hệ giữa bản tính « voi », tượng trưng cho sự thông thái, và sự kiện bị thiến mất dương vật. Phải chẳng bỏ tình dục đi, thì sẽ trở thành thông thái (vì thăng hoa những thôi thúc dục tình cơ bản) ?
Còn một thuyết thứ tư theo đó Parvati để rơi một giọt máu kinh nguyệt của mình xuống sông Hằng (Gange). Một Nữ Quỷ nuốt giọt máu ấy, thụ thai, sanh ra Ganesh với năm cái đầu voi. Bốn cái đầu bị cắt, còn lại Ganesh với một đầu voi. Thuyết này nhắc chuyện bị cắt đầu trong thuyết thứ hai, đồng thời gợi lại chuyện Brahma với năm cái đầu và chuyện sanh ra từ máu kinh nguyệt. Một chi tiết khác, sông Gange, tượng trưng bởi Nữ Thần Ganga, nơi Parvati đặt giọt máu kinh nguyệt của mình, nằm ngay trên chính ... búi tóc của Shiva !
Sơn Tinh - Thủy Tinh
Sơn Tinh-Thủy Tinh là một truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam. Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc kén rể đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương của mình. Hai nhân vật trung tâm của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai người đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho ai, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gái cho. Vì ở dưới biển nên Thủy Tinh đã chậm chân hơn nên mất Mị Nương. Khi Sơn Tinh trở thành con rể vua Hùng, một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người. Câu chuyện về cuộc chiến ngàn năm của Sơn Tinh và Thủy Tinh là một cách lý giải của dân gian về những đợt lũ lụt xảy ra hàng năm tại đất nước Văn Lang, nay thuộc Việt Nam.
Sơn Tinh - Tản Viên (so hot

Tản Viên, còn gọi là Sơn Tinh, là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử)., thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên của người Việt, mở đất, dựng nước.
Thủy Tinh ( Đẹp trai - ga lăng nhưng chậm chân mất người đẹp nhưng với phong thái như thế này sẽ vãn còn có nhiều em xin chết lắm

Mỵ Nương ( như thế này thật thì chết nhiều người nữa

lycanthrope - Người sói

Người sói, còn được biết đến với tên là lycanthrope mà một tạo vật trong huyền thoại và truyện cổ tích với đặc điểm là một con người có khả năng biến hình từ con người trở thành sói xám hoặc là một con sói hình người. Khả năng chuyển hoá này có thể do cố ý hoặc không cố ý bị một người sói khác cào hoặc cắn, đôi khi là do bị nguyền rủa. Hai nguồn là biên niên sử viết vào thời Trung Cổ ở châu Âu Gervase của Tilbury và người Hy lạp cổ (qua các ghi chép của tác giả La Mã Petronius) nói rằng sự chuyển hóa này thường diễn ra vào dịp trăng tròn.

Người sói thường được gắn liền với sức mạnh siêu đẳng, vượt xa cả sói lẫn con người. Người sói thường được nhắc đến là một người châu Âu, mặc dù về thời gian sau truyền thuyết này đã được lan truyền hầu khắp thế giới. Biến hình giống như người sói thì rất phổ biến trong các truyện cổ tích trên khắp thế giới, đặc biệt là truyện cổ tích của người Mỹ bản địa, mặc dù trong những tiểu thuyết ấy là biến thành con vật khác chứ không phải là sói.

Người sói hiện nay thường là chủ đề của các tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, người sói đã không còn giống nguyên bản, nó thường được gắn thêm với các chi tiết mới, nổi bật là việc người sói nhậy cảm với đạn bạc. Người sói tiếp tục tồn tại trong văn hóa hiện đại và hư cấu với việc phim ảnh, sách báo và truyền hình gắn người sói với hình tượng một trong những tạo vật dễ sợ nhất.

Người sói, còn được biết đến với tên là lycanthrope mà một tạo vật trong huyền thoại và truyện cổ tích với đặc điểm là một con người có khả năng biến hình từ con người trở thành sói xám hoặc là một con sói hình người. Khả năng chuyển hoá này có thể do cố ý hoặc không cố ý bị một người sói khác cào hoặc cắn, đôi khi là do bị nguyền rủa. Hai nguồn là biên niên sử viết vào thời Trung Cổ ở châu Âu Gervase của Tilbury và người Hy lạp cổ (qua các ghi chép của tác giả La Mã Petronius) nói rằng sự chuyển hóa này thường diễn ra vào dịp trăng tròn.
Người sói thường được gắn liền với sức mạnh siêu đẳng, vượt xa cả sói lẫn con người. Người sói thường được nhắc đến là một người châu Âu, mặc dù về thời gian sau truyền thuyết này đã được lan truyền hầu khắp thế giới. Biến hình giống như người sói thì rất phổ biến trong các truyện cổ tích trên khắp thế giới, đặc biệt là truyện cổ tích của người Mỹ bản địa, mặc dù trong những tiểu thuyết ấy là biến thành con vật khác chứ không phải là sói.
Người sói hiện nay thường là chủ đề của các tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, người sói đã không còn giống nguyên bản, nó thường được gắn thêm với các chi tiết mới, nổi bật là việc người sói nhậy cảm với đạn bạc. Người sói tiếp tục tồn tại trong văn hóa hiện đại và hư cấu với việc phim ảnh, sách báo và truyền hình gắn người sói với hình tượng một trong những tạo vật dễ sợ nhất.
[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
Quan Vũ - God of War

Quan Vũ ( 162? - 220), cũng được gọi là Quan Công , tự là Vân Trường, Trường Sinh , là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618).

Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 40 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.

Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành. Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi.
Các nhà sử học nhất trí đánh giá Quan Vũ là người vũ dũng nhưng kiêu ngạo, không chịu ở dưới người khác. Năm 214, nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Quan Vũ đang ở Kinh châu bèn viết thư cho Gia Cát Lượng hỏi:
Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể so sánh với ai?
Gia Cát Lượng phải lựa lời viết thư lấy lòng Quan Vũ:
Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!
Ông đọc thư rất đắc ý và mang thư khoe với nhiều người

Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân. Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong.
Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa “nhận” 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại thực sự trao cho ông 2 quận đang nắm giữ. Việc trở mặt khinh mạn Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm. Sau này Tôn Quyền giết ông, các sử gia đánh giá rằng: Lưu Bị và Quan Vũ có nhiều điều không phải với Tôn Quyền, nhưng việc Tôn Quyền ngầm đầu hàng Tào Tháo từng là kẻ thù chung để đánh lén sau lưng Quan Vũ cũng là quá đáng

Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.
Sự cao ngạo và thiếu hiểu biết về chính trị của Quan Vũ đã làm đổ vỡ liên minh Tôn – Lưu, gây ra việc mất Kinh châu, suy yếu cho lực lượng của Lưu Bị. Tính tự phụ và nông nổi, bất chấp đại cục của ông khiến ông trong một thời gian rất ngắn từ chỗ uy danh chấn động Hoa Hạ ngã lộn xuống, kết cục trong bi kịch, để lại bài học thất bại thê thảm.

Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi. Xuyên suốt trong Tam quốc, cụm từ "kết nghĩa vườn đào" là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn, hoạn nạn mà mờ phai.
Quan Vũ ( 162? - 220), cũng được gọi là Quan Công , tự là Vân Trường, Trường Sinh , là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ông là anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Trương Phi.
Là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ nhà Tùy (581-618).
Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ, râu dài, tay cầm cây thanh long yển nguyệt và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng 40 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính kiêu căng, ngạo mạn.
Quan Vũ được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, giữ chữ tín, là bầy tôi trung thành. Dù được Tào Tháo hậu đãi nhưng ông không từ bỏ Lưu Bị; theo Lưu Bị nhiều năm phải trải qua gian lao khó nhọc nhưng ông vẫn một lòng không thay đổi.
Các nhà sử học nhất trí đánh giá Quan Vũ là người vũ dũng nhưng kiêu ngạo, không chịu ở dưới người khác. Năm 214, nghe tin Mã Siêu đến hàng Lưu Bị ở Tây Xuyên, Quan Vũ đang ở Kinh châu bèn viết thư cho Gia Cát Lượng hỏi:
Nhân phẩm, tài năng của Mã Siêu có thể so sánh với ai?
Gia Cát Lượng phải lựa lời viết thư lấy lòng Quan Vũ:
Mã Siêu chỉ có thể sánh ngang với Trương Phi, không thể siêu phàm tuyệt luân như ngài!
Ông đọc thư rất đắc ý và mang thư khoe với nhiều người
Năm 219, Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương, phong ông làm Tiền tướng quân và lão tướng Hoàng Trung làm Hậu tướng quân. Quan Vũ thấy mình ở ngang hàng với Hoàng Trung, không bằng lòng, không chịu nhận ấn tín. Phí Vĩ phải lựa lời khuyên ông nên vì nghiệp lớn của Lưu Bị, ông mới tỉnh ngộ và thụ phong.
Khi trấn giữ Kinh châu, Quan Vũ đã không giữ nổi đất và để mất 3 quận. Tôn Quyền trên danh nghĩa “nhận” 3 quận do Quan Vũ bàn giao nhưng trên thực tế đã chiếm được trong tay; họ Tôn lại thực sự trao cho ông 2 quận đang nắm giữ. Việc trở mặt khinh mạn Tôn Quyền của Quan Vũ là một sai lầm. Sau này Tôn Quyền giết ông, các sử gia đánh giá rằng: Lưu Bị và Quan Vũ có nhiều điều không phải với Tôn Quyền, nhưng việc Tôn Quyền ngầm đầu hàng Tào Tháo từng là kẻ thù chung để đánh lén sau lưng Quan Vũ cũng là quá đáng
Trần Thọ, tác giả sách Tam Quốc chí có đánh giá về ông cũng được đời sau ghi nhận là công bằng:
Quan Vũ… sức địch vạn người, hổ thần một thời. Vũ báo ơn Tào công… có phong độ quốc sĩ. Nhưng Vũ cương và tự phụ,… lấy sở đoản chuốc lấy thất bại, là lẽ thường vậy.
Sự cao ngạo và thiếu hiểu biết về chính trị của Quan Vũ đã làm đổ vỡ liên minh Tôn – Lưu, gây ra việc mất Kinh châu, suy yếu cho lực lượng của Lưu Bị. Tính tự phụ và nông nổi, bất chấp đại cục của ông khiến ông trong một thời gian rất ngắn từ chỗ uy danh chấn động Hoa Hạ ngã lộn xuống, kết cục trong bi kịch, để lại bài học thất bại thê thảm.
Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi. Xuyên suốt trong Tam quốc, cụm từ "kết nghĩa vườn đào" là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn, hoạn nạn mà mờ phai.