Avatar's bunny911

Ghi chép của bunny911

Gớm quá với phong trào làm từ thiện nước mình

[Theo FB Michael Jo: https://www.facebook.com/michaeljomichaeljo/posts/1145455092144829:0]

Hôm rồi vào bệnh viện Bạch Mai thăm bé Vừ Mí Chá bị rắn cắn mới thấy thêm được muôn màu trong cái sự từ thiện.
Len lỏi mãi mới vào được bệnh viện, mất gần 20p cho các việc gửi xe ( gửi xe cũng quá tải ) xong rồi đi vào khoa Nhi để thăm bé thì có lẽ phải vượt qua cả một con đường mà người nhà, bệnh nhân lang thang vật vờ ngồi cả trên vỉa hè, lòng đường ( bệnh nhân quá tải, người thăm thân cũng quá tải ). Vào đến nơi gặp được anh bạn bác sỹ dẫn cả nhóm vào thì phải chờ vì mọi người vào thăm bé đông quá, may có suất ngoại giao nên được vào canteen làm ly cà phê trong lúc chờ đợi. 
Đến khi vào được đến phòng bé, cũng chỉ định vào thăm vài phút để an ủi động viên gia đình cháu bé mà cuối cùng bảo vệ đuổi như đuổi tà, chưa kể thêm 2 bác làm gì đó to lắm bên Ban bảo vệ nội chính của bệnh viện ra ngăn chặn nhất quyết không cho vào. Hoá ra là mấy hôm nay người vào thăm bé nhiều quá, xảy ra nhiều tiêu cực nên bệnh viện quyết định không cho khách vào thăm nữa. Đó, cái gì không quản được thì cấm.
Nghe vài câu chuyện bên lề: Sau khi nhiều người đến ủng hộ gia đình cháu bé, bỗng dưng có một bà chả biết ở đâu nhảy vào bắt bố cháu bé bỏ hết tiền ra đếm, đếm xong nhất định bắt bố cháu bé về nhà ở tận Bản Cao, Cao Bằng để chăm sóc hai đứa nhỏ còn lại ở nhà vì cháu và mẹ cháu ở đây đã có người khác lo. Uẩn khúc có nhiều nhưng kể ra thì hết ngày, chuyện cháu đã có người lo, vậy mà nhiều người, nhiều nhóm người vẫn lao vào can thiệp như đúng rồi. Đúng là lo chuyện bao đồng.

Vài câu chuyện khác:

Cách đây vài năm, có đoàn đi từ thiện hỗ trợ lũ lụt, huy động được sức người, sức của được tầm 1 xe tải hàng chở vào Thanh Hoá để hỗ trợ bà con vùng ngập lụt. Xin thông tin qua Hội chữ thập đỏ của Tỉnh về địa bàn xảy ra lũ lụt, khi vào đến nơi thì cái xã được Hội chữ thập đỏ giới thiệu chả thấy lũ lụt đâu, đất đai cứ gọi là khô rang. Xe vừa dừng, toàn bộ dân quanh xã vây kín xe định dỡ đồ xuống chia nhau. Hơn 10 người đi trong đoàn phải nắm lấy tay nhau đứng thành vòng tròn quanh xe hàng để bảo vệ, còn dân trong xã thì chỉ chực tấn công đoàn xe từ thiện hòng chiếm đoạt hàng. Cuối cùng khi đoàn từ thiện hứa là bảo vệ toàn bộ xe hàng bằng cả máu và tính mạng họ mới tha cho đi, nhưng vẫn xin vài thùng mì thì mới cho xe đi. Hoá ra xã đó là xã nhà của ông chủ tịch Hội chữ thập đỏ.
Đoàn đi ra không đạt được dự định thì hỏi thăm người dân họ chỉ cho những xã bị ngập lụt chỉ cách đó không tới hai chục km. Khi vào đến nơi thì đúng là cảnh vật điêu tàn, người dân ngồi vật vờ trên nóc nhà chờ cứu trợ. Khi cho các nhà quần áo, thuốc men, vật dụng và thức ăn, họ chỉ lấy đủ dùng cho gia đình, thừa trả lại vì bên trong còn nhiều gia đình khó khăn hơn nữa.

