Avatar's h2o

Ghi chép của h2o

Tình huống Sp của mình.

Tình huống 1:

 

Bối cảnh : Giờ học lịch sử tại lớp 9C trường THCS A

Nhân vật : Cô giáo Mai ( 1 cô giáo trẻ mới ra trường ) , Tùng , Minh và tập thể lớp 9C

Diễn biến TH :

     Trong tiết học ngày hôm ấy sau khi giảng bài, cô Minh đọc lại cho cả lớp ghi, chỉ riêng có Tùng không chép bài mà cứ ngồi nhìn cô.

 

-Cô Mai : Tùng. sao em không chép bài ?

 

-Tùng : nghe giảng là em hiểu rồi cô ạ

.

-Minh (nhanh miệng nói vào) : nói dối, nó có thích học sử bao giờ đâu. Nó thích cô nên ngồi ngắm cô suốt.

 

Cả lớp nhao lên :” thằng Tùng thích cô”……

           Nếu bạn là cô giáo Mai trong TH trên , bạn sẽ làm gì, tại sao ?

 

Cách giải quyết :

      Trước tiên tôi sẽ ổn định trật tự lớp: “thôi lớp mính trật tự nào” , sau đó nhẹ nhàng nói với cả lớp : “ Các em nghe cô nói này, lần sau không được mất trật tự trong giờ học như thế nhé , đặc biệt cô phê bình bạn Minh vì dã nói tự do trong giờ làm cả lớp ồn ào. Nếu lần sau Minh tái phạm là cô sẽ phạt đấy.( cô giáo hướng ánh mắt vào Minh và ngừng một lúc) . Các em biết không, cô rất vui khi trong lớp có học sinh quý mến mình như vậy bởi từ xưa đến nay tình thầy trò là một tình cảm thật thiêng liêng cao quý và cô trân trọng tình cảm đó. Nhưng cô sẽ càng vui hơn nếu tất cả các bạn trong lớp đều thích cô và cũng yêu thích luôn  cả môn cô dạy . Với một người giáo viên đó là điều hạnh phúc nhất . Vì vậy Minh lần sau không được nói như vậy nữa em nhé. Còn Tùng hãy lấy vở ra ghi bài.Nhân đây cô cũng nhắc luôn cả lớp: có thể ngay lúc này thì nhiều bạn chỉ cần nghe là đã hiểu nhưng những kiến thức các em phải học là rất nhiều , không chỉ môn sử mà còn các môn khác nữa.Nếu không ghi chép đầy đủ thì từ giờ đến lúc các em đi thi sẽ không nhớ được đâu. Hơn nữa, khi các em ghi bài và học với một thái độ nghiêm túc các em sẽ thấy môn lịch sử rất thú vị. Cô cũng hứa với cả lớp sẽ cố gắng dạy tốt để các em hứng thú với môn học. Cô hi vọng lần sau sẽ không còn bạn nào nói là không thích môn sử nữa. Thôi cô trò ta quay trở lại bài học nhé.

 

Cơ cở lí luận:

  1. Tôi hiểu được tâm lí lứa tuổi THCS , các em còn bồng bột,suy nghĩ cảm tính, nghĩ gì nói nấy.
  2. Tôi đặt mình vào vị trí của học sinh: là những học sinh lớp 9,các em thường  nghịch ngợm ,bông đùa những giáo viên trẻ mới ra trường chứ không có ác ý.
  3. người giáo viên cần yêu cầu cao với học sinh,nhắc các em phải ghi chép bài đầy đủ
  4. tôi có thiện chí khi hứa với các em sẽ cố gắng dạy tốt để các em hứng thú với môn học

 

Tình huống 2:

Bối cảnh : Giờ học văn tại lớp 7A trường THCS B.

Nhân vật ; cô giáo Lan , Mai cùng tập thể lớp 7A.

Diễn biến TH:

       Hôm đó là bài học về ca dao. Cả lớp đang chăm chú lắng nghe cô giáo say sưa diễn giảng.

-          Cô Lan: “Công cha như núi ngất trời – Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông”.Tác giả dân gian đã sử dụng hình tượng so sánh rất ý nhị: Cha vừa thương yêu con vừa uy nghiêm như núi ngất trời. Mẹ cũng thương yêu con vô hạn song lại thể hiện ra bằng sự mềm mại, uyển chuyển, mênh mông như nước ngoài biển Đông….

-           

-          Mai (ở dưới lớp bỗng đột ngột nói to cắt ngang lời cô) : không đúng. Rõ ràng ở nhà em mẹ uy nghi hơn bố.

Nếu bạn là cô giáo Lan, bạn sẽ giải quyết TH này như thế nào, tại sao ?

 

Cách giải quyết :

Tôi sẽ tạm dừng bài giảng của mình và nhẹ nhàng nói với các em “ cô cảm ơn bạn Mai đã mạnh dạn chia sẻ với cả lớp về gia đình mình. Nhân đây cô cũng muốn nói với cả lớp rằng nhũng bài ca dao do người xưa đúc kết mang tính khái quát về cuộc sống nhằm mục đích khuyên bảo,hướng thiện ,răn đe chứ chúng không thể nào phản ánh đúng mọi trường hợp được bởi cuộc sống vô cùng đa dạng , phong phú, không có gì là tuyệt đối cả. Bài ca dao trên đã nói đúng về đa số các cặp cha mẹ : Cha là người đàn ông trụ cột trong gia đình nên thường khỏe mạnh,uy nghi, còn mẹ là phụ nữ nên dịu dàng tình cảm. Tuy nhiên, trên thực tế thì mỗi người có tính cách riêng .Các em cũng thấy đấy không phải bạn nam nào cũng mạnh mẽ và không phải tất cả các bạn nữ đều dịu dàng, hiền thục đúng không nào? Thế nên trong gia đình chúng ta có khi mẹ là người có tính cách mạnh mẽ còn cha lại trầm lặng, điều ấy cũng không có gì là lạ, mà quan trọng ở đây là tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta. Vậy đấy các em ạ những điều chúng ta học được từ cuộc sống là vô hạn , hãy biết tìm tòi, vận dụng, kết hợp những điều học được trong sách vở với thực tiễn để có suy nghĩ đúng đắn . À ! cô dặn Mai và cả lớp này, từ sau nếu có gì thắc mắc thì các em phải giơ tay phát biểu đừng cắt ngang lời cô giảng nữa nhé. Thôi, cô trò ta tiếp tục bài học nào.

 

Cơ sở lý luận:

  1. Tôi đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu và thông cảm cho các em. Trong quá trình học tập các em không chỉ tiếp thu một cách thụ động.Các em muốn thể hiện quan điểm của mình, thắc mắc những gì mình cho là không đúng và chưa hiểu cặn kẽ.
  2. Tôi hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh THCS: các em còn nông nổi , bồng bột, nghĩ gì nói nấy nên khi thấy những điều cô giảng không giống thực tế thì phản ứng ngay. Do đó tôi không phê bình , chỉ trích Mai vì đã cắt ngang lời giảng của tôi mà nhẹ nhàng nhắc nhở em cũng như cả lớp.
  3. Là người giáo viên mẫu mực tôi có trách nhiệm giải thích giúp các em hiểu rõ về cuộc sống và biết kết hợp những điễu đã học trong sách vở với thực tiễn để có suy nghĩ đúng đắn
4819 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
được loan tin bởi o0llCandyll0o , cameraaa4 người nữa
mr_zeroxxx
123nono
14 năm trước· Trả lời
h2o
h2o
123nono
14 năm trước· Trả lời
VuonChuoi
123nono
14 năm trước· Trả lời
Website liên kết