Avatar's heli2412

Ghi chép của heli2412

Nhà văn lưu manh hay câu chuyện cảm động về cô giáo làm điếm...!


29THÁNG 4

1.Nhà văn lưu manh 7x chấn động làng văn Trung Quốc:

http://www.sqrb.com.cn/img/2006-09/08/j0908_ka.jpg

“Ân Thái Hà” thật ngoài đời

Trương Hoài Cựu, sinh năm 1975, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết trên mạng, thành viên của Hội nhà văn tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) là người tung câu chuyện trên lên mạng. Trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn trang web đã đăng lại với những lời cảm xúc, bình luận xôn xao nhất.

Người ta bắt đầu nhìn lại Trương Hoài Cựu với cái nhìn thiện cảm hơn. Bởi trước đây, anh luôn nổi tiếng là một người viết văn tục tĩu, bất chấp thủ đoạn và đề tài để đưa lên mạng những tản văn, truyện, tiểu thuyết được coi là “cặn bã” nhất.

Thậm chí đã có những trang web hay blog lập riêng ra chỉ để chửi bới Trương Hoài Cựu, những thứ văn chương lưu manh phản cảm của anh. Mọi người có thể google để thấy, tên nhà văn Trương Hoài Cựu luôn gắn với hai chữ “lưu manh” như một đặc điểm riêng. Những tờ báo văn học chính thống của Trung Quốc thì gọi anh là người “phất cao lá cờ đầu của văn học hậu hiện đại”, “không ăn thứ cơm thừa canh cặn của loại văn học Mây Gió Trăng Sao Tuyết Núi Sông”, “mỗi chữ đều châm chích vào tám trăm triệu người Hán”…

Nổi tiếng bắt đầu từ những bài chửi bới, kỳ thị, xúc phạm người khác trên các diễn đàn Trung Quốc, văn của Trương Hoài Cựu đại loại thế này: tản văn “Valentine trong đũng quần”, mô tả “chỉ vài cọng lông đen xoăn tít sót lại trên giường chứng kiến sự cực khoái như thác và tình yêu quyết thắng của họ”… “Những Valentine đen tối cướp đi hàng vạn đời thiếu nữ”…”Thôi hay ta hãy hẹn hò nhau trong đũng quần!”

Hoặc tản văn khác: “Chào mừng Valentine mang bầu, mừng ngày 8/3 đi nạo!”, “Con nhà văn kia chỉ là con ngu xuẩn!”, “Lũ vận động viên ngu dốt!” v.v… Hiện nay Trương Hoài Cựu được coi là lãnh tụ của nhóm những người viết trên mạng Hoa ngữ được gọi là “thanh niên phẫn chí”, họ được nhiều người coi như một biểu tượng xuống cấp của giới trẻ ngày nay. Chửi bới mọi thứ, đả kích khắp nơi, không từ thủ đoạn, côn đồ trên mạng.

alt

Tuy nhiên, sự thật thì Trương Hoài Cựu vẫn lưu manh như cũ, khi câu chuyện về cô giáo bán dâm được đăng tải trên hàng chục nghìn website, nhiều người cảm động, thương xót, thì từ tỉnh Cam Túc, chính quyền và báo Trịnh Châu tin tối phải lên tiếng vạch mặt trò lưu manh của nhà văn 7x này.

Cam Túc thực sự có một cô giáo đã chết vì học sinh, đám tang được nhiều phụ huynh và học sinh đưa tiễn. Tuy nhiên cô giáo tên là Ân Tuyết Mai, 52 tuổi, hy sinh khi cứu một học sinh lúc băng qua đường, và bị xe bus đâm chết. Những bức ảnh mà Trương đưa ra thực ra là lấy từ đám tang cô giáo đáng kính đó. Và Trương bịa ra một câu chuyện bỉ ổi mang đầy màu sắc dục tính (mà trong lúc dịch, tôi đã lược đi những phần đậm màu sắc kích dục).

Sau đó lấy ảnh một diễn viên đóng phim con heo gắn vào câu chuyện.

alt
alt

Những học sinh và người thân của “cô giáo Ân” ngoài đời đã lên tiếng phản đối dữ dội sự bóp méo, bôi bác, bịa đặt của Trương Hoài Cựu. Bài viết của Trương Hoài Cựu trên blog cá nhân gây ra một cơn sóng gió chấn động cả văn đàn lẫn báo chí điện tử, về việc ảnh hưởng của người viết trên mạng với hậu quả do họ gây ra, liệu có được phép nhân danh văn học để phỉ báng con người? (Số đông coi bài viết của Trương là sự phỉ báng với cô Ân).

