Avatar's vietbio

Ghi chép của vietbio

Giáo dục VN và Chí Phèo

Tôi ko đồng tình với quan điểm của tác giả này. Chửi là quyền của người ta, là hình thức để XH bộc lộ quan điểm giúp chính phủ điều chỉnh các chính sách công. Vậy chửi là tốt và nên khuyến khích (vì họ chưa được quyền biểu tình, ném cà chua, trứng thối ). Anh đưa ra chính sách ngu thì anh phải nghe người bị hại/người không thích anh họ chửi. Đấy là động lực góp phần hạn chế anh đưa ra chính sách sai lầm.

Không thể bảo người dân thay vì chửi mà phải đầu tư nghiên cứu đề ra giải pháp giúp nhà nước. Thế thì người dân ngoài công việc thường nhật kiếm sống và đóng thuế thì khi ra đường phải làm việc giúp ông BT GT, có con đi học phải làm giúp BT GD, tiền gửi nhà băng thì phải lo toan cho thống đốc. Vậy dân xứ thiên đường ai cũng muốn làm BT cả. Nói như vậy không phải không có ai đóng góp ý kiến giải pháp để thay đổi hiện trạng GD. Có rất nhiều từ những giới chuyên gia, tinh hoa trong và ngoài nước. Vấn đề là khả năng lắng nghe của bộ GD là có vấn đề, hoặc có những toan tính khác mà ko thể minh bạch được.

Tôi ko bàn đến hình thức thi này có phù hợp hay là đã tối ưu đối với VN hay ko. Nhưng cách thức áp dụng có thể cải tiến để việc đăng ký ko trở nên rối rắm và nguy hiểm.

1. Bộ GD trả tiền cho cuốc taxi = xe cấp cứu với yêu cầu phụ huynh cho phép công khai thông tin cá nhân của trường hợp thí sinh. Sau đó kiếm thêm độ 10 trường hợp "nổi cộm"/đèn đỏ khác để làm case study, từ đó đưa ra các khuyến cáo và công bố những lời khuyên thích hợp (trường hợp như vậy thì nên làm gì) làm tài liệu cho các thí sinh hoặc lần tuyển sinh sau.

2. Các thí sinh khi thi tốt nghiệp thì được phát phiếu điều tra nguyên vọng thi ĐH (với 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên). Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp, bản nguyện vọng, và nhu cầu tuyển sinh của các trường ĐH => bộ GD gửi cho thí sinh bản dự đoán kết quả theo nguyện vọng để họ (và gia đình) nắm được tính hình.

3. Dựa vào số liệu và tính toán, bộ GD đưa ra dự đoán về điểm chuẩn; xác định (1) điểm nghỉ chơi (thí sinh nên quên nguyện vọng vào ĐH của mình); (2) điểm tự tin (thí sinh được khuyên nên nộp nguyện vọng 1 hoặc 2); (3) điểm lo lắng (thí sinh và gia đình nên theo dõi sát tình hình)

4. Thí sinh nộp nguyện vọng của mình theo hòm thư điện tử của bộ GD (có email xác nhận tự động). Bộ GD công bố ngày A yêu cầu tất cả thí sinh phải nộp nguyện vọng nhưng vẫn có thể thay đổi nguyện vọng sau đó; và ngày B thí sinh ko được thay đổi nguyện vọng. Từ ngày A đến B các thí sinh có thể theo dõi khả năng trúng tuyển của mình qua 1 app hoặc website/hot lines. Các trường ĐH được phép truy cập dữ liệu để đưa ra dự đoán về điểm chuẩn của trường. Sau ngày B thì các thí sinh trúng tuyển đến nộp hồ sơ vào trường của mình.

5. Bộ GD giữ phần website, app, hotline cho mình nhưng outsource phần thuật toán sang cho viện Toán của anh NBC để chia sẻ rủi ro.

   


  

3133 ngày trước · Bình luận · Loan tin
CONGTM09 , soskhanh4 người nữa
·  

12 bình luận

  • Đồng tình với chủ thớt.
    Nếu có nút bấm 1.000like, mình sẽ bấm 1.000 lần.
     
  • Chửi người chửi là quyền của tác giả, cũng là 1 ý kiến thôi!