Lại có chuyện kể từ những người đích thân đóng gói mấy hàng hoá quần áo cũ để đem lên cho bà con và trẻ em vùng cao. Đến khi phân loại nhiều chuyện cười ra nước mắt: Quần áo không chỉ rách mà còn giãn đến mức không thể xài được, trở nên rộng thùng thình. Có cả mấy cái quần sịp đến 2 bà béo mặc cũng chả vừa. Chưa kể vừa hôi vừa bẩn. Ngoài ra những đôi giày cao gót màu sắc loè loẹt cũng được gọi là ủng hộ cho bà con nghèo vùng cao. Mịa, bà con vùng cao đi được mấy đôi guốc cao gót của mấy bà chắc trẹo mịa nó cổ chân trượt xuống núi chết toi mất.
Đúng như có ông anh từng nói: Của cho không bằng cách cho.

Lại có chuyện: Đoàn đi lên vùng cao đầu tư xây dựng một thư viện cho một trường trung tâm. Nhờ BCH Biên Phòng vùng đó dùng nước sông công lính xây dựng hộ ( tất nhiên có trả công và tiền nguyên vật liệu ). Khi đến thăm Đồn Biên Phòng bàn về việc thiết kế nhà thư viện cho trường, ngồi trong một ngôi nhà gỗ giữa đồn, thấy đồng chí đồn trưởng tư vấn làm cái nhà thế này, thế này... Nghe đồng chí tả một hồi, nhiều người trong đoàn tâm đắc lắm, bảo đúng người sống cùng dân vùng cao mới biết người dân cần gì.
Mấy tháng sau đoàn lên nghiệm thu thì thấy cái thư viện của trường nhìn hao hao giống với cái nhà bên đồn BP, tất nhiên gỗ đã được bào đi vỏ ngoài, nhưng đương nhiên nhìn là biết hàng lướt.
Khi xe của đoàn đi qua Đồn BP thì không thấy cái nhà gỗ hồi trước của đồn đâu nữa, thay vào đó là một cơ ngơi khác khang trang hơn. Đẹp hơn.

Lại có chuyện: Đến một xã nọ làm từ thiện, khi đến đoạn phát quà, trẻ em lao vào dành giật , dẫm đạp lên nhau để lấy quà, nói đúng hơn là cướp quà. Đồng chí bí thư xã đứng ngay bên cạnh dửng dưng nhìn, chả nói câu gì, coi như chuyện thường ngày ở huyện.
Nhưng cũng có nhiều nơi ở vùng cao, khi đến phát quà cho các bé, xếp hàng nghiêm túc, ăn xong bỏ rác vào túi nilon rác đàng hoàng, dù xung quanh các bè sân bùn sàn bẩn, nhưng ý thức của các bé thật tuyệt.

Lại có chuyện: Một đoàn nọ đi làm từ thiện, buổi tối ngủ ở nhà nghỉ, 1 phòng 2 nữ, một phòng 2 nam, đến nửa đêm 1 nam sang phòng 2 nữ, báo hại 1 nữ còn lại nửa đêm đi lang thang tìm phòng khác để ngủ nhờ.
Có nhiều bạn hiện nay coi việc đóng tiền cho 1 chuyến đi từ thiện thế là xong, còn lại họ tham gia chuyến đi như kiểu một cơ hội du lịch khám phá hoặc tranh thủ tìm bạn tình. Kể ra cũng chả sao, bạn có tiền và có sức khoẻ, xã hội lại càng ngày càng thoáng, nên các bạn làm gì kệ các bạn thôi. Hehe , chả liên quan đến tôi.

Chuyện nhạt, kể mãi chả hết. Riêng tôi 1 năm đi từ thiện ít nhất 1 lần, và đóng góp trực tiếp cho đoàn mình đi cùng để chuyển đổi sang quần áo, cặp sách túi vở, đồ dùng cho các bé. Làm hết sức trong mỗi chuyến đi, chỉ vậy thôi. Mọi chuyện khác tôi chả quan tâm. Vậy thôi.