(Nói thêm, tuy nhiên nếu bỏ sự tục tĩu ra thì tớ lại rất rất rất thích nhà văn này!)

Tháng 12/2007, khi sự kiện đang nóng bỏng, tờ Văn hoá Đô thị đã phỏng vấn Trương Hoài Cựu quanh vấn đề này, bài cũng đã đăng lại trên Yahoo Trung Quốc:

- Anh có nghĩ rằng hành vi của anh gây tác hại tới xã hội?

- THC: Cái xã hội này vốn nó đã chẳng có công bằng, nếu không làm sao tôi viết ra được những điều đó, lại còn làm cho bao nhiêu người rơi lệ, kể cả những người đã từng quen cô Ân kia.

- Trên blog anh, tôi lại chỉ thấy sự thủ đoạn xảo quyệt, anh có bao giờ thấy điều đó làm tổn thương con người, nhất là khi anh là người nổi tiếng?

- THC: Nguyên tắc làm việc và sáng tác của tôi là chỉ nhìn vào sự việc, không nhìn vào con người, không xúc phạm ai. Cái người ta coi là “xảo quyệt, thủ đoạn” của tôi vẫn nằm trong sự cho phép của pháp luật và đạo đức, tôi chỉ dùng một biện pháp khác biệt và con chữ khác biệt để khiến nó được truyền bá đón nhận rộng rãi hơn thôi.

- Anh luôn viết những văn chương kích dục bậy bạ, anh nghĩ bóp méo văn chương thì sẽ mang lại ý nghĩa cho xã hội này sao?

- THC: Tôi cần nổi tiếng hơn, tôi càng muốn người ta quan tâm tới tôi và tác phẩm của tôi, tư tưởng của tôi hơn. Tôi là người làm nghề quảng cáo, tôi cần mạng như một công cụ để tôi đi sâu vào hoạt động quảng bá trên mạng, vừa kiếm tiền vừa “thanh lọc” mạng. Và những đầu đề, nội dung ấy chỉ là cách để hút khách. Nói về tình dục thì bản thân mỗi người đã có 1 cách nhìn khác. Như phim “sắc-giới”, người háo sắc chỉ thấy dục vọng, người có văn hoá chỉ thấy văn hoá.

2. Bài viết bị lên án của Trương Hoài Cựu:

Ân Thái Hà chụp ở tiệm cắt tóc:

alt

Học sinh và phụ huynh trong lễ tang với biểu ngữ: Cô Ân, chúng em yêu cô!

alt

Ân Thái Hà đã chết, trước khi chết cô là gái điếm, cũng là một giáo viên. Cô dùng xác thịt dơ bẩn của mình đổi lấy tâm hồn trong sạch của lũ trẻ. Một cô gái điếm chết đi, tất cả mọi đứa trẻ đều khóc trong lễ truy điệu của cô, lá quốc kỳ rủ xuống một nửa trong sân trường.

Trong lễ truy điệu cô giáo trẻ đẹp mới 21 tuổi này, hiệu trưởng giở cuốn nhật ký của cô ra, rơi nước mắt trước mặt học sinh và đọc, cô giáo đã viết thế này: Mỗi lần bán dâm, có thể giúp được một đứa trẻ nghèo thất học; Làm gái bao cho người khách một lần, có thể vực dậy cả một ngôi trường tiểu học hy vọng…

Ân Thái Hà sinh ra trong một ngôi làng nghèo khó của tỉnh Cam Túc, những cô gái trong làng bất kể xấu hay đẹp đều đi xuống phía Nam, tới các thành phố ven biển sầm uất để kiếm việc làm. Mỗi khi tết đến, họ trang điểm ăn mặc đẹp đẽ, túi lớn túi nhỏ về quê. Nhưng Ân Thái Hà sau khi tốt nghiệp phổ thông đã không làm như thế, rất nhiều người khó hiểu, dù sao thì cô cũng là người xinh đẹp thứ nhất thứ nhì trong thôn. Cùng vì lẽ đó, bố cô thường mắng con mình không làm được gì mở mày mở mặt.