    "outsource phần thuật toán sang cho viện Toán" <== Việc này chắc ko phải việc của viện Toán
  • Tôi không thấy bạn đưa ra giải pháp, đóng góp, xây dựng mang tính tích cực mà tôi đang nghĩ bạn đang giễu cợt (thậm chí sẽ có người nghĩ là chửi bới) cho sự lắt léo, vòng vèo, của ông GD .
    Còn tôi vẫn nghĩ rằng cái thời mà phải thi đến 5, 7 lần mới đỗ đc vào trường theo ngành mình thích (nếu thích) thì vẫn tốt hơn với cái ý định phổ cập đại học như bây giờ.
     
    • @tictac 5 cái gạch đầu dòng to tướng ấy mà không có giải pháp là sao nhỉ. Đành rằng giải pháp đó thế nào thì còn phải bàn tiếp chứ.
       
    • @meofi Tác giả bài viết "ko bàn đến hình thức thi này có phù hợp hay là đã tối ưu đối với VN hay ko", mà đây là cái gốc rễ cần phải bàn trước tiên. Do vậy đưa những giải pháp để vận hành trơn tru một vấn đề mà chưa biết có tốt và lợi ích hay không thì nó hơi ngược đời. Tóm lại là ông bộ GD cứ luôn làm lộn tùng phèo lên, không biết có đúng ý tác giả là vậy không?
       
    • @tictac Phù hợp hay không thì đã làm rồi. Giờ không còn là lúc bàn đến gốc rễ nữa. Giờ làm sao cho nó hoàn thiện hơn để xem kết quả thế nào. Vạn sự khởi đầu nan. Chưa làm đến nơi đã bỏ thì chẳng làm được gì hết.
       
    • @tictac

      bạn hiểu đúng ý tôi rồi đấy. Cái gốc đó phải xác định tiên quyết, dựa vào triết lý GD mà xác quyết. Các giải pháp đề ra chỉ mang tính tham khảo để nói rằng nếu thực sự ngồi xuống mà nghĩ làm thế nào để tốt cho dân, đỡ khổ cho dân, thì cũng có thể đã có thực tế khá hơn chút. Nhưng cốt lõi vẫn đang bị bỏ. Tôi ko thảo luận vấn đề này ở đây vì tôi nghĩ cần 1 cuộc hội thảo và hội đồng tư vấn độc lập và nghiêm túc.
       
  • Không hiểu ý thứ 5 của tác giả là thế nào, mục đích gì?
     
  • Đại khái là thế này.

    ông A làm dở
    ông A1 chửi ông A
    ông A2 chửi ông A1 là không lo mà ngồi làm, ko lo mà đóng góp xây dựng, lại đi chửi ông A
    ông A3 chửi ông A2 là không lo mà ngồi làm, ko lo mà đóng góp xây dựng, lại đi chửi ông A1 (và chửi là quyền của ông A1)
    ông A4 ....
    ông A5 ...

     
    • @ohisee

      quan trọng là xác định anh nào có trách nhiệm (được trả lương tốt nhưng làm dở) và anh nào bị ảnh hưởng của chính sách (đáng đỗ nhưng trượt, hoặc phải trả phụ phí ko cần thiết để đỗ)
       
  • Mình thấy vấn đề lớn nhất ở đây vẫn là định hướng, mọi người quá tập trung vào khâu thi cử. Chỉ cần giả dụ như sau, trường A có nhu cầu tuyển 2000 sinh viên, để đảm bảo tiêu chuẩn đầu vào thì cần đạt 1 số điểm nhất định để đảm bảo theo học được cái này các trường tự xử lý bộ k cần quan tâm nhiều. Nhà trường phối hợp vs gia đình giúp các em định hướng và tuyên truyền với gia đình các em về việc quan trọng của khả năng mỗi người, có nhiều bài học thực tế ngoại khoá, giả lập để các em nhận ra khả năng của mình trước khi bắt đầu học đại học, bỏ qua các cuộc thi và điểm số đi! 1 thằng lười học văn hoá thích đánh nhau biết đâu lại là 1 vận động viên giỏi, chúng ta ép con cá trèo lên cây rồi để cả cuộc đời nó tự ti. Mình thấy dù là doanh nghiệp hay giáo dục, việc quan trọng nhất là nhận ra điểm mạnh của từng người đặt vào vị trí phù hợp.
     
Viết bình luận mới
Website liên kết