Lịch sử Kinh tế Thế giới lại tiếp
tục ghi nhận những cuộc khũng hoảng tài chính xảy ra trên diện rộng
trong thời kỳ phát triển của các quốc gia. Trong những năm 90 của thế
kỷ 20, thế giới đã đón nhận nhiều nền Kinh tế mới nổi như Mexico,
Argentine, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc..., đồng nghĩa với việc đó là
sự liên kết giữa các nền Kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn. Mặt khác, cuộc
khủng hoảng từ những năm 1987 vẫn tiếp tục gây dư chấn ở thập niên này,
minh chứng là cuộc Khủng hoảng Bảng Anh 1992, Khủng hoảng Peso Mexico
1994, Khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997, Khủng hoảng tài chính Nga 1998,
Khủng hoảng Argentina 1999-2002. Trong số đó, gây ảnh hưởng rộng nhất
và có thiệt hại mạnh mẽ nhất chính là cuộc Khủng hoảng tiền tệ Đông Á
1997 mà còn có tên gọi khác là Khủng hoảng tài chính Đông Á.
Cuộc khủng hoảng tài
chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng được bắt đầu
từ tháng 7/1997 tại Thái Lan và nhanh chóng ảnh hưởng tới các nền Kinh
tế khác trong khu vực. Cuộc khủng hoảng tuy được nhìn nhận ở khu vực
Đông Á, và đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ cuộc
khủng hoảng này, tuy nhiên như ở hai cuộc khủng hoảng lớn trước, nó
tiếp tục phát triển thành một "cơn bão" tiền tệ tầm cỡ quốc tế và ảnh
hưỡng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhiều quốc gia "xa xôi"
nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này như Mỹ, Nga,
Brazil... Cuộc khủng hoảng đã xảy ra cách đây hơn 10 năm, nhưng nó vẫn
là bài học đắt giá cho nhiều quốc gia trong việc điều tiết nguồn vốn,
xây dựng hành lang pháp lý, xây dựng định chế quản lý tài chính...
Nhiều chuyên gia gần đây đã cho rằng Việt Nam đang có xu hướng đi vào
lối mói mà Thái Lan đã từng đi qua, mà sự tương đồng có thế nhắc đến
như sự bất ổn của Thị trường Chứng khoán(TTCK), đặc biệt sự thâm hụt
nguốn vốn đầu tư vào TTCK có thể lên đến 2 tỉ USD, bên cạnh đó có nhiều
sự tương đồng như:
-
Nền Kinh tế đang quá nóng do tốc độ phát triển mạnh.
-
Thâm
hụt tài khoản vãng lai mà cụ thể là cầu nhập khẩu cao hơn vốn và hàng
hóa trung gian. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu nằm ở mức thấp hơn đã
dẫn đến thâm hụt thương mại liên tục gia tăng qua các năm.
-
Lạm phát cao. Cụ thể: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2004-2007 là 7-8%, đến tháng 5/2008 là 25,3%.
-
Thứ tư, duy trì tỷ giá hối đoái cố định. Điều này đã làm tăng dự trữ ngoại tệ, tăng cung tiền và các khoản tín dụng.
-
Thứ năm, thu hút ngân sách cũng đang là một nguy cơ.
Nhưng quan trọng là chúng ta đã học
hỏi được gì từ cuộc khủng hoảng này. Đó sẽ là một trong những nhân tố
giúp các kế hoạch giải cứu nền Kinh tế có thể đi đúng hướng trong thời
điểm hiện nay.
Khủng hoảng tài chính Đông Á 1997
Nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng thời kỳ này là sự tranh cải của nhiều người. Tuy nhiên, những
nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất như:
- Nền tảng Kinh tế vĩ mô yêu kém.
- Các dòng vốn nước ngoài kéo vào.
- Những thay đổi bất lợi của Kinh tế thế giới.
- Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt.
Các nguyên nhân trên đã gây ra
nhiều nguyên nhân hệ lụy càng làm ảnh hưởng đến nền Kinh tế - Tài chính
đương thời. Những nguyên nhân ấy được xem xét trong biểu đồ dưới đây.
Các nguyên nhân dần dần được
bộc lộ trong quá trình khủng hoảng. Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp
gây ra cuộc khủng hoảng này chính là những cuộc tấn công đầu cơ và việc
rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Mặt khác, một điều tồi tệ là
thời kỳ này các nước Đông Á hầu như không thể kiểm soát được nợ nước
ngoài. Cấu trúc tổ chức thị trường nợ khu vực Đông Á, tương tác với
tình trạng phá giá tiền tệ đẩy nền kinh tế khu vực tới cuộc khủng hoảng
toàn diện. Có quá nhiều doanh nghiệp ở những quốc gia này có các khoản
nợ phát hành bằng ngoại tệ như đồng USD hay Yen Nhật, sự mất giá đồng
tiền trong nước làm cho tình trạng vay nợ, xét trên góc độ đồng nội tệ,
thêm trầm trọng, ngay cả khi trên thực tế giá trị tài sản của họ không
hề thay đổi.
