Avatar's conechKrongNo

Ghi chép của conechKrongNo

Đặc sản trái cây xứ Cao nguyên

Rảnh nữa nên tiếp tục "pro" cho buôn làng. Thân mời các bạn ghé thăm! :)
Link: http://linkhay.com/dac-san-trai-cay-xu-cao-nguyen/447009
................................................................................................................................................
1. Chuối Laba

Những năm 20 của thế kỷ trước, khi đi khai hoang ở vùng đất Nam Tây Nguyên, người dân đã mang theo nhiều giống chuối khác nhau đến trồng ở vùng Laba (thuộc xã Phú Sơn, Lâm Hà). Qua thời gian, người ta thấy chỉ với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu này có một giống chuối cho ra trái thơm, ngọt, dẻo rất đậm đà, được nhiều người ưa thích. Đây cũng là giống chuối nguyên dùng để cung tiến cho vua.
Chuối Laba được trồng nhiều ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh và tất nhiên là ở vùng "đất gốc" Laba, Phú Sơn, Lâm Hà.


2. Bơ

Trái bơ có nhiều giống nhưng chủ yếu có hai loại bơ : bơ sáp và bơ nước được phân biệt tuỳ theo lượng nước và chất dinh dưỡng trong thịt trái bơ. Bơ sáp có lượng nước ít hơn bơ nước và nhiều chất dinh dưỡng, béo hơn bơ nước.
Cây bơ được trồng nhiều ở Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, nhất là ở Bảo Lộc.

3. Hồngalt
Hồng có nhiều giống (hồng dòn, hồng ngọt, hồng chát) phân biệt qua hình dạng, màu sắc và chất lượng của trái hồng. Mùa vụ thu hoạch hồng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.
Hồng còn được ngâm với vôi (hồng ngâm) và sử dụng để làm rượu hồng.
Trái hồng trồng tập trung nhiều ở Dran (Đơn Dương) và Xuân Trường, Xuân Thọ (Đà Lạt).

4. Mận


Cây mận đầu tiên được trồng trên cao nguyên Lang Biang tại Trạm Nông nghiệp Dankia thành lập năm 1898. Cây mận được canh tác nhiều tại Trại Hầm (phường 10), Trạm Hành (xã Xuân Trường) và rải rác ở các nơi khác trong thành phố Đà Lạt.
Trước năm 1975, các giống mận có nguồn gốc từ Trung Quốc (Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ), Pháp, Áo,…Khoảng năm 1995, một số người sản xuất tại Đà Lạt đã di thực giống mận Tam Hoa từ miền Bắc và trồng thử nghiệm thành công tại Đà Lạt.

5. Đào
alt
Cùng với hồng và mận, đào đã được trồng tại Đà Lạt từ lâu, hiện nay không có vùng nào chuyên canh đào nhưng hầu hết ở các địa phương trong thành phố đều có trồng đào.
Các giống đào ở Đà Lạt là đào Ai Lao (Vạn Tượng), Vân Nam, Florida.

6. Dâu tằm

Kế đến là trái dâu tằm. Loại này chắc cũng nổi tiếng không kém với các sản phầm đặc trưng của Đà Lạt như rượu dâu tằm, mật dâu tằm...Nói về dâu tằm, trước đây ở Đà Lạt chỉ có giống dâu tằm đen để làm rượu giống của Pháp. Sau này xí nghiệp dâu tằm có nhiều loại dâu tằm mới được nhập về để chế biến và phát triển ngành rượu đồng thời lấy lá cho con tằm nó ăn để dệt sợi. Chính vì vậy người ta mới gọi nó là trái dâu tằm để phân biệt với dâu tây.

7. Dâu tây

Trái chua ngọt với hương vị đặc trưng. Ngoài ăn tươi, dâu tây còn được đưa vào chế biến thành các loại mứt, kẹo và trở thành một mặt hàng đặc sản của Đà Lạt.
Sản phẩm từ trái dâu tây, dâu tằm rất đa dạng, nhưng tựu trung bao gồm các mặt hàng như: mứt, nước cốt dâu tằm, dâu tây hay kẹo dâu tằm,… ngoài ra còn làm hương liệu để sản xuất các loại kem dâu, nước ngọt có hương vị trái dâu. Trái dâu tây, dâu tằm, thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng của Đà Lạt, Đơn Dương nên được trồng tập trung ở hai địa phương này.
...........................................................................
Còn có thể kể đến Mâm xôi, Hạt dẻ, Nho, Mít dừa, Mía mềm. Lâm Đồng còn nhiều lắm những trái cây đặc sản... Thân mời các bạn! :)

4367 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
được loan tin bởi GreenT , HatsuneMiku
HatsuneMiku
123nono
13 năm trước· Trả lời
shimon
123nono
13 năm trước· Trả lời
conechKrongNo
123nono
13 năm trước· Trả lời
heli2412
123nono
13 năm trước· Trả lời
kom1903
123nono
13 năm trước· Trả lời
conechKrongNo
123nono
13 năm trước· Trả lời
kom1903
123nono
13 năm trước· Trả lời
GreenT
123nono
13 năm trước· Trả lời
unaunan90
123nono
13 năm trước· Trả lời
Red
Red
123nono
13 năm trước· Trả lời
Website liên kết