Avatar's sipjin_tu82

Ghi chép của sipjin_tu82

Các huyền thọai 4

Phù Đồng THiên Vương - Thánh Gióng


alt

Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.

Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác (truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Trong trận chiến với nhà Ân Thánh Gióng cùng chiến đấu với Thánh Hùng Linh Công, cả hai cùng hợp binh lại đánh một trận quyết định ở chân núi An Vũ Ninh Sơn. Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, một danh tướng thuộc đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), ông được vua trao cho kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cùng với Thánh Gióng đánh tan giặc Ân. Ông được vua Hùng giao cho cai quản xứ Kinh Bắc, ông cũng có công trừ hổ để giữ cuộc sống an bình cho dân. Ông sinh ra và mất trên đất Hiệp Hòa, Bắc Giang và được thờ ở Đền IA khoảng 3700 năm nay. Trong "Trường thiên đối liên" (mỗi vế đối có 71 chữ Hán) còn lưu lại ở Đến IA có câu nêu công đức của hai Thánh

... Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí

Đương ư sóc phong liệt tướng

Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân,

dịch nghĩa:

... Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc

Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn

Thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau: - :Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng).

Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.

Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:

Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

TRuyện Thánh Gióng


Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .

Balder
(Thần Thoại Bắc Âu)

alt


Balder (còn gọi là Baldur, Baldr), con trai thứ hai của Frigg và Odin, là vị thần đẹp trai và được yêu quý nhất. Blader là vị thần lương thiện, chưa nói dối đến một lần; vị thần quang minh, ánh sáng, làm công việc bào chữa, nuôi giữ hòa bình trên thế giới và làm cho cả thế giới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, Balder còn bảo vệ rừng cây, thiên nhiên, động thực vật và sức khỏe con người. Lâu đài của Balder tên là Breidablik, chung sống cùng Nanna - vợ của Balder - và người con tên Forseti.

Trong truyện Edda, một hôm Balder nằm mơ thấy mình sẽ chết, và đến nói với mẹ. Frigg lo lắng, nên gọi vạn vật tới và bắt phải thề là không được làm hại Balder. Nhưng cây tầm gửi còn quá nhỏ, và Frigg không bắt nó phải thề. Các vị thần sau đó đã bày ra trò chơi ném đồ dao búa vào Balder, nhưng ông không bị gì cả. Tên khổng lồ Loki rất ghét Balder, hắn biến thành một người phụ nữ và lừa Frigg để được tiết lộ rằng Balder có thể bị hại bởi cây tầm gửi. Loki làm một mũi tên bằng cây tầm gửi và lừa vị thần mù Höðr bắn vào anh mình.

alt

Sau đó Frigg cùng Odin cố gắng hồi sinh Balder bằng cách phái thần Hermod xuống địa ngục, nhưng Loki một lần nữa bày kế để hại họ. Khi Hel, con gái của Loki, bảo rằng nếu vạn vật trên thế gian đều khóc thì Balder mới được hồi sinh, Loki đã biến thành một bà già ngồi trong hang đá và không khóc. Vì thế Balder không được sống lại. Cái chết của Balder cuối cùng dẫn đến ngày tận thế Ragnarok, và cả Höðr lẫn Odin đều chết sau đó.

Cronus
(hi lạp)


alt

Cronus là con út của Uranus và Gaia, và là một trong 12 Titan.Ông lật đổ cha mình là Uranus và trị vì trong thời gian Golden Apple cho đến khi bị con của ông lật đổ lại và bị đày xuống Tartarus và sau đó được gửi đi thống trị Elysian Field. Khi Gaia tìm đến những người con Titan của mình để cắt đứt dương vật của Uranus, chỉ có một mình Cronus dám nhận công việc ấy. Sau khi cứu thoát cho các Cyclops và Hecatonchire, Cronus lại có xích mích với họ và lại đẩy chúng xuống Tartarus. Hành động ấy khiến Gaia bất bình vì Cyclops và Hecatonchire cũng là con của bà. Nữ thần truyền phán rằng sau này Cronus sẽ bị con đẻ của mình truất ngôi.

Cronus cưới Rhea là chị của mình làm vợ, sinh được 5 người con đầu là Hestia, Demeter, Hera, Poseidon và Hades nhưng đều bị Cronus nuốt hết cả vì sợ lời truyền phán của Gaia. Đến khi sắp sinh Zeus, Rhea cầu xin Gaia chỉ cách. Gaia bảo Rhea sang đảo Crete sinh con rồi lấy tã cuốn vào một hòn đá để đưa cho Cronus, thay thế cho Zeus mới sinh. Cronus đã mắc lừa và nuốt cả hòn đá vào bụng.

