Avatar's sipjin_tu82

Ghi chép của sipjin_tu82

Những chuyện kì lạ

Bí ẩn về các trận giao chiến trên trời

  Một trận tử chiến đã diễn ra gần 400 năm trước tại một điểm gần Ethin (Anh) khiến 5.000 binh lính bỏ mạng. Về sau, thỉnh thoảng dân chúng quanh vùng vẫn thấy hình ảnh hai đạo quân ma đánh nhau trên bầu trời.

Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “Honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng, tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “Honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước đã diễn ra những trận ác chiến thực sự.

Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, là nơi vào năm 1643 hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen đã gặp nhau trong một trận quyết chiến. Hơn 5.000 binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường.

Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng... Từ đó trở đi, thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời chiều.

Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước.

Năm 1748, ở Đôphin gần thành Viên, 20 người đã tận mắt nhìn thấy một đạo binh đang đi trên bầu trời.

Năm 1888, trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó.

Những trường hợp quan sát thấy “các trận giao chiến trên không trung” tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại.

Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của quốc vương Alexandre Nhepxki đã nhìn thấy “một binh đoàn của thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời để đến chi viện cho quân Nga...

Vào tháng 11/1956, hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin. Vào khoảng 3 giờ sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm, những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình.

Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với viên quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745.

Lý giải của khoa học

Tiến sĩ toán lý A.Gurvich đã giải thích những ảo ảnh tương tự bằng hiện tượng quang học phức tạp trong khí quyển, do sự khúc xạ của ánh sáng trong hệ tầng khí quyển.

Hiện tượng này cũng được khảo sát kỹ lưỡng bởi các nhà vật lý Mỹ A. Phrayde và U.Makhơ. Các nhà bác học này cho rằng đặc tính kỳ lạ của “thấu kính khí quyển” là tạo ra những ảo ảnh khác nhau và thay hình đổi dạng các thông tin do ánh sáng chuyển tải theo mức độ truyền lan của nó qua khối không khí.

Ảo ảnh - quả là một cách giải thích thuận tiện. Nhưng vấn đề là ở chỗ một số biểu hiện của hiện tượng này không hoàn toàn nằm gọn trong kiến giải đó. Chẳng hạn dân chúng ở thị trấn Vecve (Bỉ) đã nhìn thấy trận giao chiến này xảy ra sau trận Oateclô đúng một tuần.

Các chuyên viên của Hội nghiên cứu thần giao cách cảm nổi tiếng trên toàn thế giới cho rằng bí mật của những trận đánh trên trời là ở chỗ trong thời gian giao chiến xảy ra, đã có sự phung phí rất lớn nguồn năng lượng sinh lý tinh thần. Sự kết vón của nỗi đau đớn, tâm trạng thất vọng và nỗi lo sợ được in dấu trong không gian rồi sau đó, thậm chí qua nhiều năm tháng, đã khơi gợi những hình ảnh trong đầu óc của những người rất nhạy cảm về mặt tâm lý.

Các nhà nghiên cứu Mỹ Oen và Pret cũng đi đến kết luận tương tự. Hai ông đã phân tích hơn 100 trường hợp “ảo ảnh” và đi đến hết luận rằng phần lớn những người nhìn thấy “trận giao chiến trên trời” vào thời điểm ấy đã ở trong trạng thái bị kích thích cao độ, có lẽ vì thế đã nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy.

Vậy có đúng là “những trận giao chiến của các bóng ma” không phải xảy ra trong hiện thực mà chỉ diễn ra trong đầu óc con người và gần với những ảo giác hơn là những ảo ảnh và những hiện tượng quang học khác? Xin chớ vội đi đến kết luận.

Điều bí ẩn về “những ảo ảnh lầm lạc trong không gian” có lẽ sẽ được lý giải bởi các chuyên gia thuộc Ủy ban nghiên cứu các hiện tượng dị thường ở Voronegiơ (Nga). Họ đi cùng các cán bộ của xí nghiệp “Địa chất Voronegiơ” mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát trong đới đứt gãy kiến tạo ở Novokhopexcơ. Ở đó họ đã phát hiện và chụp ảnh được “những kênh thoát năng lượng của trái đất”. Trên ảnh thấy rõ những quả cầu và đám mây phát quang ở phía bên trên các khu đất dị thường.