Chú thích cho hình ảnh: Có cặp vợ chồng giáo viên đến thăm cháu Vừ Mí Chá ở Bệnh viện BM nhưng bảo vệ đều từ chối không cho vào thăm, cuối cùng các bác sỹ và những người khác phải giải thích rất nhiều về việc tại sao không được vào thì cặp vợ chồng nọ mới đi về, dù họ đã mua rất nhiều thứ bổ dưỡng cho cháu bé.Hôm rồi vào bệnh viện Bạch Mai thăm bé Vừ Mí Chá bị rắn cắn mới thấy thêm được muôn màu trong cái sự từ thiện.

Len lỏi mãi mới vào được bệnh viện, mất gần 20p cho các việc gửi xe ( gửi xe cũng quá tải ) xong rồi đi vào khoa Nhi để thăm bé thì có lẽ phải vượt qua cả một con đường mà người nhà, bệnh nhân lang thang vật vờ ngồi cả trên vỉa hè, lòng đường ( bệnh nhân quá tải, người thăm thân cũng quá tải ). Vào đến nơi gặp được anh bạn bác sỹ dẫn cả nhóm vào thì phải chờ vì mọi người vào thăm bé đông quá, may có suất ngoại giao nên được vào canteen làm ly cà phê trong lúc chờ đợi. 
Đến khi vào được đến phòng bé, cũng chỉ định vào thăm vài phút để an ủi động viên gia đình cháu bé mà cuối cùng bảo vệ đuổi như đuổi tà, chưa kể thêm 2 bác làm gì đó to lắm bên Ban bảo vệ nội chính của bệnh viện ra ngăn chặn nhất quyết không cho vào. Hoá ra là mấy hôm nay người vào thăm bé nhiều quá, xảy ra nhiều tiêu cực nên bệnh viện quyết định không cho khách vào thăm nữa. Đó, cái gì không quản được thì cấm.
Nghe vài câu chuyện bên lề: Sau khi nhiều người đến ủng hộ gia đình cháu bé, bỗng dưng có một bà chả biết ở đâu nhảy vào bắt bố cháu bé bỏ hết tiền ra đếm, đếm xong nhất định bắt bố cháu bé về nhà ở tận Bản Cao, Cao Bằng để chăm sóc hai đứa nhỏ còn lại ở nhà vì cháu và mẹ cháu ở đây đã có người khác lo. Uẩn khúc có nhiều nhưng kể ra thì hết ngày, chuyện cháu đã có người lo, vậy mà nhiều người, nhiều nhóm người vẫn lao vào can thiệp như đúng rồi. Đúng là lo chuyện bao đồng.

Vài câu chuyện khác:

Cách đây vài năm, có đoàn đi từ thiện hỗ trợ lũ lụt, huy động được sức người, sức của được tầm 1 xe tải hàng chở vào Thanh Hoá để hỗ trợ bà con vùng ngập lụt. Xin thông tin qua Hội chữ thập đỏ của Tỉnh về địa bàn xảy ra lũ lụt, khi vào đến nơi thì cái xã được Hội chữ thập đỏ giới thiệu chả thấy lũ lụt đâu, đất đai cứ gọi là khô rang. Xe vừa dừng, toàn bộ dân quanh xã vây kín xe định dỡ đồ xuống chia nhau. Hơn 10 người đi trong đoàn phải nắm lấy tay nhau đứng thành vòng tròn quanh xe hàng để bảo vệ, còn dân trong xã thì chỉ chực tấn công đoàn xe từ thiện hòng chiếm đoạt hàng. Cuối cùng khi đoàn từ thiện hứa là bảo vệ toàn bộ xe hàng bằng cả máu và tính mạng họ mới tha cho đi, nhưng vẫn xin vài thùng mì thì mới cho xe đi. Hoá ra xã đó là xã nhà của ông chủ tịch Hội chữ thập đỏ.
Đoàn đi ra không đạt được dự định thì hỏi thăm người dân họ chỉ cho những xã bị ngập lụt chỉ cách đó không tới hai chục km. Khi vào đến nơi thì đúng là cảnh vật điêu tàn, người dân ngồi vật vờ trên nóc nhà chờ cứu trợ. Khi cho các nhà quần áo, thuốc men, vật dụng và thức ăn, họ chỉ lấy đủ dùng cho gia đình, thừa trả lại vì bên trong còn nhiều gia đình khó khăn hơn nữa.

