Avatar's SeineRiver

Ghi chép của SeineRiver

Prisoner's dilemma và chuyện tham gia giao thông ở xứ thần tiên




Đầu năm khai bút viết 1 bài có tính khoa học tí ;D


Prisoner's dilemma


Có 2 tên trộm bị bắt, không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng. 2 tên này bị nhét vào 1 xà lim riêng và nhận được lời đề nghị


1. Nếu 2 người tố cáo lẫn nhau, mỗi tên sẽ bị buộc tội và giam 2 năm.

2. Nếu A tố cáo B và B im lặng, A sẽ được tự do và B sẽ bị giam 3 năm

3. Nếu cả 2 cùng im lặng, mỗi người sẽ bị giam 1 năm


Prisoner's dilemma nói rằng trong trường hợp này, đứng ở góc độ logic cá nhân, việc tố cáo người kia đem lại nhiều lợi ích hơn là không tố cáo, từ suy luận đó nên cả 2 sẽ luôn hướng đến lựa chọn đi tố cáo lẫn nhau và mỗi người sẽ vào tù 2 năm.


Chuyện tham gia giao thông ở xứ thần tiên


Xứ sở thần tiên có rất nhiều ngã tư, có nhiều ngã không có đèn đỏ. Mọi người tham gia giao thông 2 hướng sẽ có vài lựa chọn.


1. 2 bên cùng lao ra đường mong mình được đi trước, và tắc ở đó tầm 30'

2. 1 bên nhường và bên kia đi, sẽ có 1 nửa khôgn bị tắc và 1 nửa tắc tầm 1 tiếng trước khi đường vắng đi lại được bình thường

3. 2 bên nhường lẫn nhau, mỗi bên đi tầm 1-2', tất cả mọi người chỉ mất 10' tối đa để đi qua ngã tư


Dĩ nhiên chúng ta biết lựa chọn của người dân xứ thân tiên là thế nào.


Từ prisoner's dilemma, chúng ta học được rằng logic dựa trên việc muốn tối ưu hoá lợi ích của cá nhân chưa chắc đã thực sự đem lại lợi ích cho cá nhân đó, đôi khi nó còn dẫn đến cả 2 bên đều bị thiệt hại tối đa.


Trong bài toán giao thông, không chỉ có 2 người mà có hàng trăm người ở ngã tư đó, thiệt hại do người tham gia giao thông tự đem lại cho mình thật kinh khủng. Lí do người ta tham gia giao thông như vậy vì họ nghĩ giống như 2 người tù: "Mình mà không nhường kiểu gì mình cũng có lợi hơn là nhường".


Bỏ qua chuyện lợi ích cá nhân, chúng ta phân tích thử xem từ phía xã hội thì lợi hay hại


Phân tích toán học của bài toán người tù


Giả sử ta là A, sẽ có 2 trường hợp


B im lặng, nếu A tố cáo, số năm tù của A là 0 của B là 3; nếu A im lặng, số năm tù của A là 1, của B là 1

B tố cáo, nếu ta tố cáo, số năm tù của A là 2, của B là 2; nếu A im lặng, số năm tù của A là 3, của B là 0


Như vậy khi A chuyển từ im lặng sang tố cáo, kỳ vọng số năm tù của A sẽ luôn giảm đi 1 năm, bằng 1 nửa, so với thay đổi tăng trong kỳ vọng số năm tù của B là 2. Đồng nghĩa với việc kỳ vọng tổng số năm tù của 2 người sẽ luôn tăng khi A tố cáo.


Trong bài toán giao thông cũng vậy, với việc chuyển từ nhường nhịn sang không nhường nhịn, nếu ta giảm được thời gian vượt qua ngã tư của 10 phút, thì ta sẽ khiến chiều còn lại đi lâu hơn đến 20 phút so với khi ta nhường. Và cả xã hội thiệt hại thêm 10 phút, for nothing.


Tiếc rằng khi mọi người đều biết như vậy, người ta vẫn cứ làm. Thế nên mới suy ra đươc bản chất của việc không nhường người khác hoá ra không phải để đem lại lợi cho mình, mà mục đích chính là làm cho thằng chiều còn lại nó còn bị thiệt nhiều gấp đôi. Và đấy chính là thói ích kỉ, GATO của người dân xứ sở thiên đường. 


Viết bài này để khi nào các bạn giam gia giao thông nhường nhịn 1 chút đợi người ta đi qua rồi mình đi :D

3322 ngày trước · Bình luận · Loan tin
chuvantai , vidudi4 người nữa
·  

15 bình luận

  • hay quá!
     
  • Cái này là 1 phần của game theory thì phải? Nó còn áp dụng trong các vấn đề như chiến tranh (lạnh), môi trường...
     
  • @aT: áp dụng được cho cả cạnh tranh trong kinh doanh nữa hay lắm https://ltus.me/F11
     
  • Những thằng chịu đọc hết bài này thì thường là khi ra đường đã nhường nhịn rồi
     
    • @tkm Không cần phải ra đường. Mình thấy ngay tại các công sở, khi gửi xe/lấy xe thôi cũng không chịu xếp theo lượt mà hay bon chen xông vào trước. Những người đó có khi lên mở máy tính xong lại chửi bọn tắc đường ngoài kia ý thức kém
       
  • Nói về sướng khổ, nhớ ra truyện cười như này:

    Có tay nọ cầu thánh ban cho mình ước gì được nấy. Thánh bảo: Được, nhưng với một điều kiện là nếu mày ước gì thì thằng hàng xóm sẽ được gấp đôi.

    Tay nọ trở về, ước một đống vàng, gã hàng xóm được 2 đống; ước nhà cao cửa rộng, gã hàng xóm được nhà to đẹp gấp đôi. Cứ như thế ngày này qua tháng khác, hắn có trong tay tiền tài vô kể, rượu ngon gái đẹp, nhưng trong lòng thì ngày càng uất ức u buồn.

    Cuối cùng hắn ước cho mình bị chột 1 mắt. Thế là gã hàng xóm bị mù, còn hắn thì cảm thấy vô cùng sung sướng
     
  • Lý thuyết trò chơi.
     
  • Nhường nhịn trong giao thông chỉ giúp ích nếu đường đủ rộng, phân làn đủ hợp lý, mật độ đủ thấp, đèn đóm còn hoạt động tí nào đấy.
    Chứ như cái ngã tư trên thì chỉ có 1 cách : tránh nó ra
     
  • Gặp tình trạng này ở ngã tư hay các đoạn đường nhỏ, mình nhường họ nhưng chẳng ai nhường lại mình thì mọi người sẽ làm gì? Ngồi im đợi hay cố gắng băng qua?
     
  • hơi giống lý thuyết cân bằng trong phim The Beautiful Mind
     
  • Lập luận hơi miễn cưỡng.

    "Thế nên mới suy ra đươc bản chất của việc không nhường người khác hoá ra không phải để đem lại lợi cho mình, mà mục đích chính là làm cho thằng chiều còn lại nó còn bị thiệt nhiều gấp đôi"
     
    • @nobitahut à cái này không phải lập luận mà cái này thực ra là tâm lí của người VN thật, biết là đâm vào thì ko ai đi được vẫn phải đâm vào chứ chả nhẽ mình thì đứng thằng kia thì cứ đi à
       
  • Bản chất là : ông ko đi được thì éo thằng nào đi được. Dù phía trước mặt kẹt cứng vẫn ráng bít cái lỗ để mấy đứa muốn đi ngang (90 độ) chết cúng theo.
     
Viết bình luận mới
Website liên kết