Hơn nữa, theo sự khẳng định của một trong những người chỉ đạo cuộc khảo sát là ông Henrich Xilanop, đoàn đã chụp ảnh được những sự kiện xảy ra tại những địa điểm đó trong quá khứ xa xôi. Trên ảnh chụp được nhờ một thiết bị đặc biệt ở trên bờ sông Hopec, ta nhìn thấy rõ những cái lều, những hình người đội mũ sắt... Trong lúc chụp ảnh, ở đó không hề có những thứ ấy.

Các chuyên gia Voronegiơ về những hiện tượng dị thường đã giải thích như sau: Có thể tấm phim đã ghi lại được một thông tin thị giác về thời xa xưa mà “trường ký ức” năng lượng thoát ra từ đới đứt gãy còn lưu giữ. Sự thể là ở chỗ trong những năm chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, tuyến phòng thủ đã chạy qua những địa phương ấy. Tham gia tuyến phòng thủ này có một Trung đoàn Tiệp Khắc do L.Xvvoboda chỉ huy. Và những người lính đội mũ sắt hiện hình trên các bức ảnh cũng như trang phục của họ hoàn toàn phù hợp với thời kỳ đó.

Nhưng ngay cả khi nếu giả thuyết trên được xác nhận thì vẫn còn nhiều điều bí ẩn về những “trận giao chiến trên trời”. Chẳng hạn, một số tài liệu đã thông báo về hiện tượng vật chất hóa lạ lùng của những đồ vật trong khi diễn ra những trận đánh trên trời. Ví dụ, năm 1686, tại Anh quốc, người ta quan sát thấy cuộc diễu hành trên trời của các binh lính có vũ trang. Và có rất nhiều khí giới, gươm súng, mũ giáp rơi lả tả xuống mặt đất.

Năm 1800, sau trận giao chiến trên trời ở vùng Kinken, người ta phát hiện thấy trên mặt đất có những cành cây bị gãy và nhiều vết máu trên cỏ.

Cho đến nay, các nhà địa chất, các nhà sử học, cổ sinh vật học, môi trường học, các nhà nghiên cứu về địa cầu vật lý, các nhà khoa học... đều công nhận rằng trên hành tinh của chúng ta vẫn còn vô số hiện tượng kỳ lạ mà khoa học chưa giải thích được. Nhiều sách vở tài liệu nghiên cứu từ cổ đại đến nay đã ghi nhận nhiều sự kiện lạ kỳ. Các địa điểm thường xẩy ra hiện tượng quái lạ, bí hiểm hiện vẫn còn nhiều trên thế giới đã thu hút hàng ngàn nhà khoa học đến nghiên cứu nhưng lời giải thích thì vẫn còn mơ hồ; những hiện tượng lạ kỳ ở Australia, ở Ireland, ở Peru, những vùng đất huyền bí ở Nam Mỹ, ở Ai Cập, Â’n Độ,... Trong số các hiện tượng “khó giải thích đó” có chuyện về các đoàn quân “ma” xuất hiện ở vùng đất Loe Bar.

Một buổi trưa tháng 8/1936, Stephen Jenkins, 60 tuổi, nhà nghiên cứu địa chất, tới vùng Loe Bar - một địa điểm thuộc vùng bờ biển Cornish. Trong khi Jenkins đang chăm chú theo dõi các vùng đất thì bỗng nhiên ông ta vô cùng kinh ngạc khi thấy phía trước mặt mình một đạo quân thuộc thời Trung Cổ xuất hiện.

Quân phục của họ chứng tỏ họ đang trải qua những cuộc chạm trán trong trận mạc. Các chiến sĩ mặc áo đủ màu và khoác loại áo choàng không có tay màu trắng, màu đỏ và màu đen. Ngựa của họ có tấm che phủ với đầy đủ yên cương và những thứ trang sức cho ngựa. Một người lính đứng giữa đội quân, hai tay chống kiếm, mình khoác áo choàng màu đỏ tía đang quắc mắc nhìn chăm chăm về phía Jenkins đứng.

Vừa lạ lùng vừa kinh ngạc, Jenkins, với tính tò mò, gan dạ và thích mạo hiểm, đã không ngần ngại tiến về phía đoàn quân. Nhưng hành động ấy đã làm toàn thể đạo quân thời Trung Cổ biến mất tức thì.