Nghe nói một trường tiểu học gần nhà thiếu giáo viên, cô đã xin hiệu trưởng cho đến dạy học. Vì trình độ khá, qua được kỳ sát hạch của nhà trường, Ân Thái Hà trở thành giáo viên thôn.

Lần đầu tiên bước vào lớp học, cô thấy lũ trẻ đang huyên náo, chúng chưa bao giờ nhìn thấy một cô giáo xinh đẹp như thế. Nói là lớp học cho sang, chứ chẳng qua chỉ là một mái lá che được gió mưa mà thôi, tường bằng cây, bàn học bằng đá, bục giảng đắp bằng gạch, thứ đắt tiền nhất là tấm bảng đen, được xẻ ra từ đá, mài nhẵn rồi quét sơn đen lên.

Phấn cũng không đủ dùng. Và trong hoàn cảnh đó, cô giáo Ân Thái Hà dạy lớp học trò học hết mấy nghìn chữ Hán, theo đó là những câu chuyện kể làm người.

Một đêm gió bão lớn, gió đã thổi bay mái lớp học, tấm bảng đen cũng bị xô đổ. Ngày hôm sau đến lớp, cả cô và trò đều không biết làm thế nào.

Thầy hiệu trưởng đi lên huyện, tìm Trưởng phòng giáo dục, kết quả là tay không đi về. Buổi tối về đến nơi ông kể với Ân Thái Hà, Trưởng phòng giáo dục bảo cô Hà lên đây thì sẽ cho tiền.

Chưa từng bao giờ đi xa khỏi quê, cũng chưa từng tiếp xúc gặp gỡ ai có chức có quyền, nhưng Ân Thái Hà quyết tâm đi mười mấy cây số về huyện. Trưởng phòng giáo dục huyện ở trong phòng làm việc rất hiện đại, tường treo cả tranh gấm, bàn làm việc là thứ gỗ đen ửng hồng, có thể soi bóng như gương, bên trên dựng một lá quốc kỳ Trung Quốc nho nhỏ, ghế ngồi là ghế da, bóng lên. Còn bóng hơn cả cái trán hói của Trưởng phòng.

Chiều tối, Trưởng phòng kéo tay cô giáo Hà sang phòng bên, nói sang đây lấy tiền. Nhưng Ân Thái Hà đã mất đi đời con gái ở căn phòng đó.

Tối hôm đó Ân Thái Hà băng đường về nhà. Ngày hôm sau, người dân trong thôn kéo đến lợp lại trường, mua tạm vài thứ vật liệu tạm bợ dựng lại. Nhưng suốt hai ngày mưa gió, vẫn chưa thể dạy học được. Cô giáo hứa với lũ trẻ, chỉ sau vài hôm, Phòng giáo dục sẽ cho người đến xây trường. Nhưng sau đó nửa năm không hề có ai xuống, và hiệu trưởng đi lên huyện cũng không lấy được đồng nào.

Khi nhận ra mong chờ của lũ trẻ trở thành bong bóng, Ân Thái Hà đứng trước gương tự vấn mình vì sao đã hy sinh vô ích bản thân mình. Cô biết những cô gái thời thượng về làng, ở những thành phố kia họ làm cái nghề gì, nhưng về làng vẫn cứ hơn người. Hôm sau, Ân Thái Hà thay đồ, tạm biệt hiệu trưởng, tạm biệt bố mẹ, lớp học rách nát, ngắt một bông hoa tầm ma cài lên tóc rồi lên đường ra thành phố.

Khi cô đi, bố cô thì cười còn ông hiệu trưởng thì khóc.

Nơi đặt chân đầu tiên của Ân Thái Hà là một tiệm cắt tóc. Sau khi tiếp người khách đầu tiên, Ân Thái Hà ghi vào nhật ký: Trưởng phòng giáo dục còn thua một người khách mua dâm!

Ân Thái Hà là cô gái dè sẻn chi tiêu nhất trong tất cả những chị em ở đó. Ít quần áo trang sức nhất, cô lại thích cài một bông tầm ma lên tóc, vậy mà Ân Thái Hà lại “đắt khách” nhất trong số mọi người. Chỉ một thời gian “cướp cơm” các cô khác như thế, Ân Thái Hà bị các cô kiếm cớ đánh cho thâm tím mặt mày, đành phải bỏ đi nơi khác.