Sau này, khi Zeus được nữ thần Metis chỉ cách cứu anh chị, Zeus nhờ Rhea cho Cronus uống thuốc mà Metis đưa. Quả nhiên, Cronus nôn hết những gì có trong bụng, kể cả hòn đá trá hình Zeus. Sau đó, cả 6 anh chị em đều chống lại Cronus. Cronus cuối cùng bị giam dưới vực thẳm Tartarus

[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
 

Izanami & Izanagi
(Nhật Bản )


alt

Izanagi là vị thần đầu tiên. Ông cùng vợ là Izanami là người tạo ra nước Nhật. Ông từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo được rút lên nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày nay. Izanagi là cha của Đại Thần Thiên Chiếu, Tsukiyomi và Susa-no-O.


Izanami là nữ thần đầu tiên, và là vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa thổ thần Hinokagu ,lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và dùng kiếm chém vào đầu của Kagu-tsuchi và chặt thành 8 khúc. Các phần của Kagu-tsuchi trở thành những núi lửa bao bọc nước Nhật. Khi Izanagi xuống Suối Vàng để đón Izanami về, bà đã biến thành thần chết. Izanagi bị vợ đuổi và trở về một mình.

Tsukuyomi
(nhật bản )

alt

Tsukuyomi (Nguyệt Độc) là thần Mặt Trăng, em trai của Amaterasu.


alt

Amaterasu


Tsukuyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Một hôm Amaterasu sai Tsukuyomi đi thay mình đến dự tiệc của Bảo thực thần .Bảo thực thần lần lượt nhìn vào biển, rừng và đồng lúa rồi nôn ra cá, thịt và một chén cơm, mời Tsukuyomi ăn. Kết quả là Bảo thực thần bị Tsukuyomi cảm thấy kinh tởm quá đập chết. Từ đó Amaterasu không thèm nhìn mặt em trai, và khi nào có Mặt Trăng thì Mặt Trời đi chỗ khác.

Yamata no Orochi
(Nhật)

alt

Yamata no Orochi hay còn được gọi tắt là Orochi. Đây là một sinh vật dạng rắn trong Thần đạo Nhật Bản. Yamata no Orochi được miêu tả có 8 cái đầu, 8 cái đuôi cùng 8 cặp mắt với màu đỏ. Thân hình khổng lồ của Orochi được miêu tả trải dài 8 thung lũng, 8 quả đồi. Nó ngụy trang bằng rêu phong, cây bách và cây tuyết tùng trên lưng nên trông nó không khác gì một dãy núi.

Izanagi là vị nam thần đã hình thành lên nước Nhật cổ bằng cách sử dụng thanh giáo thần Ame-no-nubuki khuấy vào đại dương. , tạo ra 8 hòn đảo hình thành lên nước Nhật cổ. Đến một ngày, nữ thần Izanami (vợ thần Izanagi) hạ sinh Hinokagu là thần lửa thổ thần. Lửa bốc cháy khiến nữ thần Izanami qua đời. Thần Izanagi nổi giận, chém Hinokagu thành 8 khúc. Mỗi phần của Hinokagu trở thành những núi lửa khác nhau.


Sau khi bị Izanagi chém, linh khí của Hinokagu đầu thai nhân thế, trở thành Hỏa Thần. Còn phần tà khí sinh ra do mặc cảm tội lỗi với mẹ và oán cha tích tụ lại trong 8 ngọn núi lửa và cứ 100 năm lại reo rắc tai ương cho con người. 8 ngọn núi lửa với mỗi dòng dung nham lớn là 1 đầu rắn, 8 dòng hợp lại thành Orochi. Theo truyền thuyết, mỗi đầu của Orochi ứng với một tỗi lỗi của con người (bất hiếu, bất tín, bất minh, ngu muội, vô cảm, nham hiểm, nông nổi, dục vọng).