Lại có chuyện kể từ những người đích thân đóng gói mấy hàng hoá quần áo cũ để đem lên cho bà con và trẻ em vùng cao. Đến khi phân loại nhiều chuyện cười ra nước mắt: Quần áo không chỉ rách mà còn giãn đến mức không thể xài được, trở nên rộng thùng thình. Có cả mấy cái quần sịp đến 2 bà béo mặc cũng chả vừa. Chưa kể vừa hôi vừa bẩn. Ngoài ra những đôi giày cao gót màu sắc loè loẹt cũng được gọi là ủng hộ cho bà con nghèo vùng cao. Mịa, bà con vùng cao đi được mấy đôi guốc cao gót của mấy bà chắc trẹo mịa nó cổ chân trượt xuống núi chết toi mất.
Đúng như có ông anh từng nói: Của cho không bằng cách cho.

Lại có chuyện: Đoàn đi lên vùng cao đầu tư xây dựng một thư viện cho một trường trung tâm. Nhờ BCH Biên Phòng vùng đó dùng nước sông công lính xây dựng hộ ( tất nhiên có trả công và tiền nguyên vật liệu ). Khi đến thăm Đồn Biên Phòng bàn về việc thiết kế nhà thư viện cho trường, ngồi trong một ngôi nhà gỗ giữa đồn, thấy đồng chí đồn trưởng tư vấn làm cái nhà thế này, thế này... Nghe đồng chí tả một hồi, nhiều người trong đoàn tâm đắc lắm, bảo đúng người sống cùng dân vùng cao mới biết người dân cần gì.
Mấy tháng sau đoàn lên nghiệm thu thì thấy cái thư viện của trường nhìn hao hao giống với cái nhà bên đồn BP, tất nhiên gỗ đã được bào đi vỏ ngoài, nhưng đương nhiên nhìn là biết hàng lướt.
Khi xe của đoàn đi qua Đồn BP thì không thấy cái nhà gỗ hồi trước của đồn đâu nữa, thay vào đó là một cơ ngơi khác khang trang hơn. Đẹp hơn.

Lại có chuyện: Đến một xã nọ làm từ thiện, khi đến đoạn phát quà, trẻ em lao vào dành giật , dẫm đạp lên nhau để lấy quà, nói đúng hơn là cướp quà. Đồng chí bí thư xã đứng ngay bên cạnh dửng dưng nhìn, chả nói câu gì, coi như chuyện thường ngày ở huyện.
Nhưng cũng có nhiều nơi ở vùng cao, khi đến phát quà cho các bé, xếp hàng nghiêm túc, ăn xong bỏ rác vào túi nilon rác đàng hoàng, dù xung quanh các bè sân bùn sàn bẩn, nhưng ý thức của các bé thật tuyệt.

Lại có chuyện: Một đoàn nọ đi làm từ thiện, buổi tối ngủ ở nhà nghỉ, 1 phòng 2 nữ, một phòng 2 nam, đến nửa đêm 1 nam sang phòng 2 nữ, báo hại 1 nữ còn lại nửa đêm đi lang thang tìm phòng khác để ngủ nhờ.
Có nhiều bạn hiện nay coi việc đóng tiền cho 1 chuyến đi từ thiện thế là xong, còn lại họ tham gia chuyến đi như kiểu một cơ hội du lịch khám phá hoặc tranh thủ tìm bạn tình. Kể ra cũng chả sao, bạn có tiền và có sức khoẻ, xã hội lại càng ngày càng thoáng, nên các bạn làm gì kệ các bạn thôi. Hehe , chả liên quan đến tôi.