Jenkins giật mình ngơ ngác và tưởng mình vừa trải qua một giấc mơ. Ông kể lại chuyện này cho người vợ nghe và họ đã ghi vào nhật ký hiện tượng lạ lùng này. Thế rồi, 38 năm sau, ông Jenkins đã chọn đúng vào ngày mà cách đó 38 năm ông đã trông thấy điều kỳ lạ để cùng với vợ đến ngay địa điểm mà ngày xưa ông đã đứng.

Hai vợ chồng lên đường với bức họa đồ ghi địa điểm của trước đây Jenkins đã đứng thì lạ lùng thay hình ảnh đoàn quân thời Trung Cổ hiện ra lần này còn rõ ràng hơn lúc trước. Mặc dầu trước đó bà Jenkins không tin chuyện chồng mình kể nhưng lần này bà thấy rõ ràng điều mà bà không thể tin được.

Đoàn quân với sắc phục rực rỡ, cờ xí, ngựa và gươm giáo dàn ra trước mắt mình, bà sợ quá níu chặt lấy cánh tay chồng và cố dụi mắt vì cứ tưởng mình nằm mơ.

Khi tường trình sự việc này cho một nhóm nhà khoa học, ông Stephen Jenkins đã nói như sau: “ Nếu lúc đó vài người trong quý vị có mặt với chúng tôi thì có lẽ lời trình bày này sẽ nặng cân hơn và có giá trị đứng đắn trung trực hơn...”

Nhiều giả thiết đã được nêu ra để giải thích cho hiện tượng này. Theo sự giải thích của chính Stephen Jenkins thì có thể đạo quân ma này thường xuất hiện ngay nơi vùng Cornish và con người may mắn thấy được là do một năng lực tinh thần nào đó phát nguồn từ một giao điểm (node).

Loe Bar vẫn còn đó nhưng nơi mà năm 1936 cũng như năm 1974 Jenkins đã đứng không phải dễ dàng thấy lại được hiện tượng kể trên vì còn tùy thuộc vào môi trường, khí hậu, tầm nhìn và nhất là tùy vào từng con người đứng nơi địa điểm ấy. Điều này, mới nghe qua có vẻ không hợp lý nhưng theo Janet và Collin (hai nhà nghiên cứu về hiện tượng siêu hình, ma quái) thì thực tế là như vậy.

Hai nhà nghiên cứu này cũng đã ghi nhận một trường hợp về “hồn ma” xuất hiện vào năm 1904.

Tháng ba năm ấy, một toán học sinh được thầy giáo dẫn đi du khảo. Họ leo lên ngọn đồi Marlpit gần Honiton. Tất cả các học sinh hôm đó đều trông thấy một người đàn ông khoác áo choàng màu nâu và đội mũ rộng vành màu đen. Toàn thể con người và gương mặt u ám như phủ một màn sương khói. Theo tài liệu của Collin thì đó là hồn ma ấy đã được ghi nhận (tài liệu thư viện) từ năm 1685. Người đàn ông này là một trong những người trốn chạy từ trận đánh ở Sedgemoor vào năm 1685 và sau đó đã bị quân địch giết chết. Nhà anh ta ở ngay trên đồi Marlpit.

Trùng hợp ngẫu nhiên hay số phận sắp đặt

Trong cuộc sống có những sự trùng hợp ngẫu nhiên khó tin và không thể giải thích được, khi đó, một cách tự nhiên, người ta bắt đầu nghĩ đến khía cạnh bí ẩn của số phận. Liệu có thể giải thích những chuyện trùng hợp kỳ lạ là trò chơi của số phận hay khoa học còn có những lý thuyết khác về bí ẩn này?

Trên thực tế, chúng ta đã biết đến những sự trùng hợp ngẫu nhiên ở những người cùng huyết thống như anh chị em sinh đôi. Tuy vậy, những sự tương đồng này không chỉ dừng lại ở những người trong cùng một gia đình hay dòng họ, chúng còn xuất hiện ở những người hoàn toàn xa lạ, thậm chí vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian. Sau đây là một số trường hợp có thật trên thế giới, những trường hợp mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có giải thích thoả đáng.

