Avatar's live2ride

Ghi chép của live2ride

KINH TẾ THẾ GIỚI THAY ĐỔI, VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU

Theo yêu cầu các bạn VC, em xin phép cập nhật lại có hệ thống một số bài viết vĩ mô để mọi người tiện theo dõi.

KINH TẾ THẾ GIỚI THAY ĐỔI, VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU

Nền kinh tế thế giới những năm gần đây thay đổi mạnh mẽ. Quá trình mở cửa tự do hóa thương mại đã có độ dài đủ lớn kể từ khi bắt đầu. Trước đây người ta đã quá hào hứng với một thị trường tự do toàn cầu mà ít nhiều quên việc nhìn nhận sẽ có những gì running trong hình thái mới và kinh tế thế giới cần gì để hoạt động hiệu quả. Đến hôm nay thì thế giới đang nhận lại những hệ quả của quá trình toàn cầu hóa mà bản chất là chưa có hạ tầng đủ vững cũng như văn hóa sản xuất đủ tốt để đón nhận và vận hành cơ chế phân công công việc toàn cầu hiệu quả. Em cho rằng một giai đoạn mới đang mở ra và hiện tại là thời gian chuyển đổi. Chúng ta đang ở thời kỳ mà các nền kinh tế lớn phải loay hoay dịch chuyển để thực sự thích nghi với cơ chế mới và hiện tại họ đang bí giải pháp. Việc Mỹ phải dùng tiền để cứu trợ các ngân hàng (công cụ phi thị trường) và chật vật gồng gánh nền kinh tế của mình với các đối sách chạy theo thời cuộc hay EU bối rối với các khoản hỗ trợ xử lý nợ công thể hiện điều đó. Diễn biến kinh tế thế giới ngày càng khó đoán và mang tính chất bất định.Trong tình huống bí bách đó, dễ thấy sự bất ổn sẽ song hành cùng nền kinh tế thế giới trong vài năm trước mắt.

Kinh tế thế giới sẽ dịch chuyển như thế nào? Thế giới đã đi qua thời kỳ tích lũy ban đầu nên tốc độ phát triển bây giờ phụ thuộc rất nhiều vào việc sáng tạo, tiếp cận và có được sức mạnh khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, dùng công nghệ mới để tạo energy cho bước tiến tiếp theo của mình. Trung Quốc, Ấn Độ đã làm tốt việc đó trong thời gian qua. Tuy không sáng tạo ra công nghệ nhưng việc tiếp cận nhanh và ứng dụng rất tốt trong sản xuất đã giúp họ nhanh chóng nâng cao được khả năng sản xuất và vị thế của họ trong nền kinh tế TG. Nếu họ thực sự trở thành những người phát minh công nghệ thì vị thế số 1 sẽ là của họ. Tuy nhiên việc đó vẫn còn phải chờ đợi.

Quay lại với Việt Nam, sự bất ổn của nền KT TG cực kỳ ko thuận lợi khi Việt Nam phải vật lộn với chính những khó khăn nội tại của mình. Việc Việt Nam ra nhập WTO năm 2007 được đánh giá là một bước ngoặt với cơ hội và thử thách chờ đón chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đã không nắm được cơ hội và nhận đủ những thử thách của cuộc cạnh tranh mang tính toàn cầu.

Vậy chúng ta đã sai ở đâu? Việt Nam bước ra thế giới từ một nền kinh tế thuần nông, hạ tầng công nghiệp hầu như chưa phát triển. Việc đáng ra phải làm đầu tiên là việc xây dựng một hạ tầng kỹ thuật ban đầu để tiếp cận và thích ứng với trạng thái mới. Chúng ta nên xây dựng cơ sở kỹ thuật liên quan đến những ngành nghề xuất khẩu chúng ta có thế mạnh như chế biến thủy sản, nông sản. Nếu Việt Nam có vị thế vững chắc và có những sản phẩm chế biến hàng đầu về cà phê, cao su hay thủy sản thì không có gì đáng ngạc nhiên cả. Chúng ta đã không làm được điều đó, đến nay sản phẩm Việt nam vẫn chỉ xuất thô ra thế giới.