Chuyện nhạt, kể mãi chả hết. Riêng tôi 1 năm đi từ thiện ít nhất 1 lần, và đóng góp trực tiếp cho đoàn mình đi cùng để chuyển đổi sang quần áo, cặp sách túi vở, đồ dùng cho các bé. Làm hết sức trong mỗi chuyến đi, chỉ vậy thôi. Mọi chuyện khác tôi chả quan tâm. Vậy thôi.


Chú thích cho hình ảnh: Có cặp vợ chồng giáo viên đến thăm cháu Vừ Mí Chá ở Bệnh viện BM nhưng bảo vệ đều từ chối không cho vào thăm, cuối cùng các bác sỹ và những người khác phải giải thích rất nhiều về việc tại sao không được vào thì cặp vợ chồng nọ mới đi về, dù họ đã mua rất nhiều thứ bổ dưỡng cho cháu bé.


3156 ngày trước · Bình luận · Loan tin
MaiLan_MaiLan , Quanph3 người nữa
·  

10 bình luận

  • @bunny911 đi làm từ thiện không những tâm phải thiện mà tâm còn phải tịnh nữa bạn à,xã hội muôn màu muôn vẻ,thôi thì cố gắng hết khả năng mình là được,cũng đừng vì bức xúc một số ít kẻ không ra gì mà ảnh hưởng tới tâm thiện của mình.Thân!
     
    • @chjpheo cám ơn quan điểm của bạn, tất nhiên việc mình mình cứ làm, miễn là mang lại điều tốt cho những người cần và bản thân mình thấy thanh thản, hoàn toàn đồng ý với bạn

      Ghi chép này của một thành viên OF viết và mình chỉ muốn chia sẻ cho mọi người, coi như là thêm màu cho một ngày thôi. Tác giả kể ra và chính tác giả cũng kết lại một câu rằng "Làm hết sức trong mỗi chuyến đi, chỉ vậy thôi. Mọi chuyện khác tôi chả quan tâm. Vậy thôi."
       
  • Kể ra bạn có thông tin chi tiết như mẩu tin đầu tiên về bé Vừ Mí Chá thì sẽ thuyết phục hơn rất nhiều
     
  • mình cũng đã có những chuyến đi thời sinh viên, làm hết sức mình, và cũng nhận ra thật nhiều điều mà có đi bạn mới biết được
     
  • cái ranh giới giữa từ thiện và làm trò ở mỗi cá nhân nó mong manh lắm.
    Thật ra người ta nhảy qua nhảy lại cái ranh giới đó nhiều lần, nhưng cũng chẳng mấy ai rảnh mà chỉ ra được.
    Ví dụ gần đây vụ bán dưa quảng nam
    Lấy mục tiêu là cứu ng nông dân mất mùa....nhưng thử nghĩ xem ng nông dân ở đây là ai.
    Họ là những người có ruộng, mua giống thuê công. Đó là người làm ăn, lúc lời họ sắm xe cất nhà chứ có vứt tiền ra cho xã hội k, lúc lỗ lại kêu than.
    Họ còn cái ruộng để làm, còn cái nhà để ở, cứu họ khác gì cứu mấy bạn bất động sản và chứng khoán.
     
  • Một thế giới bị bóp nghẹt bới những âm mưu và toan tính của các "thế lực thù đich"
     
  • Từ thiện giờ mất ý nghĩa lắm. Thôi thì nhóm nhỏ tự đi sẽ không bị thất thoát.
     
  • đi làm từ thiện giờ các bạn trẻ tranh thủ chụp ảnh, up fb.....mình cũng up nhưng là sau khi mình làm xong việc, được nghỉ ngơi. Đằng này chụp từ lúc đến tới lúc về... Quan trọng nhất là thái độ trong lúc giao tiếp. Trời ơi đi từ thiện xác định k ngại khó, ngại khổ mà né việc k à. Lại sợ tiếp xúc với mấy em nhìn vẻ ngoài k đc sạch sẽ.... Nói ra thì nhiều. Cứ lẳng lặng mà làm. Cần gì ai ghi công.
     
Viết bình luận mới
Website liên kết