Chuyện hoàng đế Umberto và người chủ quán

Một lần vua Umberto 1 của nước Ý bước vào một nhà hàng ở thành phố Monza. Khi chủ quán đích thân ra tiếp chuyện, vua Umberto vô cùng bất ngờ nhận ra điều lạ lùng. Ngài và chủ quán giống hệt nhau từ tên gọi, khuôn mặt đến dáng người. Vậy là hai người đàn ông thuộc hai tầng lớp xã hội cách nhau một trời một vực bắt đầu đem những sự kiện trong cuộc đời mình ra chiêm nghiệm. Và thật kỳ lạ hơn nữa, chúng đều giống hệt nhau cứ như thể hai con người có chung một số phận vậy:

- Sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm (14-3-1844).

- Lấy vợ cùng có tên là Margherita và cùng tổ chức lễ cưới vào ngày 22-4-1966. Con trai đầu lòng đều tên là Vittoria.

- Chủ quán tổ chức lễ khai trương nhà hàng đúng vào ngày vua Umberto đăng quang.

- Năm 1866, cả hai đều được nhận huy chương. Thời gian vị chủ quán Umberto phục vụ trong quân đội còn vua Umberto cũng là quân nhân với cấp bậc đại tá.

- Năm 1870, cả hai người đều được thăng chức. Chủ quán Umberto lên chức trung sĩ còn vua Umberto được thăng chức tổng tư lệnh quân đội.

Sau khi biết rõ được những sự trùng hợp lạ lùng giữa người chủ quán và mình, nhà vua đã suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi lòng rằng tại sao mình và người chủ quán lại có chung những điểm tương đồng nhưng lại quá cách biệt về địa vị xã hội? Phải chăng mình là kẻ may mắn nhất trần gian còn người chủ quán kia bị thua thiệt? Có lẽ cho rằng chủ quán Umberto là người gánh chịu mọi điều không may cho mình nên sáng hôm sau, hoàng đế Umberto đã ra lệnh phong tước hiệp sĩ cho chủ quán Umberto.

Thế rồi ngày hôm sau, khi chủ quán Umberto lên đường đến hoàng cung gặp hoàng đế thì vừa đặt chân xuống ông đã bị một kẻ sát nhân nhảy đến bắn ba phát đạn vào ngực khiến ông chết ngay. Nhận được hung tin, nhà vua đến bên thi thể người chủ quán để thăm viếng người kỳ lạ. Nhưng khi hoàng đế vừa đặt chân bước xuống xe song mã, một tên sát nhân điên loạn không biết từ đâu xuất hiện cũng bắn ba phát đạn vào ngực nhà vua khiến ông ngã nhào ra đất chết ngay. Câu chuyện có thật về vị hoàng đế Umberto và chủ quán lạ lùng làm xôn xao nước Ý một dạo.

Câu chuyện của tổng thống Kennedy và Lincoln

Câu chuyện trùng hợp nổi tiếng nước Mỹ là chuyện về hai vị tổng thống John Kennedy và Abraham Lincoln chẳng có gì đáng nói nếu như Kennedy và Lincoln chỉ tình cờ là hai tổng thống duy nhất có họ mang 7 chữ cái. Tuy nhiên, số phận của hai vị tổng thống này gắn kết với nhau bằng những điểm tương đồng khó giải thích.

- Abraham Lincoln trúng cử Tổng thống năm 1860; J.F.Kennedy trúng cử năm 1960.

- Trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng, Lincoln chiến thắng đối thủ Stephen Douglas sinh năm 1813. Còn đối thủ của Kennedy là Richard Nixon xinh năm 1913.

- Phu nhân của hai tổng thống đều bị sẩy thai trong thời gian sống ở Nhà trắng.

- Cả hai đều bị ám sát vào ngày thứ 6 và đều bị bắn vào đầu.

- Viên thư ký của Lincoln tên là Kennedy còn thứ ký của Kennedy tên là Lincoln.

- Cả hai đều có phó tổng thống dưới quyền mang họ Johnson. Họ cũng chính là người kế nhiệm hai ông sau vụ ám sát: Andrew Jackson kế nhiệm Lincoln sinh năm 1808 và Lydon Johnson, kế nhiệm Kennedy, sinh năm 1908. Tên của cả hai đêu có 13 chữ cái.

- John Wilkess Booth, kẻ ám sát Lincoln, sinh năm 1839, còn Lee Harvey Oswald, ám sát Kennedy sinh năm 1939. Tên của cả hai đều có 15 chữ cái.