Cứ như thế, Ân Thái Hà lần lượt dời từ tiệm này sang quán khác. Tiền dành dụm của Ân Thái Hà gửi qua bưu điện về ngôi trường ở quê mà không gửi cho gia đình.

Người nhận tiền là hiệu trưởng, theo lời dặn của Thái Hà, hiệu trưởng dùng tiền cho nhà trường. Khi có người hỏi tiền từ đâu ra để sửa sang trường lớp, hiệu trưởng thường nói, có mạnh thường quân quyên góp cho trẻ em trong vùng.

Nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Qua bưu điện tiết lộ, rồi mọi người cũng biết tiền đó của Ân Thái Hà. Báo chí địa phương muốn tìm cách phỏng vấn cô giáo Ân, nhưng cô luôn gửi lời từ chối, vì cô đang làm cái nghề bán phấn buôn hương.

Tháng đầu tiên, tiền để mua bảng đen bằng gỗ và lợp mái lớp học. Tháng thứ hai, sắm một ít bàn gỗ và ghế gỗ. Tháng thứ ba mua sách giáo khoa, tháng thứ tư mua khăn quàng đỏ cho tất cả các em đội viên trong trường. Tháng thứ năm, không còn một em nào phải đi chân đất đến lớp.

Tháng thứ sáu, Ân Thái Hà về thăm trường. Tất cả lũ trẻ đều ồ lên chào đón khi cô giáo xuất hiện. Nhìn thấy lũ trẻ cười mà cô thì khóc. Tháng thứ 6,7,8 trôi qua, trường có thêm những đ
ồ mới. Tháng thứ 11, khi cột cờ được dựng lên ở sân trường, lũ trẻ có thể làm lễ chào cờ thì Ân Thái Hà mang thai, cô phải đi nạo thai.

Nạo thai xong, cô đi làm gái bao cho một người buôn bất động sản. Không ngờ chỉ trong vòng nửa năm, giá đất ở Thâm Quyến có biến động, ông này phá sản và không để lại cho cô một đồng nào.

Lúc này Ân Thái Hà đã quá mỏi mệt và rất muốn quay về nhà. Nhưng mơ ước chưa hoàn thành, cô muốn cả ngôi trường được xây bằng gạch và muốn mua 2 máy tính cho nhà trường. Vì thế, cô tìm ông bồ cầu cứu. Ông bồ nói, không cho cô gì cả, nhưng có thể giới thiệu cho Ân Thái Hà một mối hời.

Đó là một người đàn ông ngoại quốc, trả bằng đô la. Thật đáng tiếc, trong lần “giao dịch” này, Ân Thái Hà bị ba người ngoại quốc cưỡng bức đến chết. Khi đó cô vừa tròn 21 tuổi.

Cô giáo chết khi chưa xây được ngôi trường bằng gạch và cũng chưa mua được máy tính cho học sinh.

Một cô gái điếm chết thì cũng không phải một tin đáng chú ý, trời Thẩm Quyến thì vẫn trong xanh, xe cộ vẫn nhộn nhịp, quan chức vẫn sang trọng, những thương vụ vẫn hoành tráng. Những người hãnh tiến vẫn háo hức bàn về cổ phiếu, giá ô tô, âm nhạc và điện ảnh, tình yêu. Những đôi tình nhân bên đường hôn nhau đấy nhưng có khi chỉ vì một khó chịu nhỏ cũng đòi sống đòi chết trước mắt nhau.

Không ai để ý một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Cam Túc đang tổ chức một lễ truy điệu, chỉ có học sinh và phụ huynh tham gia. Có một tấm ảnh của Ân Thái Hà và cuốn nhật ký mà hiệu trưởng mở ra đọc trước mặt mọi người trong lễ truy điệu: Mỗi lần bán dâm cứu được một trẻ em nghèo thất học, mỗi lần làm gái bao có thể vực dậy một ngôi trường tiểu học hy vọng…

Lần đầu tiên, lá quốc kỳ Trung Quốc đã rủ xuống vì cái chết của một cô gái điếm.

4659 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
được loan tin bởi conechKrongNo , kom1903
No_die
123nono
14 năm trước· Trả lời
Website liên kết