Theo sử thi Kojiki của người Nhật ghi lại, thần Susa-no-O khi rời cõi tiên xuống trần tìm người chị Amaterasu để nhận lỗi (do trước đó hai người cãi nhau), khi tới huyện Izumo thì gặp vợ chồng thổ địa Kuni-tsu-Kami gần đầu nguồn suối Vàng đang khóc như ri. Susa-no-O hỏi rõ nguyên cớ, hai vợ chồng thổ địa kể chàng nghe về lễ cống nạp cho Orochi hàng năm bằng chính những đứa con gái của mình, và năm đó là năm cuối cùng vua rắn cần nốt cô gái thứ 8 của họ tên là Kushi-inada-hime.

Susa-no-O ngay lập tức hỏi cưới Kushi-inada-hime, rồi hóa phép biến cô thành một chiếc lược cài lên tóc mình để Orochi ko đánh hơi ra. Biết mình không phải là đối thủ cân sức của vua Rắn, chàng nhờ nhà vợ cất rượu với nồng độ cao gấp 8 lần bình thường, rồi chia ra 8 hũ chất quanh cửa vào nhà, phục sẵn Orochi đến lấy cúng nạp. Khi 8 cái đầu rắn vục sâu vào uống rượu, say túy lúy, chàng dũng sĩ lao ra kết liễu cắt lấy 8 đầu rắn. Sau đó, chàng tìm được từ đuôi Orochi thanh gươm Ama-no-Murakumo-no-Tsurugi (còn có tên là Kusanagi-no-Tsurugi). Thanh gươm này được chàng gửi tặng người chị Amaterasu để làm hòa.

alt

Cũng có bản khác kể lại rằng khi Susa-no-O chém giữa đuôi Orochi thì kiếm bị gãy. Ông tìm và phát hiện ra nguyên liệu lạ từ phần đuôi của Yamata-no-Orochi. Ông đã lấy nguyên liệu này để làm ra thanh gươm từ chỗ đuôi này để rèn ra thanh kiếm huyền thoại Ama-no-Murakumo-no-Tsurugi.

Na Tra
(trung hoa)

alt

Nhắc đến Na Tra, dân gian thường hình tượng đến một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Độc giả có thể gặp Na Tra trong Phong Thần diễn nghĩa hay trong tiểu thuyết Tây du kí. Tay phải cầm Trường Thương Hỏa Tiễn Thần Phong, tay trái cầm Càn Không Quyền, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Chạo và Cục Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hoả. Na Tra là hiện thân của bậc thần tiên phóng khoáng, tính cách hiếu động và nghịch ngợm song hành động thì đầy tình nhân ái, chí công vô tư. Có lẽ đó cũng là khát vọng về một hình tượng sống của nhân gian thời bấy giờ.

Na Tra vốn là hiện thân của Linh Châu Tử, đồ đệ của Thái Ất Chân Nhân trên thượng giới, do phạm phải luật trời, để Hồ Ly ngàn năm ăn trộm đào tiên nên bị giáng xuống trần gian chịu khổ. Na Tra đầu thai vào nhà Tổng trấn ải Trần Đường Lý Tịnh. Lúc bấy giờ phu nhân của Lý Tịnh là Ân Thị đã mang thai hơn ba năm mà vẫn chưa mãn nhụy khai hoa. Một đêm Ân phu nhân đang ngủ chợt mộng thấy ông tiên ném vào bụng mình một vật, đúng lúc đó thì trở mình đau bụng. Ân phu nhân sinh ra một cái bọc, từ cái bọc nở ra một đứa trẻ khôi ngô tuấn tú, tay cầm Càn Khôn Quyền, lưng quấn dải lụa Hỗn Thiên Lăng... Lý Tịnh đặt tên cho con là Lý Na Tra.

Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết con trai Ngao Bính của Đông Hải Long Vương, lột da bóc gân Ngao Bính, giương Càn Khôn Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương... Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt, gây sức ép buộc Na Tra phải đền mạng. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lí do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù... Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, Lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên. Sau khi theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình.

[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
 


Hel
(Bắc Âu)

alt


Hel (còn có tên Hela) là một nữ tử thần thần thuộc thần thoại Bắc Âu, người cai quản địa ngục Nifheim. Mặc dù cha cô - Loki là một vị thần Aesir nhưng cô không thuộc thị tộc thần thánh này.

