Avatar's amerjcan

Ghi chép của amerjcan

Về đội đặc nhiệm ST6 giết được Bin Laden

Hiện nay Mỹ vẫn không xác nhận công khai chi tiết hoạt động của lực lượng đặc nhiệm đã hạ sát thành công ông Osama Bin Laden, nhưng điều chắc chắn đây là đơn vị biệt kích mang bí số ST6.

Một số quan chức Hoa Kỳ cho báo chí hay với điều kiện không nêu tên đã khẳng định trò quan trọng của lực lượng này, vốn là một bộ phận đặc nhiệm của Hải quân Mỹ (Naval Special Warfare Development Group), gọi tắt là DevGru.

Bản thân đội đặc nhiệm thi hành vụ đột nhập vào sâu trong lãnh thổ Pakistan, cách một Học viện Quân sự của nước này chỉ chừng 1 km để truy bắt và cuối cùng đã hạ sát ông Osama Bin Laden, có mã hiệu là ST6 (Seal Team Six).

Chỉ gồm có vài trăm binh sĩ và sĩ quan, DevGru đóng tại Dam Neck, Virginia nhưng hoạt động ở nhiều nơi trên thế giới.

Trang BBC Newsbeat cho rằng DevGru nằm dưới các cơ quan đặc vụ Hoa Kỳ còn gọi là JSOC (Joint Special Operations Command), có ngân khoản chừng 1 tỷ USD một năm.

Nhưng với công chúng và dư luận bên ngoài, sự tồn tại và hoạt động của biệt kích ST6 nhiều khi chỉ có trong các bài báo đã đăng sau khi họ hoàn thành sứ mạng hoặc trên phim ảnh Hollywood.

Ông Craig Sawyer, một cựu thành viên Navy Seals, nay làm tư vấn cho giới điện ảnh xác nhận: "Chính thức mà nói, đơn vị ST6 không tồn tại."

Theo ông, họ có thể phải xa nhà 300 ngày trong một năm và các binh sĩ có thể "hoàn toàn kiệt sức sau ba năm phục vụ".

Chớp nhoáng

Một cựu thành viên khác của ST6, tay súng bắn tỉa Howard Wasdin, có ra một cuốn sách về giai đoạn phục vụ trong đơn vị này ở Somalia trong thập niên 1990.

Nay sau vụ bắn chết Osama Bin Laden, ông Wasdin cho hay một số phim trường Hollywood đã hỏi về nội dung sách, dự kiến sắp ra mắt.

Nhưng dù bí mật về các điệp vụ cụ thể, ST6 cũng có cơ cấu tổ chức rõ ràng, công khai, được giới quân sự và báo chí biết đến.

Ví dụ như trong khi tiến hành chiến dịch tấn công vào toà nhà ở Abbottabah để bắt Osama Bin Laden, ST6 hoạt động dưới sự chỉ đạo cụ thể của Giám đốc CIA, Leon Panetta.

Và chiến dịch này do đích thân Tổng thống Barack Obama chuẩn thuận một tuần trước.

Cũng theo BBC Newsbeat, các tổng thống Mỹ có thể tăng thêm quyền cho các đơn vị đặc nhiệm thuộc lực lượng Hải Cẩu hay các nhóm chống khủng bố khác để thi hành từng vụ việc cụ thể mà không cần sự đồng ý của CIA.

Về cuộc tập kích vào Abbottabah, được biết chừng 20-25 binh sĩ của ST6 bay trực thăng vào thị trấn này ban đêm thứ Sáu theo giờ địa phương, nơi mà nhờ theo dõi liên lạc viên của Osama Bin Laden từ năm 2010, người ta tin rằng ông ta sống ở đây.

Dân chúng xung quanh khu nhà trị giá 1 triệu đôla, nơi ông Bin Laden cùng các bà vợ và đàn con đông đảo trú ngụ được chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Mỹ thông báo qua loa bằng tiếng Pashto rằng họ hãy tắt đèn và không ra khỏi cửa.

alt

Biệt kích Mỹ đột nhập khu nhà này

Sau 40 phút đọ súng, ông Osama Bin Laden đã bị giết với hai phát đạn vào đầu.

Phía Mỹ có một trực thăng bị đâm xuống đất nhưng không ai bị thương.

Phục kích

Vẫn theo các nguồn tin Anh và Mỹ, từ ba năm qua, đội ST6 đã nhiều lần tập kích vào các mục tiêu ở Somalia và đặc biệt là Yemen, nước hiện bị Phương Tây cho là "tuyến đầu của nạn khủng bố quốc tế".

Lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Mỹ cũng chính là đơn vị thực hiện vụ cứu thuyền trưởng Richard Phillips bị bắt cóc bởi cướp biển Somali năm 2009. Họ đã bắn tỉa từ một chiến hạm, giết chết ngay ba trong số bốn kẻ hải tặc.

Nhưng hồi năm 2005, trong một phi vụ tại Afghanistan, lực lượng Hải Cẩu bị thiệt hại nặng, với ba quân nhân bị bắn chết hôm 28/6 khi lùng bắt một lãnh đạo Taliban, và 16 binh sĩ bay đến bằng trực thăng Chinook cũng bị chết khi chiếc phi cơ trúng đạn, rơi xuống đất.

Lý do là vụ lùng bắt nhân vật Ismail của Taliban chỉ là một quả lừa và phía Mỹ đã bị phục kích.

Sự kiện đó được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử lực lượng đặc nhiệm có lịch sử từ Thế Chiến 2 nhưng được tăng cường sau diễn văn của Tổng thống JF Kennedy năm 1961.

Ông Kennedy bản thân từng phục vụ trong hải quân nên có ý muốn phát triển các nhóm biệt kích của binh chủng này thành một lực lượng quan trọng.

Và từ đó, hoạt động của biệt kích hải quân Navy Seals không chỉ giới hạn đến các vùng biển.

Bản thân chữ viết tắt Seals là ghép lại của Sea, Air  Land, cho thấy họ có thể tập kích các mục tiêu cả trên biển, trên không và trên bộ.

Trong Cuộc chiến Việt Nam, các quân nhân Navy Seals đã có mặt tại Nam Việt Nam trong các điệp vụ riêng bên cạnh công tác huấn luyện giúp quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

HìnhtưliệucủaNavySeals

Biệt kích Mỹ thuộc US. NAVY SEAL trên sông Mekong năm 1967

Theo BBC

4712 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
Website liên kết