Để đón dòng vốn nước ngoài, một việc cần làm là xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ các dự án sản xuất. Đây là thứ không nhất thiết các nhà đầu tư phải làm và Việt nam hoàn toàn làm được. Trên cơ sở phụ trợ có được, Việt Nam có thể nghiên cứu để tự sản xuất những sản phẩm của riêng mình. Nhưng chúng ta đã không làm được điều đó, các nhà sản xuất nước ngoài vào họ buộc phải kéo theo những đơn vị sản xuất vệ tinh của mình đi theo. Việt nam chỉ làm được một việc là cấp nhân công giá rẻ cho họ.

Trong một nền kinh tế với tính tri thức được đặt lên hàng đầu, yêu cầu về đào tạo là quan trọng và cấp thiết. Thế nhưng giáo dục Việt nam đang tụt lùi với chất lượng đào tạo đáng báo động. Chúng ta thiếu những kỹ sư, chuyên gia, những con người có đủ trình độ làm việc quốc tế. Những người công nhân thì không có đủ kỹ năng, tri thức cần thiết chỉ có thể trở thành những người lao động giá rẻ và bị bóc lột.

Chính phủ Việt Nam mong muốn xây dựng những Tập đoàn, Tổng công ty thành những quả đấm thép của nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, những quả đấm thép đó được tập trung sức mạnh để thực sự vươn ra cạnh tranh trên bình diện quốc tế. Nhưng thay vì thế, những tập đoàn được ưu đãi về vốn, có lượng nhân sự đông đảo lại quay sang mở rộng kinh doanh trên sân nhà, đa ngành nghề, tranh miếng bánh vốn dĩ ít ỏi với các doanh nghiệp tư nhân. Và như thế nền kinh tế tư nhân bị bóp nghẹt, trong khi đó các quả đấm thép kia cũng suy yếu do quá trình đầu tư tràn lan, không hiệu quả.

Một chu trình đáng ra phải bắt đầu bằng 3-5 năm đón nhận thử thách và nắm cơ hội để có được hạ tầng cơ bản, sau đó là 5 năm tu bổ thành quả bước đầu và kiến tạo vị thế mới thì trở thành 3-5 năm nhận rủi ro và tiêu xài thành quả trước kia. 5 năm còn lại là 5 năm thu dọn hậu quả để lại và cố gắng sắp xếp để chọn con đường mới. Hãy công bằng để thừa nhận thời gian thu dọn hậu quả cũng tương đương đoạn đường mà người ta đã phá nó. Đó cũng chính là lý do tôi đưa ra nhận định Việt Nam cần 7-10 năm để đi qua đoan đường ban đầu WTO tính từ năm 2007. Vị thế và hình ảnh Việt nam bây giờ trong con mắt người nước ngoài là không tốt. Các bạn có thể không tin dữ liệu ở trên, nhưng hãy tính nhẩm là từ bây giờ, Việt nam cần bao nhiêu năm để trả hết nợ nước ngoài cho Vinashin. Ít nhất là khi khoản nợ ấy được trả hết thì Việt Nam mới có mặt ở trên con đường mới được. Đó là phép tính đơn giản để xác lập lại hình ảnh của Việt Nam mới.

Trước khi hoàn thành chuyện đó, bạn đừng mơ tới một hình ảnh Việt Nam đủ đẹp trong lòng người dân cũng như trên trường quốc tế.

Arrowhanoi


4512 ngày trước · Bình luận · Loan tin ·  
được loan tin bởi cutai , Iamvozer8 người nữa
kanishi
123nono
14 năm trước· Trả lời
haitotbung
123nono
14 năm trước· Trả lời
Website liên kết