Nữ thần Hel là con gái của thần quậy phá Loki với cô gái khổng lồ Angerboda. Cô là em gái của con sói khổng lồ Fenrir và con rắn biển Midgard Jormungand


Thần thoại Snorri miêu tả Hel có nửa thân màu đen, nửa còn lại bình thường. Còn thần thoại Bắc Âu tả Hel nửa thân trên là phụ nữ với đôi mắt lạnh lùng giống như người chết, nửa thân dưới thì lở loét ghê rợn đến nỗi ngay cả những vị thần cũng không dám nhìn vào mặt Hel, còn người bình thường vô phúc nhìn thấy ả thì ngay lập tức máu đông lại và chết ngay lập tức. Trong thế giới người chết, Hel ngồi trên một chiếc ngai đáng sợ được trang trí bằng đầu lâu, xương cốt và rắn rết. Phía trước mặt ả là "quyển sổ thiên mệnh" hay "quyển sổ của thế giới người chết", mỗi khi có một người trần hay một vị thần nào lìa bỏ cõi đời xuống địa ngục, quyển sổ sẽ hiện lên tên cũng như lai lịch, việc làm cũng như tội trạng của họ khi còn sống. Nhờ quyển sổ ấy mà Hel có thể cai quản được vô số linh hồn cũng như giao việc làm thích đáng cho họ ở chốn địa ngục lạnh lẽo, buồn thảm này. "Quyển sổ thiên mệnh" không có số trang cố định, khi hết trang nó sẽ tự động thêm một trang mới vào khi có một linh hồn rời bỏ chốn dương gian. Trước khi Ragnarok nổ ra, người trần sẽ bước vào thời đại suy tàn, chiến tranh xảy ra liên miên, đạo đức con người trở nên đồi bại, nhân luân không còn và lúc ấy thế giới người chết của Hel bỗng trở nên sinh động và đông đúc lạ thường, "quyển sổ thiên mệnh" với số trang dày chưa từng có tiếp nhận liên tục các linh hồn tội lỗi nơi trần thế. Lúc ấy, Hel, nữ hoàng của địa phủ, ngồi sau tấm màng "bất hạnh" của mình (chỉ mở để Hel gặp và phán xử các oan hồn người chết) đang nở một nụ cười man rợ ghê người. Ả cười cho sự phồn vinh của vương quốc mà ả cai trị cũng như để mở đầu cho một cuộc chiến khủng khiếp sắp sửa xảy ra, cuộc chiến Ragnarok!


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
(Việt Nam)

alt

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( 1213? - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.

Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn , là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông là năm 1231.

Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.

Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công. Đất nước thanh bình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của Tổ Quốc. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chữa bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng.


Lấy dân làm gốc

Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?"

Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy."


Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tý, Hưng Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 trái tim người anh hùng đã ngừng đập. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đaọ Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi.



Công chúa Thiên Thành

alt

Công chúa Thiên Thành (? - 9/1288), tức Nguyên Từ quốc mẫu của nhà Trần, họ Trần, húy có lẽ là Anh, vợ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Thân thế của bà được các quyển cổ sử như Đại Việt sử ký toàn thư (viết thời Hậu Lê) hay Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết thời Nguyễn) chép khác nhau. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà là trưởng công chúa nhưng không nói rõ là con ai (có lẽ là con gái lớn của Trần Thái Tông), trong khi Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép bà là con gái của Trần Thừa, nghĩa là bà là cô ruột của Hưng Đạo vương. Tuy nhiên, nếu bà đúng là trưởng công chúa như Đại Việt sử ký toàn thư đã chép, thì không thể là con của Trần Thừa do Trần Thừa còn có một người con gái khác lớn tuổi hơn công chúa Thiên Thành, là công chúa Thụy Bà (điều này kể cả Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng công nhận, nhưng gán cho Thụy Bà là chị gái Thiên Thành, theo đoạn ghi chép sự kiện đầu năm 1251), chị gái Trần Thái Tông, cô ruột đồng thời là mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn.

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:


Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251]...Mùa xuân, tháng 1, đổi nguyên hiệu là Nguyên Phong (năm thứ 1)....
Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn.
Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành làm lễ kết tóc với Trung Thành Vương.
Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.

Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì viết:

"Tân Hợi, năm Nguyên Phong thứ 1 (1251) tháng 2...
Đem Thiên Thành công chúa gả cho Trung Thành vương. Sau công chúa lại về với Quốc Tuấn.
Đã hứa gả công chúa cho Trung Thành vương, định đến ngày rằm tháng này (tức tháng 2) làm lễ "hợp kết", nhà vua nhân việc này mở hội bảy ngày đêm, bày các đồ quý báu và nhiều trò chơi vui để cho trong triều đình, ngoài dân gian được chơi xem. Trước ngày cưới, nhà vua cho công chúa sang ở nhà của Nhân Đạo vương; đương đêm, Quốc Tuấn lẻn vào tư thông với công chúa."



