Avatar's akirachan

Ghi chép của akirachan

Đầu cơ lướt sóng bất động sản có lời không ?

Tại TP.HCM, giá bất động sản ở thị trường sơ cấp và thứ cấp trong khoảng 1 năm trở lại đây, đều tăng với những biên độ khác nhau, tùy từng dự án. Đất nền khu dân cư Him Lam (Q.7) tăng giá khoảng 10%, căn hộ The Park Residence Quận 7 tăng khoảng 5 - 7%, Sky Garden (Q.7) tăng giá khoảng 5%...
can ho Masteri Thao Dien, can ho Galaxy 9,  The Prince Residence
Thị trường vẫn chưa có đất cho dân đầu cơ 

Phân khúc căn hộ trung cao cấp, có biên độ tăng giá khá cao so với những phân khúc còn lại. So với thời điểm mở bán, căn hộ Masteri Thảo Điền (Q.2) tăng giá gần 15%, căn hộ Galaxy 9 (Q.4), Lexington Residence (Q.2) tăng giá khoảng 20%, The Prince Residence (Q.Phú Nhuận) tăng giá khoảng 25%...

Theo các nhà phân tích, thị trường hiện nay có nhiều điểm tương đồng với thời 2007 như: Lãi suất cho vay thấp, các chính sách hỗ trợ, vốn ngoại đang trở lại… Vậy điểm khác biệt là gì?

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), khi nhu cầu bất động sản tăng, giá bán tăng cũng là điều dễ hiểu vì quan hệ cung cầu sẽ chi phối. Tuy nhiên, khách hàng hiện nay không còn tâm lý trào lưu, doanh nghiệp đầu tư cũng thận trọng, nghiên cứu thị trường rất kỹ trước khi đưa dự án ra thị trường, ngân hàng cũng thay đổi cách nhìn về BĐS nhưng chỉ có một số doanh nghiệp uy tín mới dễ dàng tiếp cận.

Ông Châu cũng cho rằng, khi xét riêng từng dự án thì việc tăng giá thời gian qua đều có yếu tố hợp lý. Chẳng hạn, khu vực quận 7 sẽ được cộng hưởng giá trị khi siêu trung tâm thương mại SC Vivo City khai trương. Khu vực quận 2 là nơi được hưởng lợi nhiều nhất bởi cơ sở hạ tầng đang được đầu tư mạnh. Ngoài ra, tùy thuộc uy tín và chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Có nguy cơ “bong bóng” trở lại thị trường không? Và liệu dân đầu cơ có đất sống trong bối cảnh thị trường này? Đó là vấn đề được nhiều khách hàng, nhà đầu tư cũng như các nhà chính sách quan tâm hiện nay.

Về chuyện “bong bóng” thị trường, ông Nguyễn Nam Hiền, TGĐ Hưng Thịnh Land cho rằng, nếu quan sát thị trường BĐS TP.HCM thời gian qua sẽ thấy có từng bước phát triển chậm nhưng chắc và ổn định. Việc tăng giá cần nhìn nhận đúng bản chất. Doanh nghiệp không thể bán đồng giá từ đầu đến hết dự án mà tùy giỏ hàng, thời điểm và các yếu tố tác động vào giá thành. Riêng với các dự án của Hưng Thịnh Land luôn phải tối ưu hóa mọi chi phí bằng gói giải pháp toàn diện từ đầu tư, thiết kế, thi công đến bán hàng. Giá bán tốt thì thanh khoản mới đảm bảo.

Thị trường vẫn chưa có đất cho dân đầu cơ. Đó là nhận định của ông Mai Đức Hùng, TGĐ CTCP Phát triển Địa ốc Việt Đô. Nếu như thời điểm 2007 cầm 2 tỷ để đặt cọc 10 căn “lướt sóng” là chuyện không hiếm thì bây giờ chiến lược này rất dễ bị phá sản. Có thể chủ đầu tư sẽ tăng giá đôi chút, nhưng nếu không tìm được người mua lại trước khi đến hạn thanh toán, cộng với chi phí môi giới… dân đầu cơ có khi phải bán lỗ thậm chí mất cọc.

Nguồn cung trên thị trường TP.HCM không phải khan hiếm. Do vậy, chuyện tăng giá đột biến do đầu cơ mua đi bán lại thực tế rất khó xảy ra. Ông Hùng cho rằng, thị trường hiện nay chỉ là cơ hội cho những người mua để ở và những nhà đầu tư trong trung và dài hạn nếu họ có tiền nhà rỗi.
3236 ngày trước · Bình luận · Loan tin
hoidaubepaau , Huongnghiepaau4 người nữa
·  

4 bình luận

Viết bình luận mới
Website liên kết