- Lincoln bị bắn trước cửa nhà hát “Ford”. Kennedy bị bắn trong xe “Lincoln”, do hãng Ford sản xuất.

Lý giải của giới khoa học

Trên đây là hai sự trùng hợp ngẫu nhiên nổi tiếng nhất thế giới. Ngoài ra, lịch sử còn ghi nhận nhiều câu chuyện tương tự khác. Vì sao lại có những sự trùng hợp khó hiểu như vậy? Nhiều người cho rằng đó chẳng qua chỉ là sự huyễn hoặc của tâm linh, rằng người ta quan trọng hoá vấn đề. Nhưng cũng không ít kẻ tin “có bàn tay tác động của thánh thần”. Cách nghĩ này có vẻ phản khoa học chăng? Vậy thì giải thích sao đây cho những sự sắp đặt “ngẫu hứng” này của số phận?

Theo các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng luân hồi, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đôi khi thấy có những người tuy không phải là bà con họ hàng hoặc anh chị em ruột nhưng rất mực yêu thương nhau. Họ sống với nhau như hình với bóng. Người này gặp bệnh tật, hoạn nạn thì người kia lo lắng không yên, luôn có một sợi dây vô hình nào đó ràng buộc họ lại với nhau. Có người giữ mãi tình cảm khăng khít ấy đến khi qua đời.

Theo quan niệm của thế giới tâm linh những con người ấy chết đi, linh hồn họ vẫn nhớ mãi những tình cảm cũ của người xưa và khi đầu thai lại, tùy theo nhân duyên mà họ sẽ gặp được hình ảnh của thân xác mới dưới hình thức hai người xa lạ gặp nhau và giống nhau về cá tính, sở thích. Đôi khi còn giống nhau về gương mặt, cử chỉ hoặc do sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà họ cùng được tái sinh một lần để có thể thuận tiện gặp gỡ nhau.

Do đó có trường hợp những người cùng ra đời vào những năm, tháng, ngày, giờ giống nhau và đôi khi đã hoàn tất được ý nguyện họ lại phải xa nhau cùng đúng vào ngày giờ tháng năm nào đó. Riêng trường hợp đặc biệt về hai vị tổng thống Hoa Kỳ Lincoln và Kennedy thì câu trả lời vẫn còn ở sự suy đoán rằng, đó là một trong những hình ảnh của sự đầu thai hay là sự hoá thân của chính tổng thống Lincoln. Điều mà cách đây mấy ngàn năm, trong bộ sách tử thư của Tây Tạng và Ai Cập thường nhắc đến: “Có những người khi chết đi họ cảm thấy chưa làm đủ bổn phận nơi trần thế nên họ quyết tâm đầu thai lại”.

Phải chăng, tổng htống Abraham Lincoln đã cả đời đấu tranh cho công bằng, bác ái, vị tha, chống kỳ thị chủng tộc cảm thấy mình chưa hoàn tất ý nguyện nên quyết tâm trở lại cõi trần lần nữa qua hậu thân là tổng thống Kennedy và chu kỳ sống đã được diễn lại như đang chiếu một cuốn phim của tiền thân Lincoln vậy.

Qua những lý luận và giải thích trên, chưa hẳn vấn đề đã được lý giải hợp lý và rõ ràng. Tuy nhiên, dù sao, một số giải thích ấy cũng nói lên được phần nào những mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng với nhau. Nếu ngày nay, ta thấy xuất hiện trên trái đất này những hình ảnh sự kiện thì chắc chắn những gì ta thấy đó đều có nguyên nhân. Nhưng trở lại là đôi khi nguyên nhân ấy không thể được nhận rõ bằng các giác quan bình thường của loài người và cũng chưa thể chứng minh bằng khoa học, nên sự giải thích cũng từ đó mà bị hạn chế. Dẫu sao, đây cũng chỉ là một trong số nhiều bí ẩn của trái đất đang chờ con người khám phá...

Lỗ hổng thời gian và những vụ biến mất kì lạ
Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.

Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.

Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu. Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”.

Quan điểm của các học giả

Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.

Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.

Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.

Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...
Và những chuyện kỳ lạ khác…
1.
Một bộ kimono được nhiều người xem là mang lại điềm xui xẻo khi ba chủ nhân của nó, là ba thiếu nữ Nhật Bản, đều lần lượt qua đời trước khi có cơ hội mặc nó. Một thầy tu thấy nó quá “chết chóc” nên quyết định mang nó đi đốt vào tháng 2 – 1657. Khi bộ kimono đang bốc cháy, một trận gió lớn xuất hiện, thổi ngọn lửa vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Hậu quả là ngọn lửa từ bộ kimono này đã thiêu cháy 3/4 thành phố Tokyo, sang bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9,000 cửa hàng, 61 cây cầu và thiêu chết 100,000 người.

2.
Một chiếc đồng hồ thuộc sở hữu của Vua Louis XIV (Pháp) đã ngừng chạy chính xác vào đúng vị vua này băng hà: 7 giờ 45 phút ngày 1-9-1715 và kể từ đó nó không bao giờ chạy lại nữa.

3.
Trong cuộc tấn công ngày 25-1-1787 vào kho vũ khí liên bang ở Springfield trong cuộc nổi loạn của tướng Shay, chàng lính Jabez Spicer, ở Leyden, Massachusetts (Mỹ) đã bị giết chết bằng hai viên đạn của kẻ thù. Nhưng điểm đặc biệt là vào lúc đó, Jabez Spicer đang khoác trên người chiếc áo của anh ông ruột Daniel đã mặc và Daniel cũng đã bị bắn chết bởi hai viên đạn vào ngày 5-3-1784. Hai viên đạn giết chết Jabez Spicer đi chính xác vào các lỗ trên chiếc áo khoác do lần trúng đạn trước (của người anh Daniel) tạo nên. Chính xác từng viên một mặc dù ông anh Daniel đã bị bắn chết trước đó 3 năm.

4.
Camille Flammarion, nhà thiên văn học nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 19, là một người nghiên cứu về những chuyện huyền thoại, đặc biệt là những chuyện ma quái liên quan đến cuộc sống sau cái chết. Trong quyển The Unknown, xuất bản năm 1900, ông kể lại một câu chuyện cũng khá ly kỳ. Khi ông viết một chương về ‘gió’ trong tác phẩm L’Atmosphère (Bầu Khí Quyển), một ngọn gió đã thổi tung cửa sổ nhà ông và nhấc bổng những trang giấy ông vừa viết xong và mang chúng đi mất. Một vài ngày sau đó, ông ngạc nhiên khi nhận được bản in thử từ nhà xuất bản (những trang bản thảo bị gió cuốn đi). Thì ra ngọn gió đã cuốn những trang bản thảo này ra ngay con đường mà một nhân viên của nhà xuất bản đi ngang qua, người mà thường đến nhận bản thảo của Flammarion mang đến nhà xuất bản. Người này chỉ việc nhặt những trang giấy và mang chúng đến nhà xuất bản như thường lệ.

5.
Năm 1883, Henry Zieglan ở vùng Honey Grove, Texas (Mỹ) đã phản bội người yêu đến nỗi cô ta phải tự tử. Anh của cô gái này quyết định trả thù bằng cách xách súng bắng Ziegland, nhưng viên đạn chỉ sướt qua mặt của Ziegland và vắm vào một thân cây gần đó. Người anh cô gái nghĩ rằng mình đã trả thù được cho em nên sau đó cũng tự sát. Năm 1913, Ziegland quyết định đốn ngã cây có viên đạn trong đó. Vì gặp khó khăn trong việc đốn cây nên Ziegland quyết định dùng đến chất nổ và vụ nổ này đã đưa viên đạn ngày xưa bay thẳng vào đầu Ziegland giết chết anh ta ngay lập tức.

6.
Ðầu cuộc chiến Thế Giới Thứ Hai, tình báo Pháp đã bắt được một gián điệp người Ðức tên là Peter Karpin ngay khi y xâm nhập vào lãnh thổ. Tuy nhiên, họ giữ bí mật cuộc vây bắt này khiến Karpin trốn thoát vào năm 1917, tình báo Pháp gửi các báo cáo giả đến các sếp của Darpin và nhận tất cả tiền bạc mà phía Ðức gửi sang Pháp cho Karpin. Số tiền này được sử dụng để mua một chiếc xe hơi, mà vào năm 1919, đã cán chết một người đàn ông ở Ruhr. Nạn nhân của tai nạn không ai khác hơn là tay gián điệp đào tẩu.
4449 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
Website liên kết