Anh Hùng thì cứ mãi mãi không thoát ra khỏi cửa ải mỹ nhân alt

[img]http://url.vn4share.net/copyright[/img]Copy từ: Http://Vn4share.net
 

Mata Hari


alt

Mata Hari là nghệ danh của Margaretha Geertruida (1876 – 1917) là một vũ nữ người Hà Lan, người làm điệp viên nhị trùng cho các đế quốc Pháp và Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Mata Hari bị Pháp xử bắn về tội làm gián điệp năm 1917.

Margaretha sinh ngày 7 tháng 8 năm 1876 trong một gia đình buôn bán mũ phát đạt ở thị trấn Leyvarden thuộc miền Bắc Hà Lan. Margaretha là con đầu lòng của Adam Zelle (2 tháng 10 năm 1840, Leeuwarden - 13 tháng 3 năm 1910, Amsterdam) và người vợ đầu tiên (kết hôn tại Franeker vào ngày 4 tháng 6 năm 1873) là Antje van der Meulen (21 tháng 4 năm 1842, Franeker - 9 tháng 5 năm 1891, Leeuwarden).[2] Margaretha có ba người em trai. Margaretha có nước da bánh mật, cặp môi dày và đôi mắt to đen láy trông giống như một thiếu nữ phương Đông.


Đôi vợ chồng Margaretha và Rudolph Mac Leod năm 1897Năm 19 tuổi, qua mục "Kết bạn trăm năm" của một tờ báo, Margaretha quaen biết và kết hôn với Rudolf John MacLeod (1 tháng 3 năm 1856, Heukelum - 9 tháng 1 năm 1928, Velp) tại thủ đô Amsterdam, một sĩ quan quân đội thuộc địa Hà Lan. MacLeod là con trai của ohn Brienen MacLeod và Dina Louisa Frijherrine Sweerts de Landas. Họ chuyển đến đến đảo Java thuộc Công ty Đông Ấn Hà Lan và có hai người con là Norman-John (30 tháng 1 năm 1897, Amsterdam - 27 tháng 6 năm 1899) và Jeanne-Louise (2 tháng 5 năm 1898, Java - 10 tháng 8 năm 1919). Nhưng cuộc hôn nhân này đã thất bại vì Rudolf John MacLeod nghiện rượu, công khai có vợ người bản xứ. Sau khi trở lại Hà Lan, vợ chồng Margaretha ly thân vào năm 1902 và ly dị vào năm 1906.

Năm 1903, Mata Hari đến Paris, bằng việc trình diễn những vũ điệu phương Đông mà bà đã học ở Java kết hợp với màn thoát y vũ[3], đã làm rung động cả châu Âu, Margarit với nghệ danh là Mata Hari đã nhanh chóng nổi tiếng như một vũ nữ huyền thoại của phương Đông. Bà kiếm được nhiều tiền bạc nhưng cũng tiêu nhiều nên Mata Hari lại lâm vào cảnh nợ nần.


Năm 1914 khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Mata Hari đến Berlin lưu diễn. Vốn ưa những chuyện phiêu lưu mạo hiểm và để có tiền bạc rủng rỉnh, bà đã nhận lời làm gián điệp cho Cục Tình báo Đức với mật hiệu H.21. Nhiệm vụ của H.21 là thu thập tin tức hoạt động quân sự của Pháp thông báo cho cơ quan tình báo Đức. Tuy nhiên chính Elsa Shragmuyller người phụ trách trực tiếp H21 cho rằng toàn bộ những tin tức mà H.21 cung cấp không bao giờ được sử dụng cả vì chúng không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế, chính trị lẫn quân sự.

Tháng 8 năm 1916, Mata Hari gặp viên đại uý Ladou, sĩ quan của Cục Phản gián Pháp và đã nhận lời hợp tác với cơ quan tình báo Pháp với nhiệm vụ là đến Brussels, Bỉ (đang bị quân Đức chiếm đóng) để thu thập những tin tức cho người Pháp.

Trên đường đến Bỉ, Mata Hari bị cảnh sát Anh bắt nhầm. Sau khi thẩm tra họ thả Mata Hari đồng thời báo cho Pháp biết bà là điệp viên của Đức. Ladou yêu cầu bà trở về Paris song bà lại đến Madrid (Thủ đô Tây Ban Nha, nước trung lập). Ở Madrid , Mata Hari làm quen với hai tùy viên quân sự của Pháp và Đức đang hoạt động tại đây. Những thông tin mà bà khai thác được từ viên tuỳ viên quân sự Đức được thông báo cho tuỳ viên quân sự Pháp và ngược lại.