Thời kỳ này, các nước trong khu vực đã cố gắng thực hiện một kế hoạch gồm ba chính sách mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời ( Giả thuyết này cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn.
Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà
thôi). Chình vì sự gắng gượng thực hiện ba chính sách trên, khi kinh tế
tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực
tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá
cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Song điều này
có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng.
Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều. Và như thế, các
nước trong khu vực đã gián tiếp đẩy mình vào cuộc khủng hoảng này. Mặt
khác, sau cuộc suy thoái 1987, Mỹ đã bước vào một thời kỳ phục hồi nên
kinh tế bằng một trong các biện pháp là năng lãi suất để ngăn chặn lạm
phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn hơn các nước
Đông Á đối với nhà đầu tư. Từ đó làm tăng giá đồng Đô La Mỹ, và đo đồng
tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Đô La Mỹ nên xuất khẩu của
các nước này trở nên kém cạnh tranh, từ đó xuất khẩu giảm xuống một
cách nhanh chòng làm cho suy yếu tài khoản vãng lai của các nước Đông
Á.
Một nguyên nhân trực tiếp nữa
của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh
tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải
lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá
để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước
mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Một số nhà kinh tế
lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các
nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
Diễn biến và Hậu Quả
Thái Lan:
Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều
chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán
đều giảm đi. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế
giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm,
sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên đồng baht chạm
tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp
đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước.
Philippines:
Tăng trưởng kinh tế giảm từ 5% năm 1997 xuống 0.6% năm 1998. Ngân Hàng
Trung Ương Philipines thời kỳ này đã cố gằng kiềm chế sự mất giá
của đồng Peso bằng cách tăng mức lãi suất. Tuy nhiên, đồng peso vẫn mất
giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và
còn 40 vào cuối khủng hoảng. Tiếp sau đó, do cuộc khủng hoảng chính trị
xảy ra, đồng Peso tiếp tục mất giá. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ tiếp tục
cải cách kinh tế để đạt mức tăng trưởng tương đương với các nước công
nghiệp mới ở Đông Á. Những nỗ lực nhằm cải thiện kinh tế đã bị ngăn cản
bởi một khoản nợ công cộng lên tới 77% GDP. Ngân sách cho các khoản nợ
còn cao hơn ngân sách cho giáo dục và quốc phòng cộng lại. Nguồn thu
không đồng đều cũng là một vấn đề nghiêm trọng.
Hongkong: Một sự trừng hợp đến ngạc nhiên là cuộc khung hoảng xay ra 24h ngay sau khi Anh trao trả Hongkong cho Trung Quốc. Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được neo chặt vào Dollar Mỹ.
Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85
dollar Hồng Kông ăn một dollar Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong
Kong lại cao hơn ở Mỹ. Đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công. Nhưng
Cơ Quan Tiền Tệ Hongkong đã "mạnh tay" trong việc chi một khoãn tiền
khổng lồ là 1 tỉ USD để giữ vững đồng tiền của mình. Thị trường Chứng
khoán nước này tiếp tục sụt giảm mạnh, chỉ số giao dịch HangSeng-Index
giảm 23%. Nền kinh tế nước này đã sụt giảm 5,3%.
Hàn Quốc:
Khi khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra, Hàn Quốc đang chịu một khoản
nợ khổng lồ. Chính điều này đã làm cho vị trí trong nền Kinh tế - Tín
dụng của Hàn Quốc bị hạ thấp, dẫn tới TTCK bị sụt giãm nghiệm trọng.
Trong khi đó, đồng Won
giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. Để tháo gỡ
khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo,
tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền kinh tế thị trường dân chủ,
phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ,
giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh,
mặt khác, đã áp dụng chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc
dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ. Kết quả là Hàn Quốc đã thành
công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm
(1998-2000), trả xong nợ của IMF.
Malaysia: Tương
tự như các quốc gia khác bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tình
trạng bán ra trước hạn (short-shelling) đồng tiền tệ Malaysia, đồng ringgit diễn ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
rơi xuống mức báo động, khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, giá trị
đồng ringgit giảm từ MYR 2.50 trên USD xuống còn, ở một thời điểm, MYR
4.80 trên USD. Chỉ số tổng hợp Thị trường Chứng khoán Kuala Lumpur mất gần 1300 điểm xuống gần mức 400 sau vài tuần. Sau sự sa thải gây tranh cãi bộ trưởng tài chính Anwar Ibrahim, một Hội đồng Hành động Kinh tế Quốc gia được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ngân hàng Negara đặt ra các biện pháp kiểm soát vốn và chốt giữ tỷ giá đồng ringgit Malaysia ở mức 3.80 trên US dollar. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối các gói hỗ trợ kinh tế từ Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới, gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích.
Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm
1997.
Biện Pháp
Để ngăn chặn sự phát
triển của khủng hoảng, các nước trong khu vực và một số nước trên thế
giới đã tiến hành các cải cách cơ cấu, gồm: cải tổ cách thức quản lý
trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc
tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương
thức tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, các nước đồng loạt từ bỏ
chế độ tỉ giá neo - chế độ đã đẩy sự khủng hoảng ngày càng lên cao - để
hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát (để kiềm chế lạm phát ở nước mình mà
chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ). Đồng thời càng nước đã tăng lượng
dữ trự ngoại hối của mình lên gấp bốn lần chỉ trong 8 năm từ 1997 đến
2005.
Các nước chịu ảnh hưởng mạnh như
Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia đẩy mạnh quá trình cải cách khu vực hành
chính - quản lý - điều phối và cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp.
Bài học
Cuộc khủng hoảng
đã để lại những vết sẹo lớn trong tâm trí người Thái. Thái Lan hôm nay
đang phải đối đầu với một vấn đề trái ngược – có quá nhiều tiền nước
ngoài được đổ vào để mua những tài sản với giá rẻ của Thái Lan. Điều đó
làm củng cố đồng tiền bath và gây hại cho các nhà xuất khẩu. 1997 cũng
là năm đánh dấu giai đoạn mà chiếc gậy của phép màu kinh tế được chuyển
sang cho các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Có ba bài học lớn mà các nhà nghiên
cứu đã đưa ra trong thời gian gần đây để tránh một kịch bản lặp lại
trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 này:
-
Phải có công cụ điều tiết luồng vốn.
-
Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp.
-
Nguy cơ dư thừa vốn.
Chắc chắn hệ thống ngân hàng và
tài chính được điều hành tốt hơn trước. Và quan trọng hơn nữa, tiền tệ
bây giờ được thả nổi, do đó khả năng một cuộc phá giá tiền tệ như vậy
xem ra càng xa vời. Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này
biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều
tiết. Chính từ những nguồn vốn và khoản vay nợ từ bên ngoài đã làm cho
các thị trường nội tại bên trong các nước chịu ảnh hưởng từ các thị
trường bên ngoài. Dân tới sự bị động trong việc điều tiết cũng như kiềm
chế khủng hoảng. Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những
năm trước thời điểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị
trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như Indonesia, Malaysia,
Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một
số ngành kinh tế. Mặt khác, dư thừa tiền tệ làm cho bóng bóng của thị
trường Bất Động Sản ngày càng phát triển, khi bong bóng vỡ đi, các ngân
hàng chịu hậu quả, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường tín dụng trong
nước. Đây cũng là một điểm giống nhau giữa hai cuộc khủng hoảng 1997 và
2008. Về hành lang pháp lý, đã có nhiều cải tiến kể từ năm 1997. Giờ
đây nhiều ngân hàng của châu Á hoạt động bền vững hơn, với tỷ lệ vốn
lưu động tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.
Tuy nhiên, trình độ quản lý vẫn
chưa được cải thiện. Hiện nay lại đang xảy ra tình trạng tính thanh
khoản quốc tế lên quá cao. Tuy nhiên, lần này nguyên nhân lại khác - dự
trữ của các nước châu Á đã tăng từ mức 250 tỷ USD của năm 1997 lên 2,5
nghìn tỷ USD trong năm nay, chủ yếu nhờ Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng tài chính Đông
Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài
chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Bên cạnh đó, việc điều tiết và
cân bằng dòng vốn đầu tư là cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một nền kinh
tế nào. Do đó, nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết
các dòng vốn này.
Việt Nam chúng ta đang chịu ảnh hưởng chung từ khủng hoảng kinh tế thế
giới, vì vậy những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng trong Lịch sử
là một điều quan trọng. Mọi nền kinh tế đều có điểm chung là sự liên
kết chặt chẽ giữ mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó là sự điều tiết trong việc
quản lý thị trường của các cơ quan quản lý. Điều chú trọng ở đây là các
nước phải biết được sự khác biệt giữa các cuộc khủng hoảng để rút ra
biện pháp thích hợp nhất cho nền Kinh tế đất nước mình. Sự tương đồng
giữa các cuộc khủng hoảng là rất cao. Nhưng chúng ta hãy quan tâm là
Chính phủ sẽ có chính sách mới thế nào trong kịch bản mới và thách thức
“tăng trưởng thấp, lạm phát thấp”...