Ngày 13 tháng 2 năm 1917, sau khi trở lại Paris một tháng, Mata Hari bị bắt với lý do là điệp viên của Đức. Đại uý Ladou đã phủ nhận hoàn toàn việc ông đã trao nhiệm vụ cho Mata Hari. Sau 4 tháng thẩm vấn, mặc dù thiếu những bằng chứng có sức thuyết phục, toà án quân sự của Pháp vẫn tuyên án tử hình Mata Hari với tội danh làm gián điệp cho Đức và đổ lỗi cho cô là vì cô mà mười bẩy tàu chiến của liên quân bị chìm, gần một sư đoàn quân bị thiệt mạng. Ngày 15 tháng 10 năm 1917, Mata Hari bị hành quyết.

Arianrhod

(celtic)


alt

Cô là người cai trị của Caer Sidi, một vương quốc huyền diệu ở phía bắc. Cô đã được tôn thờ như một nữ thần của mặt trăng.

Một ngôi sao và Nữ thần mặt trăng, Arianrhod như là một vị thần của thuyết luân hồi và nghiệp chướng.

Arianrhod là các ngôi sao circumpolar, mà linh hồn rút lui giữa hiện thân, vì thế cô được xác định như một nữ thần của thuyết luân hồi.

Mặt trăng là biểu tượng nữ nguyên mẫu, đại diện cho Nữ thần Mẹ kết nối tử cung, cái chết, sự tái sinh, sáng tạo.

Cô di chuyển trong đếm với đôi cánh rang rộng tràn trề sức mạnh của mình với mục đích chữa bệnh và mang đến sự an ủi và niềm vui cho những người tìm kiếm cô.


GoBack   Forums VN4SHARE.NET > Hình Ảnh > Tranh ảnh tổng hợp
XemThốngKêMới .:: Truyền Thuyết Các Thần Linh Và Các huyền thoại ::.
Ký danh
Ghi Nhớ?
Mật mã


Notices
Tìm Kiếm Nhanh


 

được cung cấp bởi
Custom Search Control
Web
 
 
 

*Hình tốt nghiệp của CKM2 khóa 05 Phần I Phần II
Chào mừng các bạn đến với Vn4Share. Hiện tại bạn chưa đăng ký làm thành viên của Vn4Share.Net nên chỉ có thể xem mà không thể tham gia vào các thảo luận của hơn 2000 thành viên Vn4Share.Net. Đăng ký làm thành viên rất nhanh chóng, đơn giản và miễn phí, hãy tham gia làm thành viên của Vn4Share.Net và cùng thảo luận về mọi đề tài trong cuộc sống. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ "vui 1 tí". BQT V4S. Đăng ký

Kiếm Trong Diễn Ðàn
Show Threads   Show Posts
Tag Search
Kiếm Chi Tiết
Find All Thanked Posts
Go to Page...
Trảlời
Trang 7/10 « đầu < 56 7 89 > cuối » alt
 
Ðiều Chỉnh alt Xếp Bài alt

  #61  
Old 01-08-2010, 09:44:PM
BạchHổ'sAvatar
UG group
Phó giám đốc V4S.

Level: 33 [DamithDamith]
Life: 486 / 811
alt altalt alt
Magic: 516 / 1677
alt altalt alt
Experience: 45%
alt altalt alt

 
Tham gia ngày: Mar 2010
V4S Coins: 117230 (Donate)
Bài gởi: 1,548
Thanks: 349
Thanked 698 Times in 382 Posts
BạchHổđangtrênđườngđiđếnthiênđàng.
Default

Izanami & Izanagi
(Nhật Bản )


alt

Izanagi là vị thần đầu tiên. Ông cùng vợ là Izanami là người tạo ra nước Nhật. Ông từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo được rút lên nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày nay. Izanagi là cha của Đại Thần Thiên Chiếu, Tsukiyomi và Susa-no-O.


Izanami là nữ thần đầu tiên, và là vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa thổ thần Hinokagu ,lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và dùng kiếm chém vào đầu của Kagu-tsuchi và chặt thành 8 khúc. Các phần của Kagu-tsuchi trở thành những núi lửa b
4461 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·